Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhanbkvn 2024

Chia Sẽ Không Giới Hạn
 
Trang ChínhTrang Chính  Sự kiệnSự kiện  Latest imagesLatest images  PublicationsPublications  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím   Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím Icon_minitimeTue Jun 06, 2017 5:17 pm

Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím Nguoi_11

Chương 1

CHÂU UYÊN


Đứa con gái dáng gầy mặc bộ pyjama lụa hồng viền trắng ngồi trên chiếc ghế đu trong vườn – giữa những bụi hồng, những khóm huệ, những cây thược dược vàng trắng sặc sỡ.

Tóc quá vai một tý, thẳng, đen mượt, buông lơi trên bờ vai nhỏ. Gương mặt cô ta hơi xương – mũi đẹp – đôi môi hồng nhàn nhạt dễ thương. Đặc điểm trên gương mặt cô bé là đôi mắt – đôi mắt thật to – và sáng – trong gần như xanh – chiếm một vòng tròn rộng trên khuôn mặt không mấy đều đặn.

Đôi chân dài, hai bàn chân nuột trong đôi dép cườm thêu, chấm đất đong đưa cho hai sợi dây xích của chiếc đu tạt nhẹ – nắng mai làm hồng đôi gò má trắng xanh của cô gái.

Thỉnh thoảng cô bé lấy tay đùa những sợi tóc bị gió tạt ngang qua trán, qua cổ và cười – nụ cười bâng quơ làm mất nét buồn trên gương mặt.

Một lúc, dường như chán trò ngồi đu đưa, người con gái đứng lên thả bộ trong vườn. Cô ta bước chậm, thật chậm. Đi quanh những cụm hồng, những khóm huệ, cô ta đưa tay vuốt nhẹ lên những đóa hoa, lẩm bẩm nói một mình rồi cúi hôn lên những búp non còn ngát hơi sương.

Nhìn dáng dấp cô gái khoảng mười tám – nhưng gương mặt nàng, với đôi mắt có cái nhìn vô tư đến độ ngây ngô khiến nàng có vẻ trẻ thơ.

Đột nhiên nàng dừng lại trước một cây thược dược trắng, mân mê một chiếc lá rồi quỳ phục xuống ôm lấy cây khóc nức nở.

Giọng cô gái tức tưởi:

- Tùng ơi! Sao anh không nói gì với Châu Uyên đi? Bộ anh giận em hở Tùng? Anh giận anh bỏ Châu Uyên phải không?

Người đàn bà đứng tuổi đi vội ra vườn, đến bên cô gái, đỡ lấy vai cô ta dìu đứng lên nhưng cô bé nhất định không chịu. Thiếu phụ dịu dàng:

- Uyên, vô nhà với mẹ đi con.

Châu Uyên lắc đầu:

- Thôi má vô đi. Con năn nỉ anh Tùng, bao giờ ảnh hết giận con vô nhà với ảnh.

- Nghe lời mẹ đi con. Đừng đợi Tùng. Tùng chết rồi.

Đôi mắt to của Châu Uyên mở gần nứt khóe:

- Tùng chết?

- Ừ, chết rồi.

- Chết là gì má?

- Là không còn sống.

Cô gái bật cười khanh khách:

- Là không còn sống! Trời ơi! Chết là không còn sống. Mà sống là gì?!

Thiếu phụ lắc đầu buồn bã:

- Thôi con. Vô với mẹ. Ngoan nào.

- Mình về nhà?

- Ừ. Về nhà.

- Anh Tùng ở đây?

Người mẹ gật đầu. Đôi mắt ngây dại của Uyên trĩu xuống:

- Anh Tùng giận con. Má ơi! Tùng giận con, không nói gì với con hết. Má nói ảnh dùm đi.

Thiếu phụ thở dài:

- Để má nói cho. Con vào nhà đã.

Uyên ngoan ngoãn theo mẹ. Những giòng lệ lăn dài trên má. Cơn khóc của một tức tưởi vô hồn. Trí nhớ đi khỏi nàng và sự lặng lẽ cũng trở về ngự trị trên mắt – trên môi cô gái.

Châu Uyên – mười chín – Con gái độc nhất của ông bà kỹ sư Tâm bị mất trí.

Đến năm mười bảy tuổi Châu Uyên vẫn còn là một cô gái bình thường.

Nàng biết yêu hơi sớm : 16 – Chàng là “ông thầy” dạy kèm Toán – Tùng – Sinh viên kiến trúc. Tình cảm giữa chàng và nàng khắng khít trong vòng lễ giáo. Tùng gìn giữ trước những vô tình sôi nổi của người yêu bé bỏng. Tư cách chàng làm hài lòng ông bà Tâm. Họ coi tình cảm đôi trẻ là một luật định tự nhiên.

Sự bất hạnh xảy ra vào buổi chiều thứ bảy. Tùng xin phép ông bà Tâm đưa Uyên đi xem ciné. Hớn hở hơn bao giờ, cô gái trẻ chọn một chiếc robe đẹp nhất để mặc. Và Tùng đã phải suýt xoa:

- Uyên mặc đầm dễ thương lạ lùng. Đưa em đi phố anh đến phải điên lên vì ghen trước những ánh mắt chiêm ngưỡng của thiên hạ.

Đó là lời âu yếm sau cùng mà Uyên nhận được ở người yêu. Và nàng cũng đáp lại chàng bằng nụ cười rạng rỡ sau cùng. Bởi chỉ nửa giờ sau, Tùng đã trở thành một thân xác bất động nhầy nhụa máu me và Châu Uyên thì hấp hối trong phòng cấp cứu của bệnh viện Chợ Rẫy.

Tai nạn xảy đến làm đứng tim những người thân của hai kẻ bất hạnh. Ông bà kỹ sư Tâm điên lên, không còn đủ bình tĩnh để đến thăm con gái. Chiếc xe Vespa của Tùng bị dẹp nát dưới bánh chiếc xe chở hàng quân tiếp vụ. Tùng bể đầu – gãy hai chân và Châu Uyên bị tung lên khá xa. Vết thương nứt sọ.

Ba ngày chống chọi với tử thần – năm tháng dưỡng bệnh – Khi ông bà Tâm đưa được con gái yêu ra khỏi dưỡng đường đã tưởng phải gởi nàng vào Dưỡng trí viện.

Châu Uyên mất trí. Bác sĩ cho rằng vết thương trên đầu làm hỏng dây thần kinh của nàng. Không hy vọng gì chữa khỏi, trừ một phép lạ hay… một tai nạn thứ hai làm bình thường hệ thống óc não trở lại, đó cũng là một phép lạ.

Cơn điên chầm chậm. Cơn điên dịu buồn. Cơn điên hiền hòa. Không có gì nguy hiểm nên nàng vẫn được sống với ba mẹ. Nhiều lần mọi người tìm cách gợi lại trí nhớ của Uyên, nhưng tất cả đã bị lệch lạc. Nàng chỉ nhớ bằng ảo giác của người điên.

Người đau đớn nhất là bà Tâm. Người mẹ muốn được thay thế con gái trong nỗi bất hạnh triền miên khốn khổ. Bà khóc với Chúa, bà khóc với Phật, bà khóc với chồng! Bà trở nên mê tín. Nghe bất cứ nơi nào linh thiêng bà cũng cố gắng đưa Châu Uyên đến. Hy vọng mong manh như bọt biển. Hy vọng tan nhanh như sương mù tháng hạ. Sau mỗi lần thất vọng bà lại thương con hơn và cũng khổ hơn.

Đôi lúc, Châu Uyên chuyện trò khôn ngoan như người tỉnh. Và bà Tâm lại nuôi cái hy vọng đầy tình thương. Gần hai năm rồi, bà Tâm không muốn nhớ nhưng cũng không thể quên. Sự mòn mỏi làm bà già đi trước tuổi.

Châu Uyên sống những tháng ngày lặng lẽ trong bốn bức tường giam hãm, một mảnh vườn đầy hoa và nàng không bao giờ phá phách, chỉ có hình ảnh Tùng, đôi khi đi từ cây hoa này đến khóm hoa kia.


***


Ông Tâm giải thích cho Hoàng và Tuyên nghe về tình trạng hiện tại của Châu Uyên. Hoàng là cháu ruột, gọi ông Tâm bằng chú, và Tuyên bạn chàng, cả hai đều tốt nghiệp bác sĩ từ Mỹ về.

Ông Tâm kết luận:

- Bây giờ hình ảnh duy nhất nó nhớ là thằng Tùng, ngoài ra thì nó hoàn toàn mất trí.

Hoàng thở dài:

- Xui quá chú nhỉ. Chính con, ngày được thư chú báo tin em bị nạn cũng ngỡ tình trạng không đến nỗi bi đát như thế. Ai ngờ. Chắc con bé lớn lắm rồi.

- Nó lớn lắm. Một thiếu nữ rồi còn gì, nhưng nó ngây ngô tội lắm.

- Thỉnh thoảng chú có cho Uyên gặp lại bạn bè cũ không?

Ông Tâm lắc đầu:

- Thím không muốn nó gặp ai cả. Bà tủi thân, hơn nữa không muốn cho nó ra khỏi căn phòng và mảnh vườn.

Tuyên bây giờ mới ngước lên:

- Cô Uyên đang ở đâu, chú?

Chàng bắt chước Hoàng gọi ông Tâm bằng chú. Ông Tâm chỉ ra vườn sau:

- Chắc sau vườn. Chiều thím hay đưa nó ra vườn cho có nắng có gió.

Hoàng đề nghị:

- Hay mình ra vườn thăm em một lát hả chú?

Ông Tâm đứng lên:

- Thì đi.

Cả ba băng phòng khách qua cửa hông – Khu vườn nhuộm nắng chiều, đẹp như một bức tranh rực rỡ. Châu Uyên ngồi trên chiếc đu quen thuộc – tóc bỏ xõa, nàng mặc bộ đồ lụa màu hoàng yến, da nàng trắng một cách lạ lùng dưới màu trời và màu áo, hình như nàng đang hát.

Ông Tâm chỉ tay:

- Châu Uyên đó, tối ngày nó làm bạn với chiếc ghế đu và mấy khóm hoa này.

Thấy có người đi lại, Châu Uyên mở to cặp mắt nhìn sững. Ông Tâm gọi con gái:

- Châu Uyên lại đây con.

Châu Uyên rụt rè tiến lại.

- Con biết ai đây không?

Uyên lắc đầu, tia nhìn vô hồn ngơ ngác.

- Anh Hoàng con đó.

- Anh Hoàng?

Hoàng mừng rỡ:

- Ừ, anh Hoàng đây Uyên này – Anh Hoàng ngày xưa của em đó. Hoàng con bác Tư đó mà.

- Anh Hoàng? Hoàng nào? Hoàng nào ai mà biết. Thôi bỏ đi, không thèm nói với mấy người nữa, không thèm chơi với mấy người nữa, mấy người xấu lắm, cả ba nữa, ba cũng xấu lắm.

Nàng đột ngột nhìn sang Tuyên, kêu lớn:

- Kìa, Tùng… anh Tùng, trời ơi!

Chưa ai kịp hiểu, Châu Uyên chạy vội đến bên Tuyên, ôm chầm lấy chàng:

- Tùng ơi! Anh phải không?

Người con trai chết sững. Rồi Tuyên đưa tay đỡ lấy Châu Uyên. Hoàng nói nhanh:

- Nhận đi mày, nhận đại đi. Ôm nó, nói với nó mày là Tùng đi, cơ hội khó kiếm đấy, may ra mình gợi được trí nhớ của nó.

Tuyên ngần ngại đưa mắt nhìn ông Tâm. Người cha gật nhẹ:

- Hoàng nó nói phải đó cháu, biết đâu không là một phép mầu.

Châu Uyên vẫn níu lấy Tuyên, nũng nịu:

- Tùng, anh hết giận em rồi phải không, anh không bỏ em đi nữa phải không?

Tuyên cúi xuống dịu dàng:

- Anh về với em, Châu Uyên, anh không bỏ em nữa.

Cô gái reo lên:

- Hay quá. Anh thương em quá. Vậy mà má nói anh chết rồi, chết là gì em không hiểu, nhưng anh về với em nè.

Nàng quay sang ông Tâm:

- Anh Tùng nè ba.

Ông Tâm gật đầu:

- Tùng của con đó.

Châu Uyên nắm tay Tùng kéo về phía chiếc xích đu:

- Lại đây ngồi với em. Em nói cái này cho nghe, đừng có đi, em không cho anh đi đâu.

Hoàng ra hiệu cho bạn đi theo Uyên rồi chàng kéo ông Tâm đi, vừa nói nhỏ:

- Phương pháp chữa bệnh tâm lý hữu hiệu lắm chú ạ. May ra có thể thành công. Một sự ngẫu nhiên tuyệt vời đó. Không biết thằng Tùng nó có giống thằng Tuyên không chú?

- Hình như giống nhau ở dáng cao cao ốm ốm, gương mặt thì không, à còn mái tóc, giống lắm.

Hoàng gật gù:

- Miễn sao con bé thấy nó là Tùng được rồi, mình đâu cần phải giống hay không. Thằng Tuyên tốt lắm, để con sắp đặt với nó đóng vở kịch này xem sao.

Bà Tâm đi chợ về. Buổi chợ bất thường vì sự có mặt của Hoàng và Tuyên. Hoàng vui vẻ:

- Được về nhà, được ăn cơm với gia đình, và những món ăn Việt Nam sung sướng quá.

Bà Tâm nhìn đứa cháu chồng mà ông bà đã nuôi từ khi còn bé cho ăn học rồi xuất ngoại thay cho anh chị đã qua đời. Bà cười:

- Có cháu về đây cho vui cửa vui nhà. Có mỗi em Uyên thì nó lại như thế, thím buồn cũng không biết làm sao.

Nhớ đến con gái, bà hỏi chồng:

- Con đâu rồi ông?

- Nó chơi ngoài vườn.

- Anh Hoàng gặp em chưa?

Hoàng gật:

- Dạ rồi thím.

- Nó nhận ra anh không?

Ông Tâm nói đỡ:

- Thằng Hoàng thì nó không nhận, nhưng nhận ra… thằng Tùng.

Bà Tâm ngơ ngác:

- Tùng? Gì lạ vậy?

Hoàng giải thích:

- Châu Uyên nó thấy thằng Tuyên nó lại nhận là Tùng, tội nghiệp, con bé mừng rối rít thím ạ.

- Cậu Tuyên đâu rồi? Hồi nãy thím có mời ở lại ăn cơm mà.

- Dạ nó đang trò chuyện với em Uyên đó thím.

Bà Tâm chợt hiểu ra:

- À, nó nói chuyện với thằng Tùng đấy chứ gì?

Ông Tâm gật gù:

- Tôi với thằng Hoàng đang định sắp đặt một vở kịch, thằng Tuyên đóng vai Tùng thử xem con Uyên nó có tìm lại được trí nhớ không, bà nghĩ sao?

- Bà Tâm chán nản:

- Thì cũng cứ cầu may xem sao, chớ con nhỏ tôi thấy ít hy vọng quá rồi. Hồi mới bị trị còn không được huống hồ bây giờ, chỉ sợ làm mất thì giờ của cậu Tuyên vô ích.

Hoàng vội nói:

- Mình cứ thử, trường hợp không thành cũng khỏi phải ân hận đã biết mà không làm. Về phần bạn con, chú thím cứ yên trí, bảo nó chết cho con sống nó cũng chịu.

Trong sự tuyệt vọng của người mẹ chợt lóe lên một hy vọng mong manh. Bà Tâm nhìn giỏ thức ăn:

- Thôi để tôi đi làm cơm kẻo tối. Ông và mấy cháu lấy rượu uống lai rai cho vui đi.

- Phải đó, Hoàng ra kêu cậu Tuyên và em Uyên vô đây, mình nhâm nhi trong lúc chờ đợi.


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím   Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím Icon_minitimeTue Jun 06, 2017 5:18 pm

Chương 2

GIẢ ĐÒ YÊU

- Hoa này là hoa gì Uyên?

Người con gái ngước lên:

- Hoa hồng.

- Giỏi. Em của anh giỏi lắm, thế còn hoa này?

- Thược Dược.

Tuyên lắc đầu:

- Không phải. Hoa Hướng Dương. Thược Dược đằng kia. Em cố nhớ nghe. Dở là anh giận đó.

Châu Uyên phụng phịu:

- Nữa, giận nữa. Anh cứ đòi giận em hoài.

- Chứ sao. Ai bảo anh dạy em không nhớ.

- Nhớ mà. Em nhớ mà. Không phải toán thì em nhớ.

- Toán? Bộ em học toán hả?

- Chứ gì, anh dạy em…

Tuyên chợt nhớ vai trò của mình là Tùng, ông thầy toán cũ của cô gái, và là người yêu. Anh gật đầu:

- Phải rồi. thế em học ngoan không?

- Sợ anh lắm.

- Anh làm gì em sợ?

Châu Uyên di di chân xuống cỏ:

- Anh giận em.

- Ừ. Em mà không ngoan là anh giận.

Nàng níu cánh tay chàng, khẩn thiết:

- Tùng hổng giận em nha.

Tuyên không nói gì. Chàng nhìn khuôn mặt dễ thương của Châu Uyên khi thở dài xót xa.

Đã một tháng Tuyên đóng vai trò oái oăm : giả đò yêu. Chàng phải làm người tình đã chết của Uyên, để chiều chuộng, để săn sóc nàng, để hy vọng gợi cho nàng những tia sáng nho nhỏ trong trí nhớ. Tuy không biết rồi mình có thành công không, vì Uyên có khi điên lúc tỉnh. Nàng tỉnh trong sự điên, quên trong cái nhớ. Nhiều khi nàng nói chuyện bình thường đến độ Tuyên nghĩ nàng không điên loạn gì cả, để rồi tiếp đó là những câu nói vô nghĩa, những nụ cười lạc thần.

Uyên đòi hỏi ở chàng sự cưng chìu tối đa, khiến Tuyên nghĩ rằng ngày trước Tùng đã cưng chìu nàng đến chừng nào. Nàng đòi hỏi cả những sự chìu chuộng thật nhỏ nhặt : một cái vuốt tóc, một nụ hôn nhẹ. Và Tuyên làm theo, cố gắng để không nghĩ gì về hành động của mình.

Đôi khi, phải làm những cử chỉ âu yếm với Uyên ngay trước mặt ông bà Tâm, Tuyên cũng ngượng nghịu vô cùng. Nhưng cô gái nhất định bắt chìu bằng được. Hiểu sự khó khăn của chàng, ông bà Tâm thường tế nhị giải thoát cho Tuyên bằng cách này hay cách khác.

Lúc đầu Tuyên cũng thấy rõ ràng sự nghi ngại của bậc cha mẹ, nhất là bà Tâm. Dĩ nhiên chàng không có lý do gì bắt họ phải tin tưởng mình ngoài cái thiện chí muốn giúp đỡ của chàng : Nhiều khi chàng ngồi bên cạnh Uyên, và bắt gặp ánh mắt dò xét của bà hướng về mình, chàng làm như không biết nhưng cũng cố gắng chứng tỏ sự nhiệt thành của mình trên phương diện nhân đạo. Bây giờ thì sự căng thẳng bớt nhiều, dường như chính ông bà kỹ sư cũng chấp nhận chàng như Châu Uyên đã chấp nhận.

- Tùng ơi!

- Gì em?

- Tùng thương em không?

- Anh thương Uyên chứ.

- Thiệt nhe?

- Anh dối em sao?

Châu Uyên lắc đầu:

- Không, anh phải nói là “Thiệt, anh thương em thiệt, thương nhiều” chứ hổng có nói “Anh dối em sao”.

- Trời ơi, cô bé của anh khó tính quá vậy? Thì anh thương em thật nhiều, chịu chưa?

- Chịu rồi. Mà anh này.

- Gì em?

- Nữa, cứ “gì em” hoài. Hồi xưa anh đâu có nói “gì em”.

- Chứ hồi đó anh nói sao?

- Bộ anh quên hả?

- Anh quên.

Châu Uyên cười ngặt nghẽo:

- Anh mà quên?! Vậy mà má nói chỉ có em mới quên. Mà em có quên gì đâu. Em nhớ nè, em thương anh, anh thương em… má nói anh chết, anh chết… chết hoài. Má nói chết là hết sống. Anh chết, anh hết sống… để anh… về với em phải không?

Tuyên không biết nói sao hơn là gật đầu. Chàng ngắt một đóa hoa hồng bé nhất giắt trên tóc Uyên.

- Đẹp không?

Cô gái hỏi ngắn. Tuyên gật:

- Đẹp ghê. Em anh là nhất.

Hoàng từ trong nhà đi ra. Tuyên chỉ cho Châu Uyên:

- Anh Hoàng ra kìa.

- Anh Hoàng, hả Tùng?

- Ờ. Hoàng con bác Tư mình đó em.

- Phải rồi. Bác Tư có cây mận đỏ.

Hoàng đi trờ tới, nghe Uyên nói chàng reo lên:

- Đúng rồi, nhà bác Tư có cây mận đỏ. Trời ơi, em tôi giỏi quá.

- Có chó nữa. Chó dữ. Em sợ lắm.

Tuyên đưa mắt nhìn bạn:

- Có không? Những điều Uyên nói?

- Suya. Không ngờ đấy mày. Kết quả có vẻ khả quan hả.

- Tao chả hiểu. Cũng hy vọng vậy vậy thôi.

- Mày đóng vai chính mà bi quan à?

Tuyên lắc đầu nhè nhẹ:

- Chịu. Lúc nào cô bé cũng yêu Tùng. Cái gì cũng Tùng… Nếu tao không lầm thì hai người yêu nhau ghê lắm.

- Dĩ nhiên. Tụi nó sắp đính hôn mà.

Châu Uyên đi ra xa, đến mấy khóm Huệ cuối vườn. Hoàng nhìn theo:

- Tội nghiệp con bé đẹp đấy chứ. Khi không vướng cái nợ gì đâu. Giá nó bình thường tao dám gả cho mày lắm à.

Tuyên buột miệng:

- Bình thường thì đâu đến tay tao.

Hoàng nhìn bạn:

- Hỏi thật mày nghe Tuyên : mày đóng vai trò người yêu của con bé thấy thế nào? Dễ chịu không?

Tuyên móc thuốc chìa cho Hoàng và cũng mồi cho mình một điếu:

- Câu hỏi của mày hóc búa bỏ mẹ. Làm sao tao nói được.

- Ơ hay, câu hỏi dễ như vậy mà mày tịt ngòi à?

- Còn gì nữa. Đặt mày ở trường hợp tao xem.

Hoàng nhăn mặt:

- Trường hợp mày? Ê Tuyên, bộ có gì rắc rối hả?

- Tao hỏi mày, khi không mày đặt tao vào vai trò này làm gì? “Giả đò yêu” một cô bé đẹp như Châu Uyên thì có phải là nguy hiểm đến đâu không? Lỡ con tim chân chính của tao một lúc nào đó nó nổi cơn, nó… rung động ồ ạt thì có chết không? Lúc đó làm sao “tốp” cho kịp.

- Mày sợ à?

- Không sợ, chỉ lo thôi.

- Ráng giúp em gái tao một thời gian nữa. Ông bà già đang hy vọng ở mày nhiều lắm.

Tuyên phà một vòng khói thuốc:

- Mày có nghĩ rằng mai kia Châu Uyên tỉnh lại thì đến lượt… tao điên không?

- Lúc đó, tao sẽ đích thân trị bịnh cho mày.

Hai người con trai cùng cười vang. Từ cuối vườn, Châu Uyên đưa tia mắt ngơ ngác vô hồn nhìn ra không chớp.

*

Có tiếng chuông gọi cổng. Tuyên bảo Châu Uyên:

- Em đợi anh xem ai nhé.

Châu Uyên cười cười không trả lời. Nàng chưa đủ sáng suốt để nhận thức sự việc. Tuyên đứng lên đi ra cổng. Anh nhìn người con gái vừa đến, ngạc nhiên:

- Diễm, sao biết anh ở đây?

- Bộ anh tưởng đây là một hoang đảo hay sao mà em không tới được. Anh nên nhớ, đất Sàigòn đối với con Diễm này nhỏ hẹp lắm.

Câu trả lời có vẻ chát chúa của cô gái làm Tuyên nhăn mặt. Anh nói:

- Việc gì mà anh phải tránh Diễm, có điều anh không có thì giờ.

Diễm bĩu cặp môi mọng son:

- Phải mà, thì giờ anh còn đâu nữa, thì giờ anh bận dành cho cô nàng hết rồi.

Tuyên cắt ngang:

- Em nói gì? Cô nàng nào?

Diễm nhún vai:

- Cô nàng nào nữa? Đây đâu phải là nhà anh… nếu em không lầm.

Không đợi Tuyên nói, Diễm tiếp:

- Ơ kìa, anh mời khách vô nhà đi chứ. Không lẽ ông bác sĩ du học về lại không học được phép lịch sự tối thiểu hay sao.

Tuyên cau mặt trước những lời lẽ đanh đá của cô bạn gái. Anh quen Diễm trong dịp Diễm sang Mỹ thăm người chị. Anh cho Diễm địa chỉ nhà và hứa khi về nước sẽ đến thăm nàng. Thỉnh thoảng anh viết thư cho Diễm và nhận lại của nàng những món quà nho nhỏ quê nhà. Tuyên không đặt với Diễm một hứa hẹn tình cảm nào và từ ngày về nước đến giờ anh kẹt vào vai trò thầy thuốc điều trị Châu Uyên nên anh không đến thăm Diễm. Và hôm nay, tự Diễm tìm đến với một vẻ gần như thách thức.

Anh mời cô gái vào nhà. Diễm phục sức theo lối Tây phương, lộng lẫy kiêu sa. Diễm đẹp, Tuyên phải công nhận. Nhưng hình như trong vẻ đẹp sắc sảo phải viện trợ đến quá nhiều son phấn của nàng làm anh không thích.

Diễm theo Tuyên vào phòng khách. Nàng để chiếc ví tay lên bàn, sửa lại mái tóc. Gần đó, trên chiếc xô pha mầu huyết dụ, Châu Uyên đang ngồi chăm chú nhìn vào những hình màu trên trang sách, hình những con vật thời tiền sử, những giống người từ thời đại thach khí. Tóc Châu Uyên xõa lơi trên vai, gương mặt với cặp mắt to ngơ ngác mang vẻ dung dị dễ thương. Nàng tiếp tục nhìn vào sách, không buồn chú ý đến Tuyên và Diễm.

Diễm nhìn Châu Uyên không chớp, rồi nàng nhìn lại Tuyên:

- Thảo nào.

- Em muốn nói gì?

- Còn nói gì nữa. Em nói cô ta đẹp thế, thảo nào anh không lơ là với em.

- Anh cần nói cho em biết rằng Châu Uyên là một cô bé đáng thương. Cô ta bị mất trí trong một tai nạn. Người yêu của cô ta chết…

Diễm cắt ngang:

- Thế anh đến với cô ta trong cương vị nào?

Vừa lúc đó, Châu Uyên quay gọi:

- Tùng ơi, lại em chỉ anh xem cái này hay lắm.

Tuyên đứng lên:

- Diễm chờ anh chút.

Anh đến bên Châu Uyên. Cô gái vòng tay qua cổ Tuyên một cách tự nhiên. Tuyên cảm thấy bối rối vì sự có mặt của Diễm, anh gỡ tay nàng ra:

- Đâu, Uyên chỉ anh cái gì nào?

Uyên chẩu môi phụng phịu:

- Thôi em hổng thèm chỉ anh nữa.

Tuyên dỗ dành:

- Thôi mà, chỉ cho anh đi.

- Ai biểu anh hổng ôm em, hổng hôn em chi.

Tuyên cảm thấy khó xử quá. Để vừa lòng Châu Uyên thì Diễm buồn, mà để làm Diễm vui thì Uyên giận. Anh đưa mắt nhìn về phía Diễm và thấy gương mặt nàng sa sầm xuống.

Châu Uyên chợt bật khóc òa. Tuyên quýnh quáng ôm lấy vai nàng:

- Kìa, sao em khóc? Anh có làm gì em đâu?

- Anh không thương em nữa. Anh giận em, anh hổng chìu em…

Nàng nói một hồi rồi lại khóc.

- Cho anh xin mà, anh giận Uyên hồi nào đâu.

- Có nè, em biết nè. Anh dạy cho em hoa thược dược em học thuộc rồi anh cũng giận. Anh chỉ cho em ông người ta khổng lồ em biết rồi anh cũng giận…

Tuyên nâng cằm cô gái, hôn nhẹ lên trán nàng:

- Được chưa? Thương em vậy được chưa? Hết giận vậy được chưa?

Châu Uyên cười ngay. Trên nét mặt phảng phất vẻ ngây dại của nàng chợt rạng rỡ lạ thường. Tuyên giật mình nghe tiếng Diễm hằn học:

- Tôi về. Để cho các người tự do diễn trò yêu đương.

Tuyên kêu lên:

- Diễm, em không thấy, không hiểu gì cả sao?

Diễm nghiêm mặt chua chát:

- Anh còn muốn tôi hiểu thế nào nữa? Giờ này tôi là một kẻ thừa, một vật vô tri trước mặt anh mà. Anh biểu diễn những màn âu yếm với nhân tình ngay trước mặt tôi, còn gì nữa.

Tuyên khổ sở:

- Em hiểu cho anh chút mà Diễm. Anh đã nói cô ta là người điên. Cô ta có những đòi hỏi bất thường lắm. Em không nghe cô ấy gọi anh là Tùng hay sao? Uyên tưởng anh là người yêu của nàng.

Diễm bĩu môi:

- Cô ta tưởng anh là người yêu? Hừ, sao mà “tưởng… đúng” quá vậy? Sao không tưởng em, tưởng bất cứ ai chung quanh cô ta lại nhắm ngay một ông bác sĩ vừa du học về, trẻ tuổi đẹp trai mà… tưởng. Cô ta khôn chứ ở đó mà điên…

Tuyên nghiêm nghị:

- Em nói nhiều rồi, Diễm. Anh không muốn em lăng nhục nỗi bất hạnh của người ta. Hơn nữa, đây không phải là nhà anh.

Diễm dằn mạnh cái ví xuống bàn:

- Bây giờ anh chửi tôi, anh đuổi tôi phải không? Được, anh khỏi làm cái trò đó tôi cũng không ở lại đây để chứng kiến tấn tuồng bỉ ổi của anh…

Bốn con mắt tóe lửa vì giận. Tuyên nhìn Diễm trừng trừng và Diễm nhìn lại chàng như con quái vật. Tuyên cố dằn cơn nóng, bước đến cạnh Diễm nắm cánh tay nàng:

- Em đang giận, mình cãi vã không tốt. Một lúc khác chúng ta sẽ bàn luận lại vấn đề…

Nhưng Diễm xô mạnh tay Tuyên, quay nhanh ra cửa sau câu nói hằn học:

- Bộ đời hết người rồi sao tôi phải gặp lại bản mặt anh.

Diễm khuất ở cuối đường. Tuyên buồn rầu quay trở vô phòng khách. Châu Uyên đứng ở ngưỡng cửa nhìn anh với đôi mắt trìu mến. Nàng không hiểu ở đây đã vừa xảy ra chuyện gì. Nàng không hiểu có hai người, vì nàng mà hiểu lầm nhau, mà mang khổ. Tuyên dìu Châu Uyên trở lại ghế, vừa nói như nói với chính mình:

- Em thật sung sướng Uyên ạ. Người điên không biết khổ.

*

Hoàng hỏi vội khi gặp Tuyên:

- Diễm giận mày phải không?

Tuyên gật đầu:

- Hơn tuần rồi.

- Nguyên do?

Không muốn nói cho bạn biết vì Châu Uyên mà Diễm hiểu lầm rồi giận, Tuyên trớ đi:

- Chả có gì. Tại nàng muốn giận, thế thôi.

Hoàng nhìn sâu vào mắt bạn:

- Tao không tin. Con người như Diễm không đến nỗi trẻ con, nông nổi lắm đâu. Ít ra cũng phải có một nguyên nhân nào chính đáng.

- Thì mày cứ hiểu nàng giận tao là đủ, có gì rắc rối đâu.

- Không được. Tao là bạn mày, bạn cả Diễm, ít ra hiểu được câu chuyện để có thể giúp đỡ bạn bè chứ, nhất là mày. Tao nói Diễm có thể nể tao… Mày nhớ những ngày ở Californie không? Tụi mình sống trong một thân tình thật đẹp, tại sao về đến quê hương mình không giữ cho nó đậm đà hơn mà lại làm tan vỡ?

Tuyên nín lặng. Thật ra, xa Diễm chàng cũng khổ, cũng nhớ lắm. Diễm với những kỷ niệm êm đềm nơi xứ lạ quê người làm sao Tuyên quên được? Nói với Hoàng rằng vì em gái nó gây ra sự đổ vỡ nhất định nó sẽ dàn xếp cho chàng khỏi vai trò y sĩ của Châu Uyên để trở lại với Diễm. Điều đó cũng làm Tuyên ray rứt vì Tuyên thấy sự giúp đỡ của mình có phần nào kết quả. Châu Uyên tìm lại được phần nào trí nhớ trong ký ức người điên. Tuyên hỏi bạn:

- Sao mày biết Diễm giận tao?

- Tao gặp nàng.

- Hồi nào?

- Sáng nay.

- Diễm nói gì với mày?

Hoàng lắc đầu:

- Chả nói gì cả. Nhưng nhìn thấy tao Diễm quay đi là tao biết nàng giận mày rồi. Hồi ở Mỹ, mày nhớ không. Hễ cứ giận mày là tao cũng bị… bỏ đói luôn.

Tuyên bật cười:

- Mày nhớ dai đó.

- Bạn bè mà. Thấy mày hạnh phúc là tao vui.

Tuyên nói thầm : “Vậy thì tao nỡ nào làm cho mày và em mày khổ? Sự có mặt của tao ít ra cũng giúp Châu Uyên được những chuỗi ngày bình yên”.

Hoàng tra gạn:

- Mày nói thật đi Tuyên, tại sao Diễm giận mày?

- Đã nói không có chuyện gì hết. Tao có biết tại sao đâu. Tuần trước tao mới gặp Diễm đây mà. Hay tại Diễm bận việc gì nên thấy mày không kịp chào?

Hoàng lắc đầu:

- Không. Diễm thấy tao, dừng lại rồi. Rồi nghĩ sao nàng lại quay phắt đi. Nàng chỉ không muốn nhìn tao chứ không bận gì cả.

- Vậy thì tao chịu, hết hiểu nổi.

Nói với Hoàng như vậy nhưng Tuyên cảm thấy đau nhói trong tim. Giờ phút này Tuyên cũng không hiểu mình có yêu Diễm chưa, nhưng những ngày tháng có nhau nơi xứ lạ quê người, những lần picnic, trượt tuyết, những lúc vội vã kéo nhau chạy cho kịp chuyến xe bus, rồi một đêm giao thừa thức trắng nhìn tuyết rơi ngập ngụa ngoài cửa kính để xắn cho nhau từng lát bánh chưng ăn với dưa món từ quê nhà gởi sang… Mất Diễm, Tuyên thấy như mất đi một phần kỷ niệm.

Chàng cũng chưa biết phải xử trí ra sao với Diễm. Có lẽ, Tuyên nghĩ, mình phải gặp nàng một lần để nói sự thật, về vai trò của chàng đối với Châu Uyên, để Diễm hiểu và chấp nhận khoảng thời gian chàng đóng vai tình nhân của người mất trí. Tuyên cũng hiểu rằng sự việc không thể dễ dàng được, nhất là Diễm lại nhiều tự ái, và là một cô gái vừa đẹp vừa giàu. Quanh nàng bao nhiêu người săn đón chiều chuộng, hình ảnh Tuyên một lúc nào đó sẽ tự động nhạt nhòa trong tâm hồn Diễm.

Thấy bạn không nói gì, Hoàng qua vấn đề khác:

- Tuyên à, tao thấy con Uyên nó khá rồi đó, coi bộ phương pháp trị liệu của mày có kết quả rồi đó.

- Tao không hiểu ra sao. Thấy Uyên vẫn quên quên nhớ nhớ. Không hiểu rồi sẽ đi đến đâu.

- Thím tao nhận xét nó đỡ nhiều rồi đấy. Bà nói trước nó cứ hay khóc lóc bất thường lắm, giờ thì hết rồi. Thỉnh thoảng nó cũng nhớ lại một vài chuyện cũ. Chú thím tao nói mọi việc cũng nhờ mày. Dù Châu Uyên có khỏi bệnh hay không ổng bả vẫn mang ơn mày suốt đời.

- Chú thím chỉ quan trọng hóa vấn đề. Có gì đâu, thân tình với nhau cả. Tao giúp em mày cũng như giúp em tao.

- Mày làm ơn thì mày quên nhưng kẻ chịu ơn làm sao quên được.

Hoàng thở dài tiếp:

- Tội nghiệp chú thím tao, đầu cuối có một mụn con gái, cưng hơn trứng mỏng, đùng cái vướng vô nghiệp chướng gì đâu. Con bé cũng không đến nỗi xấu xí gì, thế mới khổ.

- Số mệnh mày ạ. Mình có tránh cũng không được, ai muốn thế bao giờ? Nếu Uyên đừng mang nỗi bất hạnh này, kẻ nào cưới được cô bé làm vợ chắc hạnh phúc lắm. Tánh tình nó ngoan ngoãn. Vợ đẹp và ngoan là nhất.

- Nó như thế, ngoại trừ thằng Tùng sống dậy, còn ai dám cưới.

Như nhớ ra điều gì, Hoàng hỏi bạn:

- Tuyên này, có bao giờ mày gặp rắc rối gì trong khi đóng vai Tùng không?

- Cũng có. Nhiều khi Uyên bất chợt nhớ và hỏi về một kỷ niệm nào đó, tao làm sao nhớ được, vì tao đâu phải là Tùng. Cũng may là đầu óc cô bé không bình thường để nhận định đúng hay sai những câu trả lời nên tao còn tráo trở được.

Hoàng chắc lưỡi:

- Không khéo con bé chiếm hết cả khoảng thời gian nghỉ “dưỡng sức” của mày. Chúng mình định về nước dành 6 tháng để đi đây đi đó và nghỉ ngơi sau mấy năm dài học hành mà giờ cũng hơn tháng rồi.

Tuyên nhún vai:

- Đất nước bây giờ mình cũng chả đến nơi mình muốn được. Hòa bình vẫn không làm mình an tâm hưởng thụ nó. Tao nghĩ, dùng thì giờ cho Châu Uyên còn có ích hơn.

Hoàng nhìn bạn bằng ánh mắt biết ơn. Chàng hiểu Tuyên nói để không cho chàng suy nghĩ, chứ thật ra, Hoàng thấy việc giúp đỡ Châu Uyên làm thiệt thòi cho bạn nhiều quá. Châu Uyên đòi sự có mặt của Tuyên cạnh nàng luôn luôn và chỉ sự có mặt của Tuyên mới giúp nàng bình thản được. Ông bà Tâm cũng áy náy không ít về việc đó nhưng Tuyên chỉ nói lấp đi. Chỉ có nữ bệnh nhân của chàng là vẫn nhởn nhơ không hề biết đến công khó của thầy thuốc.

Châu Uyên chạy ra vườn, nàng nhìn thấy Hoàng ngồi cạnh Tuyên trên ghế đu. Nắng mai soi hồng trên gương mặt đan thanh của cô gái. Nàng nhảy chân sáo đến với hai người con trai. Dáng nàng vô tư thanh thản. Hoàng đùa:

- Đặt trường hợp con Uyên bình phục mày cưới nó không Tuyên?

Tuyên cười:

- Nhất rồi. Chỉ sợ lúc đó nàng lại không thương tao.

- Bây giờ nó cũng có thương mày đâu.

- Ít ra là Uyên thương tao qua hình ảnh Tùng. Kể ra anh chàng đó cũng diễm phúc thật Hoàng nhỉ.

- Mày có ghen với nó không?

- Ghen chứ. Giá ngày xưa tao sẽ triệu hồn nó về thách đấu gươm.

Cả hai cùng cười. Châu Uyên ngơ ngác một giây rồi bật cười theo. Giọng cười nàng dòn dã như những âm thanh pha lê chạm nhau. Nàng kéo Hoàng ra:

- Anh Hoàng hổng có giành Tùng của em à nghe.

- Bé ngồi lên đây, cạnh anh nè.

- Khỏi thèm đi, đuổi anh đi hà.

- Thiệt nghen?

- Thiệt. Em hổng thương anh Hoàng.

- Vậy em thương ai?

Châu Uyên chỉ Tuyên:

- Tùng nè. Em thương Tùng.

- Nhiều không?

Cô gái gật đầu:

- Nhiều. Nhiều lắm.

Nàng quay sang Tuyên:

- Há Tùng há?

Tuyên gật đầu. Nhưng lời lẽ ngô nghê mà chân tình của Châu Uyên làm anh cảm thấy xót xa. Một thiếu nữ ở lứa tuổi mới lớn, nhựa sống căng tràn mà đành chịu sự bất hạnh không biết đến bao giờ. Bất giác ý nghĩ này lại mãnh liệt trong đầu óc người con trai và Tuyên quên mất Diễm.


***


Châu Uyên cầm tấm ảnh nhỏ của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp săm soi, bà Tâm nhìn thấy, hỏi con gái:

- Con xem gì đấy Uyên?

- Ảnh, má.

- Ảnh ai vậy con?

- Đức Mẹ đó má. Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng.

- Ở đâu con có vậy?

- Anh Tùng cho con nè má. Má lại coi, đẹp lắm.

Bà Tâm chìu ý đến cạnh nàng. Bà cầm tấm ảnh lên, Uyên líu lo:

- Anh Tùng nói Đức Mẹ thương mình lắm má à. Đẹp hả má?

- Ừ, đẹp. Con xem rồi cất nghe, đừng bỏ rơi có tội đấy.

- Tội là gì má?

Bà Tâm giải thích thật gọn:

- Là Đức Mẹ không thương con nữa.

- Đức Mẹ giận há má?

Bà Tâm gật đầu. Uyên tiếp:

- Đức Mẹ giận… như anh Tùng giận con hông má?

Người mẹ muốn nhân dịp khơi lại thực tế với con mình, bà hy vọng sự bình thản lâu nay sẽ giúp Châu Uyên tìm lại ký ức. Bà nhỏ nhẹ:

- Uyên à, anh Tùng con đâu còn nữa mà con nhắc hoài vậy.

Mắt cô gái mở lớn:

- Anh Tùng không còn? Là sao má?

- Là nó chết rồi. Tùng chết rồi.

Nàng lập lại một cách ngây ngô:

- Chết? Tùng chết? Chết?... Chết??...

Nàng lắc đầu lia lịa:

- Không phải. Không phải. Anh Tùng không chết. Còn sống mà má.

Nàng nhìn mẹ bằng ánh mắt trách móc:

- Má cứ nói vậy hoài. Con hổng thèm đâu. Con ghét má. Cả Tùng nữa. Tùng cũng ghét má…

Bà Tâm tìm lời an ủi con. Nhưng bà không biết phải nói sao. Bà thấy sự thí nghiệm của mình thất bại. Nước mắt bà ứa ra. Bỗng chốc bà Tâm ôm chầm lấy con gái. Châu Uyên ngơ ngác nhưng vẫn để yên không chống lại mẹ. Nàng ngồi ngoan ngoãn trên canapé, ánh mắt vô tư, môi mỉm cười mà không biết rằng người mẹ thân yêu của mình đang đứt từng khúc ruột.

Bà Tâm muốn kể lể cho vơi uẩn ức trong lòng mình mà không dám. Từ lâu bà vẫn thầm tủi và không biết bao nhiêu đêm bà khóc thầm. Ngày Châu Uyên mới bị nạn bà lăn lóc trong nỗi khổ tưởng chết được. Rồi thời gian như làm chai lì tất cả. Đôi khi bà cũng muốn mê tín, tin tưởng rằng tại kiếp trước mình ăn ở sao đây nên con gái phải chịu hậu quả. Bà trách mình, bà trách trời, nhất là mỗi khi đến nhà bạn bè, nhìn thấy con gái họ nhởn nhơ hoạt bát, bà càng thương con mình hơn. Bởi thế bà Tâm tránh, rất ít khi đến những bà bạn có con gái lớn. Bà không muốn nhìn con gái thiên hạ một phần, hơn thế, bà sợ phải nghe những lời an ủi, thương hại đầy vẻ giả tạo của họ dành cho gia đình bà : “Tội nghiệp cháu Uyên, trẻ, đẹp, mơn mởn mà phải chịu căn bệnh quái ác” – “Chị kỹ sư nè, cháu bên nhà cũng trạc tuổi con gái tôi phải không? Con nhỏ nhà tôi đám hỏi rồi, sắp đám cưới. Chị mà cháu nó đừng tật nguyền thì nay mai cũng có cháu rồi” – “Mình ăn ở cũng không ác đức gì mà sao gặp chuyện gì đâu hén chị?” Những câu thương hại vô tình mà đôi lúc khiến bà Tâm muốn bưng tai bịt mắt. Bà nghĩ rằng người ta mỉa mai bà, chửi bà nhiều hơn là an ủi bà. Bà không muốn nghe mà người ta vẫn nói. Họ không muốn để yên cho nỗi đau khổ lắng chìm trong tâm hồn người mẹ. Họ tìm cách bươi, tìm cách xới – Họ muốn kẻ khác phải khổ, khổ điên, khổ chết họ mới vừa lòng. Bà Tâm ngao ngán thở dài. Lâu nay, nhờ Tuyên, con gái bà đã tìm được phần nào bình thản, bà không phải va chạm với những thắc mắc không thể giải thích của Châu Uyên nữa. Với Tuyên, hình như mọi chuyện đều dễ dàng. Châu Uyên biết có chàng mà không thắc mắc gì nữa nhưng bà Tâm không biết sự việc rồi sẽ kéo dài đến bao giờ?!!


***


Hoàng ngần ngại một giây rồi bấm chuông. Người ra mở cửa là Diễm. Thấy Hoàng, Diễm sa sầm nét mặt nhưng Hoàng vội nói:

- Diễm dành cho tôi chút thì giờ, tôi có chuyện cần nói.

Vẻ miễn cưỡng, Diễm đi vào phòng khách. Hoàng đi theo vừa sắp đặt những câu khéo léo nhất để dò hỏi và giảng hòa Diễm và Tuyên.

Căn phòng khách nhà Diễm sang trọng với lối trang trí thật hào nhoáng. Hoàng nhìn Diễm và thấy cô gái nhà giàu này muốn thuyết phục không phải là dễ.

Diễm bấm chuông gọi chị ở mang nước ngọt rồi ngồi xuống salon đối diện Hoàng.

- Diễm à.

- Anh có gì cứ nói.

Hoàng gãi tai:

- Chỗ bạn bè với nhau Diễm cho phép tôi nói chớ?

Cô gái nhún vai:

- Tự nhiên.

Thái độ đầy vẻ tự tin của Diễm làm Hoàng chột dạ. Anh quyết định đi vào đề:

- Tuyên nhờ tôi đến đây…

Diễm buông thõng:

- Lại Tuyên!

- Diễm nói sao?

- Chả sao cả. Bộ anh ta bị đào cho rơi rồi hay sao mà nhờ anh đến đây?

Hoàng ngơ ngác:

- Thằng Tuyên có đào? Hồi nào đâu?

Diễm cười khẩy:

- Đến anh mà cũng không biết chuyện đó à? Lạ nhỉ?

Hoàng lắp bắp:

- Thật tình tôi hoàn toàn không biết. Diễm có thể tin tôi điều đó.

Giọng Diễm chua chát:

- Vậy anh ta nhờ anh đến đây làm gì?

- Thật ra, không hẳn là hắn nhờ tôi. Nhưng vì hôm gặp Diễm và tôi biết rằng Diễm giận Tuyên, nên về tôi có hỏi hắn. Tuyên xác nhận là Diễm giận nó nhưng cứ úp mở không nói rõ nguyên do. Quả thật tôi không biết rằng vì hắn bê bối mà Diễm giận. Nhưng tôi thấy hắn buồn quá, khổ quá nên mới quyết định tìm Diễm để hy vọng hai người cảm thông nhau. Không phải tôi bênh Tuyên chứ việc hắn bê bối Diễm nên xét lại có lầm lẫn gì không? Vì từ ngày về nước đến giờ nó vướng vào việc chữa trị cho con em gái điên của tôi đâu có rảnh mà lang bang…

Hoàng nhìn thấy trên gương mặt Diễm vừa có một thoáng ngỡ ngàng lướt qua. Hoàng chưa kịp tìm hiểu thì Diễm hỏi nhanh:

- Anh có cô em gái điên à?

Hoàng gật đầu:

- Nó bị mất trí.

Diễm hỏi một câu ngoài đề:

- Nhà anh ở đường nào nhỉ?

Hoàng nói số nhà và Diễm ngẩn ngơ buột miệng:

- Thôi đúng rồi.

- Diễm nói gì?

Cô gái lắc đầu hỏi lại:

- Em gái anh bị sao vậy?

Hoàng đem chuyện tai nạn của Châu Uyên kể lại, cả việc Tuyên bị ngộ nhận và rồi vì bạn đã cố tình giúp đỡ. Diễm nghe một cách chăm chú. Thỉnh thoảng nàng mỉm cười tự chế diễu mình. Diễm cố giấu không nói cho Hoàng biết nguyên do sự giận hờn của mình, nàng chỉ nói:

- Hoàng đã có lòng lo cho tụi này mình cám ơn lắm. Cũng có thể đó là một lầm lẫn đáng tiếc, vì thật ra mình không thấy, nhưng nghe người khác kể lại. Bạn bè, Hoàng cũng biết tính mình, mình không thích bị ai lừa gạt, nhất là vấn đề tình cảm.

Hoàng vô tình, sốt sắng:

- Diễm tin tôi đi, Tuyên nó chân thành lắm, không có gì đâu.

Cô gái nửa đùa nửa thật:

- Thôi bỏ qua chuyện hôm nay, tạm coi như Tuyên vô tội đi. Nhưng còn mai kia thì sao? Lỡ như ông thầy trị bệnh rồi mê luôn cô học trò thì ông tính sao với tôi?

Hoàng bối rối, thật ra, chính chàng đôi khi cũng đã thoáng nghĩ đến điều đó. Không có gì xa vời, khó khăn cả khi Châu Uyên là một thiếu nữ đẹp và Tuyên là một thanh niên tràn nhựa sống. Hai người sống trong môi trường vô cùng thuận lợi việc nẩy nở tình yêu. Nhưng để Diễm yên lòng, Hoàng quả quyết:

- Làm gì có chuyện đó. Châu Uyên nó mất trí nên ngỡ Tuyên là người yêu của nó. Khi nó tỉnh lại làm sao nó yêu Tuyên được. Còn bây giờ thì nó chỉ là một cô gái khờ khạo đáng thương.

Diễm nói thầm : “Khờ khạo đáng thương chuyện gì chứ chuyện yêu đương thấy cô ta “mùi” lắm mà. Khôn ngoan cái khoản gì mà nguy hiểm quá vậy”. Nhưng nàng không để lộ cho Hoàng biết nhận xét của mình. Diễm gật gù:

- Giờ thì cứ tạm tin đã, phải không? Thôi, bạn nhắn dùm với Tuyên là mình coi như không có chuyện gì xảy ra. Tôi hẹn gặp Tuyên năm giờ chiều ngày mốt tại La Pagode nhé.

Bắt được cái hẹn, Hoàng thở phào nhẹ nhõm. Vậy là xong, chàng đã xong phận sự đối với bạn. Hoàng cũng không hiểu sao mình lại làm cái việc “sứ giả hòa bình” không công như thế nữa. Có lẽ chàng không chịu được ý nghĩ Tuyên khổ, hơn nữa Tuyên đã giúp đỡ gia đình Hoàng quá nhiều.

Để chắc hơn, Hoàng khơi lại với Diễm những ngày cả ba sống ở Mỹ. Chàng ca tụng Diễm là bông hoa quê hương kiều diễm duy nhất. Chàng nói đến nàng như nhắc đến một thiếu nữ độc đáo. Hoàng diễn tả không được tế nhị lắm nhưng cũng đủ cho Diễm cảm thấy thích thú. Dù sao nàng cũng là một người con gái với tánh tự kiêu háo thắng. Diễm biết mình đẹp và muốn mọi người phải biết như vậy. Diễm chưa bao giờ hỏi kỹ lòng mình có yêu Tuyên thật không, nàng cũng chưa chắc mình đã ghen, đã giận Tuyên vì yêu. Đó có thể là một bộc lộ của tự ái. Diễm không muốn ai thắng mình trên phương diện tình cảm, nàng không muốn thua sút, không muốn bị coi là kẻ bại trận. Được nuông chìu từ bé, Diễm tiêm nhiễm tính tự phụ, nàng cho rằng nàng có thể bỏ rơi Tuyên chứ Tuyên không thể bỏ rơi nàng.

Hơn tuần nay Diễm bực mình vô cùng vì câu chuyện với Tuyên. Nàng cứ bị ám anh bởi vẻ mặt yêu đương mê đắm của Châu Uyên. Đầu óc nàng cứ vang lên những âm thanh se sắt : “Diễm ơi, mày thua cuộc rồi, mày bại trận rồi. Mày giàu, mày đẹp, mày khiến cả bao nhiêu người quì xuống chân mày để van xin tình yêu rồi cuối cùng mày cũng qui hàng trước một thằng con trai tầm thường, một đứa con gái thua mày mọi phương diện. Nhục nhã quá Diễm ơi!”. Người con gái điên đầu vì những lằn roi tự ái quất vào tâm hồn mình. Và cuộc gặp gỡ Hoàng hôm nay, là một liều thuốc xoa dịu vết thương gây ra bởi lòng tự phụ của Diễm. Nàng cảm thấy thoải mái khi tiễn Hoàng ra về.


***


Ở nhà Diễm ra, Hoàng về thẳng nhà. Chàng định giấu Tuyên và dành cho bạn một ngạc nhiên trong ngày mốt, khi “áp tải” Tuyên đến La Pagode, nhưng chàng không có can đảm nhìn bạn khổ thêm nữa. Hoàng hiểu rằng dù sao Tuyên cũng đã là một người lớn. Ít ra là một bác sĩ rồi, nhưng trong lãnh vực tình yêu người ta đều là những đứa trẻ vỡ lòng.

Gặp Tuyên, Hoàng vỗ vai thật mạnh:

- Mày phải khao tao một chầu nhậu mới được.

Tuyên nhìn bạn:

- Chuyện gì vậy? Mày mới sáng chế ra thuốc tàng hình hả?

- Không. Có chuyện đó cũng không quan trọng.

- Hay tìm ra cách trị ung thư?

Hoàng lắc đầu:

- Hơn như vậy nhiều.

- Vậy thì tao chịu.

- Tao vừa thành công trong sứ mạng “sứ giả hòa bình”.

Tuyên im lặng.

- Mày có quyền gặp Diễm.

Tuyên gật gù:

- À ra thế.

- Còn gì nữa. mày thấy tao tài không? Chỉ cần vài câu là thuyết phục được người đẹp.

- Diễm nói gì?

Hoàng nhìn vào mắt bạn:

- Còn gì nữa? Nàng thấy mày “có đào”. Đúng hơn là nghe nói lại, bởi vậy…

Tuyên cười mỉm:

- Diễm nói với mày như vậy à?

Hoàng gật:

- Nàng hẹn mày năm giờ chiều ngày mốt, tại La Pagode. Đồng ý?

Tuyên vui vẻ:

- Nhất mày. Suya lắm. Mai kia nếu may mắn tao được Diễm sẽ biếu mày đầu heo.

Hoàng xua tay:

- Thôi ráng tìm lời văn hoa bay bướm trước đi để “tả oán” với người đẹp. Nhiệm vụ của tao đến đây là hết.

Tuyên hỏi lại:

- Năm giờ ngày mốt?

- Ừ. Trời đất, mới đó đã quên. Điệu này mày trị bịnh cho Châu Uyên rồi đâm ra… lây cái điên của nó thì nguy.

Trong tâm hồn Tuyên có một chút rộn rã. Chàng vui vì sắp được gặp Diễm để phân trần với nàng sự hiểu lầm tai hại. Tuyên nghĩ đến Hoàng, vô tình và vô tội, bị cả chàng lẫn Diễm cho vào “xiếc”, nhưng Tuyên cũng áy náy không biết Hoàng có kể gì về Châu Uyên không mà Diễm hết giận, vì chỉ có giải tỏa được sự lầm lẫn đó, người con gái nhiều tự ái như Diễm mới hết giận hờn được. Tự dưng Tuyên không cảm thấy niềm vui trọn vẹn trong sự “tái lập hòa bình” đó nhưng chàng cũng tránh không nói gì về nhận xét của mình. Tuyên chỉ muốn “điều tra” Hoàng về nỗi thắc mắc của mình:

- Trong câu chuyện với Diễm mày đề cập gì đến vai trò hiện tại của tao đối với Châu Uyên không?

Hoàng gật:

- Dĩ nhiên là có. Tao phải viện trợ đến hoàn cảnh “kẹt” hiện tại của mày để cả quyết với Diễm rằng mày không có thì giờ lang bang nàng mới tin, đâu dễ gì. Nếu không phải là miệng lưỡi Tô tần của tao thì…

Tuyên cười:

- Thì hòa đàm tiếp tục lâm vào bế tắc.


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím   Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím Icon_minitimeTue Jun 06, 2017 5:18 pm

Chương 3

THỬ THÁCH

Châu Uyên cắm cúi vẽ. Cây bút trên tay nàng nguệch ngoạc thành những đường ngang, những lằn dọc trên trang giấy. Nàng vẽ như say mê, những ngón tay mềm mại uyển chuyển theo cây bút “rông” màu xanh. Tuyên theo dõi những cái nhíu mày, nhăn mặt của nàng một cách thương mến.

- Em vẽ xong chưa?

Châu Uyên gật đầu:

- Xong rồi.

- Em vẽ gì đấy?

- Bông hoa. Đẹp không anh?

Tuyên suýt phì cười:

- Ờ… đẹp. Thế hoa gì cô bé?

- Thược Dược nè, Huệ nè, Hồng nè. Thứ nào em cũng thích.

Tuyên nhìn những “bông hoa” của cô gái, mỉm cười:

- Em vẽ đẹp lắm.

Châu Uyên buông viết nhìn Tuyên chờ đợi. Chàng hôn nhẹ lên trán nàng ; Uyên mỉm cười. Tuyên không hiểu nổi nụ cười của nàng biểu lộ sự sung sướng trong tình yêu hay sự hài lòng.

Hai hôm trước chàng gặp Diễm. Một Diễm dịu dàng xinh đẹp và thông cảm. Nàng tỏ ra hiểu hoàn cảnh Châu Uyên và sẵn sàng bỏ qua những cử chỉ “thân mật” từ lâu nay Tuyên phải áp dụng cho “bệnh nhân”, nhưng với một điều kiện : Tuyên phải chấm dứt nghề thầy thuốc tâm bệnh… bất đắc dĩ của mình.

Diễm cho Tuyên biết là gia đình nàng ở Nha Trang đang mở một Laboratoire tại đường Độc Lập. Và căn nhà kế bên, ông bà sẵn sàng giúp cho bạn của con gái mở một phòng mạch. Như vậy là nhất. Tuyên hiểu đối với một bác sĩ mới ra trường như chàng, đó là cơ hội bằng vàng không nên bỏ. Diễm thuyết phục Tuyên nên đi với nàng ra gặp ông bà cụ để bàn định công việc và chuyến đi được nàng ấn định vào tuần tới, vì Tuyên thấy rằng mình cần phải suy nghĩ trước một quyết định tương lai hệ trọng.

Trước hết là tự ái của một người con trai không cho phép Tuyên nhận sự giúp đỡ của gia đình Diễm. Tuyên đã thoát khỏi sự nhờ vả cha mẹ mình, chàng không muốn phải ghép mình vào lệ thuộc nào khác. Hơn thế, chàng còn phải vào lính hai năm, làm việc tại Quân Y viện rồi mới được ra hành nghề tư. Theo Diễm thì việc đó không khó khăn gì. Ông bà cụ sẽ lo cho Tuyên được làm việc tại Quân Y viện Nha Trang, và ở đó, chàng có thể vừa là y sĩ vừa khám bệnh riêng ngoài giờ làm việc. Tuyên ái ngại vì sự giúp đỡ quá lớn lao đó. Chàng cũng không yên tâm nếu phải bỏ dở việc giúp đỡ Châu Uyên, vì thế mà Tuyên chưa quyết định được.

- Có gì lạ không, bác sĩ?

Tiếng Hoàng vui vẻ. Tuyên chỉ những bức vẽ của Châu Uyên:

- Công trình vĩ đại của nhà danh họa đấy.

Hoàng nhìn lên rồi kêu:

- Mày dạy nó vẽ gì vậy?

- Tao không dạy, tự nàng phát minh ra đấy. Những bông hoa.

- Bông hoa? Sao không nói luôn là con bé vẽ… mày.

- Biết đâu ở những hành tinh khác lại không có những bông hoa giống như vậy…

- Có lý. Nhưng tao khuyên mày nên ghi tên học Luật để làm thầy cãi hơn là thầy thuốc. Thầy thuốc phải đúng công thức, đúng phân lượng nguyên tắc răm rắp chứ không có ngoắc ngoéo hai với hai là… năm như thầy cãi được.

Chợt nhớ ra điều gì, Hoàng hỏi bạn:

- Mày gặp Diễm?

- Hôm thứ năm.

- Xong xuôi rồi chứ?

- Xong rồi, thêm một ít rắc rối.

- Gì vậy?

Tuyên nói với bạn về dự định của Diễm.

- Tóm lại ông bà cụ Diễm muốn bắt cóc mày?

- Chuyện đó xa vời. Chỉ biết họ muốn giúp mình phương tiện.

- Mày trả lời sao?

- Chưa. Tao đợi suy nghĩ và hỏi ý kiến mày. Dù sao việc nhờ người ta phải đắn đo, tế nhị lắm mới được. Tao không muốn mang tiếng lợi dụng.

- Đã chắc gì mày lợi dụng. Đôi khi chính mình bị lợi dụng thì có. Nhưng dù sao, nếu mày và Diễm yêu nhau, nghĩ đến chuyện xây dựng thì đó là lẽ thường. Ba me Diễm tạo tương lai cho mày và cho con gái họ sau này đó chứ.

- Diễm rủ tao tuần tới ra Nha Trang thăm ông bà cụ, luôn tiện bàn luận dự định đó.

Tuyên không nói cho bạn biết quyết định “tối hậu” của Diễm là buộc chàng phải chấm dứt vai trò người tình của Châu Uyên. Dù sao việc đó quá sớm và chàng chưa có quyết định gì.

Hoàng gật gù:

- Mày nên đi. Biết đâu không là dịp tốt để tạo dựng sự nghiệp. Hơn nữa dự định là một chuyện mà làm hay không lại là chuyện khác, ai đã “bắt cóc” mày đâu mà lo.

Tuyên nói thật ý mình:

- Tao sợ bỏ Châu Uyên một mình…

Hoàng bật cười:

- Mày là một lương y tận tâm, nhưng đôi khi vì ích chung thầy thuốc cũng phải bỏ con bệnh.

Tuyên nghiêm mặt:

- Thật đấy Hoàng. Uyên đã quen với sự có mặt của tao rồi, bây giờ…

Hoàng cắt ngang:

- Mày đi chừng tuần lễ, nửa tháng chứ bộ đi luôn sao.

- Chừng đó thời gian cũng đủ tác dụng…

Hoàng trấn an bạn:

- Không sao, mày tin tao đi. Tao đã có cách dỗ dành nó. Việc cần mày phải đi chứ, đừng vì em tao mà bỏ qua cơ hội.

Tuyên nhìn bạn, và đọc thấy trong mắt Hoàng vẻ chân thật, trìu mến. Chàng gật đầu:

- Tao sẽ nghe lời mày. Có lẽ tao sẽ đi sớm để về sớm.

*

- Má ơi anh Tùng đâu?

Đây là lần thứ ba trong ngày Châu Uyên hỏi Tùng. Bà Tâm bối rối:

- Anh Tùng con đi phố.

- Đi là gì má?

- Là ra ngoài phố đó con.

- Ra ngoài phố? Làm gì má?

- Anh con đi mua quà cho con.

Châu Uyên im lặng. Một lát nàng lại lên tiếng:

- Anh Tùng đâu rồi má?

Bà Tâm lại bỏ dở công việc đến bên con gái:

- Tùng về bây giờ đấy. Con ngoan, đừng hỏi má hoài chứ.

Cô gái buồn buồn:

- Con nhớ anh Tùng lắm.

- Lát nữa anh con về.

- Má nấu gì vậy?

- Má chiên chả giò.

- Tùng về ăn hả má?

- Ừ. Tùng về ăn.

Bà Tâm vuốt tóc con gái. Làn tóc đen mượt thuở mới lớn Châu Uyên vẫn chăm chút chải gỡ. Bây giờ nàng quên hẳn việc đó, mỗi ngày bà vẫn chải tóc cho con. Từ ngày có Tuyên, chàng thay bà công việc đó. Nhiều khi nhìn Tuyên ngồi săn sóc, dạy dỗ con gái, lòng người mẹ chợt ao ước đó là một cảnh hạnh phúc bình thường của con mình. Rồi giọng cười ngô nghê, rồi những câu nói vô nghĩa của Châu Uyên đưa bà rời xa ảo tưởng.

Tuyên đi Nha Trang lúc sáng, bây giờ chưa đến bữa cơm trưa mà không biết mấy lần Châu Uyên hỏi Tùng. Bà Tâm lo ngại không biết trong những ngày sắp tới vắng Tuyên, bà sẽ phải chật vật bởi những câu hỏi của con gái đến thế nào nữa.

*

Hoàng lượm những tờ giấy Châu Uyên ném tung tóe xuống nền nhà, vừa để gọn lại vừa nói:

- Sao em quăng hết vậy?

- Em không vẽ nữa.

- Vẽ đi – Em vẽ đẹp lắm. Ngoan anh thương.

Nàng đáp cộc lốc:

- Không.

Hoàng dỗ:

- Vẽ đi rồi Tùng về mua bánh cho em.

- Hổng thèm.

- Anh nói biết nghe anh thương.

Châu Uyên xé nát một tờ giấy cầm trên tay:

- Hổng chơi nữa. Ghét rồi.

- Em không sợ Tùng giận hả?

Cô gái trố mắt:

- Sợ. Tùng đâu?

- Ngoài kia. Tùng vô bây giờ.

Châu Uyên reo lên:

- Hay quá! Để Tùng vô em nói ảnh nghe cái này.

- Nói gì?

- Nói Tùng đừng giận em. Em thương Tùng.

- Ờ. Đợi nó vô rồi nói.

Châu Uyên lắc đầu:

- Em không biết.

Hoàng bỗng nhớ rằng mình đang nói chuyện với kẻ điên như là nói với người tỉnh. Chàng tiếp tục dỗ dành em gái:

- Em ăn kẹo không?

- Em vẽ.

Châu Uyên lượm lại cây bút dưới chân bàn và ngồi vào ghế. Hoàng khuyến khích:

- Vẽ những bông hoa đi cưng. Hoa hồng, hoa thược dược.

- Em vẽ ông khổng lồ.

- Cũng được. Vẽ ông khổng lồ đi.

Hoàng đáp theo để tránh rắc rối. Hai ngày phải săn sóc Châu Uyên thay bạn Hoàng thấy vất vả quá. Con bé rắc rối lạ, không có gì vừa ý nó cả. Châu Uyên đòi cái này, chưa có là hỏi cái khác. Tối ngày cứ Tùng đâu làm Hoàng chới với. Hoàng không hiểu tại sao Tuyên lại có thể khuất phục con bé dễ dàng đến thế.

*

Bà Tâm lấy lược, gọi con gái:

- Lại má chải tóc cho con.

Châu Uyên lắc đầu:

- Anh Tùng chải cho con hà.

- Vì không có anh Tùng má chải cái đã.

Châu Uyên lắc đầu quầy quậy. Hoàng bưng chén cơm đến cạnh nàng:

- Nghe anh, ăn cơm đi bé.

- Anh Tùng đâu?

Bà Tâm nhìn Hoàng:

- Khổ quá tối ngày nó cứ hỏi thằng Tùng. Không biết cậu Tuyên đi mấy ngày mới về hả con?

Hoàng ngập ngừng:

- Nó nói với con độ mười ngày.

- Chà, điệu này con Uyên nó khổ dữ.

- Nó có khổ đâu. Mình khổ chứ thím. Trả lời với nó làm sao bây giờ?

Bà Tâm than thở:

- Hồi trước mỗi lần nó nhớ thằng Tùng nó ra vườn ôm lấy cây hoa mà nói chuyện, mà khóc. Bây giờ có cậu Tuyên rồi nó đâu có chịu vậy nữa, cái mới chết.

- Kệ, mình phải ráng chớ sao giờ thím.

Bà Tâm dò hỏi:

- Theo chỗ con biết thì cậu Tuyên có cảm tình với em Uyên nhiều không?

Hoàng thẳng thắn:

- Nhiều chứ thím. Nó nói với con nó thương con nhỏ lắm. Nó cố tình giúp đỡ để hy vọng con bé tìm lại tình thương.

- Chuyện khó như mò kim đáy biển chứ dễ gì. Có điều cậu ấy thương thì giúp, cho con Uyên nó bớt khổ phần nào. Đôi khi thấy em Uyên nó làm nũng hành xách cậu quá thím cũng ngại…

Hoàng lo lắng:

- Em nó bớt nóng không thím?

- Nó uống thuốc đỡ đôi chút nhưng nó không chịu ăn con à.

- Mấy độ thím?

- Gần băm chín.

- Chắc nó cảm.

Bà Tâm gật đầu:

- Bị nó cứ ra vườn, vừa nắng vừa gió. Lâu ngày lủi thủi trong nhà quen rồi, bị cảm. Lại còn không chịu ăn uống nữa không nằm li bì sao được.

- Điệu này thằng Tuyên lâu về là mệt.

Bà Tâm nhìn lịch:

- Cậu ấy đi mới năm ngày.

- Sáng giờ em nó chưa ăn gì hả thím?

- Nó cứ lắc đầu, đòi có thằng Tùng mới chịu.

Hoàng thở dài:

- Khổ thật.

Bà Tâm chợt hỏi:

- Con biết địa chỉ cậu Tuyên đến không?

Hoàng biết bà muốn gì. Lòng mẹ thương con đã khiến bà trở nên ích kỷ, chỉ biết đến nỗi khổ của con mình mà quên hẳn người khác. Hoàng vờ hỏi:

- Chi vậy thím?

Bà có vẻ ngần ngại, nhưng rồi bà cũng nói:

- Thím muốn… hay là con thử đánh điện cho cậu ấy biết tình trạng hiện tại của em nó xem sao? Thím lo quá.

Hoàng lắc đầu:

- Con cũng quên không hỏi địa chỉ nơi nó đến nữa, giờ biết đâu mà tìm.

Thật ra nếu biết, chắc Hoàng cũng không làm công việc đó, chàng không muốn bạn hy sinh cả tương lai cho em mình. Tình trạng của Châu Uyên cũng chưa đến nỗi nào. Sự lo lắng của ba Tâm hơi quá so với bịnh trạng con gái,

*

Bà Tâm vụt ngẩng nhìn khi có tiếng chuông gọi cổng. Nhận ra Tuyên bà mừng rỡ đi nhanh ra. Nhưng sự có mặt của người con gái cạnh Tuyên làm bà khựng lại. Tuyên giới thiệu:

- Thưa thím, đây là Diễm, bạn con. Còn đây là má của Châu Uyên.

Diễm chào bà Tâm và người đàn bà cũng đáp lại bằng nụ cười hơi gượng. Tâm lý người mẹ thương con làm bà Tâm không mấy cảm tình với Diễm dù bà biết con mình không phải là người yêu của Tuyên.

- Thưa bác, em Uyên vẫn khỏe?

Nếu chỉ có mình Tuyên chắc bà Tâm sẽ kể lể tất cả. Nhưng có Diễm, bà chợt thấy không nên “hạ giá” con mình. Bà nói:

- Hai hôm nay nó bị cảm.

Tuyên sốt sắng:

- Con vô thăm cô ấy.

Chàng kéo tay Diễm:

- Đi em.

Diễm theo Tuyên, bước chân hơi nặng nề. Ở Nha Trang Tuyên đã hứa rằng sẽ ở lại nửa tháng. Vậy mà mới một tuần chàng đã hối về, đến Sàigòn việc đầu tiên của chàng là đến thăm Châu Uyên. Diễm không bằng lòng nhưng nàng muốn dò xét và đo lường xem tình cảm của Tuyên dành cho cô gái bao nhiêu nên nàng dằn lòng theo chàng ghé lại.

Tuyên đứng lặng nhìn Châu Uyên thiêm thiếp trên giường bệnh. Gương mặt nàng vốn trắng xanh càng bệch bạc. Tóc xõa phủ gối, drap kéo tận cổ. Nàng gầy hẳn.

- Hoàng đi đâu thím?

- Nó đi có việc gì cho chú từ hồi trưa.

- Uyên đau bao lâu rồi thím?

- Hai bữa nay.

Tuyên biết bà Tâm nói dối. Ốm hai hôm khó mà gầy sút rõ rệt như thế. Chàng quay sang Diễm:

- Tội quá em nhỉ? Giá Uyên không bệnh em nói chuyện với cô ấy. Hiền lành dễ thương lắm. Chỉ có mất trí nhớ thôi.

Diễm gượng cười:

- Cô ấy xanh quá.

Tuyên thành thật:

- Sao ốm dữ vậy không biết. Hồi anh đi Uyên khá lắm mà.

Diễm cắn môi không nói. Dù biết Tuyên thật vô tình nàng vẫn không muốn nghe những lời lo lắng đầy âu yếm như vậy. Nhưng đã ở vào khung cảnh này nàng không biết tính sao.

- Uyên ăn được cháo không hả thím?

Bà Tâm lắc đầu:

- Nó không chịu ăn.

Diễm thì thầm:

- Chắc nàng tương tư anh.

Tuyên cau mặt:

- Đừng đùa ác thế em.

Diễm dằn giọng:

- Sao lại đùa. Thật đấy chứ.

Tuyên quay lại, bà Tâm đã xuống bếp, chàng thở ra nhẹ nhõm. Chàng chỉ sợ bà Tâm nghe được những lời chua chát của Diễm.

- Anh đưa em về nhé.

- Còn anh?

Tuyên nhìn Châu Uyên:

- Anh cần săn sóc cô ấy.

- Em không muốn.

Chàng nghiêm nghị:

- Em không thấy cô ta ốm nặng sao? Nên nhân đạo một tí Diễm ạ. Em để cho anh làm theo lương tâm một y sĩ.

Diễm bĩu môi:

- Lương tâm y sĩ hay lương tâm tình nhân?

- Anh cấm em.

Diễm nặng giọng:

- Khỏi cấm. Tôi về.

- Để anh đưa em.

- Không cần. Uổng công tôi lôi anh đi xa, tưởng anh quên, ai dè…

Tuyên chôn chân trước thố lộ đột ngột của Diễm, mãi đến khi nàng ra khỏi cổng chàng mới giật mình lẩm bẩm : “Thì ra… Diễm muốn mình đi để quên… Thảo nào những dự định bấp bênh không đâu vào đâu cả… Cô bé cũng ghê thật”.Chàng trở lại cạnh giường Châu Uyên, ngồi xuống, cúi nhìn gương mặt hốc hác của nàng. Có tiếng bà Tâm nói sau lưng:

- Tội nghiệp, em nó ngày nào cũng hỏi cháu đến cả chục lần. Cả thím lẫn thằng Hoàng tìm hết cách để dỗ dành nó mà nó cứ khóc, nhất định không ăn. Nó trốn ra vườn đi thơ thẩn riết rồi nhiễm nắng nhiễm gió…

Giờ đến lúc cho bà Tâm kể hết những ẩn ức mà từ nãy bà cố dằn vì sự có mặt của Diễm. Bà kể từ ngày đầu đến ngày cuối. Tuyên ngồi nghe, lặng yên như một tội nhân đang nghe lời buộc tội. Chàng thấy mình có một phần trách nhiệm trong sự bệnh hoạn của Châu Uyên. Bà Tâm nói hết lại xuống bếp “để thím nấu lại cháo cho em. Có cháu về may ra nó chịu ăn”.

Còn một mình với Châu Uyên, Tuyên nắm bàn tay mướt xanh gầy guộc của nàng lay nhẹ:

- Uyên.

Tuyên cúi xuống tai nàng:

- Châu Uyên.

Nàng rên nho nhỏ.

- Anh đây. Tùng đây Uyên.

Lần này Châu Uyên khẽ chớp mắt. Tuyên tiếp tục lay tỉnh nàng:

- Anh Tùng về nè Uyên. Tỉnh chưa em?

Cô gái mở hẳn mắt. Đôi mắt thâm quầng, sâu thêm, lớn thêm dưới cặp chân mày cong. Nàng nhìn Tuyên. Nàng không khóc, không nói. Châu Uyên chợt cười, nụ cười lạc hồn của người mất trí. Nàng biểu lộ sự hài lòng bằng nụ cười ngây dại. Môi nàng nhợt nhạt làm Tuyên liên tưởng đến nữ nhân vật Partrice Hollmann trong Les Camarades của E. Maria Remarque. Khi Hollmann bị bệnh lao, nàng cũng hốc hác như Châu Uyên bây giờ. Nhưng Châu Uyên diễm phúc hơn Hollmann là ốm mà không biết mình ốm, tàn tạ mà không cảm nhận sự tàn tạ của mình, còn nhân vật của Remarque là đón nhận cái chết đến từ từ, quằn quại.

- Anh cho em ăn cháo nghe.

Châu Uyên ngoan ngoãn gật đầu.

- Anh cho em uống thuốc nghe.

Nàng lại gật đầu.

Tuyên vuốt nhẹ bàn tay xanh xao của cô gái đáng thương. Chàng nhìn thật lâu, thật sâu vào mắt nàng. Châu Uyên vẫn mở lớn đôi ngươi, không biết thẹn thùng trốn tránh. Bất giác chàng cúi hôn lên đôi má nàng, nụ hôn bất ngờ, không phải trong vai trò mà cũng chưa được phân định rõ.

*

Tuyên đọc lại lần nữa thư của Diễm:

Anh Tuyên,

Em viết cho anh sau khi đã suy nghĩ nhiều. Em muốn nói đến trường hợp Châu Uyên.

Cô ta đáng thương và đang cần anh lắm, em biết điều đó, tiếc rằng em không thể chấp nhận được nên anh không thể là người yêu của em vừa là người yêu của Châu Uyên dù là qua nhân vật Tùng nào đó.

Hơn thế, giữa chúng ta chỉ mới là tình bạn. Một chút mật thiết là thường, nên sự xa nhau không có gì vương vấn lắm.

Thành thật khuyên anh nên tận tình giúp đỡ Châu Uyên, đó là thiện chí của em. Nói là em hy sinh cho nàng cũng không đúng. Thật ra, em lợi điểm hơn nàng là dễ dàng có bạn, dễ vui và quên, còn nàng, không thể thiếu anh.

Em ngăn cản anh đến với Châu Uyên vì tự ái hơn là yêu. Hãy quên em để lo cho hạnh phúc anh sau này.

Em muốn làm áp lực để giữ anh cũng được, để thỏa mãn tự ái của em nhưng em không làm. Không phải em cao thượng gì nhưng tự dưng hình ảnh cô gái bệnh hoạn làm em không nỡ.

Gặp nhau mình vẫn là bạn.
Thân : Diễm.

Tuyên châm thuốc lá. Chàng xếp thư bỏ vào ngăn kéo. Chàng rít những hơi thuốc lá thật dài, thả khói và nhìn lên trần nhà. Tuyên thấy đầu óc trống rỗng. Có lẽ sự giao động làm đông đặc cảm giác. Thư Diễm đó, và những lời tạ từ gần như hy sinh, gần như hờn dỗi. Chàng không hiểu nổi đích thực những ý tưởng hiện tại của nàng nhưng Tuyên biết rằng khi Diễm đã nói như thế, khó mà lay chuyển. Chàng nghĩ không biết có phải Diễm đã tìm ra một đối tượng trong những kẻ bao quanh chăng? Điều mà Tuyên biết Diễm nói đúng là nàng dễ dàng có bạn, dễ vui và dễ quên.

Dù sao đó cũng là một mất mát. Tuyên chưa biết mình sẽ có thể nối lại thân tình với Diễm hay không nhưng thời gian chắc không phải là bây giờ. Chàng muốn Diễm hiểu nhưng nàng không chấp nhận “anh không thể là người yêu của em vừa là người yêu của Châu Uyên dù là qua nhân vật Tùng nào đó.” Diễm đã khẳng định như thế với chàng.

“Đàn bà – Tuyên lẩm bẩm – là một sinh vật dễ thương mà khó hiểu. Đôi lúc mình như hiểu rõ về họ mà rốt lại chả biết gì”. Tuyên cười thầm chính sự ngớ ngẩn của mình. Bên cạnh Châu Uyên, chàng đứng ở cương vị một người anh. Những tiếp xúc, những va chạm trong vai trò người tình đôi lúc cũng đánh thức cảm giác con trai của Tuyên mãnh liệt. Nhưng rồi nhìn nụ cười ngây ngô, nhìn ánh mắt lạc hồn của cô gái, Tuyên lại thấy thương xót và trở lại ý niệm thuần túy của mình.

Tuyên nhìn đồng hồ : 9 giờ. Chàng thay đồ rồi lấy xe đến nhà Châu Uyên. Một ý nghĩ thoáng qua, chàng vòng quanh Givral mua một hộp bánhh kem. Tuyên thích nhìn cô bé hồn nhiên ăn quà vặt như vậy.

Khi Tuyên đến, bà Tâm đã đi chợ. Hoàng mở cổng đón bạn và nhìn hộp bánh trên tay chàng:

- Mày mua cho con bé hở?

Tuyên gật. Hoàng thở dài:

- Chán quá. Cũng mang danh người đẹp, lại phải nhận những món quà dành cho trẻ con, Hỏng.

- Châu Uyên thức chưa?

- Lâu rồi. Nó chưa biết nói lên nỗi chờ mong nhưng tao biết nó đang đợi mày.

Cô gái nhìn thấy Tuyên reo lên “anh Tùng” rồi chạy đến. Tuyên dang tay đón tấm thân bé bỏng của nàng như thường lệ. Hoàng khẽ lắc đầu:

- Tình ác. Ai nhìn thấy chúng mày chắc phải cho rằng anh chị yêu nhau kinh khủng. Tao cũng không hiểu sao khi người ta điên, sự bộc lộ tình cảm lại nồng nàn, dữ dội hơn khi tỉnh? Có lẽ họ bộc lộ theo đúng bản năng “thật” nhất của mình vì không biết ngượng. Tao tin rằng bình thường, dù có yêu điên cuồng, con nhỏ cũng không đến nỗi đam mê đến thế.

Tuyên bỗng có ý muốn tìm một khung cảnh khác, có thể giúp mình thoải mái hơn cái ồn ào chật hẹp của thành phố. Chàng đề nghị với Hoàng:

- Hay mình về quê chơi vài ngày đi mày. Cho Châu Uyên theo cho cô bé đổi gió luôn.

Hoàng ngần ngại:

- Tao ngán con nhỏ nó dở chứng, khóc khóc cười cười rồi thiên hạ dòm ngó.

- Có tao, cô bé không dở chứng đâu. Trời Sàigòn mấy hôm nay nóng nực, bứt rứt quá.

- Mày bảo đảm “an toàn” về phần Châu Uyên nghe.

- D’ accord!

- Xong rồi. Chiều dzọt. Kiến Hòa hả?

- Ừ, Kiến Hòa. Ông anh nuôi tao thấy mình về vui lắm.

Hoàng sửa soạn một vài thứ cần thiết. Chàng hỏi Tuyên:

- Mình đi xe đò?

- Khỏi. Trưa tao về mượn xe nhà ông chú. Chiếc Volkswagen cà tàng của ổng mà dễ xài lắm. Đi xe đò Châu Uyên không chịu đâu.

Ba giờ chiều, hai người chào bà Tâm đưa Châu Uyên ra xe. Bên cạnh Tuyên, cô gái ngoan ngoãn lạ. Bà Tâm đã soạn cho nàng mấy bộ đồ thật đẹp và nàng mặc đi đường quần patte trắng, áo chemise hồng nhạt.

Hoàng lái xe. Tuyên và Châu Uyên ngồi sau. Bà Tâm đứng chờ xe nổ máy, bà ân cần dặn Tuyên:

- Cháu lo cho em dùm thím, nó không bình thường nên đi đây đi đó bất tiện lắm.

Tuyên gật đầu. Chiếc xe lao đi trên những con đường đưa họ ra khỏi thành phố.

Hoàng nhìn bạn qua kính chiếu hậu:

- Mày định đi du lịch mấy ngày?

- Tùy mày nữa. Bao giờ chán tỉnh lẻ thì về. Sàigòn đông đúc quá nhiều khi tao nghẹt thở.

- Dân mình nghèo, không dám nghĩ đến chuyện du lịch mày nhỉ. Cứ chen chúc nhau ở thành phố quanh năm suốt tháng.

Gió tạt vào cửa xe lồng lộng. Con đường liên tỉnh thênh thang trước mắt. Qua bắc, chiếc xe dừng chờ đến lượt, những người bán hàng rong ập đế tranh nhau mời mua. Hoàng mua mấy gói mía. Châu Uyên nhìn mọi người bằng sự lặng yên ngơ ngác.

Khi xe vào tỉnh, Tuyên chỉ đường cho bạn đi về ty công chánh. Anh chàng là kỹ sư trưởng ty. Chiếc xe ngừng và Tuyên xuống xe vào văn phòng tìm anh.

Ông Lân rất vui vẻ gặp lại người em nuôi sau những năm dài xa cách. Ông siết tay Tuyên:

- Chú khỏe là anh mừng rồi. Cách đây ba tháng có gặp chú Mỹ, nghe ổng nói chú sắp về mà anh không biết ngày nào. Được, về đây ở với anh thời gian cho vui. Ở đây anh ít bạn tri kỷ, chỉ có bạn nhậu mà thứ đó bà xã anh kỵ lắm.

Tuyên nói:

- Em đi với hai người bạn. Họ ngồi ngoài xe. Tụi em ở nhà anh chị có phiền gì không?

Ông Lân khoa tay:

- Khách sáo. Không được. Anh với chú như ruột thịt, gia đình anh là gia đình chú, toàn quyền. Có thêm bạn bè càng vui. Cư xá của trưởng ty còn nhiều phòng trống, đừng lo.

Tuyên cười. Ông Lân vẫn vui vẻ như bao giờ. Ông là bạn của chú Mỹ, nhưng lớn hơn chàng không bao nhiêu nên vẫn anh anh chú chú. Ông Lân theo Tuyên ra xe. Hoàng chào. Tuyên giới thiệu:

- Hoàng, bạn em. Đây anh Lân.

Và nhìn Châu Uyên ngồi trong xe. Ông Lân ra vẻ hiểu biết:

- Sao? Định chừng nào cho anh uống rượu đây?

Tuyên nháy mắt cho Hoàng ra hiệu để chàng nói:

- Cũng chưa biết anh ạ, bao giờ cô ấy khỏi bịnh mới tính.

Ông Lân ngạc nhiên:

- Trông cô ấy khỏe đấy chứ?

- Không được bình thường đâu anh. Nàng bị tai nạn mà trí nhớ không sáng suốt lắm. Em ruột của Hoàng đấy.

Ông Lân lắc đầu:

- Tội nghiệp. Có chữa trị ở đâu không?

- Gia đình chạy đủ thầy mà chưa ra sao cả. Em từ Mỹ về mới biết đây.

Ông Lân trách móc:

- Chú cũng phải lo nữa chứ. Chuyện hạnh phúc của mình, bộ chờ… phép lạ sao?

Tuyên không cãi. Ông Lân trở vô văn phòng thu xếp một ít câu chuyện để đưa ba người về nhà. Hoàng hỏi:

- Sao mày nhận kỳ vậy?

- Không được à?

- Ai lại “bồ” mày là một cô bé mất trí bao giờ?

- Sao lại không? Trường hợp tao yêu cô ấy, rồi cô ta bị tai nạn thì sao? Mày hủ lậu bỏ mẹ.

- Nhưng tao thấy không cần thiết. Không muốn người ta thương hại mày.

Tuyên nhún vai:

- Tao đề phòng sự tò mò dị nghị của thiên hạ hơn là lòng thương hại. Họ sẽ thắc mắc nếu tao và Uyên “không là gì của nhau” mà lại có cử chỉ thân mật.

Hoàng gật gù:

- Mày lo xa hơn tao.

Nửa giờ sau, bà Lân đã sốt sắng đưa Châu Uyên về phòng nàng. Bà không ngớt tấm tắc:

- Chú thật khéo chọn, thím xinh quá. Gương mặt này phúc hậu phải biết.

Tuyên giải thích sơ về tình trạng của Châu Uyên, bà Lân có vẻ thông cảm, nhìn cô gái bằng ánh mắt trìu mến:

- Thỉnh thoảng chú nên đưa thím ấy về đây nghỉ ngơi đổi gió, đôi khi cũng là một cách chữa bệnh. Dù sao đã lễ hỏi rồi, trước sau gì cũng thành vợ chồng, phải biết lo lắng cho nhau chứ.

*

Tuyên không biết mình đã ngồi bao lâu và đã hút hết mấy điếu thuốc. Căn phòng như đọng màn khói. Tiếng nhạc từ Cassette vọng ra giọng ca thê thiết của Thái Thanh trong bài “Kỷ vật cho em”. Từng âm thanh vụn vỡ, từng âm thanh tỉ tê xoáy động. Tuyên cố gắng chú ý đến bài hát. Tuyên cố gắng phân tách từng lời ca, từng âm điệu để quên đi những ý nghĩ phủ vây chàng từ chặp tối, đúng hơn là từ hai ngày nay.

Chàng cũng không hiểu tại sao mình lại có những ý nghĩ đó. Và nó là hiện tượng tự nhiên hay bất thường? Chàng sợ phải trả lời chính mình. Nhưng càng trốn tránh càng phải nhận diện rõ ràng hơn. Tuyên lẩm bẩm “mình khổ rồi”.

Nỗi khổ đầy thi vị. Nỗi khổ bởi một bóng hồng dễ thương. Tuyên nghĩ thế từ lúc Châu Uyên bị tai nạn. Tuyên cảm thấy rõ rệt sự lo lắng của mình không phải là của người anh dành cho đứa em, cũng không phải của y sĩ dành cho bệnh nhân mà là của người tình dành cho người tình.

Chàng đã hoảng hốt đến lặng người khi Hoàng báo tin Châu Uyên bị ngã cầu thang, vết thương ở đầu và tay khá nặng. Chàng vội vã lên xe phóng thẳng tới bệnh viện và nóng nảy chờ đợi hàng giờ trước phòng cấp cứu.

Bây giờ thì nàng đã thoát qua nguy hiểm. Nhưng đến lúc Tuyên cảm thấy nỗi nhớ da diết làm tê buốt từng mạch máu, từng tiếng thở của mình.

Đêm lạnh và căn phòng trống trải như tất cả mùa đông đang tụ tập về đây. Tuyên đốt thuốc hết điếu này đến điếu khác. Chàng đã lên giường ngủ rồi lại trở dậy. Không tài nào chợp mắt được.

Trời lâu sáng, thật lâu. Thức đêm mới biết đêm dài. Tuyên không dám nhìn đồng hồ để đo lường giờ khắc. Chàng tự mình kiềm chế nỗi ray rứt một cách thật khó khăn.

Tuyên không biết rằng mình sẽ nói sao với gia đình Châu Uyên, với Hoàng về tình yêu của chàng? Vì nàng không phải là cô gái bình thường nên vấn đề trở nên phức tạp. Chàng không muốn ai nghĩ rằng chàng yêu Châu Uyên vì thương hại.

Tình cảm là con vật vô hình đáng sợ. Nó ràng buộc con người ta một cách êm ái và mãnh liệt. Khi biết thì không còn phương thế gỡ… và cũng không ai muốn gỡ làm gì.

Tuyên phân vân, tự kết án mình lợi dụng vào nỗi bất hạnh của Châu Uyên để gắn bó tình cảm. Chàng cố gắng hạn chế cảm nghĩ của mình trong những tiếp xúc thường ngày với cô gái nhưng càng ngày ý nghĩ càng lan rộng như một vết dầu loang trên nước. Cũng thật lạ lùng! Cũng thật trớ trêu! Châu Uyên yêu Tùng và Tuyên yêu nàng! Cô gái đáng thương vô tội trong trò chơi nhức tim và chàng là kẻ chịu trận. Nhiều khi Tuyên thấy mình cáu kỉnh khi nghe Châu Uyên âu yếm gọi mình là Tùng. Và nũng nịu đòi hỏi những cử chỉ âu yếm của một người không phải là chàng, để rồi Tuyên tự cười thầm mình đã ghen với kẻ đã khuất.

Trời lâu sáng quá! Hết chịu đựng nổi Tuyên nhìn đồng hồ. Gần 6 giờ sáng. Chàng bật dậy đi rửa mặt sửa soạn cho một ngày mới bên giường bệnh Châu Uyên.


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím   Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím Icon_minitimeTue Jun 06, 2017 5:19 pm

Chương 4 (hết)

NGƯỜI ĐIÊN KHÔNG BIẾT NHỚ

Châu Uyên mở mắt. Nàng có vẻ tươi tỉnh sau một giấc ngủ đầy. Căn phòng bệnh viện đón những ánh nắng đầu ngày qua khung cửa kính. Tuyên ngồi ở ghế nhỏ cạnh giường. Chàng đến thay áo cho bà Tâm phải về nhà làm bữa điểm tâm cho ông.

Đôi mắt to long lanh của cô gái khẽ chớp. Vết thương trên đầu nàng vẫn còn quấn băng và cánh tay trái cử động một cách khó khăn.

Những mến thương dấy lên từ tâm hồn, Tuyên nhìn cô gái bằng ánh mắt nồng nàn. Chàng đợi nàng gọi “Tùng ơi!”. Nhưng không, hôm nay Châu Uyên lại nói một câu khác:

- Ông là ai? Tôi đang ở đâu thế này?

Tuyên sửng sốt. Mắt Châu Uyên cũng lộ đầy vẻ ngạc nhiên. Tuyên hỏi lại:

- Châu Uyên, em nói gì?

Nàng trả lời chững chạc – mắt mở lớn hơn:

- Tôi hỏi ông là ai? Và tại sao tôi ở đây? Ông lại còn biết tên tôi nữa?

Một thoáng, Tuyên sựng lại. Nhưng chàng chưa dám tin ở nhận xét của mình.

- Anh, Tùng đây mà, sao em…

Châu Uyên chợt cắt ngang:

- Không. Ông không phải là Tùng. Tôi chưa hề biết ông.

Trong khi Tuyên rơi từ đỉnh cao về dốc thẳm, cô gái lẩm bẩm nhưng cũng đủ người khác nghe:

- Tùng chết rồi. Tùng đâu còn nữa.

Và nàng nói lớn:

- Ông nói láo. Ông không phải là Tùng, người yêu của tôi.

Vừa lúc đó cánh cửa bật mở, Hoàng bước vào. Tuyên cảm thấy mình vừa được cứu thoát khỏi bầu không khí ngột ngạt. Chàng đứng lên. Hoàng nhìn bạn rồi kêu:

- Tuyên, mày sao vậy?

Chàng đáp lạc giọng:

- Tao… có sao đâu?

- Mặt mày xanh lét, kỳ quá! Có chuyện gì xẩy ra?

Tuyên chưa biết phải trả lời sao trong khi Châu Uyên nhìn Hoàng không chớp rồi nàng kêu lên:

- Anh Hoàng. Ba má em đâu?

Hoàng đưa mắt nhìn Tuyên:

- Sao bữa nay con nhỏ hỏi kỳ vậy?

Châu Uyên tiếp:

- À, anh, Người này là ai vậy? Sao anh ta biết em? Sao em lại ở đây?

Đến phiên Hoàng trồ mắt kinh ngạc, lắp bắp:

- Uyên… em… em… làm sao vậy?

Uyên nói tiếp thắc mắc:

- Anh ta bảo là Tùng của em?! Tùng chết rồi mà…

Lần này Hoàng reo:

- Uyên, em… tỉnh rồi hả?

- Bộ em mê sao?

- Trời ơi!

Nỗi mừng vui bộc lộ trên gương mặt Hoàng. Chàng nhìn em gái rồi vỗ vai Tuyên:

- Nó khỏi rồi mày.

Tuyên gật đầu:

- Tao vẫn còn bàng hoàng!

*

Châu Uyên đã tìm lại ký ức sau tai nạn ngã thang lần đó. Điều mà không ai dám ngờ lại quá đột ngột như một phép lạ. Ông bà Tâm sung sướng tưởng chừng điên lên được. Riêng với bà Tâm, niềm vui đã lấp đầy hố buồn đau từ lâu nay. Những dòng lệ nghẹn ngào lăn trên đôi má gầy của người mẹ.

Tất cả chung quanh Châu Uyên đều thay đổi : nàng biết cha mẹ, nàng nhớ tất cả và đồng thời nàng cũng hiểu rằng mình mất người yêu : Tùng đã chết.

Nàng như qua một cơn mơ. Nàng như qua một giấc ngủ dài. Nàng không tin là đã có lúc mình mất trí.

“Tùng”, người tình của cơn điên, người tình của mộng mị đã theo trí nhớ tìm về mà trở lại là hình ảnh của ảo tưởng. Trước mắt nàng là một Tuyên xa lạ. Nàng không thể tin rằng đã có lúc nàng nói yêu Tuyên, nàng ngã trong vòng tay Tuyên dù chỉ để gọi chàng là Tùng.

Sự thắc mắc của Châu Uyên về chuyện Tuyên có mặt ở phòng nàng và tự nhận là Tùng được Tuyên giải thích : Chỉ là một thử thách để ước lượng trí nhớ của nàng. Chàng không muốn Châu Uyên ngượng nghịu suy nghĩ đến những chuyện vớ vẩn. Chàng yêu cầu mọi người giấu kín điều đó như mình. Và chàng đón nhận ở cô gái thứ tình cảm ban sơ xa lạ.

Hai hôm sau chàng không đến thăm Châu Uyên dù biết nàng đã về nhà và dù chàng hiểu rằng ông bà Tâm và Hoàng hết sức mong mình. Chỉ có Châu Uyên là không cần. Đối với nàng Tuyên đâu còn gì quan trọng nữa? Và như thế... chàng đến mà làm gì? Chợt dưng Tuyên thấy mình trẻ con lạ lùng. Nỗi nhớ nung nấu chàng se sắt. Tuyên cắn răng để vùi đầu vào âm nhạc, vào sách báo. Nhưng tất cả đều bất lực lui bước trước hình ảnh Châu Uyên.

Chuông cửa reo vang. Tuyên uể oải đứng lên. Chàng gượng vui khi nhận ra Hoàng:

- Sao mày? Châu Uyên khỏe chưa?

Hoàng hỏi một câu khác:

- Hai hôm nay mày không đến thăm nó?

Tuyên cười:

- Khi tao hết là Tùng thì tao không có quyền đến thăm Uyên.

Hoàng trách:

- Chú thím tao nhắc mày mãi…

- Trừ Châu Uyên?

Giọng Tuyên mang một âm hưởng nửa đùa cợt nửa chua chát. Hoàng không nhận ra điều đó. Chàng biện minh cho em gái:

- Mày cũng thông cảm cho nó. Nó chưa quen được mày trong môi trường mới.

Tuyên rút thuốc mời bạn:

- Nói đùa vậy. Nhiệm vụ của tao xong rồi. Phải trả Châu Uyên về với thế giới riêng tư của nàng chứ. Cái ảo tưởng của người điên đã hết, nàng phải sống với thực tế.

Hoàng gật gù:

- Hay mày nhỉ. Khi người ta điên tại sao họ tiếp nhận những hình ảnh mà khi vừa khỏi là họ quên cả. Tao hỏi Châu Uyên : “Em có tin rằng suốt thời gian em điên, em đã đối xử với Tuyên y như là với Tùng ngày xưa không?” Con bé nguýt tao một cái thật dài : “Anh chỉ tổ bịa chuyện. Lỡ anh Tuyên nghe, ảnh cười em chết”. Mày thấy không, nó không tin.

- Tin sao được một điều phi lý như vậy? Ai bảo rằng người điên không biết nhớ chứ tao thấy chính người tỉnh mới là kẻ quên. Cái nhớ của người điên là một vết hằn sâu không lấy gì lấp bằng được. Trừ phi họ hết điên.

Hoàng bảo bạn:

- Mày thay đồ đến tao nghe.

- Chi?

- Thím tao mời cơm.

Tuyên do dự. Hoàng kéo tay bạn:

- Tao nói đi là đi, đừng có lộn xộn.

*

Châu Uyên đón Hoàng và Tuyên bằng nụ cười thật tươi trên đôi môi hồng nhạt màu son. Đôi mắt của nàng mặn mà hơn bởi nét chì tô đậm viền mi. Nàng trở lại là người con gái với nguyên vẹn với những sở thích của phái yếu.

Tuyên buột miệng:

- Hôm nay Uyên xinh quá.

Cô gái chớp mắt:

- Thật hở anh?

- Anh không nịnh đâu.

- Anh Hoàng nói em xấu như ma mà anh khen.

Hoàng chen vô:

- Nói xạo đi. Cứ đổ tội cho tôi hoài nghe cô.

- Chứ không phải anh nói bạn của anh Tuyên đẹp hơn em nhiều… Vậy thì em xấu như ma chứ còn gì nữa.

Tuyên giật mình : Hoàng nói với Châu Uyên về Diễm? Hoàng cải chính:

- Ai nói vậy hồi nào? Anh nói Diễm đẹp, chứ có so sánh với cô đâu. Con bé này lắm chuyện.

Tuyên nhăn nhó:

- Tai hại bạc triệu nghe Hoàng. Mày hại tao.

Châu Uyên quay xuống giúp bà Tâm dọn đồ ăn. Hoàng kéo tay bạn:

- Mày mới nói gì đó? Sao lại tai hại, hả?

- Mày nhắc đến Diễm làm gì?

- Tại con Uyên nó hỏi về mày. Nó nói anh Tuyên chắc có nhiều bạn lắm, tao nói mày chỉ có một người bạn nhưng rất… đáng giá : giàu, đẹp, học thức.

“Thôi thế cũng được. Nó hiểu lầm cho hiểu lầm luôn. Dù có giải thích giữa mình với Diễm không còn gì thì sự việc cũng không sáng sủa hơn chút nào. Châu Uyên có yêu mình đâu!”. Tuyên nhủ thầm và thôi không trách bạn nữa. Hoàng xuề xòa cũng không quan tâm thêm. Bà Tâm rối rít khi nhìn thấy Tuyên:

- Chúa ơi, cháu đi đâu mà mất tăm mất dạng, chú thím nhắc mãi. Sao không lại thăm em nó?

Tuyên sợ bà Tâm quên, đi khai ra chuyện mình muốn giấu, vội nói:

- Thưa chú thím cháu bận vài công việc.

- Hôm nay rảnh chưa đấy?

- Dạ, xong cả rồi.

- Chắc lại chuyện mở phòng mạch? Bao giờ ông bác sĩ định ra nghề đây?

Tuyên nhìn Châu Uyên đang xếp những đôi đũa trên bàn ăn:

- Thưa thím, có lẽ cũng ngày gần đây thôi.

Châu Uyên quay lại liến thoắng:

- Anh Tuyên mở phòng mạch mình đi khám bệnh khỏi tốn tiền hả má?

Tuyên cười:

- Cô Uyên có bác sĩ gia đình rồi đâu cần gì bác sĩ ngoài.

Hoàng đang thay chiếc dĩa hát, gằn giọng:

- Nó chê tao, sức mấy thèm nhờ tao chẩn bệnh.

- Em thấy anh Hoàng đi học nghề… thú y coi bộ hợp hơn, như thế chúng ta có thể mở phòng mạch bên cạnh trường đua Phú Thọ.

Hoàng lắc đầu:

- Hết chỗ nói. Em còn ý kiến nào hay hơn không?

Bữa cơm thân mật, cởi mở. Ông Tâm uống rượu, nói chuyện như pháo rang. Bà Tâm bỏ thức ăn cho Tuyên không ngớt làm chàng ăn không kịp. Thỉnh thoảng Tuyên nhìn cô gái. Châu Uyên thật đẹp, thật duyên dáng. Nàng như một bông hoa vừa đến độ nở, quanh nàng như một sức lôi cuốn nhiệm mầu. Tuyên bỗng nghe tiếc rẻ những ngày Châu Uyên còn bệnh. Ngày đó nàng còn nũng nịu trong tay chàng, nàng còn ngây ngô để chàng chăm sóc từng chén cơm. Giờ thì hết rồi. Nàng không còn đáng thương nữa nhưng nàng đáng yêu. Bây giờ thì nàng cũng có thể như Diễm : Dễ dàng có bạn, dễ vui và dễ quên. Nàng không còn lý do gì để cần chàng, trừ khi nàng… yêu. Đối với Tuyên, chữ “yêu” giờ này cũng là một… phép lạ như khi chàng ước ao nàng khỏi bệnh. Phép lạ kia đã xảy ra, còn phép lạ này?

- Anh Tuyên ăn gì lạ vậy? Anh nghĩ gì đâu không à. Bộ chê món ăn em với má làm hở?

Ông Tâm ngắt lời con gái:

- Bậy nào. Để cho anh ấy tự nhiên, con hối thúc làm sao mà ăn.

- Ba coi, nãy giờ anh chưa hết chén cơm.

Tuyên ăn vội miếng cơm cuối, đưa chén cho cô gái:

- Bới hộ anh. Được chưa?

Bà Tâm nhìn con bằng ánh mắt thương yêu:

- Vừa vừa thôi nghe cô. Khéo không lại có đòn đấy.

Cô bé chẩu môi nũng nịu:

- Má bênh anh Tuyên há.

*

Gặp Hoàng, Diễm hỏi trước:

- Tuyên thường chứ?

Hoàng ngạc nhiên:

- Bộ Diễm không gặp Tuyên à?

- Mình dứt khoát lâu rồi mà.

- Dứt khoát?

- Tuyên không nói gì với Hoàng cả sao?

Hoàng lắc đầu:

- Mình có biết gì đâu. Tuyên nó bảo Diễm và nó… vẫn vậy!

- Mình gửi thư cho Tuyên để dứt khoát. Mình nghĩ nếu không thật lòng vì nhau thì không nên phiền nhau làm gì. Tuyên là người tốt, mình không muốn đùa với ảnh.

- Thật tôi hết hiểu nổi. Tưởng đâu hai ông bà vẫn thắm thiết. Đang đợi uống rượu lại nghe tin này. Rắc rối quá.

- Không uống rượu mình với Tuyên thì uống rượu mình với người khác được không? Có lẽ trong năm nay đấy.

Hoàng chúc mừng Diễm với một chút gượng gạo. Cô gái vô tình:

- Em gái Hoàng khỏe không?

- Cám ơn Diễm nó khỏi rồi.

- Hết điên? Lạ nhỉ.

- Gần như một phép mầu.

- Vậy là Tuyên vui rồi. Hoàng có gặp Tuyên nhớ cho mình gởi lời thăm và chúc ông bà hạnh phúc.

Hoàng biết Diễm hiểu lầm cũng không buồn cải chính. Chàng chỉ thắc mắc tại sao Diễm dứt khoát mà Tuyên giấu chàng. Sự tế nhị quá đôi khi làm Tuyên thiệt thòi.

Từ giã Diễm, Hoàng chạy vòng vòng Sàigòn rồi không hiểu sao chàng cho xe chạy về hướng nhà Tuyên.

Tuyên đang soạn đồ đi tắm. Hoàng theo bạn vào nhà:

- Tắm nhanh rồi đi chơi với tao.

- Có mục gì không?

- Cứ đi rồi sẽ có.

- Xong rồi. Chờ tao chút.

Tuyên đi vào phòng tắm. Hoàng mở hộc bàn tìm bao thuốc. Mắt chàng bất chợt dừng lại trên chiếc phong bì có tên Diễm.

Hoàng mở thư lướt nhanh những hàng chữ khước từ của Diễm dành cho Tuyên. Chàng xếp thư lại cho vào túi, đóng hộc bàn lại rồi ngồi đợi Tuyên.

- Hoàng à, sao tao lười đi quá.

- Mày ở nhà làm gì?

- Có lẽ tụi mình lấy rượu uống vui hơn.

- Cũng được. Chìu mày.

Tuyên mở tủ lấy chai Martell:

- Uống sec nghe, hết soda rồi.

- Chấp mày hết.

- Tao dở rượu, đâu dám đấu với mày.

Hoàng bước lại mở máy, chàng lựa những bài hát của Cornie Francis rồi trở lại với bạn.

- Tao định xa Sàigòn một thời gian Hoàng ạ.

- Mày đi đâu?

- Về Kiến Hòa.

- Sao không đi Đà Lạt? Mùa này hết mưa rồi.

- Ở đó không có bạn. Tao đang cần đến nơi nào có bạn. Nhất là khi mình buồn.

- Mày buồn?

- Chưa hẳn. Mà cũng có thể lắm.

Hoàng im lặng, bắt đầu để ý đến những lời nói của Tuyên. Chàng biết Tuyên dở rượu, dễ say và khi Tuyên đã ngà ngà rồi thì dễ khơi quật những tâm sự sâu kín nhất mà bình thường không thể nào cạy miệng được.

- Mày buồn Diễm?

- Đó là dĩ vãng.

- Còn hiện tại?

- Chả có ai. Chả còn ai.

- Còn tao.

- Ừ. Còn mày. May mà còn mày.

Hoàng đề nghị:

- Tao cùng đi với mày nhé.

- Thôi, vô ích.

- Sao lại vô ích?

- Tao không muốn khơi lại một khoảng thời gian êm đềm. Cho nó trở thành một kỷ niệm hay hơn.

- Mày nói như thằng điên.

Tuyên gật gù:

- Giá tao điên mà lại sung sướng. Người điên không biết nhớ.

- Sao có lúc tao nghe mày nói người điên biết nhớ còn người tỉnh mới quên?

- Tao nói vậy hả?

- Ừ.

- Cũng có lý. Nhưng tao thì khác. Tao điên tao sẽ không biết nhớ. Mỗi người một trường hợp.

Hoàng “tấn công”:

- Tao hỏi thật, mày thương con Uyên phải không? Có thì nói tao gả cho.

- Đâu dễ dàng vậy. Mày làm như lấy một món đồ trong túi không bằng.

- Tao tin là thành công. Mày đủ điều kiện đem hạnh phúc cho nó.

Tuyên nhún vai:

- Thôi, để cho tao quên. Ích gì khi người ta không yêu mình.

- Nếu nó bằng lòng làm vợ mày, nó phải yêu mày chứ.

Tuyên không nói gì. Chàng ôm đầu gục xuống bàn. Hoàng đứng lên dìu bạn vào giường. Tuyên ngáy đều. Hoàng lại bàn viết mấy dòng để lại cho bạn:

“Ngày mai mày cứ đi Kiến Hòa. Tao thu xếp công việc sẽ xuống sau. Nhớ nói anh Lân dành phòng cho tao. Chúc mày vui.

Hoàng

Và chàng ra khỏi nhà sau khi sắp xếp ly tách vào tủ cho bạn. Hoàng chưa biết làm gì để giúp Tuyên. Nhưng chàng nhất định phải có một kế hoạch nào đó.

*

Châu Uyên đọc đi đọc lại thư Diễm rồi ngước nhìn Hoàng:

- Sự thật đây sao anh?

- Anh ngụy tạo làm gì?

- Em không ngờ.

- Tuyên nó chịu đựng em nhiều lắm. Suốt bốn tháng trời. Vì nó tận tụy với em nên Diễm mới bỏ nó.

Châu Uyên gật gù:

- Diễm nói đúng. Không người con gái nào chịu người yêu của mình vừa là người yêu của kẻ khác, dù chỉ là một vai trò. Nhất là vai trò của Tuyên.

Rồi nàng lắc đầu nhè nhẹ:

- Sao em lại có thể ngộ nhận tai hại đến thế nhỉ? Tuyên có giống Tùng đâu?

- Em còn có thể lầm Tùng với một cây… Thược Dược.

Cô gái bật cười:

- Đúng là điên anh nhỉ. Lẩm cẩm quá.

- Em nghĩ sao?

- Chuyện gì anh?

- Tình yêu của Tuyên?

Châu Uyên cắn môi:

- Khó nghĩ quá. Em không yêu anh ấy.

Hoàng thở ra:

- Tội nghiệp, nó khổ quá.

Cô gái xoắn lá thư trong tay:

- Trong tình yêu, tốt nhất là đừng nên để sự thương hại chen vào. Em rất cảm động trước tình yêu của Tuyên. Em rất khâm phục sự tận tụy của anh ấy dành cho em thời gian qua, nhưng không phải vì vậy mà em yêu Tuyên được. Em chưa hiểu gì về Tuyên, cũng chưa chuyện trò với anh ấy nhiều từ khi bình phục. Biết đâu khi quen thân nhau rồi em lại không yêu Tuyên, dĩ nhiên chuyện đó đâu phải là bây giờ.

- Anh hiểu.

- Em sẽ xin phép ba má đi Đà Lạt một thời gian. Em muốn quên hẳn Tùng, Người chết là ký ức không nên khơi quật làm gì. Đó chỉ là một phí phạm vô ích. Người chết không đòi hỏi người sống phải khổ vì họ. Em muốn thực sự quên Tùng rồi mới đến với Tuyên. Khi nào em yêu Tuyên, là em phải yêu con người thật của anh ấy, con người không dính dáng gì đến Tùng cả.

*

Anh Tuyên,

Thật bất ngờ, em được nghe anh Hoàng nói về tình cảm của anh dành cho Uyên. Cảm động vô cùng Tuyên ạ.

Uyên cũng được biết trong thời gian mấy tháng trời, anh đã lo cho Uyên tận tụy. Uyên thấy mình thật diễm phúc, dù là trong lúc bệnh hoạn.

Anh Tuyên,

Chắc anh không lạ gì tình cảm Uyên dành cho Tùng, tất cả giờ chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nên giữ để thấy tương lai đẹp hơn chứ không phải để buồn. Khi Uyên không còn sống bằng ảo tưởng của người điên thì Tùng không còn là một ám ảnh.

Tuy nhiên, sự việc không dễ dàng như thế được. Nó cần có thời gian. Cũng như Uyên mong muốn anh và Uyên sẽ có thời gian để thân nhau, để hiểu nhau. Tuổi trẻ bây giờ, chúng ta không khách sáo, chúng ta không ngụy tạo. Tuổi trẻ bây giờ biết sống và sống thật. Thật nhiều môi trường thuận lợi cho tình cảm nảy nở, và chúng ta không giấu giếm gì nhau.

Uyên biết mình chả xứng đáng gì với anh, nhưng tình yêu là một cái gì thật khó hiểu, thật phức tạp. Biết bao nhiêu ông hoàng yêu những cô bé lọ lem, thì ông bác sĩ có thể yêu nữ bệnh nhân của ông, dù cô ta điên cuồng đi nữa.

Anh Hoàng nói rằng anh sẽ về Kiến Hòa, và nơi đó, đã một lần anh đưa Uyên đến. Chợt dưng Uyên ước ao sao được một lần trở về đó, để ngắm những cảnh đẹp miền Hậu giang, mà lần về trước, vì là một người điên, Uyên đã nhìn với cái nhìn lệch lạc.

Nếu về Kiến Hòa, Uyên sẽ bắt anh chìu Uyên. Sự chìu chuộng đối với người tình chắc là khó khăn lắm đó. Anh liệu có chìu nổi không? Khi về Sàigòn mà má nói anh vẫn ở Kiến Hòa Uyên sẽ xin phép xuống thăm. Uyên mê nhất khí hậu miền quê. Uyên mê nhất những cánh đồng ruộng ngan ngát mênh mông. Gió Hậu giang lành, nước sông Hậu giang ngọt ngào, hiền hòa anh nhỉ.

Uyên không biết thời gian mình ở Đà Lạt sẽ là bao lâu, nhưng lúc điên Uyên nhớ quá nhiều thì bây giờ tìm quên cũng không khó khăn gì lắm.

Thương chúc anh và anh Hoàng những ngày thoải mái.

Em : CHÂU UYÊN

Hoàng nhìn bạn chờ đợi:

- Nó nói gì trong thư?

- Uyên đi Đà Lạt.

- Điều đó tao biết.

- Nàng muốn quên Tùng.

- Điều đó tao biết.

- Uyên nói mày kể tất cả sự “thất tình” của tao với nàng.

- Điều đó tao biết.

Tuyên mỉm cười:

- Còn một điều mà tao chắc là mày không biết.

- Gì?

- Tao sẽ mở một phòng mạch ở đây.

- Chi vậy?

- Để đợi Uyên. Khi nàng về Sàigòn mà tao còn ở Kiến Hòa nàng sẽ xuống thăm. Uyên nói thích không khí ở miền quê.

Nắng trải dài trong không gian. Hai người con trai ngồi nhìn ra mặt sông. Những chiếc ghe đánh cá từ ngoài khơi đã trở lại, buồm căng gió. Hoàng nhìn thấy trong mắt bạn ánh lên niềm ước mơ một hạnh phúc bình dị.


Ý YÊN

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Sponsored content





Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím   Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Người Điên Không Biết Nhớ - Loại Hoa Tím
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhanbkvn 2024 :: THƯ VIỆN SÁCH TUỔI HOA :: Tủ Sách Hoa Tím-
Chuyển đến