Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhanbkvn 2024

Chia Sẽ Không Giới Hạn
 
Trang ChínhTrang Chính  Sự kiệnSự kiện  Latest imagesLatest images  PublicationsPublications  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Trăng 30 - Loại Hoa Tím

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Trăng 30 - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Trăng 30 - Loại Hoa Tím   Trăng 30 - Loại Hoa Tím Icon_minitimeSat Jun 10, 2017 3:40 am

Trăng 30 - Loại Hoa Tím Trang_10

Chương 1

- Thưa anh, Hồng Quỳnh có nhà không ạ?

Người con trai ngước lên trả lời tôi:

- Em nó vừa chạy qua nhà bên cạnh chắc về ngay bây giờ. Cô ngồi chơi đợi nó chút nhé.

Tôi dạ. Ngồi vào ghế đối diện chiếc canapé của anh ta. Tôi nhìn cuốn sách trên tay với dòng chữ đề tặng Quỳnh “ Thương cho Hồng Quỳnh – Cô bé dễ thương nhất đệ nhị C3” dưới đó là hai chữ Hạ Mai được tôi ký thật bay bướm. Chắc Quỳnh sẽ vui lắm, nó không ngờ tôi mò xuống cái tỉnh lẽ buồn hiu này để thăm nó.

- Hình như cô chưa đến đây lần nào phải không?

Tôi giật mình nghe tiếng hỏi, gật đầu:

- Vâng. Em học chung với Quỳnh ở Sàigòn.

- Thảo nào nghe giọng nói cô là lạ. Tôi là anh Hồng Quỳnh – tên Nghiễm.

Tôi reo lên:

- Anh Nghiễm. Quỳnh nó nhắc anh với em hoài đó. Bây giờ em mới biết anh – Em tên Hạ Mai.

- Hồng Quỳnh nó thương tôi lắm. Các cô bạn nó thỉnh thoảng cũng đến nhà chơi nên tôi nhận ra giọng. Chỉ có cô…

- Em mới đến lần đầu.

Bất chợt tôi im lại. Một dấu hỏi nẩy sinh. Tại sao anh Nghiễm lại không nói “thấy” cô là lạ mà lại là “nghe” giọng cô là lạ? Như thế?!...Có lẽ nào?! Ừ, có lẽ nào anh Nghiễm… mù?! Không, không thể được. Đôi mắt anh vẫn mở lớn… Ồ! Sự mở lớn bất động. Đôi mắt chết ! Trời ơi !

Tôi cắn môi, dằn tiếng kêu thương cảm. Anh Nghiễm tiếp:

- Quỳnh nói về tôi sao cô? Một người anh mù lòa mà nó đã chịu khổ để lo lắng thật nhiều?

Tôi bối rối:

- Không ạ… Thưa anh, Quỳnh không bao giờ nói với em nỗi bất hạnh của anh. Nó chỉ nói nhà có ba anh em, anh Nghiễm lớn nhất, đến chị Xuân Quỳnh và Hồng Quỳnh là em út. Em út nên cả nhà đều cưng nhiều, nhất là anh Nghiễm.

Nụ cười trên môi anh Nghiễm heo héo, thật dễ thương, làm tôi hình dung đến nụ cười của Bá Tước A Tố trong “Ba chàng ngự lâm pháo thủ”, nó làm cho gương mặt hơi dài của anh trở nên quý phái lạ lùng. Anh Nghiễm hỏi:

- Xuân Quỳnh lập gia đình còn Hồng Quỳnh đi học xa. Hai năm nay má tôi phải mang mấy đứa cháu họ về ở trong nhà cho vui.

- Sao bác và anh không để Hồng Quỳnh học ngay trường tỉnh cho gần? Ở đây cũng có đệ nhị cấp mà.

- Con bé cứ nằng nặc đòi học Sàigòn. Nó bảo học ở đây rồi nó thành chị nhà quê, với lại nó lên ở với chị thì cũng được nên mà, tôi chìu ý.

Anh chép miệng:

- Chỉ có tôi, mang nỗi bất hạnh triền miên. Cuộc sống chỉ là bóng tối nên ở đâu thì cũng vậy.

- Anh thử hy vọng ở sự tiến triển của khoa học. Em thấy… không đến nỗi nào.

- Trường hợp tôi khó lắm Mai ạ. Vì dây thần kinh bị hỏng. Vả lại nếu ở các nước văn minh có đủ phương tiện chữa thì mình không đủ tài chánh để đi.

Tôi nghe buồn cho anh. Dường như đoán được ý tôi, anh lảng qua chuyện khác:

- Tên của Mai nghe hay quá hả. Hạ Mai, nghe vừa dễ thương vừa kiêu hãnh.

Tôi muốn cám ơn Nghiễm về lời khen tế nhị đó nhưng Hồng Quỳnh đã về với tiếng reo hồn nhiên quen thuộc:

- Hạ Mai ! Mày đến bao giờ?

Tôi ra cửa đón Quỳnh, cười vui:

- Tao vừa đến tí là mày về.

- Vậy hả? Sao mày không đánh điện cho tao đi đón?

- Muốn dành cho mày một ngạc nhiên.

Quỳnh siết tay tôi:

- Cám ơn mày, Hạ Mai . À, hành lý mày đâu?

- Để ở nhà chị Hảo.

- Tao quên mày có chị Hảo ở đây. Nhưng chắc mày bò về tận đây đâu phải vì chị ấy.

- Nhất định rồi. Không có mày sức mấy tao xuống đây. Hè này anh Hải tổ chức đi Đà lạt, tụi nhóc khoái quá trời.

- Sao mày không đi Đà lạt với gia đình cho vui?

- Tao thích nghỉ hè với mày hơn.

Quỳnh kéo tôi trở vào phòng khách. Anh Nghiễm vẫn ngồi bất động trên ghế. Quỳnh hướng về phía anh nói lớn.

- Anh Nghiễm, Hạ Mai bạn em.

Giọng anh thật diụ dàng:

- Anh vừa nói chuyện với Mai.

- Hè này famille của Mai đi Đà lạt mà nó hy sinh xuống đây nghỉ hè với em đó. Anh coi em “hách” không. Ai cũng thương em hết hà.

- Mừng cho cô.

Anh Nghiễm tiếp với tôi:

- Đà lạt là nơi lý tưởng cho những người đầy đủ phương tiện. Còn miền quê như Cao Lãnh này hợp với những tâm hồn bình dị, mến gió đồng nội, dòng sông, hương lúa.

- Anh nói chuyện như một văn sĩ.

- Mày không biết chứ, hồi còn đi học anh Nghiễm chuyên môn nhất văn chương đó.

- Thôi đừng quảng cáo cho anh, Hồng Quỳnh. Khôn khéo Hạ Mai tưởng thật thì khổ.

- Sao lại không thể như vậy? Em nghĩ anh vẫn có thể viết được. Em đã thấy một người bị trường hợp như anh dùng máy chữ và dùng rất thông thạo.

Hồng Quỳnh nhìn tôi, nó ghé tai nói nhỏ:

- Mày biết rồi hả?

- Gì cơ?

- Anh Nghiễm bị mù.

- Chuyện có gì lạ đâu, sao mày thắc mắc, nhưng phải nói là mới thoạt nhìn không ai biết là anh bị mù đâu. Mắt anh vẫn mở, chỉ thiếu linh động thôi.

- Mày thấy anh tao ra sao?

- Dịu dàng. Và trên nét mặt anh tao thấy một vẻ gì vừa ấm áp trìu mến, vừa lạnh lùng xa vắng. Y như nhân vật A Tố của Dumas.

- Mày chỉ giàu tưởng tượng. Ngày xưa chưa bị tật nguyền anh tao rất đẹp trai. Cũng là một type lý tưởng cho các cô. Tiết rằng mười mấy năm rồi anh bị mất ánh sáng.

Anh Nghiễm đứng lên đi ra cửa. Anh đi thong thả và không cần phải cầm cây để dò đường. Tôi nghĩ thời gian quá dài đã giúp anh quen thuộc tất cả đường lối trong nhà. Đi ngang chỗ Quỳnh và tôi anh nói:

- Quỳnh mời Hạ Mai chiều nay ăn cơm nhé. Em thử trổ tài nấu nướng để thưởng công Hạ Mai từ Sàigòn xuống đây thăm em chứ.

- Em nấu ăn được rồi nhưng với điều kiện anh Hai phải đi câu cá.

- Bậy nào.

- Chứ gì nữa. Hạ Mai sẽ thấy món ăn ngon hơn nếu đó là cá của anh câu và do em nấu. Đồng ý không Mai.

Tôi chưa biết nói sao, Quỳnh tiếp:

- Đi nha anh Hai. Em rủ Hạ Mai đi luôn. Mình câu cá xong là mình nấu ăn liền, ngon hết sẩy. Để em soạn đồ câu.

Không đợi anh trả lời, Quỳnh nhảy chân sáo ra sau nhà. Tôi hỏi anh Nghiễm:

- Anh thích câu cá hở anh? Em thấy đó là một môn giải trí thoải mái.

- Thỉnh thoảng Mai ạ. Đôi khi không biết làm gì để đốt thời gian.

Hồng Quỳnh trở ra, cần câu trên vai và giỏ mồi trên tay. Nó nhìn tôi từ đầu đến chân bật cười:

- Trời đất, công chúa. Đi đâu mà mặc quần pant áo chemise thì đúng là công chúa rồi.

Tôi đỏ mặt:

- Tao sang thăm mày, đâu biết được theo anh Hai đi câu.

Tôi bắt chước Quỳnh, gọi anh Nghiễm bằng tên thứ. Anh cười, chiều ý em gái nhận giỏ mồi câu ở tay Hồng Quỳnh. Con bé nhí nhảnh như sáo con:

- Hạ Mai, rồi mày sẽ thấy miền quê tao, đẹp không chịu được. Ngoài gió mát sông lành còn có những di tích lịch sử. Mộ ông Thiên Hộ Dương nè, Đồng Tháp Mười nè.

- Tiếc quá. Mai đến lúc này tình hình không được an ninh. Nếu không mình vào tận Đồng Tháp Mười coi cho biết.

- Mày phải thấy muỗi ở đây, lớn bằng con.. gà mái ấy. Đây còn đỡ, vào miệt Tân Châu Hồng Ngự hay Gãy cờ đen thì phải biết, trâu phải ngủ mùng.

Tôi nghe những địa danh thật xa lạ. Xa lạ như Pleine, như Puprang, Chu Pao mà tôi nghe qua tin tức chiến sự. Đất nước bao la quá. Sàigòn thủ phủ và Sàigòn hẹp bé, chật ních, không một gang tay đất trống, trong khi quê hương còn ngút ngàn những vùng đất chưa khai phá thật trù phú. Con đường đất hẹp đưa ba anh em đến một con lạch khá lớn, chung quanh sậy cao quá đầu. Quỳnh tìm một khoảng trống trải tấm vải dầu xuống.

- Hạ Mai, mày ngồi đi. Để tao móc mồi cho anh Hai câu.

Tôi nghe lời, ngồi xuống cạnh nó. Quỳnh nhanh nhẹn móc mồi vào lưỡi câu, trao cần cho anh Nghiễm:

- Ráng câu con cá trê nha anh Hai, em nướng làm nước mắm gừng… hấp dẫn khỏi chê.

Anh Nghiễm quăng lưỡi câu xuống going nước, vừa nói:

- Hạ Mai chưa ăn mà nghe em quảng cáo nãy giờ chắc cũng no rồi.

- Giật đi anh Hai, lưỡi câu bị ăn rồi đó, em thấy giây cước giật kìa.

Tôi reo lên, Hồng Quỳnh đưa ngón tay lên miệng:

- Suỵt, để yên cho cá nó ăn. Mày la cá nó biết có người câu nó lặn mất hết.

Tôi mở lớn mắt:

- Ơ hay, làm sao cá nó nghe được tiếng người?

Anh Nghiễm giải thích:

- Nghe được hay không mình cũng không chắc Mai ạ. Nhưng theo những người có kinh nghiệm thì không nên nói lớn, cá nó sẽ bỏ mồi đi nơi khác.

Hồng Quỳnh dẫn chứng:

- Mày biết con chuột chứ gì? Mày mà muốn bẫy nó là phải im hơi lặng tiếng, chứ đã nói lên là “bẫy chuột” là đừng có mong, tụi nó “dội” hết.

Tôi nghe mà không cãi, bởi những kinh nghiệm đó thật vô dụng cho một người ở thành phố như tôi. Những trò giải trí của tôi là ciné, đọc sách, dạo phố. Thỉnh thoảng có đi picnic hay chơi patin thì cũng không có câu cá trong đó. Chuột lại là thứ tôi sợ nhất nên nếu ở nhà có bẫy cũng không có tôi dự vào.

Khoảng một giờ sau chúng tôi trở về với giỏ cá khá nặng. Hai con cá lóc nhỏ, một con lớn, mấy con cá trê, cá rô. Quá đủ để Hồng Quỳnh trổ tài nấu nướng.

Tôi giúp Hồng Quỳnh làm bếp. Tôi không quen làm cá nhưng có thể lặt đậu, gọt khoai dùm nó, thức ăn toàn là của nhà, từ củ khoai lang đến trái cà chua, từ trái ớt đến cây xà lách.

Bữa ăn thân mật, vui nhộn, mẹ Quỳnh nói bà có thêm một đứa con gái là tôi. Anh Nghiễm than một cô em gái đã chiều muốn hụt hơi, hai cô chắc chết.



***



- Hạ Mai, em không thể nào qua một nỗi kinh hoàng như anh lúc đó đâu.

Tôi ngồi đối diện anh Nghiễm trong vị thế lần gặp gỡ đầu tiên. Anh đang kể về tai nạn khủng khiếp của mười bốn năm về trước, tai nạn đã biến anh thành một kẻ mù lòa.

- Phải Mai ạ. Nỗi đau đớn của những ngày đầu tiên trên giường bệnh anh chịu được. Chỉ có gần hai tháng sau bác sĩ mới cho anh hay biết một sự thật đau lòng. Ông nói anh trước ngày mở băng mắt:

- Cậu Nghiễm ! Suốt hai tháng qua cậu đã thấy sự cố gắng của tôi trong việc trị bệnh. Tôi đã bằng đủ mọi cách cứu cậu thoát khỏi tử thần, làm lành những vết sẹo trên gương mặt tuấn tú của cậu. Chỉ có đôi mắt…

Ông ngừng lại. Bàn tay ông siết chặt tay anh:

- Cậu phải can đảm, cậu Nghiễm. Tôi rất buồn vì khoa học chưa phục vụ đúng mức đòi hỏi của con người.

Anh run lên, lắp bắp:

- Bác sĩ nói thế… có nghĩa là…

- Dây thần kinh bị hỏng, tôi đành bất lực.

- Anh nhớ mình chỉ kêu lên được hai tiếng “trời ơi” rồi lịm đi. Nỗi đau đớn như một vết dao rạch sâu trong tim anh. Anh sống mà như đã chết những ngày sau đó. Nhiều khi anh bấm mạnh vào tay, vào đùi để hy vọng rằng mình đang mơ… mình sẽ tỉnh để thấy rằng nỗi bất hạnh chỉ là cơn ác mộng. Nhưng không, đó là một cơn ác mộng trong thực tế. Cơn mơ sẽ kéo dài suốt đời anh và cực hình đó cũng sẽ đeo đẳng cho tới bao giờ anh nhắm mắt. Cuộc sống chỉ còn là ngục tù với những xiềng xích từng đường gân máu, níu kéo nỗi khắc khoải không lúc nào ngưng nghỉ. Anh thấy mình như bị chôn sống, có cảm giác nghẹt thở trong sáu tấm ván quan tài. Anh gào thét, cấu xé, mong làm rách toạc cái màn đen khốn nạn trong mắt anh. Nhưng tất cả đều vô ích. Cả tử thần cũng trốn tránh anh…

Anh Nghiễm ngừng lời. Điếu thuốc lá cháy quá nửa được anh gắn lên môi. Làn khói nhẹ và gương mặt người con trai như đăm lại sau chất khói mù mờ tản mạn.

- Chắc anh phải qua một thời gian khó khăn lắm?

Anh Nghiễm trả lời tôi bằng một cái gật đầu. Anh tiếp:

- Khi thấy mình phải sống anh không hiểu rồi những chuỗi ngày dài sau đó sẽ ra sao. Rồi tất cả cũng qua đi trong sự cố gắng của anh và gia đình. Tất cả những người trong gia đình đều đổ dồn tình thương cho anh, lo lắng cho anh. Chính đó là niềm an ủi vô biên và cũng là sự bứt rứt khôn cùng đối với anh. Anh có cảm tưởng mọi người lo cho anh vì thương hại. Anh chối từ sự lo lắng đó. Anh muốn được yên một mình. Nhưng khi mọi người chìu anh, để anh yên thì anh lại cho rằng bị bỏ rơi vì mình là kẻ tật nguyền, vô dụng.

Tôi buột miệng:

- Khổ ghê anh nhỉ. Nếu em là anh, không biết em sẽ ra sao lúc đó.

- Mình không làm gì được đâu Mai. Bất lực hoàn toàn. Đành chấp nhận sự khe khắt của định mệnh vậy thôi. Lúc đầu anh cũng trông cậy vào thời gian, để gia đình lo cách chạy chữa. Nhưng bao nhiêu bác sĩ đều lắc đầu. Gia đình tiêu tốn khá nhiều mà anh vẫn không tìm được ánh sang. Rồi thời gian đốt dần nguồn hy vọng. Anh từ bi quan trở nên an phận. Bây giờ thì anh sống như thế này. Kiếp đời không biết kéo dài đến bao giờ

Tôi bất chợt hỏi anh một câu không định:

- Anh không có bạn gái sao?

- Hầu như là không. Trước khi bị mù thì anh ở lứa tuổi ham mê thể thao, con trai 15,16 mê đá banh, mê tắm sông, đánh lộn hơn là mê gái. Còn từ tuổi lớn thì đã sống trong bóng tối mất rồi. Có ai đến với anh đâu.

Tôi chua xót thở dài. Biết nói gì đây để an ủi Nghiễm? Tôi không đủ ngôn từ để diễn đạt. Tôi không nghĩ là Nghiễm đã nói thật rằng anh hoàn toàn không có bạn gái, chỉ có thể nói là anh rất khó tính trong lãnh vực đó. Anh từ chối chỉ vì bị mặc cảm mình là kẻ tật nguyền. Tôi không trách anh vì ai ở hoàn cảnh anh cũng như thế.

Tôi đã quen với gia đình Nghiễm hơn mười ngày rồi. Thời gian đủ để tôi trở thành thân thiết với mọi người. Hồng Quỳnh vui hơn bao giờ hết, nó quấn quít bên tôi, hai đứa không rời nhau trừ những lúc nó bận công việc. Tôi mang tiếng ở nhà chị Hảo nhưng ít khi có mặt tôi ở nhà. Chỉ có buổi tối mà đôi khi tôi còn ở lại ngủ với Quỳnh, hai đứa rù rì hết chuyện này đến chuyện khác.

Mãi rồi Nghiễm trở thành một hình ảnh quen thuộc đối với tôi. Buổi sáng tôi đến đã thấy anh ngồi trên canapé, đôi khi anh ra tận cổng đứng đón. Chiều, anh và Hồng Quỳnh đưa tôi về tận nhà. Những con đường trong xóm đã trở nên quá quen thuộc đối với Nghiễm, quen thuộc như chính nhà anh nên Nghiễm chỉ cần đi thong thả mà khỏi dùng đến gậy dò đường. Anh đi như một người nhàn du. Trong xóm ai cũng biết anh nên không có vấn đề trở ngại. Thỉnh thoảng những người bạn trong xóm hay những bạn học ngày xưa của anh ở xa về đến mời anh đi uống rượu. Hồng Quỳnh khoe với tôi anh uống rượu chì lắm, không say bao giờ.

Gió miền quê làm tôi trở nên mạnh khỏe hơn. Tôi ăn được cơm vì không có gì để ăn vặt. Ở nhà tủ lạnh để đủ thứ trái cây, và tôi no vì chuối, vì lê, vì đu đủ… Gió miền quê mát dịu, trong lành cũng làm tôi ngủ ngon hơn. Ở quê có gà gáy sáng và người ta đi làm việc thật sớm mà vẫn không gây tiếng động, ồn ào như thành phố.

Năm thi mười họa mới có một chiếc xe hơi từ tỉnh, từ quận về, ghé thăm bà con, con nít chạy ra coi “dân thành phố” ăn mặc. Tôi có những bộ đồ hợp thời trang được mang từ Sàigòn xuống đã được xếp kỹ vào đáy rương để thế bộ đồ áo bà ba trắng, quần dài đen của Hồng Quỳnh. Nó nói “nhập gia tùy tục”, phải giống người ta để tránh cái nạn dòm ngó.

Hôm đầu tiên tôi mặc áo bà ba “trình diện” má Quỳnh, bà cụ kêu lên:

- Cháu Mai mặc quần thành phố thì đẹp, mà mặc đồ dân quê coi cũng xinh đáo để chớ. Coi thùy mị như con ông Tám Tỵ hả Quỳnh?

Hồng Quỳnh cãi:

- Hạ Mai dễ thương hơn con nhỏ đó nhiều chớ má. Bao nhiêu con gái đẹp đất Cao Lãnh lấy chồng bỏ xứ hết rồi, còn lại cô ta coi “đường được” nên mới lên mặt lối. Không bằng… một góc bạn con.

Tôi bấm Quỳnh:

- Mày nói gì kỳ vậy, không sợ má giận à. Người ta là người ta, mình là mình, có gì đâu mà cãi loạn lên.

Quỳnh nhăn mặt:

- Tao ghét nhỏ đó, xấu như gì mà lối. Bị cả xóm toàn quỉ dạ xoa nên thấy nó khá. Mỗi người khen một câu làm cô ả lên mây.

Má Quỳnh lắc đầu:

- Má không hiểu sao con ghét nhỏ Lệ đến thế. Nó vẫn tử tế với gia đình mình…

Quỳnh bướng:

- Thôi con chả nói nữa, không ưa là không ưa.

Rồi nó nhìn tôi tấm tắc:

- Mày mặc đồ này hay ghê à Mai. Mấy cậu trai làng mà thấy cô thôn nữ như mày chắc mệt.

- Thôi cho tao xin, cho uống nước đường hoài.

- Tao nói thiệt mày không tin hở? Không tin hỏi anh Hai coi.

Nó ngưng bặt. Chợt nhận ra sự hớ hênh của mình. May mà lúc đó không có Nghiễm ở đó, đỡ cho anh khỏi tủi vì câu nói vô tình của em gái.

Nhưng rồi sau đó anh Nghiễm cũng được biết rằng tôi mặc áo bà ba và mặc… rất đẹp, dĩ nhiên là Hồng Quỳnh đã líu lo một đường quảng cáo. Anh Nghiễm nói với tôi:

- Anh rất tiếc không được nhìn Hạ Mai làm cô thôn nữ. Chắc là xinh ghê lắm.

- Quỳnh đang cười em vì mái tóc ngắn đấy. Các cô ở đây toàn tóc dài không à.

- Hạ Mai là Hạ Mai, làm sao so sánh với người khác được. Anh vẫn thấy đẹp những người con gái có gương mặt hợp với mái tóc ngắn.

Bao giờ Nghiễm cũng khen tôi một cách tế nhị. Tôi sung sướng ửng hồng đôi má. Giá lúc đó Nghiễm nhìn thấy tôi chắc anh không đến nỗi thất vọng.

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Trăng 30 - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trăng 30 - Loại Hoa Tím   Trăng 30 - Loại Hoa Tím Icon_minitimeSat Jun 10, 2017 3:41 am

Chương 2

Tôi đọc lại đoạn thư viết cho ba má:

Cao Lãnh ngày…

Ba má yêu của con.

Từ miền quê xa con viết thư thăm ba má. Hơn nửa tháng con xa nhà, mong ba má của con vẫn khỏe và các em vui nhiều trong những ngày hè Đà Lạt.

Con thường luôn. Gia đình chị Hảo thật tốt, nhất là chị Hảo, lo cho con đủ thứ. Bạn con, Hồng Quỳnh gởi lời kính thăm ba má.

Tiện đây con xin ba má cho con ở lại Cao Lãnh hết kỳ hè. Khí hậu ở đây rất hợp với con. Con sẽ trở về với Hồng Quỳnh khi gần tựu trường.



Tôi cắn bút. Viết gì nữa đây?! Thật khó khăn khi muốn viết một bức thư dài cho gia đình. Giá viết cho bạn bè thì khỏi nói, thao thao hết trang này đến trang khác. Mà viết cho ông bà vía thì y như… tịt ngòi. Đôi khi chia dàn bài như bài luận văn: mở đề, thân bài rồi… kết. Gọn đến tối đa. Vậy mà cũng không có gì để viết.

Tôi không biết nguyên nhân nào làm tôi quyết định lưu lại cái tỉnh lẻ buồn hiu này suốt ba tháng hè? Hồng Quỳnh hay anh Nghiễm?! Tôi cho là vì cả hai nhưng hình như nhận định tình cảm của tôi nghiêng về anh Nghiễm nhiều hơn.

Tôi mến anh, thật nhiều. Hơn mến thương của một đứa em gái dành cho anh trai. Tôi thấy nhớ khi một buổi sang không nhìn thấy anh. Tôi thấy buồn khi một ngày không nghe anh nói. Ở sự tật nguyền câm lặng của Nghiễm như có một sức quyến rũ vô hình đối với tôi.

Không một thay đổi nào ở Nghiễm. Anh vẫn ở cương vị một người anh, rất đẹp. Anh thân mật hơn, dịu dàng hơn. Anh nói tôi và Hồng Quỳnh mang niềm vui đến cho anh, và tôi cố phân tách trong câu đó xem tôi và Quỳnh ai “nặng” hơn ai, nhưng đôi mắt không hồn của Nghiễm đã giấu kín tất cả mọi ý nghĩ của anh, và tôi chịu không đoán được gì.

Chị Hảo đi chợ về, tôi buông viết, buông rời những ý nghĩ bâng quơ đúng lên ra đón chị. Tôi giành giỏ thức ăn trên tay chị Hảo:

- Chị mua gì mà nặng quá vậy?

- Mua cho đủ món ngày xưa ông già thích chớ.

Gia đình tôi đạo Thiên Chúa nhưng vẫn có lệ giỗ ông bà. Giáp ngày mất, tụ họp bà con rồi lại đãi những món ăn mà lúc còn sống “đương sự” ưa thích. Hôm nay giỗ ba chị Hảo nên từ sang chị căn dặn tôi hai ba lần phải ở nhà dự giỗ. Không sang Quỳnh được tôi nôn nóng lắm nhưng không dám làm buồn chị Hảo nên thôi.

Tôi xách giỏ theo chị Hảo xuống bếp.

- Mời đông không hở chị?

- Chừng hơn mười người thôi cưng. Mình không có bà con ở đây nên mời hàng xóm láng giềng lấy thảo.

- Trưa anh Long về không chị?

Chị Hảo gật đầu:

- Có chứ. Ngày thường ảnh còn về, huống gì giỗ.

- Chị cho em mời một người bạn nghe.

- Quỳnh hả?

Tôi cười:

- Chính nó. Được không chị?

- Suya rồi. Em ăn ở bên nhà người ta hoài, nhân dịp cũng nên trả lễ một chút. Em mời luôn cậu gì anh Quỳnh đó, cho vui.

- Một mình Quỳnh thôi chị, anh Nghiễm chắc khó lắm.

Chị Hảo vô tình:

- Tội nghiệp cậu đó quá Mai hả? Mặt mày thông minh thế kia mà bị mù.

Tôi khích chị Hảo:

- Nghiễm mà chị bảo là đẹp à? Em thấy anh ta thường thôi.

- Đàn ông con trai mặt mày như vậy thôi chớ còn đòi gì nữa. Như vậy mà cô chê mai mốt cô có bồ không biết sẽ chọn lựa ra sao nữa.

- Em ấy ha… em khỏi có bồ đi, em…

Chị Hảo trề môi, cắt ngang:

- Ở đó mà nói hay nói giở. Bộ tim cô bằng xi măng cốt sắt à.

- Khoan đã, em chưa nói hết mờ. Em khỏi có bồ, nhưng em có… người yêu thôi hà.

Chị mắng yêu:

- Chó con, lúc nào cũng giỡn được. Coi chừng, lớn rồi đó, lớn rồi nghe cưng đừng có nhí nhảnh quá người ta cười cho đó.

- Ai cười hở mười cái răng. Em chả ngán.

- Thảo nào dì bảo Hạ Mai bướng nhất nhà.

Hai chị em soạn thức ăn ra mấy cái rổ lớn. Chị Hảo đua rổ su su cho tôi:

- Cưng gọt dùm chị mớ su này, còn cá thịt để chị làm.

- Cà tô mát nữa, chị đưa em sắt nốt cho. Cái gì thuộc về rau trái phần em.

- Cà tô mát cưng cắt đôi dùm để chị dồn thịt chiên.

- Hấp dẫn. Mới nghe đã phát them.

Tôi nịnh chị Hảo để chuyển qua một đề tài khác:

- Chị Hảo này, tình yêu là gì nhỉ?

- Là yêu chứ là gì?

- Nói vậy ai nói không được. Nhưng em muốn nhận chân thật sát nghĩa cơ. Hồi chị mới yêu anh Long, chị thấy… ra sao?

Trên gương mặt của người đàn bà ba mươi, tôi thấy vẻ ngượng ngùng làm đôi gò má hồng duyên dáng. Chị Hảo mỉm cười:

- Ở mỗi người sự biểu lộ tình yêu một khác. Tuy nhiên nó cũng không ngoài những nhớ nhung, những suy tư, hờn giận…

- Thế thôi hở chị?

- Thì cũng suy diễn quanh quẩn trong chừng đó trạng thái. Chị với anh Long thì cũng không phải là tình đầu. Chị về làm vợ anh do sự sắp đặt của hai bên gia đình.

Tôi tò mò:

- Vậy ra hồi đó chị có người yêu khác?

- Mỗi người đều có một dĩ vãng Mai ạ. Cái dĩ vãng đó hoặc là làm tăng thêm hạnh phúc hay làm vẩn đục đi. Chị và anh Long hiểu nhau như hai người bạn, không có vấn đề câu chấp những kỷ niệm xưa của nhau. Cũng có những cặp vợ chồng mà dĩ vãng là một vết thương không thể tha thứ. Họ ghen với cố nhân của vợ, của chồng, hạnh phúc gia đình tan vỡ.

- Hai chữ hạnh phúc nghe giản dị mà khó quá chị nhỉ.

Chị Hảo im lặng. Có lẽ chị nghĩ câu trả lời là thừa. Tôi chợt nhớ đến Linh, người bạn trai khá thân cùng trường. Tôi quen Linh năm đệ ngũ, Linh học đệ nhất. Và bây giờ thì anh đang học y khoa năm thứ ba.

Linh đến với tôi trong tình cảm học trò. Đơn sơ mà tha thiết – Linh học chăm và thật ngoan - điều này làm tôi cảm thấy xa cách anh - Với tôi người con trai phải bừa bãi một tí - lười biếng một tí - Đừng có mỗi việc mỗi chăm từ đầu đến cuối. Đừng quá chi ly - Chuyện đó để cho đàn bà. Đàn ông vung vãi để đàn bà dọn dẹp - Đàn ông bê bối để đàn bà khuyên lơn - Đàn ông phải hung để đàn bà phục. Phải liều để đàn bà nể.

Tôi đòi hỏi những điều ngoài cá tính của Linh. Anh thất bại với tôi nhưng thành công với gia đình. Má tôi thương Linh dễ sợ. Bà cụ thích anh hiền. Bà cụ khen anh ngoan. Bạn bè tôi nói tôi có anh kép "chân chỉ hạt bột". Đi dạo phố không dám nắm tay nhau sợ lây truyền nhiễm. Mỗi tuần chỉ đến thăm đúng chiều thứ bảy còn các ngày khác để "dồi mài kinh sử". Tôi biết tụi nó mỉa mai nhưng đành cười trừ. Tôi mến Linh chứ không yêu. Vẫn chấp nhận sự có mặt của anh trong tình bạn nhưng không tiến xa hơn nữa. Linh khác - Anh đang xây đắp một tương lai đúng nghĩa. Thứ tương lai có khuôn mẫu, được đặt nền bằng những viên đá xanh chắc nịch chứ không có những cuộc phiêu lưu run người - những nỗi bấp bênh thú vị như tôi mong muốn.

Ngày tôi nói với Linh ý định sẽ về Cao Lãnh nghĩ hè anh chỉ thở dài: “Xa Hạ Mai lâu anh nhớ lắm, nhưng bù lại anh sẽ cố gắng học để lo cho mai sau hai đứa”. Tôi lắc đầu ngao ngán. Chỉ có thế! Thứ tình yêu gì như nước lạnh. Tôi ước ao khi nghe tôi có dự định đó Linh phải thật buồn, phải dùng biện pháp để giữ tôi lại Sài Gòn. Tôi muốn nghe Linh hằn học “Anh không muốn em bỏ xa anh lâu như vậy. Anh cần học nhưng cũng cần có em bên cạnh. Em đi xa rồi em sẽ quên anh, sẽ bị chi phối bởi những hình ảnh khác, Hạ Mai… anh dùng quyền của một người yêu cấm em không được đi xa như thế”. Chắc chắn tôi sẽ bực tức, nhưng cũng sẽ thích thú vô cùng, và dù có đi thật xa đi nữa, tôi cũng sẽ “xuống nước” năn nỉ người yêu xin đi, đi sẽ mau về vì nhớ anh.

Nhưng Linh không có ý kiến gì cả. Anh tin tôi như tin chính anh. Linh không thể nào hiểu nổi sự phức tạp trong tâm hồn một người con gái. Anh nghĩ rằng tôi có bổn phận phải thương anh khi anh cố gắng tạo tương lai cho hai đứa. Thế thôi.

Mắt tôi bỗng bị hai bàn tay mát rượi bịt kín. Tôi kêu:

- Ê, Hồng Quỳnh, tha cho tao, không có tao phạm dao vào tay bây giờ.

Quỳnh buông ra, cười rũ rượi:

- Công chúa làm bếp. Hôm nay siêng dữ vậy Mai! Chị Hảo, điệu này chắc em phải uống thuốc xổ quá.

- Chị đang bảo Hạ Mai nó sang mời em đó. Hôm nay giỗ ông ngoại các cháu.

- Sao chị không cho em biết để qua phụ với?

- Thôi, hai chị em đủ rồi. Mời khách mà bắt khách làm thì còn hay ho gì nữa.

Hồng Quỳnh ngồi xuống cạnh tôi, nói nhỏ:

- Anh Nghiễm hối tao qua coi mày có bệnh hay gặp chuyện gì mà sáng nay không thấy mày sang. Làm tao đang ủi dở ba cái đồ cũng phải dẹp mà chạy.

Tôi nghe vui vui vì sự lo lắng của Nghiễm:

- Sáng tao định qua rồi, nhưng chị Hảo nói quá phải ở nhà. Tao báo cho mày một tin sốt dẻo.

- Tin gì?

- Tao vừa viết thư cho ông bà cụ xin phép ở đây cho hết kỳ hè.

Hồng Quỳnh sáng mắt:

- Thật hả Mai?

- Dối mày chi. Thư tao còn để trên bàn kìa.

Con bé đấm vào vai tôi một cái đau điếng:

- Nhất mày rồi, Hạ Mai. Tao đang buồn vì nghĩ mày sắp bỏ tao. Cả anh Nghiễm. Tôi nghiệp, có lẽ anh buồn còn hơn tao. Biết tin này chắc anh sung sướng lắm.

Tôi phủ nhận để được nghe Quỳnh thêm một lần xác nhận:

- Tao ở lại vì mày thôi. Hai đứa mình thân nhau chứ anh Nghiễm là người anh, đâu có dự gì vào chuyện tụi mình?

Hồng Quỳnh thì thầm:

- Tại mày vô tình, chứ anh tao mến mày lắm. Ảnh than với tao là ảnh sắp khổ. Mày mà bỏ đây rồi chắc ảnh nhớ điên lên quá. Mày biết không, ở đây gia đình thấy ảnh buồn cũng hay giới thiệu mấy cô cho ảnh lắm, nhưng ảnh tránh hết trơn hà. Chỉ với mày là ảnh “cảm” nhất đó.

Giọng nó chùn xuống buồn buồn:

- Tao cũng biết anh Nghiễm thương mày sẽ khổ vì ảnh tật nguyền đâu có xứng với mày. Nhưng tình cảm biết đâu mà định Mai nhỉ? Ít ra là trong đời ảnh một lần biết thương yêu.

Tôi lặng yên che giấu xúc động. Tôi muốn cải chính với Hồng Quỳnh rằng khi đã yêu thì người ta bất chấp bề ngoài – Anh Nghiễm mù hay anh Nghiễm sang thì tôi vẫn yêu được như thường – Nhưng tôi không nói gì cả - Có lẽ còn quá sớm để xác nhận điều đó?!


***


- Chiều nay mây xám hay mây hồng Mai nhỉ?

- Nhiều mây trắng anh ạ. Mây trắng kết thành một dải lụa tuyệt đẹp vắt ngang trước mặt mình đó Nghiễm.

- Hoàng hôn xuống rồi phải không em?

Tôi dạ nhỏ. Gió chiều lay nhẹ mấy nụ hoa mướp trên giàn. Trái mướp giống khô xám đong đưa. Vài quả mướp xanh mướt thật dễ thương treo cạnh những nụ mới nở. Những chú ong đa tình lượn quanh nhụy ngọt. Tôi ngồi cạnh Nghiễm. Buổi chiều xuống chậm.

- Hạ Mai mặc áo màu gì hở em?

- Bộ nội hóa màu hồng anh ạ.

Nghiễm gật gù:

- Anh nhìn thấy em rồi. Gương mặt em với mái tóc ngắn ôm gọn. Đôi mắt to màu hạt dẻ. Chiếc mũi thẳng và đẹp. Môi mọng. Da em trắng xanh và toàn thân nhỏ nhắn của em được ôm gọn trong lớp vải lụa màu hồng. Hạ Mai, anh “nhìn” em có đúng không?

- Em không nghĩ là anh bị mù đâu Nghiễm. Anh nói y như đang mở mắt lớn nhìn em. Sao tài vậy Nghiễm?

- Hồng Quỳnh nó tả sơ về em với anh. Và đó sẽ là hình ảnh bất diệt đối với anh. Hạ Mai, em có chiều anh không?

Tôi ngước nhìn Nghiễm:

- Chiều gì cơ anh?

- Mai ngâm thơ cho anh nghe đi. Bài thơ sáng qua em làm đó.

- Anh nghe rồi mà.

- Anh muốn nghe lại. Bài thơ hay lắm em.

- Nhưng buồn phải không anh?

Nghiễm dục:

- Anh chờ nghe em đây Mai.

Tôi không hiểu sao Nghiễm thích bài thơ đó. Bài thơ buồn làm tôi muốn khóc. Hồng Quỳnh bảo tôi ủy mị. Nhưng tôi hay viết tâm sự mình, tâm sự người thành những vần điệu rung cảm đến ứa máu tim, đến trào nước mắt như thế.

Và tôi ngâm nho nhỏ, như thì thầm với Nghiễm:



- Lời thơ cuối viết cho anh

Và bằng ý tưởng chân thành trong em.

Ngoài kia nắng nhẹ nghiêng thềm.

Em ôm nhung nhớ khóc mềm môi xinh.

Lời thơ cuối cho cuộc tình.

Là xin quên chuyện chúng mình đi anh.

Dù đời chưa mất màu xanh,

Nhưng còn hơn để mộng thành… rồi đau!

Xa nhau để mãi còn nhau.

Anh ơi! Nghe tiếng kinh cầu hay không?

Xin đừng tan giấc mơ hồng.

Dù cho hai đứa đầu song cuối trời.

Xin anh cho trọn nụ cười

Với bao nhiêu ước mộng đời anh mang

Em về xin quấn khăn tang

Lịm tình yêu giữa mồ hoang lạnh lung

Nhưng ngàn đời vẫn thủy chung

Với đồi hoa trắng - với thung lũng buồn,

Với rừng - với núi mờ sương,

Với bao kỷ niệm đoạn đường anh qua.

Mình yêu nhau thật thiết tha

Nhưng ai không phải chia xa một lần?

Tầm thường như chuyện thế nhân

Rồi mai đến lúc không cần có nhau.

Bây giờ chấp nhận niềm đau

Xa nhau… để mãi còn nhau trong đời

Em về xin góp nụ cười

Vòng tay ôm trọn bóng người tình xa.



Tôi ngừng. Nghiễm lặng im. Anh cúi xuống trong tư thế trầm buồn, chịu đựng. Tôi gọi nhỏ:

- Nghiễm.

Anh không ngước lên:

- Gì em?

- Mai xin lỗi đã làm anh buồn.

Giọng Nghiễm ray rứt:

- Em không có lỗi. Nhưng bài thơ hay quá. Chất sống của từng âm điệu làm anh tê người. Bài thơ mang một ý nghĩa tuyệt đối của tình yêu.

Tôi ngơ ngác:

- Khi em làm em đâu có nghĩ như anh nói.

- Nhưng đó chính là tiếng nói tận cùng đáy tim em. Và âm vọng của nó là một khơi quật tiềm thức cho những người xây mồ chôn ảo giác. Sự tuyệt đối của tình yêu là… đừng bao giờ bắt được tình yêu. Chấp nhận sự chia xa đối tượng để mãi mãi còn là thần tượng.

Nghiễm thở dài:

- Nhưng biết bao người cũng nghĩ ra điều đó mà rồi không thực hiện được. Họ bằng lòng, trong một khoảng thời gian nào đó được yêu, được sống rồi sau đó có chán chường nhau cũng được. Khi có điều kiện để sống bên nhau họ không từ chối bao giờ. Đó là những con người bình thường. Ý tưởng bài thơ của em có lẽ hợp với những người bất hạnh như anh.

- Nghiễm giải thích cho em hiểu đi. Anh nói gì lạ vậy?

- Chỉ những người như anh mới nghĩ đến việc chạy trốn tình yêu. Nếu anh yêu một người nào đó, anh sẽ không đủ can đảm thú nhận với người ta vì anh sợ thất vọng. Anh sẽ cố dằn nén tình yêu đó, đơn phương để yêu hay khổ. Và lúc đó, anh sẽ tự an ủi mình là phải “Xa nhau để mãi còn nhau trong đời”. Nhưng anh biết đó chỉ là lời biện luận cho bớt đau khổ, chứ họ vẫn ao ước được yêu và sống với trọn vẹn chất “người”.

- Em làm bài thơ với ý nghĩa thật đơn giản. Còn anh, anh lại suy diễn quá xa xôi.

Nụ cười heo héo, dễ thương nở trên môi Nghiễm:

- Hạ Mai giận anh phải không?

- Dạ đâu có.

- Nếu có, cho anh xin lỗi. Hãy dung thứ cho anh những sơ suất nào không làm em vui. Đó là sự lạm dụng duy nhất của anh đối với nỗi bất hạnh của mình.

Anh đột ngột đứng lên. Tôi hỏi vội:

- Mình vào nhà hở anh?

- Không, em chờ anh một chút.

Nghiễm quay đi. Tôi lơ đãng đưa mắt nhìn màu xám đang trải nhẹ lên không gian. Những lời nói chịu đựng tha thiết của Nghiễm làm tôi rưng rưng muốn khóc. Có tiếng chân Nghiễm thật nhẹ sau lưng tôi nhưng tôi không quay lại. Nghiễm choàng qua vai tôi chiếc áo len, nói dịu dàng:

- Anh nghĩ rằng gió sẽ làm em lạnh.

Bàn tay anh đặt lên vai tôi ấm áp lạ lùng. Tôi đưa tay giữ lấy tay Nghiễm, nói trong hơi thở:

- Cám ơn anh.

Tôi thấy Nghiễm cúi xuống. Trong sự xúc cảm đột ngột tột cùng tôi ngước mặt lên, khép nhẹ mi chờ đợi. Nhưng Nghiễm không hôn tôi. Và tôi nghe rõ tiếng anh thở dài.



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Trăng 30 - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trăng 30 - Loại Hoa Tím   Trăng 30 - Loại Hoa Tím Icon_minitimeSat Jun 10, 2017 3:41 am

Chương 3

Tôi nhìn Nghiễm chăm chú sờ từng mẫu tự trên chiếc máy đánh chữ. Anh nói:

- Máy của một người bạn học anh, bây giờ làm giám đốc nhà xuất nhập cãng mua từ ngoại quốc về. Nó nói anh có thể giải trí bằng cách viết văn. Nhưng không ai khuyến khích anh thành ra giờ này máy vẫn còn mới nguyên.

Anh cho giấy vào máy. Tôi hỏi:

- Bạn anh chỉ cách xử dụng chưa? Anh thử đánh bao giờ chưa hở anh?

- Có. Nhưng rồi anh chán nản bỏ hết. Bây giờ vì em anh sẽ bắt đầu làm lại những gì anh đã buông trôi.

- Cám ơn anh đã dành cho em sự ưu ái đó. Nghiễm, em hy vọng công việc sẽ làm anh quên thời gian. Anh sẽ thấy đời đáng sống hơn khi mình vẫn thấy cuộc đời qua tâm hồn. Ý tưởng của anh được thoát ra trên giấy anh sẽ thấy nhẹ bớt suy tư.

Tôi nói với Nghiễm thật nhiều. Tôi muốn anh phải tập đánh máy và đánh thật điêu luyện. Để với “người bạn” đó, anh có thể thổ lộ tất cả ý nghĩ đam mê, khao khát của mình. Tôi muốn Nghiễm không còn cô độc dù có tôi bên cạnh hay không. Anh có thể trở thành một nhà văn nếu anh cố gắng, và tôi tin rằng vì tôi, Nghiễm sẽ cố gắng.

Những ngón tay của Nghiễm dò dẫm trên chiếc máy đánh chữ. Anh chép miệng:

- Trước khi muốn viết được anh phải tập gõ máy cho thuần thục phải không Mai? Để vừa đánh vừa dò chữ… thì làm sao khá được, ý tưởng ứ đọng rồi… dồn cục thì văn chương giết độc giả mất.

Tôi cười:

- Mai kia anh trở thành một nhà văn sĩ nổi tiếng thì đừng quên Hạ Mai nghe.

Nghiễm mơ mộng:

- Đó là một mơ ước, Hạ Mai biết không, từ ngày biết em anh bắt đầu nghĩ đến mình phải làm cái gì. Dù làm để rồi thành công thì cũng chỉ thui thủi mình anh biết. Nhưng không hiểu anh vẫn ước ao thực hiện, như viết một cuốn tiểu thuyết chẳng hạn.

- Hay lắm Nghiễm em sẽ là độc giả đầu tiên của anh.

Nghiễm khôi hài:

- Và biết đâu lại không là độc giả duy nhất.

Có tiếng Hồng Quỳnh chen vô:

- Độc giả duy nhất sao được, còn em nữa chi. Ít ra nhà văn Bùi Hồng Nghiễm còn có tới… hai độc giả hâm mộ chứ giỡn sao.

Và nó nhìn tôi, ánh mắt bao hàm sự cảm kích vô bờ. Nó ra dấu cho tôi ra cửa, nói nhỏ:

- Mày sẽ là người ơn của gia đình tao đó Mai. Vì mày mà anh Nghiễm sẽ ham sống. Mày là một vị bác sĩ đầy lòng nhân đạo. Mày đang thủ diễn một vai trò thật đẹp trên sân khấu.

Tôi ngắt lời Quỳnh:

- Sao mày cho rằng tao diễn kịch?

- Dĩ nhiên. Mày thương tao và thương hại anh Nghiễm nên muốn làm cho anh tin tưởng để giúp anh đạt được ý sống. Chứ chẳng lẽ mày yêu được một kẻ mù lòa như ảnh sao?

Tôi trách bạn:

- Ý nghĩ mày hẹp hòi quá Quỳnh ạ. Tại sao mày lại lôi kéo anh Nghiễm ra khỏi môi trường tình cảm chân thật? Tại sao tao lại không thể yêu một kẻ mù? Họ vẫn là con người. Nếu tao yêu một người mù thì tao là con mắt của người ấy.

- Tao không dám hy vọng một việc quá đẹp như vậy có thể đến với anh Nghiễm. Tao hiểu mày rất lý tưởng nhưng…

- Mày không cần phải nghĩ ngợi gì cả. Tao mến anh Nghiễm và muốn giúp anh vậy thôi. Nếu tao cảm thấy yêu anh là tao yêu, bằng những suy diễn thực tế và bằng chất “người” rất trọn vẹn. Bây giờ thì chưa biết đâu…

Tôi cãi Quỳnh dù nó nói đúng. Tôi đang muốn giúp Nghiễm, ước ao anh sẽ làm được một cái gì đó cho riêng anh và cho mọi người. Anh sẽ ra khỏi bóng tối, không phải bằng ánh sáng của đôi mắt mà ánh sáng của niềm tin.

Tôi không nghĩ là tôi sẽ yêu Nghiễm, nhưng tôi hiểu phải dùng môi trường đó để lôi kéo Nghiễm ra khỏi sự bi quan. Biết bao nhiêu người tật nguyền còn thê thảm hơn Nghiễm, chỉ nhờ sự khuyến khích của người yêu mà trở nên vĩ nhân. Tôi không dám mong ở Nghiễm một thành quả vượt mức bình thường nhưng hy vọng anh tạo được niềm tin yêu trong cuộc sống.

Tôi lớn tiếng hỏi Quỳnh để Nghiễm khỏi thắc mắc:

- Mày đi chợ mua những gì vậy? Có ổi không?

- Không có ổi nhưng có xoài tượng, chịu chưa.

- Nhất. Vậy là tao có quyền làm nước mắm đường phải không?

- Anh Hai ăn xoài tượng mắm đường nhe anh Hai?

Nghiễm lắc đầu:

- Mấy em ăn đi. Để anh học không có “ông thầy” giận chết.

Quỳnh nháy mắt cười hóm hỉnh:

- Ủa, anh Hai có sư phụ hồi nào em hổng biết?

- Phải gọi là “bà thầy” mới đúng. Bà thấy nghiêm lắm, học trò mà bê trể là… là sao hở Hạ Mai?

- Ơ hay, anh hỏi “bà thầy” sao lại hỏi em.

- Mai này, hồi nãy ra chợ tao thấy mấy con nhỏ mặc đúng “mode” ghê lắm, chắc tụi nó vừa ở Sài Gòn về. Tụi nó nhìn người dân quê bằng nửa con mắt, làm như chỉ có tụi nó là nhất.

- Mình xa Sài Gòn gần một tháng, không biết con gái Sài Gòn giờ mặc ra sao. Thời trang đổi thay từng giờ từng ngày, theo kịp cũng chới với.

- Tao thấy tụi nó mặc sơ mi lụa, cổ cao, tay kiểu “hiệp sĩ” bỏ trong quần pant màu gạch cua.

- Lại một kiểu mới không biết du nhập từ Âu Châu hay Mỹ Châu. Nhưng Âu hay Mỹ gì dân Á Đông mình cũng ít hy vọng mặc đẹp. Các cô chỉ nhìn trong Cathelot, nữ kiểu mẫu người ta mặc bộ quần áo đó, và rồi tưởng đâu mình cũng có dáng người lý tưởng như thế. Đôi khi làm khổ cho ánh mắt chiêm ngưỡng.

- Nếu anh không lầm thì thời trang và thanh lịch không đi đôi với nhau phải không cô bé?

Anh Nghiễm góp ý. Quỳnh nhí nhảnh:

- Đúng rồi anh Hai. Nhưng anh yên chí đi, Hạ Mai nó không theo mode đâu.

Nghiễm cười nhẹ, trở lại với công việc đang bỏ dở. Tôi và Hồng Quỳnh kéo nhau xuống bếp. Nó xẻ xoài, tôi làm nước mắm. Quỳnh dặn:

- Mày nhớ đổ nước mắm ít thôi nhe Mai. Cho đường thật nhiều. Phải dùng xoài xúc đường ăn mới ác.

Hai đứa ngồi bên dĩa xoài xanh. Quỳnh cười:

- Về Sài Gòn kỳ này tao phải bỏ theo chục xoài tượng mới được. Để mang vào lớp “nhem” tụi nó. Cứ đứa nào lên trả bài mà dưới này mình đưa một miếng xoài lên là kể như nước miếng đầy miệng… hết đọc.

- Thôi mày chơi ác hoài. Lỡ giám thị mà bắt gặp thủ phạm là mày lãnh đủ.

Quỳnh nhún vai:

- Tao cóc sợ. Nhất quỉ nhì ma, thứ ba học trò. Với lại năm nay bỏ thi tú tài một, kể như là năm dưỡng lão rồi. Mấy năm gần đây dân đệ nhị học quên ăn, quên ngủ, giờ đến lượt tụi mình lè phè. Đúng là đẻ bọc điều.

Tôi đề nghị:

- Chiều nay tụi mình đi câu cá đi Quỳnh. Ở cái lạch hôm trước đó. Coi bộ nhiều cá dữ. Tao coi thử coi có chú cá nào dính không.

- OK. Rủ anh Hai đi luôn nha… chị Hai

Tôi đỏ mặt:

- Con khỉ. Nói gì kỳ vậy, lỡ bà già nghe được chết cả đám à.

Quỳnh cười nắc nẻ:

- Bà cụ nghe thì bà cụ mừng. Ít ra con trai cụ cũng còn số đào hoa.

- Thôi Quỳnh, đừng có đùa kiểu đó. Tao lạy mày. Tao không muốn…

- Xong rồi, bỏ chuyện đó đi. Vậy là chiều nay đi câu cá?

- Ờ, nhưng hai đứa mình đi thôi.

- Sao kỳ vậy? Bỏ anh Hai ở nhà?
- Tao muốn ảnh tập dợt cho thành thạo. Tụi mình kéo nhau đi là hết người phá rối ảnh.

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Trăng 30 - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trăng 30 - Loại Hoa Tím   Trăng 30 - Loại Hoa Tím Icon_minitimeSat Jun 10, 2017 3:42 am

Chương 4

Chuông đồng hồ gõ hai tiếng rời rạc. Tôi trở mình, kéo vội tấm drap mỏng lên tận cổ. Đêm không lạnh nhưng tôi cảm thấy cô đơn lạnh lùng. Dù biết tấm drap không thể làm ấm niềm cô đơn đó nhưng tôi vẫn hy vọng, một níu kéo thật mong manh.

Gió ngoài kia chắc không nhiều. Miền tỉnh lẻ thoang thoảng một thứ hương lành dìu dịu của lúa, của sông của bùn, của mía… của cả những đám ruộng cằn và những đám lau sậy mênh mông chưa khai phá. Tôi nằm lặng đi trong thứ hương thơm đồng nội đó.

Suốt ngày hôm nay tôi nhức đầu. Có lẽ vì hôm qua dang nắng suốt ngày. Sức nóng làm hai bên thái dương tôi nóng bừng, gương mặt gây gây khó chịu. Nằm yên cho chị Hảo bắt uống thuốc, nằm yên để chị Hảo cho ăn cháo. Nằm yên để Quỳnh sang buổi trưa rồi buổi chiều với lời thăm hỏi của Nghiễm. Anh Hai hỏi mày khỏe chưa? - Anh Hai tao bảo mang thuốc cảm cho mày nè Mai. Ảnh dặn mày rang uống thuốc cho chóng khỏi.

Tôi nhăn mặt, thuốc làm tôi quay đi. Tôi sợ thuốc, sợ từ hồi còn bé. Ba má vẫn hiểu rõ con cái hơn ai hết. Mỗi lần tôi ốm, phải uống thuốc là ông bà cụ ngồi canh chừng, bao giờ thấy rõ tôi nuốt hết viên thuốc mới yên tâm, không sợ tôi lại quăng đi mất.

Tôi nghĩ đến Nghiễm. Nhớ đến Nghiễm với nỗi bâng khuâng nhè nhẹ. Những ngày sống gần, tôi càng hiểu Nghiễm và càng mến anh hơn. Tôi quyết định với chính mình là sẽ dùng mùa hè này vào một công tác đặc biệt mang sự sống đến cho Nghiễm, mang ánh sáng đến cho Nghiễm. Dĩ nhiên là sự thành công không đến quá dễ dàng. Bởi nó đòi hỏi ở tôi một khả năng diễn xuất cao: vai trò người yêu. Chỉ có thế mới cứu vãn được sự bi quan quá đậm đà đã trở thành an phận của Nghiễm.

Tôi đã được đọc một vài đoạn nhật ký Nghiễm viết. Anh viết bừa. Chỉ hình dung khô giấy rồi phóng bút. Viết mà không thể đọc lại và không cần đọc lại. Nghiễm viết không trau chuốt nhưng chính những lời văn dung dị lại truyền cảm vô cùng. Anh nói thật, những mơ ước tầm thường, đơn sơ. Anh nói giản dị những ý nghĩ không chút đắn đo, ngượng ngập. Trong một tư thế khách quan tôi nhìn thấy triển vọng của Nghiễm.

Cũng không dối được là tôi dành cho Nghiễm sự quan tâm quá đáng, hơn cả dự tính bước đầu. Bởi hình ảnh Nghiễm tôi thấy đêm thật dài. Nỗi nhớ mang mang ray rứt. Một khắc khoải nào đó như một cơn bão ngầm đang trào lên từng đợt song. Tôi nhắc thầm tên anh. Bùi Hồng Nghiễm. Và tôi thấy anh cười, nụ cười trìu mến! Và tôi nghe anh nói giọng nói dịu dàng. Chợt dưng tôi hốt hoảng. Chợt dưng tôi trốn tránh. Không! Tôi không thể nghĩ đến Nghiễm nhiều như thế. Tôi cúi đầu. Tôi nhắm mắt. Tôi xua đuổi Nghiễm tàn nhẫn nhưng Nghiễm nhất định không đi. Anh đứng vững như tượng đồng. Anh đứng tỉnh như bàn thạch. Anh cười nụ cười kiêu binh. Tôi cảm thấy nếu không dồn tất cả khả năng, tôi khó mà trị nổi thứ kiêu binh đó.

Buổi trưa chị Hảo đi vào, cười với tôi:

- Khỏe chưa cưng?

- Em có sao đâu?

- Bậy nào. Nhức đầu đừng có coi thường, nguy hiểm đấy em.

Tôi khôi hài:

- Em nhức tim chứ nhức đầu bao giờ!

- Ai vậy? Vì hoàng tử nào đủ bản lãnh làm công chúa chị nhức tim?

Tôi cười khỏa lấp. Chị Hảo tiếp:

- Chiều nay em ăn cháo nghe.

- Thôi chị, nấu nướng thêm phiền lắm.

- Phiền gì. Để chị nấu cháo nén cho cưng ăn, có cảm cúm gì cũng hết.

Tôi rùng mình nghĩ tới mùi cháo nén. Tôi chối lia lịa:

- Đừng nấu cháo nén chị Hảo. Em không nuốt nổi đâu. Em ăn cơm, hết nhức đầu rồi.

Chị chìu tôi nhưng có vẻ không bằng lòng:

- Để chị săn sóc cho em chứ. Mai mốt em về Sàigòn, xanh dờn, ốm nhách dì lại trách chị không biết lo cho em.

Tôi phớt lờ. Bây giờ tôi nằm một mình, trăn trở một mình. Thoát được bao nhiêu là rắc rối của tâm hồn mình. Đêm trôi qua chậm quá. Đêm thật dài. Hình ảnh Nghiễm chập chờn trước mặt. Tôi mím môi không cười với hình ảnh đó. Dù tôi đang vô cùng cô đơn. Không! Mình không thể yêu Nghiễm. Cảm tình không phải là tình yêu. Mình thương Nghiễm, đồng ý, nhưng yêu thì không. Mình không thể bại trận. Mình đã chiến thắng bao nhiêu kẻ sang thì không có lý do gì bại trận trước một người mù. Mình làm khổ bao nhiêu ánh mắt biết chiêm ngưỡng dung nhan thì không có lý gì đi khổ vì một gã đàn ông không nhìn thấy cuộc đời, không quan niệm dung nhan! Tôi không điên! Chỉ là một vở kịch. Tôi chỉ đóng vai điên mà thôi.

Tôi viện trợ đến Linh, đến Thảo, đến Duy, những người bạn trai trang lứa của tôi ở Sàigòn. Tôi cố nhìn thấy hình dáng oai hùng của Thảo trong bộ quân phục nhảy dù với ánh mắt thật tình của anh! Tôi cố hình dung ra Duy trong ngày anh ra trường Luật, với bộ quần áo luật sư đen với chiếc mũ truyền thống, Duy lên nhận phần thưởng ưu hạng và những máy hình xoay quanh anh bấm lia lịa. Tôi cố nghĩ đến Linh nhiều hơn, về những chiều chuộng nho nhỏ, dễ thương của anh, về những ước vọng tương lai mà cô gái nào cũng có quyền hãnh diện…

Xoay quanh những hình ảnh bạn bè, tôi đưa mình trở lại nếp sống thành phố. Tôi trở lại là một Hạ Mai kiêu sa, ngự trị trong tim những gã con trai si tình… Và tôi thiếp đi lúc nào không hay.



***



- Hạ Mai!

Tôi nghe tiếng nói đến từ sau lưng. Tôi mừng hơn dự tưởng:

- Anh Nghiễm!

Nghiễm giơ tay vịn vào thành ghế. Rồi anh ngồi xuống trước mặt tôi:

- Em bịnh?

- Dạ.

- Hôm nay đỡ chưa Mai?

Tôi cố đóng trọn vai trò:

- Em bớt rồi. Anh sang đây một mình hay với Hồng Quỳnh?

- Anh đi một mình. Sáng nay Quỳnh có bận.

- Anh để em bớt em qua, đi làm chi cho khổ

Tôi tưởng tượng ra một sự bất mãn trong đôi mắt chết của Nghiễm. Giọng anh đầy trách móc:

- Hạ Mai, anh không có quyền đến thăm em sao? Em không cho phép anh?

- Không phải. Nhưng em không muốn anh vất vả.

- Em thương hại anh mù lòa? Hay em cho rằng anh không xứng đáng đến thăm em hở Mai? Nói đi. Em chỉ cần xác nhận một sự thật là anh sẽ không làm phiền em nữa. Anh hứa. Có phải sự chịu đựng vì thương hại một kẻ tật nguyền của em đã đến mức không chịu được nữa rồi không?

Tôi mở mắt lớn gần nứt khóe để nhìn Nghiễm! Có thể anh đoán được ý tôi sao? Không, ngàn lần không. Nghiễm chỉ dự đoán. Đó là do mặc cảm đặt thành câu hỏi do anh chứ Nghiễm không hề hay biết gì cả. Tôi không phải là kịch sĩ nhưng nếu tôi đóng vai trò người tình, tôi phải tự coi mình là người yêu Nghiễm và là người tình thực sự mới được.

- Nghiễm! Đừng nói với em những lời cay đắng đó. Nếu anh hiểu rằng em đã phải qua những giờ khắc vô tận, vật vã trong nổi nhớ nhung. Anh… anh hiểu em không Nghiễm?

- Hạ Mai!

Tiếng Nghiễm thì thầm, tôi nghe ấm như hơi thở.

- Em đang đối diện anh phải không?

- Dạ.

- Bàn tay em đâu Mai?

Tôi đưa tay ra. Tự dưng tôi run lên vì cảm xúc.

- Tay em đây Nghiễm.

Nghiễm cầm bàn tay mềm bé nhỏ của tôi trong bàn tay chai rắn của anh. Anh kéo tay tôi áp lên má! Nước mắt tôi trào ra.

Chiếc bàn nhỏ ngăn cách hai chúng tôi.

- Mai sang đây với anh. Đến gần anh đi em. Sao em xa cách anh quá hở Mai?

Tôi ngoan ngoãn nghe lời Nghiễm như một tín đồ sùng đạo. Anh vuốt nhẹ lên má tôi, ngón tay anh vẽ nét trên môi tôi. Và bất chợt anh cúi xuống. Nghiễm hôn lên mắt tôi và anh biết tôi khóc.

- Hạ Mai!

- Dạ.

- Sao em khóc?

- Em không biết.

- Mai thương hại anh phải không?

Tôi van lơn:

- Nghiễm đừng bao giờ dùng hai tiếng thương hại với em.

- Vậy sao em khóc?

- Không có một cảm xúc nào làm mình khóc được ngoài sự thương hại sao anh?

Nghiễm thì thầm:

- Anh xin lỗi Mai. Tại anh luôn luôn có mặc cảm…

- Bỏ đi Nghiễm. Vì em, anh bỏ mặc cảm đó được không anh?

- Vì em? Hạ Mai! Vì em, tất cả đối với anh đều chấp nhận được.

Tôi úp mặt vào ngực người tình. Nước mắt tôi thấm qua làn vải chemise trắng của anh. Hai đứa cùng im lặng. Sự thật hay giấc mơ? Đẹp quá. Tôi không dám thở mạnh, sợ tất cả sẽ biến tan đi. Trong một giây, tôi rung động thật sự.




***




- Chiều nay em sang anh?

- Dạ.

- Đừng để anh chờ.

- Dạ.

- Sự chờ đợi khổ lắm em.

- Em biết.

Nghiễm đan những ngón tay lên mái tóc ngắn của tôi:

- Cô bé của anh. Em là thiên sứ. Anh là ma quỉ, biết chúng mình có đi chung đường được không em?

- Sao anh nghĩ vậy?

- Vì anh sợ Mai ạ. Sự thật nào đẹp quá cũng làm người ta sợ. Anh không dám tin ở sự tỉnh táo của mình nữa. Anh sợ mình sẽ bị rơi từ đỉnh cao đến tận cùng vực thẳm.

Tôi hiểu ý nghĩ của Nghiễm. Nhưng mặc cảm đang ngập tràn trong anh. Tôi chua xót thấy mình bất lực trước nổi khổ đó.

Tôi an ủi Nghiễm:

- Hãy tin tưỏng anh ạ. Chúng ta phải tự tranh đấu rồi Chúa sẽ giúp sức.

- Cám ơn bé cưng. Đêm qua em ngủ ngon không?

- Thức gần hết đêm và nhớ anh ghê gớm. Còn anh?

- Anh hình dung em để sống.

Nghiễm thở nhẹ:

- Ba mươi tuổi anh mới biết yêu. Ba mươi tuổi anh mới hiểu thế nào là ý sống. Anh già lắm không Mai?

Tôi thành thật:

- Gương mặt anh không già. Nhưng anh mất sự linh hoạt vì đôi mắt.

Tôi siết tay anh:

- Từ bây giờ em là ánh sáng của anh nhá Nghiễm. Em sẽ kể với anh những gì anh muốn thấy và những gì em thấy, bằng lòng không Nghiễm?

- Em là Thiên sứ Chúa gởi xuống cho anh.



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Trăng 30 - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trăng 30 - Loại Hoa Tím   Trăng 30 - Loại Hoa Tím Icon_minitimeSat Jun 10, 2017 3:42 am

Chương 5

Tôi rón rén đến sau lưng Nghiễm, cố giữ không gây tiếng động. Nghiễm đang tập đánh máy. Tôi nhìn qua vai Nghiễm. Trên trang giấy in rõ những mẫu tự ghép thành tên Hạ Mai… Suốt hơn nửa trang giấy và còn được tiếp tục. Tôi cố giấu sự cảm động, cúi thổi nhẹ vào gáy Nghiễm làm anh giật mình quay lại:

- Mai phải không?

- Anh tập thuần tay chưa?

Nghiễm vuốt nhẹ lên những hàng chữ nổi một cách trìu mến:

- Thuần tay… chỉ một tên em thôi Hạ Mai, chỉ có hai chữ đó mà anh lập đi lập lại hoài không chán.

Tôi lặng im, không biết nói gì hơn để diễn đạt được niềm sung sướng của người con gái được yêu. Bây giờ tôi mới hiểu tình yêu là một hồi chuông tuyệt vời ngân vang triền miên trong tâm hồn. Tình yêu là môt vầng sáng chói lòa thánh thiện để con người nhìn vào đó mà nghĩ về nó để thở, để sống.

Tôi âu yếm đặt tay lên vai Nghiễm:

- Bao giờ anh có thể viết được?

- Lúc nào em muốn. Anh sẽ cố gắng để em không thất vọng.

Tôi khuyến khích:

- Làm sao em thất vọng được. Anh của em sẽ thành công mà.

- Thật không Mai? Em tin anh thành công?

- Dĩ nhiên Nghiễm ạ, anh sẽ thành công ngoài sức tưởng tượng nữa kia.

- Anh sẽ viết truyện Mai nhỉ, một câu chuyện tình thật cảm động.

Tôi kéo ghế ngồi sát bên Nghiễm:

- Câu chuyện như thế nào, văn sĩ của em? Anh có cốt truyện chưa?

Nghiễm hơi ngập ngừng:

- Cốt truyện… Anh sẽ diễn tả tình yêu thánh thiện của một nàng tiên dành cho một gã đàn ông bất hạnh…

- Nhưng em nghĩ… giữa thời đại này Nghiễm nên thực tế một chút đừng lấy bối cảnh hoang đường quá.

- Nàng tiên… Anh muốn ám chỉ một người con gái đẹp. Chứ Tiên thánh thì ai mà dám “mê”!

- Thế thì được. Em tưởng anh cho nhân vật cỡ như Giáng Hương ngày xưa thì mộng mị quá.

Nghiễm cười:

- Chưa gì nhà văn đã bị độc giả sửa lưng rồi.

Tôi dục:

- Rồi câu chuyện diễn tiến ra sao? Anh kể tiếp cho em nghe đi.

- Thì câu chuyện sẽ xoay quanh chàng và nàng. Họ yêu nhau.

- Em biết họ yêu nhau, nhưng tình yêu của họ chắc phải ngang trái lắm, như thế mới hấp dẫn được người đọc phải không anh.

Nghiễm chợt ngưng thở dài:

- Bộ em muốn tình yêu của họ phải ngang trái lắm sao Mai? Em không muốn mối tình thành tựu? Em không nghĩ rằng sự tan vỡ có thể giết chết người con trai trong niềm tuyệt vọng mỏi mòn? Dù sao, chung quanh cô gái cũng có nhiều cuộc vui để tìm quên. Còn người con trai? Anh ta bất hạnh hoàn toàn. Anh ta nhận lãnh tất cả hậu quả của sự tan vỡ. Vì anh ta… mù.

Tôi chợt hiểu ý Nghiễm. Tôi cắt ngang:

- Mù? Nhân vật chính trong chuyện của anh là một người mù sao?

- Phải - Một người thanh niên mù yêu một người con gái tuyệt đẹp.

Giọng anh chùng xuống:

- Và một tình yêu như thế gặp ngang trái là hẳn nhiên phải không em? Làm sao mà thành tựu được, dù đó là mơ ước một đời của anh ta.

Tiếng tôi lạc đi:

- Em xin lỗi. Mai xin lỗi anh, Nghiễm. Em vô tình dẫm lên nổi khổ của anh. Thật ra, em muốn anh tạo những nhân vật gây xúc động cho người đọc, những ngang trái để rồi đi đến một kết luận tốt đẹp. Em chỉ nghĩ đến một cốt truyện thuần túy cho một nhà văn…

- Anh hiểu. Anh hiểu em muốn nói gì… nhưng anh vẫn không dằn được những ý nghĩ chua xót cô động trong anh. Anh luôn luôn bị ám ảnh bởi sự tật nguyền của mình. Anh làm khổ em. Anh không xứng đáng chút nào với tình yêu của em…

Tôi đưa Nghiễm trở lại vấn đề:

- Em đồng ý câu chuyện của anh. Viết với một phần tâm sự mình sẽ có nhiều cảm hứng. Nhưng anh đừng bao giờ nghĩ rằng tiểu thuyết là đời mình để rồi buồn nản… Anh đã đặt tựa cho truyện của anh chưa?

Nghiễm gật:

- Anh đề tựa là “Trăng 30”. Em thấy được không?

Tôi lẩm bẩm:

- “Trăng 30” nghe cũng… ngồ ngộ. Nhưng anh giải thích cho em về ý nghĩa được không?

- Dễ hiểu. Vì nhân vật chính trong chuyện 30 tuổi ! Và vì đến năm 30 tuổi anh ta mới có người yêu, nên lúc đó cuộc đời anh ta mới bắt đầu có ánh sang… Tình yêu như một khuôn trăng làm rạng rỡ hẳn cuộc đời tăm tối của hắn…

Tôi ôm lấy cánh tay Nghiễm:

- Tuyệt, anh của em. Vậy là nhất. Ý nghĩa lắm. Anh sẽ hoàn toàn thành công với một chút cố gắng nữa thôi. Tuyệt diệu !

Tôi hôn lên trán, lên má Nghiễm. Anh nhận những nụ hôn yêu bằng muôn ngàn sung sướng. Tôi chợt nghe thầm hãnh diện. Ít ra là với Nghiễm, tôi cũng sẽ làm được một cái gì cho anh. Và vì yêu tôi, Nghiễm cũng sẽ đổi thay được nếp sống lặng thầm buồn tủi. Tôi không đến nỗi vô dụng lắm !

Tôi phác họa cho Nghiễm thấy một tương lai mới. Tôi ao ước một ngày nào được đọc tác phẩm của anh đăng lên báo. Tôi tin điều đó sẽ thực hiện được. Tôi nói thao thao về những tác phẩm được quay phim. Những giải thưởng văn chương trong nước và quốc tế… Nghiễm có tất cả hy vọng để tiến thật xa trên lý tưởng mới của anh. Nghiễm nghe tôi bằng nụ cười ngờ vực nhưng anh không cãi. “Anh sẽ đem tất cả khả năng để làm việc. Em hãy giúp anh những ngày còn lại bên anh. Anh không mong sẽ thành công với mọi người mà chỉ muốn ghi lại chính tâm sự của mình. Để em đọc và anh đọc”.




***




- Trời đang mưa đó anh.

Nghiễm mơ màng:

- Những sợi tơ trời đan nhau chắc đẹp lắm Mai nhỉ. Nhớ ngày anh còn bé, thích nhất ngày mưa. Chạy ra sân đuổi bắt từng cái bong bóng nước. Bong bóng nước mong manh và tay mình chạm vào là tan nhưng vẫn hoài chạy theo… Tuổi nhỏ thật vô tư, háo thắng đuổi theo ảo ảnh mà không biết rằng sẽ không bao giờ bắt được.

- Em thích nghe tiếng mưa rơi trên mái ngói, trên lá cây. Âm thanh như một điệu nhạc liêu trai…

- Nước mưa thì bao giờ cũng trong, dù thời gian bao lâu cũng đâu có đổi thay phải không Mai?

- Dạ. Trừ những hiện trạng đặc biệt.

Nghiễm chép miệng:

- Hồi anh chưa mù thường ví hạt nước mưa trong như nước mắt người yêu - Tiếc rằng chưa có người yêu để được nhìn nàng khóc thì đã không bao giờ còn nhìn thấy nữa

Tôi tò mò:

- Lúc anh mười mấy tuổi, quan niệm của anh về dung nhan một cô gái như thế nào?

- Về quan niệm sắc đẹp mỗi người một khác. Anh nhớ là có một cô bạn, anh thích nhất trên gương mặt cô ta là đôi mắt. Đôi môi hơi đầy nên trông mòng mọng dễ thương. Anh ghét con gái môi mỏng, làm nụ cười có vẻ sắc sảo thế nào…

- Anh thích vẻ đẹp thuần hậu?

- Như em bây giờ. Má nói người con gái như em không bao giờ làm khổ người khác.

Tôi bối rối:

- Má biết chuyện chúng mình hở anh?

- Đó chỉ là một nhận xét của cụ. Các cụ xưa đoán tướng hay lắm em. Anh tin rằng má biết hai đứa mình có cảm tình với nhau.

Sợ quanh quẩn chuyện tình yêu rồi Nghiễm lại vướng phải mặc cảm như những lần trước, tôi làm bộ reo lên:

- Mưa giăng một màng lưới trắng xóa bao la tít tắp đẹp ghê đi anh.

Nghiễm cười vui:

- “Vũ vô kiêm tỏa năng lưu khách”. Trời thương anh nên cho mưa giữ em lại bên anh đó.

Tôi phụng phịu:

- Anh nói vậy hết mưa em về nghe.

- Thôi cho anh xin, bé cưng. Anh muốn nói em thương anh mà trời cũng giúp anh có dịp để… em thương nhiều hơn.

- Anh biện luận hay lắm.

- Mai ơi !

- Dạ.

- Mưa tỉnh lẽ chắc buồn hơn mưa Sàigòn phải không em?

- Ở đâu thì mưa cũng là một hiện tượng tan mây. Nhưng ở đây thấy hình ảnh ướt át lâu dài hơn. Sàigòn hết mưa là hết nước.

- Mưa thế này lúa tốt lắm em.

- Em thích ăn những hạt lúa non đó Nghiễm. Chất ngọt như mọng dừa.




***




- Nghiễm ơi, Hồng Quỳnh hái cho em bông sen nè, đẹp chưa?

- Ừ đẹp, Quỳnh đâu rồi em?

- Nó còn hái mấy cái gương sen nữa. Anh đợi em tí nghe, em lại cầm gương sen Quỳnh đưa kia.

Tôi chạy lại phía Quỳnh. Nó đưa tôi bốn cái gương sen vừa hái được, Quỳnh nói:

- Hú hồn. Suýt nữa tao nhào xuống ao.

- Nói rồi mà mày vẫn bướng. Cho mày té ướt coi… không giống ai hết à.

- “Ừ”, phải chớ. Tui lặn lội đi tìm “thực phẩm” cung phụng cho “ông bà” mà còn chúc dữ nữa hả.

Tôi cười hòa. Hai đứa nắm tay đi về nơi cắm trại. Nghiễm ngước lên:

- Các cô làm gì lâu thế, anh sốt cả ruột.

Quỳnh liếng thoáng:

- Mấy cái gương sen giữa ao lớn ghê mà với không tới uổng quá Mai hở?

- Thôi chịu khó ăn gương nhỏ đi cưng. Vói dài lỡ hụt tay ngã xuống ao rồi Mai vớt không được đâu.

Hồng Quỳnh nhìn tôi nheo mắt:

- Đó thấy chưa? Chưa gì đã binh chầm chầm mà. Thôi, “tui” là người thừa “tui” xin rút lui.

Nghiễm khôi hài:

- Bé rút lui nhớ để giỏ đồ ăn lại là được.

Quỳnh đấm vào lưng anh thùm thụp. Cả bọn cười vang trong gió chiều. Hương đồng nội thoang thoảng ngất ngây. Gió vương trong tóc, trên da man mác. Tôi nhìn Nghiễm. Gương mặt người con trai cương nghị trong ánh chiều. Tôi thấy thương Nghiễm vô cùng. Giá trên gương mặt anh, đôi mắt có hồn chắc sẽ đẹp vô cùng.

Nghiễm bẻ gương sen lấy hột cho tôi:

- Hạ Mai nhớ bỏ tim sen, không có ăn đắng lắm đó.

Hồng Quỳnh lựa những hột lép đập trên trán kêu lốp bốp, vừa nói:

- Tim sen đắng khó ăn, chứ ăn được tốt lắm Mai ạ. Dễ ngủ.

- Mày kiêm luôn nghề… lang băm hở?

- Chứ sao. Tao mà bổ thuốc uống là… cảm luôn.

Tôi ngồi sát bên Nghiễm. Suốt một ngày ba đứa cắm trại ngoài ngôi miễu hoang này. Ngôi miễu giữa một thửa ruộng, cách một khoảng là ao sen. Một tấm “toa-tăng” và một con vịt quay ăn với xôi, thế là đủ vui một ngày.

Càng gần gũi Nghiễm tôi càng thương anh nhiều hơn. Nghiễm nói đúng cương vị người anh lớn và người tình trìu mến. Những vui buồn bất chợt đôi lúc làm tôi phải dỗ dành anh như một đứa trẻ con. Tôi thích thú nghĩ rằng Chúa sinh ra người đàn bà là để làm người tình và đồng thời là người mẹ của đàn ông.




***




- Hôm nay nắng nhiều không Hạ Mai?

Tôi dừng tay ngắt những bông bí, trả lời Nghiễm:

- Nắng dịu thôi anh, nhưng nắng hồng đẹp lắm.

- Anh nhìn thấy rồi. Nắng nhảy múa trên tóc, trên áo em. Nắng tô hồng đôi má em đó phải không Mai?

- Văn sĩ của tôi ơi, anh tưởng tượng nhiều quá rồi.

- Anh “nhìn thấy” mà. Mắt em long lanh ngập nắng nữa đó. Nắng hồng đâu có làm chói mắt phải không em?

- Buổi trưa nắng mới rát. Mới chín giờ mà anh.

- Mai đang hái bông bí hở?

- Dạ. Hái dùm cho chị Hảo. Chị ấy đi chợ về làm đồ ăn luôn.

- Đầy rổ chưa em?

- Mới hơn nửa anh ạ.

- Em thích ăn bông bí lắm sao?

- Ăn bùi, ngon lắm chứ anh. Về đây chị Hảo mới tập em ăn món này.

Giọng Nghiễm đầy thương mến:

- Em làm dâu nhà quê được đó Mai. Công chúa của anh không ngờ cũng chịu đựng được cuộc sống quê mùa lâu dữ.

- Nữa, anh cứ nói em vậy hoài.

- Anh mừng chứ em. Nếu anh may mắn có người vợ như thế thì dù ở hoàn cảnh nào anh tin rằng “người ta” cũng chịu được, không bỏ anh.

Tôi hóm hỉnh:

- “Người ta” chứ đâu phải em.

Tôi hái nhanh những bông bí cuối cùng, nói với Nghiễm:

- Đợi em tí nghe anh. Em mang vào đã.

Tôi trở lại với Nghiễm, ngồi xuống bên anh trên chiếc ghế đá. Bầu trời buổi sáng nắng trong và mây như kéo cao hơn. Nghiễm nói:

- Từ ngày có em, anh như tìm lại được ánh sáng đôi mắt. Anh “ nhìn thấy” được tất cả Mai ạ.

- Anh có nghĩ là anh dối em không?

- Anh không cần biết. Chỉ biết là qua em, anh đã sống những buổi sáng hồng, những buổi chiều thơ mộng. Anh thấy nắng. Anh biết mưa. Anh nhớ chung quanh mình có vạn vật. Màn tối trước mắt anh không có nghĩa ý vì em đã cho anh một ánh sáng quá chói lòa…

Tôi thì thầm:

- Cám ơn anh, Nghiễm. Nhưng hãy nghĩ đến em là một người yêu chứ không phải là người ơn của anh.



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Trăng 30 - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trăng 30 - Loại Hoa Tím   Trăng 30 - Loại Hoa Tím Icon_minitimeSat Jun 10, 2017 3:43 am

Chương 6

Tôi nhìn lại điện tín một lần nữa. Ba tôi gọi về Sàigòn ngay vì má tôi đau nặng. Tôi bàng hoàng cả người. Tôi đưa thư cho chị Hảo coi để xin phép được về với má. Chị khuyên tôi nên đi chuyến xe sáng mai. Tôi nóng lòng bởi những dòng chữ hối thúc của ba nhưng cũng buồn không ít.

Hơn hai tháng tôi sống ở miền quê Cao Lãnh này, với gia đình chị Hảo và gia đình Nghiễm. Hơn hai tháng tôi lột bỏ lớp vỏ thị thành để làm một cô gái quê bình dị. Biết tôi từ giã sớm hơn dự định Nghiễm sẽ buồn lắm. Hồng Quỳnh cũng thế. Nó sẽ thui thủi một mình cho đến ngày trở lại tựu trường. Nhưng biết sao hơn ! Má bệnh là điều không thể trì hoãn được.

Tôi nghĩ đến gương mặt buồn hiu của Nghiễm khi tôi báo tin này. Tôi có ý nghĩ sẽ lặng lẽ ra đi không từ giã. Tôi sợ giây phút chia tay. Tôi sợ phải nói lời giã từ với Nghiễm dù chỉ là tạm biệt. Tôi định sẽ để thư lại nhờ chị Hảo đưa. Nhưng rồi ý muốn gặp Nghiễm mãnh liệt hơn. Tôi thu xếp áo quần vào valise rồi chạy sang nhà Quỳnh.

Thấy tôi Quỳnh reo lên:

- Mới nhắc đến mày. Linh thế.

Tôi vẫy Quỳnh ra phía cửa:

- Anh Nghiễm đâu?

- Đang viết văn. “Nghề của chàng” mà. Mê rồi.

Tôi ngập ngừng, nhưng rồi cũng đành phải nói thật:

- Tao sắp đi.

Quỳnh mở to mắt:

- Đi đâu?

- Về Sàigòn.

- Mày nói ở hết hè mà.

- Ừ. Nhưng má tao bệnh nặng. Ông già đánh điện gọi về.

Quỳnh thảng thốt:

- Thật hở? Hồi nào?

- Mới lúc trưa.

- Bao giờ mày đi?

- Chị Hảo bảo mai đi chuyến xe sớm.

Quỳnh buồn hiu:

- Vậy mà tao tưởng được về Sàigòn một lượt với mày.

- Tao cũng muốn vậy. Nhưng hoàn cảnh, biết sao?

Hồng Quỳnh muốn khóc và tôi cũng rưng rưng. Tôi an ủi nó:

- Mày ở lại về sau. Còn cũng không bao nhiêu ngày nữa. Tao về cũng buồn lắm.

Giọng Quỳnh thiểu não:

- Má bệnh thì bắt buộc mày phải về rồi. Xui quá Mai hở?

- Tao sốt cả ruột. Đầu óc lộn xộn chả còn nghĩ được gì nữa.

- Mày nói cho anh Nghiễm biết chứ?

- Tao sợ Nghiễm buồn.

- Buồn là cái chắc. Nhưng trước sau gì cũng phải nói, bộ giấu được sao.

- Tao ngán phải nói với ảnh những chuyện như vậy. Tội ảnh quá.

Quỳnh thở dài:

- Có tội cũng phải ráng mà chịu chứ làm sao bây giờ.

- Hay mày nói dùm tao. Đợi tao đi rồi đã.

- Không được. Ảnh rầy tao chết. Kệ, mày nói đại đi. Vả lại còn dịp gặp chứ bộ mày đi luôn sao mà ngại. Việc này làm sao trách mày được.

- Ừ, thôi để hồi nào gần đi tao nói. Giờ để cho ảnh vui.

Quỳnh siết tay tôi:

- Thương anh tao thì thương cho trót nhe Mai. Nói khéo một chút để những ngày xa mày ảnh còn niềm tin để sống.

- Bộ mày biết lo cho anh, còn tao không biết lo cho người yêu sao? – Tôi nói mà không biết mình đùa hay thật.

- Giờ mày ở lại với tao đến tối há. Mai sáng về lấy đồ đi luôn.

- Cũng được.

- Thôi mày vào thăm anh Nghiễm chút đi, cho ổng lên tinh thần viết cho hay. Mới rủ tao qua mày đó. Khổ quá, xa vài ba tiếng đồng hồ đã nhớ, mai mốt xa dài dài rồi làm sao sống đây.

Tôi vờ như không nghe câu than thở của bạn, đi vào phòng khách. Nghiễm đang ngồi chống tay lên máy. Nghe tiếng động anh lên tiếng:

- Hồng Quỳnh hả em?

- Mai đây anh.

Nghiễm im lặng tôi dịu giọng:

- Anh giận em phải không?

Giọng Nghiễm thật nhỏ:

- Anh mong lâu quá. Đang tính qua em. Sao em không qua anh sớm?

Tôi dợm muốn nói chuyện về Sàigòn lại thôi. Tôi trớ đi:

- Chị Hảo nhờ em coi nhà buổi sáng.

Nghiễm gật gù:

- Anh ích kỷ quá Mai nhỉ? Em có buồn anh không?

- Sao lại buồn anh? Chỉ vì anh thương em.

- Hiểu cho anh, Mai nhé. Chưa bao giờ anh yêu thương nên yêu em anh dồn tất cả tình

thương trong đó có ghen tương, có vị kỷ. Những tính xấu không tha thứ được mà cũng khó từ bỏ trong tình yêu.

Tôi nhìn lên máy. Tờ giấy được bỏ vào đó vẫn còn trắng tinh chưa có chữ nào. Dường như đón được ý tôi. Nghiễm nói:

- Nhớ em, buồn quá anh không làm việc nổi nữa.

- Anh như thế em không chịu đâu. Mai mốt em phải về tựu trường rồi anh bỏ luôn công việc

sao?

Nghiễm chống chế:

- Mai mốt khác. Thà là không có em ở đây, anh an phận, biết mình không làm hơn được phải

cố gắng làm việc để quên. Còn có em mà anh không gặp anh bứt rứt lắm.

Tôi không trách Nghiễm nữa. Anh có lý của anh. Con tim có những lý lẽ riêng mà lý trí không thể lay chuyển được. Tôi sắp thứ tự những trang giấy được đánh máy xong và bỏ lộn xộn trên bàn.

Nghiễm nói:

- Được gần hai chục trang rồi em. Đang đến đoạn gay cấn nhất.

- Đoạn gì anh?

- Tình yêu của họ đang ngang trái. Gia đình cô ta nhận lời gả cho một người khác.

Tôi buột miệng:

- Cô ta phải tranh đấu chứ.

Nghiễm cười buồn:

- Dĩ nhiên, nhưng cô bé ít hy vọng thắng. Cô ta gặp cản trở quá nhiều.

- Phải thắng anh ạ. Đừng cho họ phải xa nhau. Chuyện phải có hậu mới được.

- Nhưng tiểu thuyết đâu phải là cuộc đời Mai nhỉ? Tiểu thuyết mình có quyền kết hợp hai nhân vật, còn thực tế… Cô bé trong truyện của anh gặp trở lực gia đình. Không ai bằng lòng cho cô ta yêu một anh mù. Cô bé cố giấu diếm nhưng một người chị của cô ta biết, thế là gia đình bắt cô ta tuyệt giao với người yêu… Anh mới viết đến đó rồi chợt nghĩ đến tình yêu hai đứa mình cũng mong manh như bọt biển nên không đủ can đảm tiếp tục…

Tôi sửng sờ. Nghiễm đang nói gì thế? Tại sao câu chuyện của Nghiễm lại trùng hợp từng đoạn với hoàn cảnh hiện tại của tôi và Nghiễm? Tại sao lại có sự ngẫu nhiên lạ lùng vậy được? Hay là Nghiễm đã biết tất cả? Không mà, chỉ có thể là một sự vô tình… Tôi chợt nghe xót xa thương Nghiễm. Không hiểu những kịch sĩ khi đóng xong một vai trò họ có bị ảnh hưởng nhân vật xâm nhập vào thực tế hay không, chứ tôi đóng vai trò người tình của Nghiễm, đã cảm thấy ý chí bị lung lay khá nhiều. Đôi khi tôi không hiểu mình đóng kịch quá hay hay quá dở. Nhưng dở hay gì thì điều làm tôi lo ngại là đôi khi tôi cảm thấy mình yêu Nghiễm thực sự, gần gũi Nghiễm lạ lùng. Và những lời nói ra, không được chủ định trước mà do sự rung cảm của con tim thoát ra.

Nếu tôi yêu Nghiễm? Chắc chắn mọi việc sẽ không tốt đẹp hoàn toàn. Đặt thử câu hỏi để rồi lại thấy lo âu. Tôi cắn răng giấu kín suy tư trước Nghiễm. Cũng may mà anh mù, nếu không, nhìn những diễn biến trên nét mặt tôi anh sẽ đoán hiểu. Giờ phút này chính sự tật nguyền của Nghiễm đã giúp tôi giữ cho anh nhiều niềm tin.

Suốt buổi trưa Quỳnh buồn ra mặt. Tôi căn dặn mãi nó không được nói điều gì có thể làm Nghiễm nghi ngờ. Tôi ăn cơm nhà Quỳnh buổi trưa rồi buổi chiều. Lựa một lúc không có Nghiễm ở phòng khách, tôi thưa với mẹ anh để sang mai đi. Bà cụ có vẻ buồn nhưng cũng biết rằng sự trở về của tôi là hợp lý.

Buổi tối tôi và Nghiễm ra ngồi trước sân. Tôi ngồi sát bên anh. Trời nhiều mây xám và không một ánh sao. Gió làm vương vướng lạnh. Nghĩ đến sự xa cách ngày mai, bất giác tôi ngã đầu vào vai Nghiễm.

- Em lạnh?

- Hình như gió nhiều hơn mọi hôm phải không anh?

- Gió vô tình quá em nhỉ?

Tôi thì thầm:

- Gió đâu phải là anh mà biết thương, biết chiều em.

Nghiễm quàng ôm vai tôi:

- Bớt lạnh chưa em?

- Hết rồi, anh yêu. Ở cạnh bên anh ngoại cảnh không đụng vào em được nữa.

Nghiễm cười nhẹ:

- Hạ Mai, em có giọng nói dễ yêu lắm em biết không?

Tôi lắc đầu:

- Em không biết.

- Hạ Mai. Em có mái tóc dễ thương lắm em biết không?

- Em không biết.

- Hạ Mai, em đẹp lắm em biết không?

- Em không biết.

- Hạ Mai, anh yêu em, em biết điều đó không?

- Dạ, em biết.

- Tưởng em không biết nữa là anh đánh đòn.

- Anh đánh đòn em khóc.

- Anh sẽ dỗ em. Nhưng phải đánh đòn trước đã.

Tôi phụng phịu:

- Oai dữ. Ỷ lớn bắt nạt người ta.

Nghiễm xoa đầu tôi như đối với một cô em nhỏ. Tôi sung sướng đón nhận những cử chỉ trìu mến từ người tình. Hương yêu dịu dàng như lời dịu dàng của Nghiễm. Trong một lúc, tôi quên đi cuộc chia tay sắp đến. Tôi ngỡ như thời gian đọng lại và hạnh phúc không bao giờ rời bỏ tôi.

- Hạ Mai.

- Gì cơ anh?

- Đêm nay có trăng không em?

Tôi ngần ngại nhìn lên bầu trời. Vầng mây đen thẳm xa hun hút khia không bao giờ đáp ứng lại các ước ao của Nghiễm. Đêm ba mươi thì làm gì có trăng?!

- Hạ Mai.

- Dạ.

- Sao chợt dưng anh thèm một vầng trăng thật đẹp. Trời có trăng không em?

Tôi không thể đắn đo được nữa. Tôi gật đầu:

- Anh mơ ước thật đúng lúc. Vầng trăng mười sáu đang mỉm cười với chúng ta đó Nghiễm.

- Ồ, trăng mười sáu. Đẹp em nhỉ? Sống trong bóng tối anh quên cả thời gian.

Tôi cố giữ sự ngẹn ngào khỏi lộ ra câu nói:

- Đẹp vô cùng, Nghiễm ơi. Trăng trên đầu chúng ta, trăng trước mặt chúng ta. Vầng trăng tròn và sáng lạ lùng. Không gian đang nhuộm sang bởi hào quang của chị Hằng…

Nghiễm cắt ngang:

- Anh nhìn thấy trăng rồi… Cám ơn em, cám ơn ánh sáng của anh.

Tôi quay đi, nghiến chặt môi để khỏi bật khóc. Tôi đã nói dối để Nghiễm đạt được một ước mơ bé nhỏ của anh. Vầng trăng của đêm 30 là trăng có bằng ảo tưởng, nên trăng 30 đẹp hơn trăng rằm, hơn cả trăng 16. Nghiễm ơi! Anh mù chứ Hạ Mai đâu có mù. Nhưng em đã mù theo anh, vì em cũng vừa nhìn thấy được vầng trăng 30 tuyệt đẹp. Tha lỗi cho em nghe Nghiễm, nếu anh biết rằng vì anh, Hạ Mai đã nói dối anh…

Nghiễm, anh viết văn, cốt truyện người con trai mù 30 tuổi yêu một thiếu nữ. Nàng đem ánh sáng, đem niềm tin lại cho chàng và anh lấy tựa là Trăng 30. Đó là tiểu thuyết. Còn cuộc đời, anh đã được chiêm ngưỡng một đêm 30 có trăng thật thơ, thật đẹp. Trăng 30 là ở tiểu thuyết của anh hay trăng 30 là chính trong thực tại của chúng mình hở Nghiễm?



***



- Hạ Mai.

- Dạ.

- Khuya rồi. Thôi em vào ngủ đi.

- Còn anh?

- Anh sẽ ngồi đây lúc nào buồn ngủ sẽ vào sau.

- Em muốn ngồi đây với anh. Em muốn ngủ trên vai anh được không Nghiễm?

- Được, nhưng sương xuống lạnh, em sẽ bị cảm Mai ạ. Nghe lời anh. Ngoan đi cưng.

- Anh ngồi đây làm gì?

- Anh muốn tắm ánh trăng.

Tôi ngước lên khoảng trời đen thăm thẳm. Vầng trăng của anh đó phải không Nghiễm? Ánh sáng chan hòa trong tâm hồn anh nên anh thấy sáng. Em sáng nên khoảng tối mênh mông kia không thể đánh lừa được em… Em đánh lừa anh. Em cho anh thấy ánh sáng là anh thấy ánh sáng. Em cho anh thấy bóng tối là anh thấy bóng tối. Em yêu anh nên muốn cho anh thấy những gì thật đẹp… Anh hạnh phúc hơn em…

- Hạ Mai.

- Anh gọi em?

- Anh muốn gọi hoài tên em. Âm thanh nào thoát khỏi môi anh cũng là hai chữ Hạ Mai. Tên em như một nốt nhạc lạ…

- Em hát anh nghe nhé.

Nghiễm vuốt nhẹ lên má tôi:

- Ừ. Mai hát đi. Ngồi dưới trăng nghe người yêu hát là nhất.

- Em chỉ thuộc một bài.

- Bất cứ bài nào em thích.

Tôi nghĩ đến một đoạn của bản nhạc <em>“Tạ từ trong đêm”… ”Thăm thẳm chiều trôi. Mai em đi rồi không người đưa lối. Khi thương mến nhau hai người hai ngả tránh sao bùi ngùi… Hẹn gặp nhau đây, đêm thâu lá đổ, sương giăng kín mờ nhạt nhòa ước mơ…”</em>

- Hạ Mai

Tôi ngừng hát:

- Gì cơ anh?

- Bài hát buồn quá. Sao em hát bài đó Mai?

- Anh nói em hát bất cứ bài nào em thích.

- Nhưng bài hát nói đến một cuộc từ ly, anh sợ hình ảnh đó lắm em.

- Thôi em không hát nữa.

- Anh đưa em vào nghỉ nhé Mai. Khuya lắm rồi, em thức khuya hại sức khỏe anh không muốn.

Tôi đứng lên theo tay dìu của Nghiễm. Sương xuống thật lạnh. Gió đưa hương ngọc lan thơm ngào ngạt. Mấy lần tôi định nói với Nghiễm “ngày mai em đi” rồi cũng không can đảm… Tôi sợ phải nghe tiếng Nghiễm thở dài. Tôi sợ phải nhìn thấy khuôn mặt buồn vời vợi của anh.



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Trăng 30 - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trăng 30 - Loại Hoa Tím   Trăng 30 - Loại Hoa Tím Icon_minitimeSat Jun 10, 2017 3:43 am

Chương 7

Tôi đã hiểu lý do để tôi phải chấm dứt nghỉ hè sớm hơn dự định. Má tôi vẫn khỏe, chỉ vì bức thư quái ác của chị Hảo. Chị viết: “Cháu có bổn phận phải trông nom em Mai nên cháu sợ không làm tròn trách nhiệm đối với dì dượng. Sự thân mật của em Mai đối với gã con trai mù lòa làm cháu lo ngại. Hắn không thể nào xứng đáng với một thiếu nữ đẹp như Hạ Mai cũng như đối với gia đình mình, hắn chỉ là một kẻ tật nguyền vô dụng, dùng lời đường mật để làm xiêu lòng một người con gái mới lớn, thơ ngây… cháu ngại quá, nhưng nói với Mai thì sợ nó buồn nên phải cầu cứu đến dì dượng…”. Thế là ông bà cụ cuống cuồng đánh điện gọi tôi về, sự quan trọng tưởng như trời long đất lở… Ba tôi đã nghiêm khắc bảo tôi:

- Con cũmg lớn rồi, chuyện yêu đương ba không cấm. Nhưng phải biết chọn người. Con gái chỉ có quyền lựa chọn một lần… Ba không cấm con yêu đương nếu người ấy quả thật xứng đáng, có tư cách và đủ bảo đảm hạnh phúc cho con. Ba rất buồn phải buộc con chấm dứt kỳ nghỉ hè sớm. Nhưng ba phải ngăn cản trước khi quá muộn.

Rồi ba đưa tôi đọc bức thư của chị Hảo. Tôi tái mặt bởi những dòng chữ đấy tính cách hạ nhục Nghiễm. Không, Nghiễm không hèn hạ như mọi người tưởng. Nghiễm không vô dụng như mọi người nghĩ. Nghiễm có tài, chỉ vì không ai khuyến khích để anh bộc phát tài năng. Tôi sẽ làm công việc đó, hãy để tôi gặp anh. Mọi người, ai cũng có thể gặp cảnh bất hạnh, tại sao không nhìn vào kẻ khác mà thương? Tại sao mọi người lại cứ gạt những kẻ bất hạnh ra ngoài lề cuộc đời? Nếu họ ở vào hoàn cảnh đó họ sẽ thấy họ cần gì?! Nhưng họ không bao giờ nghĩ ra được một lúc nào đó, có thể họ cũng trở thành kẻ bất hạnh…

Tôi dồn uất ức lên tim, lên óc. Tôi ứa nước mắt nghe má tôi dè bỉu Nghiễm. Cuối cùng không chịu được nữa tôi nói lớn:

- Ba má bắt con về, con đồng ý. Nhưng xin đừng ai đá động gì đến Nghiễm. Anh ấy vô tội. Chị Hảo đã biết gì về Nghiễm mà buộc tội anh ấy. Tình cảm của con và Nghiễm chưa bao giờ đi quá giới hạn tình bạn. Chị Hảo không quý Nghiễm, không ca tụng Nghiễm là vì anh nghèo, anh tật nguyền. Dù có yêu Nghiễm hay không con vẫn quý tư cách anh như thường.

Bỗng dưng tôi trở nên một nhà hùng biện. Tôi cãi cho Nghiễm và lên án mọi người, lên án cái xã hội đầy bất công, đầy bạc bẽo này. Tôi nói cho mọi người biết tôi không yêu Nghiễm, tôi chỉ có tình bạn nhưng không ai tin điều đó. “Không có lửa sao có khói”. Chị Hảo đã nói như vậy chắc chắn là phải thật rồi. Tôi đuối. Không nói để ba má hiểu tôi trở nên cáu kỉnh, tôi quyết định binh Nghiễm đến cùng. Nếu Nghiễm không tật nguyền, nếu Nghiễm dễ dàng có hạnh phúc như mọi người, chắc tôi không binh anh mãnh liệt đến thế. Tôi không buồn cải chính chuyện tôi và Nghiễm nữa. Gia đình có quyền hiểu lầm và… cứ việc hiểu lầm. Dù sao tôi cũng về đến đây rồi, có muốn đi lại cũng không được. Chỉ có anh Hải và Hạ Vân là đứng về phe tôi. Cùng là tuổi trẻ, cùng những quan niệm rộng rãi về tình yêu, anh Hải nháy mắt với tôi:

- Đừng buồn. Chuyện đâu còn đó. Từ từ rồi mình tính. Em về đây là ba má yên rồi. Mình sẽ thuyết phục ba má.

Tôi tức tưởi:

- Chỉ tại cái bà Hảo thèo lẻo. Biết vậy em không ở nhà bả. Nghiễm như thế mà dám nói là thiếu tư cách.

Anh Hải dỗ dành:

- Anh chưa biết Nghiễm, nhưng em đã yêu được hắn thì chắc cũng không đến nỗi nào. Việc đầu tiên là em đừng tỏ ra nóng nảy. Cứ tạm hòa hoãn đi rồi anh tìm cách dàn xếp cho.

Tôi nhìn anh Hải ngờ vực:

- Anh nói thật hay an ủi em?

- Anh nói thật. Có một cô em gái lớn không lẽ anh không thương? Em vui là anh vui.

Vân hỏi tôi:

- Chị Quỳnh có hứa viết thư cho chị không?

Tôi gật:

- Nó có nói sẽ viết thư.

- Nếu vậy để em đón thư đưa riêng cho chị. Điệu này dám ba má không cho chị đọc thư chị Quỳnh, sợ nhắn về anh Nghiễm.

- Phải rồi. Vậy mà chị không nghĩ ra điều đó. Vân giúp chị nhe.

Hạ Vân cười, hai lúm đồng tiền thật sâu:

- Là cái chắc. Mai mốt em có “bồ” chị giúp lại em, lo gì.

Con bé láu lĩnh mới mười sáu tuổi đã tính chuyện bồ bịch. Tôi cao giọng:

- Mới mười sáu tuổi nghe cô, đừng có cà chớn.

- Có chị cù lần nên giờ này mới biết yêu. Bạn em tụi nó làm collections nữa đó.

Tôi trừng mắt:

- Người ta khác, mình khác. Hay ho gì mấy con nhỏ bụi đời mà nói.

- Vậy là chị hổng nhờ em?

Tôi xuống nước:

- Sao không. Không nhờ Vân thì nhờ ai. Thôi làm đồng minh chị đi chuyện sau sẽ tính.

- Em nghe chị thương anh Nghiễm là em nghĩ chắc ảnh cũng phải dễ thương lắm chứ bộ. Ai như bà Hảo, thấy mà ghét. Ai bắt bả bỏ ông Long bả chịu không?

- Thôi bỏ chuyện chị Hảo đi. Người ta sợ trách nhiệm nên phải làm vậy. Đâu có ăn nhập gì đến mình nữa. Vân cứ lo đón thư cho chị là được.

- D’accord. Chị yên chí.

Thế là tôi có hai đồng minh đắc lực. Nỗi bực tức dằng lắng xuống khi nỗi nhớ dâng cao. Từng giấc mơ ngắn tôi thấy Nghiễm hốc hác, xanh xao đi tìm tôi. Tôi thấy Nghiễm lăn từ triền dốc cao xuống thung lũng thấp. Tôi thấy Nghiễm chạy điên cuồng trong cơn mưa tầm tã. Tôi thấy Nghiễm đen cháy dưới tia sáng mặt trời. Ở đâu Nghiễm cũng đến tìm tôi. Ở đâu Nghiễm cũng gọi tên tôi. Nghiễm hỏi hoa, hỏi lá, hỏi mây, hỏi gió để mong gặp hình ảnh thân yêu… Hạ Mai! Hạ Mai! Em ở đâu! Anh đây! Nghiễm đây!... đến với anh. Đến với anh. Tôi nghe âm vang tiếng Nghiễm và tôi choàng tỉnh khỏi cơn mê.



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Trăng 30 - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trăng 30 - Loại Hoa Tím   Trăng 30 - Loại Hoa Tím Icon_minitimeSat Jun 10, 2017 3:44 am

Chương 8

Hạ Vân khều tôi:

- Có thư

Tôi sáng mắt mừng rỡ:

- Đâu? Đâu em?

Vân ra điều kiện:

- Một chầu ciné thôi. Lê Lợi và Les Charlot.

Tôi kéo Vân về phòng, cố đi thản nhiên khi ngang phòng khách để tránh sự dò xét của má. Tôi mở ví lấy tờ năm trăm:

- Một đức Thánh Trần được chưa?

- Thôi cũng được. Lẽ ra em lấy một xín nhưng sợ chị kẹt. Đây, thư từ Cao Lãnh.

Nó hạ giọng như xuống sáu câu. Tôi mắng yêu:

- Đưa chị cho rồi, con khỉ.



Cao Lãnh, ngày ….tháng …năm…

Hạ Mai thương!

Sáng hôm mày đi, anh Nghiễm rất đau lòng nhưng anh không trách hờn gì cả, anh linh cảm sẽ có chuyện gì đó không hay cho tình cảm của mày và anh nhưng anh nói dù có chuyện gì xảy ra anh vẫn chấp nhận bởi vì anh Nghiễm biết anh không xứng đáng với mày. Anh nói anh sẽ rút lui khỏi cuộc đời mày để mày tạo lập hạnh phúc với một người xứng đáng hơn. Tao thương anh, thương bạn nên khóc òa, làm anh Nghiễm lại phải dỗ tao. Hai anh em dắt díu nhau quanh quẩn bên hình ảnh của mày.

Hạ Mai,

Phải hôm trước tối ngày đi mày tả cho anh Nghiễm thấy một vầng trăng tuyệt đẹp không? Nhưng đêm đó là đêm ba mươi làm gì có trăng, mà tao đâu có biết mày gạt ảnh. Hôm sau nghe má đi chợ về bảo chuối mắc vì người ta mua cúng, anh Nghiễm phát cười bảo má tao ai lại có lệ cúng ngày mười bảy. Bà cụ cãi là cúng rằm, mùng một chứ cúng mười bảy hồi nào. Rồi bà cụ cuống cuồng sợ anh buồn quá rồi mất trí. Nhưng anh dường như chợt nhớ ra một điều gì đó thôi không bướng nữa. Buổi chiều anh hỏi nhỏ tao: “Hôm nay ngày ta bao nhiêu em?”

Tao thật tình đáp: “Mồng một anh ạ. Mồng một nên thiên hạ cúng”

Anh Nghiễm lẩm bẩm: “Mồng một… Vậy ra đêm qua là đêm ba mươi. Đêm ba mươi thì làm gì có trăng mà Hạ Mai nói với mình…:

Và anh ngồi chết lặng thật lâu. Tao hốt hoảng hỏi: “Anh Hai… anh nói gì có Hạ Mai trong đó? Nó đi rồi mà”.

Anh gật đầu buồn buồn: “Anh biết. Quỳnh, Hạ Mai tế nhị lắm em biết không?”

Tao hỏi: “Tế nhị? Thì thường nó vẫn dễ thương trong tất cả mọi việc. Mà chuyện gì vậy anh Hai?”

Và anh kể cho tao nghe đêm qua anh nói thèm được nhìn trăng, và mày đã tả cho ảnh một vầng trăng giữa đêm ba mươi thật đẹp. Anh nói: “Em thấy chưa Quỳnh. Một người con gái như Hạ Mai làm sao mà quên được”.

Hạ Mai,

Tao không hiểu anh Nghiễm nghĩ gì sau đó. Nhưng ảnh buồn đến thê thiết. tao giục ảnh viết thư cho mày nhưng ảnh nói không muốn gợi trong lòng mày hình ảnh một kẻ mù lòa khi phải áp dụng một lối “viết” đặc biệt… Anh ấy rắc rối quá trời tao cũng không còn biết đâu mà lo nữa.

Nay mai tao sẽ trở lên học với mày, chắc có nhiều chuyện để nói. Anh Nghiễm cũng sắp hoàn thành tác phẩm “Trăng 30” rồi, hy vọng sẽ mang lên được cho mày đọc.

Thương mày,

Hồng Quỳnh.



Tôi thương Quỳnh, thương Nghiễm. Tôi lặng người trong những cơn gợi nhớ chuỗi ngày êm đềm đã qua. Khung trời tỉnh lẽ với nếp sống bình dị, với những người dân quê mộc mạc. Ở đó có Quỳnh, ở đó có Nghiễm. Hình dáng Nghiễm hiện sừng sững. Hình dáng Nghiễm trìu mến, chịu đựng. Nghiễm ơi! Nghiễm ơi!

Má thấy tôi buồn, ôm đầu tôi dỗ dành. Lối dỗ dành nghiêm khắc, vừa vuốt ve vừa khuyên răn. Tôi buồn thật sự, tự hỏi có phải mình yêu Nghiễm hay không? Câu hỏi không được trả lời thỏa đáng. Tôi chỉ biết tôi mến Nghiễm thật nhiều. Tôi chỉ biết tôi muốn giúp Nghiễm thoát ra khỏi bóng tối mênh mông bất hạnh. Má tôi hỏi về Nghiễm. Má khuyên tôi quên Nghiễm và má tin điều đó sẽ dễ dàng. Tôi nhìn má:

- Không thể yêu một kẻ mù được sao má? Con thấy họ có tội gì mà đến nỗi bị trừng phạt quá đáng như vậy? Mất ánh sáng của đôi mắt đã là một bất hạnh rồi, còn bị xô ra ngoài tình cảm cuộc đời nữa làm sao họ sống?

Má lắc đầu nhẹ nhẹ. Tôi thấy rõ má khó khăn trong việc giải thích cho tôi. Nhưng rồi má nói:

- Không phải không thề yêu một kẻ mù. Nếu đó là ý Chúa má không biết nói sao. Nhưng với má, má chỉ mong con gái má có được một tương lai tươi sáng. Mà tương lai đó chắc chắn là một người… không phải là Nghiễm sẽ dễ dàng tạo dựng. Má đã từng hãnh diện với mọi người rằng con gái má đẹp, con gái má ngoan. Và cái đẹp, cái ngoan của Hạ Mai sẽ mang đến cho nó một phần thưởng nào đó.

Tôi buột miệng:

- Phần thưởng đó sẽ là một ông luật sư hay bác sĩ phải không má?

Tôi chua chát mà không thấy mình chua chát. Má nhìn tôi với một chút nghiêm khắc, một chút cảm thông. Tôi nghĩ thầm giá má hiểu tôi không yêu Nghiễm như má tưởng, chỉ vì mọi người muốn dụ tôi vào cảnh phải nhận và với sự thương hại, với lòng hiếu thắng tôi đã đóng nốt vai trò đó, chắc má không phải nhọc lòng khuyên tôi.

Linh đến thăm, tôi tảng lờ, tiếp chuyện thản nhiên như không có gì. Linh mừng tôi về và trách đi hơi lâu. Tôi biết Linh thương tôi nhiều mới có được những bộc lộ như vậy. Má nhìn chúng tôi với cặp mắt hài lòng. Tôi hiểu má lo sợ tôi sẽ lạnh nhạt hay xua đuổi Linh vì Nghiễm.

Ba hôm sau ngày nhận thư Quỳnh, tôi được thư Nghiễm. Nghiễm viết tất cả nhớ thương của một người tình dành cho người tình. Nghiễm bảo không đêm nào không dành gần trọn đêm để nghĩ đến tôi. Nghiễm viết… “Hạ Mai ơi, nếu em biết rằng anh đã và đang sống bằng hình ảnh của em, chắc em sẽ thương anh nhiều. Đó là sự thật. Giờ này, ngoài hơi thở nuôi sống anh, ngoài nhịp đập trái tim anh là hình ảnh em ngự trị.

“Anh đã trở lại con lạch nhỏ mà ngày đầu tiên em đã theo anh đi câu cá về để Hồng Quỳnh làm món ăn. Anh đã trở lại ao sen mà ba chúng mình cắm trại. Anh đã tìm đến tất cả những nơi in dấu chân em, để ngồi hằng giờ, hằng buổi, lắng nghe tiếng gió, cố lọc lấy âm vang giọng cười hồn nhiên của em… Cố hình dung từng áng mây chiều, từng tia nắng sớm đang vướng vít trên tóc, trên áo em… Cô bé Hạ Mai của mộng mơ và thực tế.

“Nhiều khi anh nghĩ hay mình vừa qua một giấc mơ dài, và đã gặp em trong giấc mơ đó. Thượng Đế đã thương anh bất hạnh nên ban cho diễm phúc được hưởng một khoảng hạnh phúc thần tiên. Nhưng rồi anh hỏi Hồng Quỳnh, nó bật cười bảo anh ngớ ngẩn, nhớ em quẩn trí. Như vậy em có thật trên đời, em đã đến với anh bằng hình hài con gái phải không Mai?

“Xa em, anh nhớ mãi một đêm trăng. Đêm trăng 30 em nhớ không?

“Ánh trăng của ảo tưởng tuyệt vời và dù biết rằng ảo tưởng không là thực tế, anh vẫn nhìn lại được vầng trăng đẹp đó mỗi lần nghĩ đến em. Áng sáng của vầng trăng sẽ chiếu sáng mãi trong hồn anh Mai ạ.

“Tập truyện sắp xong rồi. Anh đang đắn đo giữa hai lối kết: Trọn vẹn và bi thảm. Nhớ có lần em bảo truyện phải có hậu, có một kết thúc đẹp, có lẽ anh sẽ chiều ý em… Chờ đọc tác phẩm đầu tay của người đã vì em mà viết nghe bé cưng.”




***




Tôi khép nhẹ mi, một giây dành cho sự hình dung Nghiễm, nét mặt thanh tú của anh, mái tóc nghệ sĩ một phần che kín khuôn trán rộng, bướng bỉnh, nụ cười heo héo mà trìu mến vô cùng… Tôi nghe nhớ Nghiễm. Tôi chưa biết nỗi nhớ của một người tình nhưng có lẽ cũng gần như thế. Tôi mang một chút tự hào là chính vì tôi mà Nghiễm đã khai thác tài năng sắp mai một. Tôi như một kẻ khám phá…




***




Anh Hải đậu xe. Các em tôi mở cửa ào xuống. Hạ Vân nắm tay tôi:

- Chị Mai bỏ trượt patin gần ba tháng rồi, giờ còn “chì” không?

Tôi vênh mặt:

- Cứ thử thì biết.

Cả bọn vào phòng thay đồ. Anh Hải và Phi, Thuận đã đi riêng. Còn tôi với Hạ Vân. Tôi trút bỏ quần tây áo chemise để mặc bộ short màu hồng viền trắng. Hạ Vân tấm tắc:

- Chị mặc bộ này coi “mi-nhon” hết cỡ. Tụi bạn em khoái có thân hình nhỏ nhắn như chị mà đứa nào cũng như cái bồ.

Tôi cười:

- Tùy tạng người chứ. Bộ mình muốn mà được sao?

Hai chị em ra mướn giày. Đàng kia anh Hải và Phi, Thuận đã ra sân. Anh Hải lạng một vòng bay bướm qua mặt các cô lấy điểm. Thuận theo anh còn Phi thì vừa mặt đất “nựng” nhẹ cặp mông vì đôi giầy phản phé.

- Chị cần huấn luyện viên dợt lúc đầu không?

Tôi lắc đầu:

- Khỏi. Chưa quên đâu cưng.

Tôi chưa quên thật. Đôi giày có bánh xe chạy thoăn thoắt bởi sự điều khiển của tôi. Nắng lên nhuộm hồng cả khung trời và tôi lượn ngang lượn dọc trong khoảng trời hồng đó.

Lướt ngang anh Hải, anh kêu lên:

- Hạ Mai vẫn còn đủ phong độ hả?

- Chứ sao. Bộ anh chê em cù lần hả? Còn lâu.

Hạ Vân bám sát tôi. Hai đứa cố sức biểu diễn những đường thật đẹp mắt trước những ánh mắt tán thưởng lẫn thèm thuồng của những người mới tập. Năm anh em đuổi nhau trên sân trượt cho đến lúc mệt nhoài mới vào nghỉ giải khát.

Đột nhiên Hạ Vân bảo tôi:

- Chị mà chơi cái trò này là anh Nghiễm lép vế.

Chợt dưng nhớ Nghiễm đang lặng buồn ở tỉnh lẻ, tôi xót xa:

- Mỗi người một số mạng, biết sao bây giờ.

- Cũng tội nghiệp chị Mai nhỉ. Con người đang bô trai, khỏe mạnh đột nhiên bị tật nguyền, cả tương lai bị sụp đổ. Thà bị cụt chân cụt tay gì đi, còn nhìn thấy cuộc đời, đỡ khổ hơn mù…

Anh Hải cắt ngang:

- Sự tật nguyền nào cũng là một nỗi khổ, chưa chắc gì cụt tay cụt chân lại đỡ khổ hơn mù lòa đâu Vân… Biết đâu trong cái ánh sáng còn lại đó, họ không nhìn thấy tất cả những bạc bẽo của cuộc đời còn hơn là kẻ mù. Dù có bị đánh lừa thì ít ra họ cũng không đến nỗi cay đắng lắm.

Tôi không biết ai đúng ai sai. Có điều với Nghiễm, tôi hy vọng sự bất hạnh của anh sẽ là động cơ thúc đẩy anh tìm một nguồn sáng miên viễn cho tâm hồn.





Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Trăng 30 - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trăng 30 - Loại Hoa Tím   Trăng 30 - Loại Hoa Tím Icon_minitimeSat Jun 10, 2017 3:44 am

Chương 9 (hết)

Tôi ôm chầm lấy Hồng Quỳnh. Hai đứa nhìn nhau, mừng đến ứa nước mắt. Một lúc lâu Quỳnh hỏi tôi:

- Mày mạnh?

- Như mày thấy.

- Hình như hơi gầy đi.

Tôi nói nhỏ:

- Tại nhớ…

Quỳnh cười:

- Hai tai tao lúc nào cũng đầy những tiếng nhớ, ở dưới thì ông Nghiễm lên đây thì mày.

- Anh Nghiễm sao? Khỏe không hở Quỳnh?

- Anh ấy gầy đi nhiều., buồn nhưng không chánh chường như trước Má tao nhắc mày hoài.

Tôi nôn nóng nghĩ đến “TRĂNG 30” của Nghiễm.

- Anh có gởi gì cho tao không?

- Có đây, gớm, biết ngay mà. Mày chờ thư, chờ truyện cùa anh Nghiễm chứ chờ gì tao.

- Giỡn hoài. Mày trước đã chứ. Nhưng mày phải hiểu anh Nghiễm thành công tao rất mừng.

- Đùa mày chứ tao không hiểu mày còn ai hiểu. Mày khuyến khích anh tao viết chứ không có chặt tay ổng cũng chả chịu viết lách gì đâu. Hình như ảnh có nói đã nghĩ một cốt truyện thứ hai để tiếp tục:

Tôi sáng mắt:

- Vậy hả? Để tao viết thư hoan nghênh ảnh mới được.

Quỳnh đưa xấp giầy dầy cộm cho tôi:

- Đó, công trình của anh Nghiễm trong gần một tháng trời. Ảnh đưa cho tao mà dặn đừng coi, để mày coi trước vì mày “có công” trong tác phẩm này. Tao ừ đại nhưng vẫn ngứa tay mở ra coi như thường. Không ngờ ảnh viết được lắm, không phải anh em khen nhau chớ nhiều đoạn đọc muốn khóc.

Tôi nhìn Quỳnh:

- Mày mà muốn khóc chắc phải cảm động lắm. Thôi, đến lượt tao.

Quỳnh đưa tôi quà của bà cụ: hai gói chuối khô, hai hộp đường miếng Hiệp Hòa.

- Má còn đòi gởi trái cây tươi mà nặng quá tao xách không nổi. Bà cụ biết tao lên gặp mày, mừng lắm.

Cả gia đình Nghiễm đối với tôi đều đẹp. Hồng Quỳnh nhìn tôi:

- Mày đã trở lại là Hạ Mai Sàigòn hoa lệ.

- Chúng mình đều trở lại sự bình thường.

Quỳnh ra về, tôi vào phòng đóng kín cửa. Tôi muốn sống trọn vẹn với Nghiễm và câu chuyện của anh. Tôi nhìn mình trong gương, vuốt lại tóc, một hành động làm dáng như sắp đối diện người tình.

Tôi không biết là tôi đã mất bao nhiêu thời gian để đọc truyện của Nghiễm. Chỉ biết rằng khi ra khỏi câu chuyện, tôi biết mình khóc. Nghiễm đã đưa tôi vào một cơn miên du không chủ định. Tôi quên hẳn tôi, tôi tưởng như mình là nhân vật trong truyện. Lời văn dung dị. diễn tả tâm lý nhân vật một cách dễ dàng, Nghiễm đã thật sự làm tôi xúc động:

Chỉ là chuyện tình - nhưng viết bằng chính tâm sự mình. Nghiễm đã lột tả được trọn vẹn. Anh đã có dịp phơi bày hết những ước muốn thầm kín, những dồn nén khổ sở, những ấm ức không lối thoát của một thanh niên mù.

Nghiễm diễn tả nhân vật nữ chính là tôi, bằng một ý tưởng gần như độc tôn. Vừa yêu thương, vừa tôn trọng. Tôi trở nên một nữ thánh của tình yêu, của phép nhiệm màu… mỏng manh như hạt sương mà chỉ một bóng nắng nhẹ cũng làm tan đi… Tình yêu của Nghiễm là thứ tình yêu huyền thoại… như ảo tưởng tạo nên vầng trăng của đêm 30 ngày nào.

Suốt câu chuyện là liên tiếp những thử thách cam go. Nhưng cuối cùng Nghiễm đã kết luận một câu thật đẹp: “Đối với chàng, từ giờ phút đó trở đi, dù đêm 30 chàng vẫn không bao giờ thấy bóng tối”…

Và mấy hàng chữ dưới bút hiệu Nghiễm gởi riêng cho tôi:



“Hạ Mai,

Anh gởi “TRĂNG 30” đến em. Thành công hay thất bại thì cũng là công trình của em đó Mai.

Hồng Quỳnh rủ anh đi Sàigòn nhưng anh từ chối, dù biết rằng lên Sàigòn anh sẽ dễ dàng được gặp em hơn… Nhưng ở đây anh vẫn có em trọn vẹn, vẫn sống với hình ảnh của vầng trăng 30 không bao giờ mất.

Hạ Mai,

Vì em anh đã chọn một kết thúc đẹp cho câu chuyện. Nhưng anh chỉ làm vui lòng em trên tiểu thuyết, trong phạm vi và khả năng anh có thể làm. Còn với cuộc đời…

Anh chợt nhớ một đoạn trong bài thơ của em, mà giờ ngày dù đang trọn vẹn niềm tin anh vẫn thấy đúng:

- Mình yêu nhau thật thiết tha

Nhưng ai không phải cha xa một lần

Tầm thường như chuyện thế nhân

Rồi mai có lúc không cần đến nhau

Bây giờ chấp nhận niềm đau

Xa nhau để mãi còn nhau trong đời…

Và lúc đó anh đã nói với em:

“Sự tuyệt đối của tình yêu là… đừng bao giờ bắt được tình yêu. Chấp nhận sự chia xa đối tượng để mãi mãi còn là thần tượng.

Đúng không hả Hạ Mai? Hay cô bé của anh còn quá ngây thơ chưa hiểu biết hết những khía cạnh sâu xa của tâm hồn? Có lẽ em là Thiên Sứ chỉ mang niềm tin thánh thiện chứ không mang suy tư đến cho nhân thế”.

Tôi ngừng đọc thư Nghiễm, khẽ mỉm cười. Có thể Nghiễm nói đúng, tôi chưa đủ sức hiểu biết những khía cạnh sâu xa của tình đời? Hay tôi không nghĩ được như Nghiễm vì anh là một nhà văn còn tôi chỉ là độc già?!!


THỤY Ý
Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Sponsored content





Trăng 30 - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trăng 30 - Loại Hoa Tím   Trăng 30 - Loại Hoa Tím Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Trăng 30 - Loại Hoa Tím
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhanbkvn 2024 :: THƯ VIỆN SÁCH TUỔI HOA :: Tủ Sách Hoa Tím-
Chuyển đến