Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhanbkvn 2024

Chia Sẽ Không Giới Hạn
 
Trang ChínhTrang Chính  Sự kiệnSự kiện  Latest imagesLatest images  PublicationsPublications  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Lưới Trời - Loại Hoa Tím

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Lưới Trời - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Lưới Trời - Loại Hoa Tím   Lưới Trời - Loại Hoa Tím Icon_minitimeTue Jun 06, 2017 4:26 am

Lưới Trời - Loại Hoa Tím Luoi_t10

Chương 01

Nom dáng bộ San, dân làng Vệ biết ngay anh không phải gốc gác nông dân. Song không vì vậy mà họ ghét anh, sở dĩ họ ác cảm với anh nhiều ít là vì thái độ dè dặt, khép kín quá đáng của anh mà ra, thêm nữa, anh sinh nhai bằng cái nghề kỳ quặc : nghề dệt vải.

Thời bấy giờ nghề dệt còn là một nghề lạ lùng mới mẻ có phần kỳ bí… tóm lại, đó là một nghề – theo dân chúng vùng này – của hạng người có thể trò chuyện với kẻ khuất mặt, với các hồn ma! Nếu không có bùa phép như bọn phù thủy ghê gớm, ít ra hạng thợ dệt cũng đã được sự hỗ trợ bí mật của một thứ thần quyền chi đó.

Thật là một sự trùng hợp vô tình : San sống cô độc, trơ trọi một mình không vợ, không con, không cả một con chó giữ nhà, thiếu nốt con gà gáy sáng. Nếu không phải là một thứ người khác thường thì vì cớ gì anh ta chịu sống lẻ loi như thế chứ? Há đó không phải là nếp sống của kẻ chuyên giao thiệp với các hồn ma, bóng quỉ lúc đêm vắng, trăng tà sao? Ai còn lạ gì mà không biết tiếng chó sủa, gà gáy vốn làm cho ma quái bực mình, khó chịu?! Đến như cái lối chọn chỗ ở lại càng đặc biệt : không thèm ở chỗ dân cư đông đúc mà chọn ngay một khu vực vắng vẻ, trái đường, gần một hầm đá bỏ hoang lâu ngày ít người qua lại. Nhất định là anh ta muốn tránh những cặp mắt dòm ngó tò mò của dân làng.

Chao ơi! Dù là anh ta đã chọn chỗ xa làng biệt lập như thế, mà những đêm khuya thanh vắng tiếng khung cửi của anh ta rên lên kẽo kẹt cũng đủ làm cho những kẻ yếu bóng vía giật mình, còn bọn trẻ con thì khỏi nói : chúng co rúm lại, kéo chăn che kín tận cằm.

Vài đứa trẻ có tiếng là đầu bò, đầu bướu nhất, đôi khi rủ nhau mon men lại gần nhà anh ta, ghé mắt qua cửa sổ dòm vào, tuy chả thấy gì khả nghi song mỗi lần bắt gặp anh ta vô tình ngưng dệt nhìn ra, chúng cũng kinh hoàng, ù chạy không quay lại. Bởi vì, khi anh ta ngưng dệt thì cái nhịp điệu kẽo kẹt ngưng theo, không gian bỗng trở thành đe dọa, vì thứ im lặng vô cùng bí mật.

San vốn mắt kém, ít khi trông rõ người hay vật ở xa, bụi cây anh ngỡ là người và ngược lại (bởi thời đó khoa học chưa phát minh ra kính cận thị để giúp đỡ các cặp mắt kém như bây giờ) Lại kém cả xã giao, có khi chạm mặt một người, anh ta cũng không thèm chào hỏi; để làm gì chứ, cái lối xã giao vô ích, chỉ phí thì giờ! Ngừng làm việc để nói chuyện với một người lớn hay vuốt ve đứa trẻ đối với San là một việc thừa. Vì vậy, không ai muốn lui tới nhà San cũng như San không lui tới nhà ai, trừ khi có việc cần thiết, trao đổi, mua bán giữa đôi bên.

Với nữ giới, San càng giữ kẽ. Tóm lại anh không muốn giây vào với bất cứ một ai. Dân làng, nhất là những kẻ rông dài, rỗi rãi ưa tụm nhau tại quán rượu xầm xì bàn tán về anh, họ thêu dệt ra vô số truyện mơ hồ, huyền hoặc, song San không chút quan tâm, không có ý cải chính hay làm sáng tỏ với xung quanh về tung tích của mình.

Thực ra, San ngấy lên tận cổ, không hề có ý muốn chung đụng với loài người. Khi bỏ xứ ra đi, anh đã quyết tâm tim đến một chỗ thâm sơn cùng cốc để làm bạn với cỏ cây, trăng gió. Nào ngờ đâu, khi đến làng Vệ trọ qua đêm, anh lại đâm thích phong cảnh nơi này, anh cảm thấy đây là chỗ dung thân được, kể từ đây và tin rằng không ai làm khổ mình như trước nữa.

Cao và gầy, da trắng mát, cái nhìn dè dặt, chân tay khẳng khiu, khó mà thiện cảm được với một người dáng dấp như anh. Nghề nghiệp thì thế, bề ngoài thì thế, San còn có một cố tật là hay ngất đi, trong giây lát bất cứ lúc nào rồi tỉnh lại như không. Không hiểu anh ta có ngất đi mỗi ngày không, nhưng cứ theo lời Dân, một nông dân trong làng kể lại thì hắn đã gặp San hai bận từ khi San đến ngụ trong làng, mà cả hai lần ấy, anh ta đều ngất đi mươi phút. Giọng đầy kinh sợ, Dân nói với bạn bè:

- Một bữa đi hái củi về, tôi nom thấy anh ta đang đứng tựa vào hàng rào như thể người ngắm cảnh, khi đi ngang mặt, tôi cất tiếng chào anh ta thì không nghe trả lời, cũng không quay đầu lại, tôi hồ nghi, nhìn thẳng vào mặt anh ta thấy mắt trợn trừng, miệng ngậm kín, bất động như cái xác, tôi ngỡ anh ta chết… vội vàng vứt củi xuống lay gọi. Cỡ năm phút sau anh ta tỉnh lại, ngơ ngác nhìn tôi; tôi hỏi gì cũng không nói, khật khừ như bị ma làm, quay lưng đi thẳng vô nhà. Một lần nữa, tôi đi gặt về, đang…

- Thế nghĩa là mỗi ngày anh ta mỗi ngất đi như thế, hẳn?

- Tôi không cả quyết thế, làm sao tôi gặp được anh ta mỗi ngày?

- Lạ nhỉ? Khó hiểu nhỉ?

- Có gì mà khó hiểu? Những lúc hắn ngất đi như thế nghĩa là hồn hắn thoát xác, đi nói chuyện với cõi âm đấy. Lúc ấy mà lấy sơn, lấy vôi hay lọ quệt lên mặt hắn, thì khi hồn về, hồn hắn sẽ không nhập vô xác và hắn ngoẻo luôn ngay.

Một người táo bạo bảo cả bọn làm theo đề nghị trên, nhưng vài người ngăn lại : thử để xem, vì hiện tuy có vẻ khả nghi, San chưa hành động gì đáng trách, đang không dưng mà giết người ta há không sợ mang tội với bề trên sao?

Như thế, ngờ vực thì có ngờ vực, nhưng họ vẫn để San được yên thân, vẫn mua vải của San vì anh dệt vải đẹp, giá cả phải chăng so với vải của bọn hàng rong từ xa đem đến.

Không có gì khả dĩ có thể kết tội anh là kẻ bất lương hay có liên hệ với loài ma quỉ.

Năm tháng dần qua…

*

Mười mấy năm ròng, San trú ngụ tại làng Vệ. Sự giao thiệp giữa bác ta và dân làng không có gì đáng kể, ngoài sự mua bán, trao đổi phẩm vật cần thiết giữa đôi bên. Khi thì bác bán vải cho dân làng, khi thì xuống phố chợ để mua sắm thực phẩm thiết dụng.

San vẫn sống đơn độc, khép kín, cuộc sống không tình cảm.

Một hôm do sự tình cờ, bác San có dịp chứng tỏ cho mọi người thấy bác cũng có một trái tim biết rung động như… ai : số là bác đến nhà ông thợ giày để sửa đôi giày há mõm từ lâu. Trong khi chờ đợi chủ nhân làm việc bác chợt thấy bà vợ ông ta lên cơn đau tim trông thật thảm. Ban đầu, bác không mấy quan tâm, nhưng một lúc sau, bác không thể làm ngơ được, dù bác vốn không mấy ưa phái nữ. Nhìn bà ta nhăn nhó, chống cự với cơn đau một cách yếu ớt, khổ sở, bác chạnh nhớ đến mẹ mình, bà cụ xưa kia cũng mang chứng đau tim ác hại đó : may nhờ một người miền Thượng bày cho phương thuốc nam rẻ tiền mà chứng bệnh quái ác giảm dần rồi dứt hẳn ít lâu sau.

Bác San nói với ông thợ giày:

- Mẹ tôi trước kia cũng đồng bệnh với bà, tôi có thể cho bà một thứ lá, tôi không dám hứa chắc nhưng may ra… Mẹ tôi hồi ấy cũng không bác sĩ nào trị nổi được bệnh tim…

Ông thợ giày không mấy tin tưởng vào lời của bác thợ dệt song thói đời “đau chân há miệng”, ông ta cảm ơn lia lịa và vài giờ sau, khi bác San đem mớ lá mọc hoang lại, bảo ông cách sắc lên cho vợ uống, ông ta vội làm theo, với ý định cầu may.

Bất ngờ làm sao, thứ lá kia xem chừng vô giá trị mà lại công hiệu rõ ràng. Chao ơi! Một gã thợ dệt tông tích rất mù mờ nhưng lại có tài chữa bệnh đau tim, qua mặt bác sĩ Kim cái vù còn hơn là gã tài xế xe đò dám qua mặt xe vận tải mà không thèm bóp còi báo hiệu!

Bắt đấu từ ấy, dân làng không còn khinh thường bác, họ có chút thiện cảm nhưng chuyện ngờ vực bác có quen biết với thần linh thì vẫn cứ ngờ…

Một số các bà mẹ đem con đến xin bác thuốc. Lác đác có cả đàn ông. Bác San giúp đỡ họ nhưng không có thái độ niềm nở mấy. Một số người mang tiền đến trả công cho bác, nhưng đến lúc có người ngỏ ý muốn mua bùa chú của bác để trấn ếm tà ma thì bác San bỗng đùng đùng nổi giận, quát tháo đuổi họ về ngay.

Thật ra, bác San rất thích tiền, ngoài tiền ra, bác không để ý đến gì khác. Song tiền do công lao dệt vải thì bác thích, còn giúp đỡ kẻ nghèo mang bệnh bằng vài lá cây, ngọn cỏ mọc hoang mà lấy công thì với bác quả thực không đáng chút nào. Hơn thế, điều làm bác tức giận nhất là dân làng đã coi bác như một thứ phù thủy có bùa phép, thứ người bí mật giao thiệp với cõi âm, một thứ ma quỉ trá hình người.

Câu chuyện đó, không bao lâu cả làng đều biết rõ và người ta thưa đến cầu cứu khi đau ốm, riêng chuyện xin bùa, mua chú thì chấm dứt luôn. Không được toại nguyện, một số người đâm ra giận dữ, vì bác đã từ chối đem quyền phép ra giúp đỡ họ như lời họ van nài. Một số khác trở lại khinh thường bác vì họ cho là bác chẳng qua cũng như họ, không có bùa chú cao siêu chi.

*

Tiền bạc và vàng của bác San tích lũy ngày càng nhiều thêm, vì bác thu vào thì nhiều, chi ra lại ít, quá ít, so với số thu. San ta ăn uống tiện tặn, tiêu pha dè xẻn, tính toán từng đồng.

Bác tự tay khâu một cái bao da đen, có giải rút để đựng số tiền và vàng kia, lại cạy vài viên gạch ngay dưới khung dệt, đào sâu phía dưới đoạn chôn bao xuống; xong đâu đấy bác đặt gạch lại vị trí cũ và rắc cát lên lấp kín các khe hở ở bìa gạch. Bác xoa tay đắc ý vì không còn chỗ nào kín đáo hơn mà lại dễ trông chừng hơn.

Dăm ba hôm, bác lại giở gạch lên, nhấc cái bao ra, đổ ập lên mặt bàn ngắm nghía. Chao ơi là đẹp! Chao ơi là mê! Những đồng vàng trộn lẫn với những đồng bạc, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua khung cửa sổ trên cao! Luôn luôn trong đống vàng bạc đó, tiền vàng nhiều hơn là bạc, vì một lẽ giản dị : bác chỉ dùng những đồng bạc, và là những đồng bạc nhỏ nhất để tiêu pha. Vàng nhiều hơn do bác bán vải được giá và bác cũng không mấy khi phải dùng đồng vàng để mua sắm vật gì.

Bác San thích vàng nhất. Bác vùi tay vào đống vàng đó, thích thú lặng lẽ nghe cái cảm giác lạnh rợi của các đồng vàng đồng bạc ngấm dần vào đôi bàn tay, qua lớp da chai ngắt vì đưa thoi, xe chỉ. Rồi bác xếp lại thành từng chồng, đồng lớn theo đồng lớn, đồng nhỏ theo đồng nhỏ, vàng riêng, bạc riêng, đoạn đếm. Tay mân mê những đồng tiền tròn trĩnh, vô tri, mắt âu yếm ngắm nhìn say sưa, mê mải như người mẹ ngắm đàn con hiền ngoan, bụ bẫm của mình! Chao! Bác ngắm nhìn không hề biết chán bao giờ!

Rồi đây, bác San ngẫm nghĩ – ta sẽ còn có thêm nhiều vàng, nhiều nữa với nghề dệt của ta, không sợ ai cạnh tranh, chèn ép, ta sẽ lựa hết những đồng bạc dù lớn, dù nhỏ, để riêng ra trong một bao khác, bao này sẽ chỉ đựng tuyền vàng… Vàng! Đẹp hơn mặt nhật lúc bình minh, đẹp hơn cả vầng trăng đêm giữa tháng! Ấm áp hơn bếp lửa chiều đông! Rực rỡ hơn những cánh hoa xuân nhiều mầu sắc! Vàng! Không kêu khóc mè nheo, không gây phiền phức như trẻ con, không man trá như phụ nữ, không phản bội như… Bác San hai tay bưng lấy đầu, lắc lắc tiếp mấy cái, cố ý xua đuổi hình ảnh dĩ vãng của mười sáu năm qua. Bác không muốn nhớ gì cả.

Hiện tại bác có vàng, thế không là đủ, quá đủ với bác sao?

Hiện tại ai hơn bác? Ừ! Thử nghĩ xem ai hơn bác tại làng này? Rõ ràng là không, không ai có nhiều vàng hơn bác. Ông phú hộ Cẩm có thể giàu đấy, nhưng chưa chắc, ông có nhiều đất ruộng đúng hơn. Mà đất ruộng thì chao ơi! Phải săn sóc ngày ngày, nhọc quá! Ruộng vườn mà không lo phân phóng, chăm sóc hả? Thì có mà sạt nghiệp. Chớ vàng thì… thì nhất trên thế gian này!

Chao! Giá có mẹ bác đây? Giá bà không chết? Giá có em bác đây? Ước gì nó không yểu mệnh năm xưa…

Đó, hai người thân yêu của bác, hai người mà bác thực lòng ao ước được chia xẻ sự sung sướng, niềm vui. Hai người đó mà còn thì bác sẽ đổ vàng ra cho họ, nhưng họ đã chết, họ nằm yên dưới đất, thịt da tan rã mục nát từ lâu.

Bây giờ đây, không, không ai cả, không ai đáng để cho bác chia xẻ số vàng kia. Không! Nó là của bác, của một mình bác mà thôi. Hừ! Ông phú hộ Cẩm! Chưa chắc ông ta giàu bằng bác, sung sướng bằng bác, đầy đủ bằng bác, ha! Phú hộ! Mùi gì… Mấy thằng con hư đốn của lão sẽ phá hết sản nghiệp cho mà xem, bác biết. Không ai hơn bác.



Chương 02

Ông phú hộ Cẩm có một cái biệt thự lớn nhất làng, mái ngói đỏ rực, cửa kính xanh lơ, vườn hoa trước sân có lối đi trải sỏi kêu lên rào rạo dưới mỗi bước chân. Nguyên đàn chó nhà ông cũng đã ghê rồi, chó gì mà cao lớn gần bằng con bê, lông mướt như có tẩm dầu, răng dài và nhọn, lưỡi đỏ chót, ăn toàn thịt bò chứ không ăn vớ vẩn xoàng xĩnh như chó của đám nông dân cùng khổ trong làng.

Ông góa vợ đã lâu, nên nhà cửa đồ sộ nhưng lại thiếu mất vẻ ấm cúng, cũng như thiếu bàn tay, ánh mắt của người mẹ trong gia đình; và có lẽ vì thế mà hai con trai ông có hơi dông dài, bậy bạ. Nhất là cậu Phát, cậu út của ông. Trong làng nhiều người vẫn nói lén sau lưng ông là ông quá nuông con. Đành rằng giàu có, người ta không nên bắt con vất vả nhưng ít nhất chúng cũng phải để mắt đến đất đai, vườn ruộng đôi chút chứ! Nào khó khăn chi cái việc ngồi trên lưng ngựa dạo quanh một vòng thăm thú xem đám ruộng kia có cạn nước không, khu vườn nọ đã được đã được thêm phân xới đất hay chưa. Phải nhận rằng ông Cẩm siêng năng tháo vát đã lo hết mọi việc, nhưng thử hỏi ông có sống mãi không?

Các công tử cũng chả phải theo đuổi sách đèn gì. Lêu lổng, dông dài, Phát đúng là hiện thân của câu “nhàn cư vi bất thiện”, tính nết thật khó ưa, gặp ai cũng tìm cách chế giễu, khinh chê, suốt ngày la cà ngoài quán rượu ba hoa đủ thứ chuyện vớ vẩn, nhập nhàng.

Tấn, cậu con cả dạo trước còn hơi kha khá, sau này cũng đổ đốn vì quá rảnh rang, thoáng nhìn cậu ta, một người kinh nghiệm biết ngay là cậu đã mất hết nét hồn nhiên, trong sáng của tuổi thanh niên.

Tấn đã để ý và theo tán tỉnh cô Mỵ Lan, song cô ấy vẫn chưa có vẻ bằng lòng vì một vài lời đồn đại không tốt về cậu. Tuy thế, cô cũng không từ chối hẳn. Cô bảo : “Để xem!” và cậu cả kiên nhẫn chờ đợi, không tỏ ra nóng nảy.

Ông Tú Lâm, cha cô Mỵ Lan vốn là một người thanh bạch, có tư cách, trong làng ai cũng kính nể. Tuy ông không giàu có nhưng ai cũng công nhận rằng cậu Tấn mà được thành hôn với cô thì quả là nhà cậu có phúc lớn : Mỵ Lan đứng đắn, đảm đang, có giáo dục tốt.

Công bình mà nói, cậu Tấn không đến nỗi bê tha tồi tệ như em, song nghe đâu như cậu có dan díu với một ả giang hồ trên quận, và tuy cho đến nay trong làng không ai thấy tận mắt cô ả bén mảng lui tới nhà cậu, mối nghi ngờ vẫn không giảm trong lòng mọi người, và sở dĩ cô Mỵ Lan còn do dự là vì thế.

*

Tấn đang ngồi trong phòng khách tại nhà mình, lòng náo nức nghĩ đến ngày cưới được Mỵ Lan, cậu tự hứa sẽ tu tỉnh đàng hoàng. Ngày mai… ngày mai là ngày cử hành đám cưới của chị cả Mỵ Lan. Cậu sẽ có mặt ở đó và thế nào mà chả có cô? Mỵ Lan! Sao mà cậu yêu cô thế… yêu hơn bất cứ người…

- Chào anh cả! Có điều gì cần gặp mặt em đây? Em biết là quyền huynh thế phụ, nên nghe lệnh đòi là em phải đến liền, tuy em đang vui bạn, vui bè không muốn đi đâu hết, thưa anh!

Giọng lè nhè, hơi thở nực nồng mùi rượu, dáng bộ lấc cấc, nét mặt khinh khỉnh khi nói những lời trên, Phát làm cho anh cậu mất hết hào hứng về chuyện sắp hội kiến với người yêu. Ngay cả con chó đang sưởi ấm trước lò thấy Phát cũng cụp đuôi lẩn tránh, vì nó thừa biết con người tàn bạo đó sẽ đá vào mông nó, dù nó vô can.

Tấn bảo em, giọng giận dữ:

- Tao muốn gì hả? Cái đó mày thừa biết mà, còn hỏi làm chi? Nghe đây : mày mượn mười ngàn đồng của ông Lễ gởi trả ba tháng trước, mày còn nhớ chớ? Sáng nay ba xem lại sổ sách, ông dọa sẽ tịch thu tài sản của bác Lễ nếu nội trong tuần này bác ấy không trả số tiền. Mày hẹn với tao làm sao? Mày bảo chỉ năm ngày là mày đưa lại tao để tao nộp ba, thế mà giờ gần mười lần năm ngày đã qua rồi đấy. Tao mà nói rõ với ba thì mày liệu cái thần hồn. Sở dĩ tao chưa nói là vì…

Phát vênh cái mặt non choẹt, đỏ bừng vì rượu lên, cười khằng khặc một cách khả ố:

- Có gì khó đâu? Sao giờ anh không chịu xoay đâu đó trả ba hộ em đi! Anh em với nhau, cốt nhục tình thâm… em biết anh có lòng tốt với em mà…

- Không nói lôi thôi! Tao che đậy cho mày nhiều lần rồi, mày rỉa tao như cá chốt, tao chịu hết nổi. Tao đào đâu ra tiền để cho mày? Những mười ngàn chứ ít ỏi gì? Tao ăn cướp ai…

- Nói vậy mà nghe lọt tai à? Tiền cho gái bao nhiêu cũng có còn cho em ruột thì tiếc xót như thể là…

- Phát! Im đi! Mày mà còn giở cái giọng đó, tao đánh cho vỡ mặt chứ không phải dọa suông đâu. Đừng chọc tức tao.

Tấn quát. Phát cũng không vừa, giọng cậu mát mẻ:

- Anh biết là tôi nhịn anh mà, anh biết là tôi giữ bí mật cho anh mà! Tôi biết điều với anh mà! Nhưng anh coi chừng, anh không tỏ ra chịu chơi thì rồi đừng trách thằng này. Tôi mà tiết lộ vớiông già thì đời anh kể như lúa, anh quên sao? Anh cả?

- Thằng mất dạy, mày dám láo lếu như vậy, hả? Mày dám gọi ba bằng giọng đó, hả? Tao nên cho mày một trận bây giờ, mày mất dạy vừa vừa chứ!

- Trời ơi! Ổng già thì kêu ông già chớ không lẽ anh bảo tôi kêu ổng là ông trẻ, bắt bẻ dữ chưa… Chao ơi! Tôi nghĩ mà chán cho thói đời bạc bẽo, tôi cũng đến nước bỏ cái nhà này mà đi thôi…

Vừa nói, Phát vừa lừng lững quay ra, không cả chào anh. Tấn vội chạy theo nắm lấy cánh tay em, lôi vào:

- Mày đừng giở chứng, phải lo vụ mười ngàn cho ba kẻo khổ lây cả tao, chính tao đã đưa cho mày mượn…

- Thì tôi đã nói anh vay tạm đâu đó, trả đậy cho tôi rồi ta tính sau.

- Nhưng tao vay ai đây?

- Bác sĩ Kim…

- Ba dặn ông ấy rồi, đừng hy vọng vô ích, vả tao cũng ngán lắm…

- Vậy sao anh không bán quách con Công Chúa của anh đi?

Tấn bật lên như cái lò xo:

- Mày nói gì? Con Công Chúa hả? Bán nó đi để trả nợ cờ bạc cho mày à? Có họa là điên. Tao còn gì khác trừ con Công Chúa, mày tàn nhẫn đến mức đó sao? Hả Phát?

- Anh rõ lẩm cẩm, con ngựa mà coi quí hơn cả em mình. Anh thiệt không biết nghĩ : giá như tôi mà khai rõ với ông già…

Phát chợt dừng lại, cười hăng hắc, tiếp bằng giọng ỡm ờ:

- Quên, xin lỗi, tôi mà khai rõ với ba rằng anh đa mang con Lý, rằng nó không chỉ là hạng giang hồ giang há, nó còn nghiện nữa thì anh có mà kiếm đường theo nó với cái va-ly! Phải! Tôi mà làm vậy thì chắc anh phải bỏ làng Vệ đi mất đất, gia sản này sẽ thuộc về tôi, anh sẽ bị truất phếtức thì. Anh lạ gì tính ba? Anh thừa biết mà, anh Tấn! Thôi, tôi để anh lựa đấy, nếu anh thấy tiếc con ngựa thì tùy…

- Mày thật đáng vặn cổ, Phát ạ! Nhưng thôi, tao sẽ làm vừa lòng mày…

- Ngày mai, có cuộc săn đấy. Tôi tin cho anh biết là bọn thằng Kỳ, thằng Bích thèm con Công Chúa của anh lắm đó nghe? Cam đoan anh sẽ bán được giá hời.

- Nhưng ngày mai tao phải đi ăn cưới đằng ông Tú Lâm, kẹt quá…

- À! À! À! Anh chị lại hẹn nhau hẳn? Cô Mỵ Lan chém chết cũng nhảy với anh bản…

- Đồ khốn! Mày không được đả động đến tên Mỵ Lan, tao vặn cổ mày đó!

Tấn nổi giận bất ngờ, hét. Phát vẫn lần khân:

- Kìa, em đã làm gì? Gọi tên cô Mỵ Lan mà anh cũng cấm? Nào đã là chị dâu tôi cho cam? Anh lấn áp em anh hơi quá đấy nhé? Nhưng thôi… thế nào? Ta lại bàn việc ấy : mai anh đem bán con Công Chúa chứ?

Tấn run giọng vì tức thằng em tai quái:

- Tao cho mày hay : tao sắp điên vì mày, tao hết chịu nổi mày. Mày tống tiền tao nhiều rồi. Tao chả còn tiền đâu để bịt miệng mày cũng như miệng con Lý. Tao chán rồi. Trước sau gì ba cũng biết chuyện này… Tao không đang tâm bán con Công Chúa, không! Không…

Giọng Tấn trầm xuống, thiểu não. Phát ngạo nghễ:

- Kìa anh cả! Còn nước còn tát, đã đến nỗi nào mà anh tuyệt vọng? Ở đời không nên bi quan thế! Tôi cam đoan với anh, nếu anh biết điệu, tôi sẽ giữ kín bí mật của anh. Tiếc làm quái gì con ngựa quèn? Anh không thể cỡi nó đi bán thì để tôi, tôi đảm nhiệm việc này cho. Sau này có tiền, anh mua cả chục con như con Công Chúa ấy chứ, kể gì một con…

- Giao con Công Chúa cho mày cỡi đi bán ư? Thằng đểu?

Tấn lại quát lên. Cậu em trai đủng đỉnh cười mũi:

- Chứ chả lẽ lại cho nó lên kiệu khiêng đi sao, anh thì không chịu cỡi nó đi bán… Chần chừ đặng ông già ổng hay chuyện này, thêm phiền ra… Tôi có muốn cỡi nó đến hội săn đâu? Hay là anh cỡi nó đi bán, lấy tiền trả đậy vào món tiền bác Lễ cho ba, tiện bao nhiêu, mà được cái khỏi hồi hộp vì lo tôi đi bán xong, cuỗm luôn tiền dông lên quận, vô sòng bạc…

Tấn vẫn lắc đầu:

- Tao chịu thôi. Tao không thể làm chuyện đó, con Công Chúa ở với tao từ bao nhiêu lâu nay…

- Thôi đành vậy, để tôi cỡi nó đi. Nhưng nếu có mất giá thì đừng kêu ca nhé? Tôi không có cái vẻ hào hoa như anh, tôi rách quá, tôi ngồi trên lưng con Công Chúa
quả kém hơn anh, anh mà cỡi đến thì phải biết, con vật sẽ tăng phần long trọng bao nhiêu!

- Giao nó cho mày à?

Tấn lập lại, giọng như rên, anh thực tình yêu quí con vật đã từng là bạn nay bỗng dưng vì thằng em quái quỉ mà phải cắn răng xa nó. Phát hết kiên nhẫn nổi, gằn giọng:

- Thế ra anh vẫn tiếc? Thôi tùy anh vậy. Vụ tiền bác Lễ thuộc về anh. Anh nhận tiền nơi tay bác ta. Cũng chính anh nói với ba rằng bác chưa thanh toán tiền nong. Tình ngay mà lý gian. Tôi không can dự gì đến. Không ai biết anh cho tôi mượn số tiền đó. Nếu anh tiếc con ngựa thì đừng trả cho ba, chết ai? Không ai có thể bắt tội tôi, anh muốn nói sao với ba thì nói.

Tấn ngồi lặng, tức giận tràn tim. Sau rốt, người anh cất giọng thản nhiên:

- Mày có hứa chuyện buôn bán này sẽ đàng hoàng không?

- Đàng hoàng làm sao kia?

- Nghĩa là mày sẽ giao hết cho tao số tiền bán ngựa, dù dư dù thiếu. Hễ được hơn thì tao giữ số thừa, còn thiếu thì tao chạy thêm cho đủ, nộp ba.

- Đó là chuyện chắc. Em không đưa anh thì giữ làm gì? Em có phải là con chó ăn dơ đâu mà anh dặn kỹ thế… Tin em đi! Em cam đoan, thế nào cũng được dư chút đỉnh cho anh. Vậy ngày mai em cỡi nó đi, nhé?

Nói xong, Phát quay đi, đóng sầm cửa lại, bỏ mặc anh mình với sự bực tức chĩu nặng trong lòng.



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Lưới Trời - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lưới Trời - Loại Hoa Tím   Lưới Trời - Loại Hoa Tím Icon_minitimeTue Jun 06, 2017 4:26 am

Chương 03

Sáng hôm sau, Phát hý hửng cỡi ngựa của anh mình đi từ sớm tinh sương. Con đường xuyên qua khu đất có hầm đá, cạnh cái nhà vắng vẻ mà bác San cư ngụ mười mấy năm nay tại làng Vệ.

Chao! Cảnh vật sao mà tiêu điều, nom đến thảm! Lão san thật ngu độn nên mới chọn chỗ này mà dựng nhà. Phát nghĩ thầm. Hầm đá bỏ hoang, nước mưa lẫn bùn sình ngập dễ đến nửa hầm. Cây cối xung quanh thì khẳng khiu, héo úa, cành chia chĩa lên trời trông xa như những cánh tay giơ lên kêu cứu vậy! “Có các tiền vàng, ta cũng không thèm ở chỗ đèo heo hút gió thế này!”

Chợt, Phát nghĩ thêm : mà thằng cha thợ dệt căm cụi suốt ngày làm việc nhiều, ăn tiêu ít đó dùng tiền vào việc gì kìa? Chậc! Lão siêng năng đấy chứ! Mới tinh mơ đã kẽo kẹt trên khung cửi. Ngu thậm là ngu! Không biết tận hưởng cuộc đời, chết để của cho ai? Đưa mình tiêu cho lại hóa hay!

Ngồi trên lưng con ngựa quí của anh, hắn vừa thả lỏng dây cương, vừa băn khoăn thắc thỏm về số tiền của bác San. Chả mấy chốc Phát đên hội săn.

Quả nhiên, từ xa, Kỳ và Bích thấy dạng con Công Chúa vội vàng ra đón. Họ nhận ra Phát, ngạc nhiên:

- Chào Phát! Hôm nay mặt trời mọc hướng tây, lạ nhỉ?

Phát ỡm ờ:

- Thế nào là mặt trời mọc hướng tây?

Hai người trẻ tuổi cùng cười khúc khích:

- Thì cái việc anh chịu rời sòng bạc, quán rượu để đi săn với tụi này. Nhất là anh Tấn vui lòng cho anh mượn ngựa.

- Cho mượn? Các anh nói nghe tức dội cả tai. Ông anh cả của tôi mà hạ cố cho tôi mượn ngựa!

- Thì anh cỡi nó kia thôi?

- Ạ! – giọng tự thị, Phát nói – ông ấy trả nợ cho tôi đấy chứ, hai anh lầm rồi.

- Ra thế! Anh được ngựa này thì nhất rồi.

Kỳ gật đầu nói. Phát tấn công:

- Hôm kia, có người trả tôi mười ba ngàn đấy, anh Kỳ ạ, nhưng tôi không muốn bán. Con Công Chúa này ít nhất cũng mười lăm ngàn, mười bốn là giá chót…

Kỳ biết rõ Phát muốn dạm bán ngựa nhưng còn vờ vịt, anh ta nghĩ thầm trong bụng : “Thôi! Tớ biết tỏng ra rồi! Đằng ấy đừng hòng qua mặt tớ, còn lâu tớ mới bị lừa”. Và anh ta nói lớn lên:

- Thế à? Mười bốn ngàn là phải rồi, anh còn cầm lại làm chi? Cả làng Vệ này, chắc không ai trả đến cái giá mười hai ngàn…

- Ai bảo anh là tôi cầm giá? Thằng Phát này có phải lái ngựa đâu?

Ông nói gà, bà bảo vịt, nhùng nhằng, nhũng nhẵng hàng giờ, sau cùng hắn thuận bán cho Kỳ với giá mười hai ngàn. Kỳ khấp khởi mừng, vì anh ta biết rằng Công Chúa là ngựa quí, đáng giá hơn. Chắc Phát cần tiền? Trông cái mặt hốc hác thế kia thì biết, không chừng vừa thua bạc cũng nên. Nhưng Kỳ vốn cẩn thận, anh do dự về quyền sở hữu con vật. Anh không tin Tấn thiếu nợ em. Cách tốt nhất là để hỏi dò Tấn xem. Xa lạ chi cho cam, thà hỏi qua Tấn một câu, kẻo sau này mang tiếng là ham rẻ, mất lòng bạn bè… Có thể, vì túng tiền Phát lấy trộm ngựa của anh đem bán cũng nên. Sao không? Cờ bạc mà… phương ngôn có câu : Cờ bạc là bác thằng bần, cửa nhà bán hết… Ha! Cửa nhà còn bán được thay, tiếc chi con ngựa, dù nó là ngựa quí, và là ngựa của anh mình!

Kỳ làm kế hoãn binh:

- Tôi không sẵn tiền đây. Vả giờ để anh cỡi đi săn với chúng tôi cho vui. Mấy khi anh em gặp nhau. Chiều về, anh rẽ qua nhà tôi giao ngựa nhận tiền. Như thế tiện hơn.

Phát bằng lòng tuy bụng hắn không vui. Mẹ kiếp – Phát rủa thầm – thằng mắc toi, mắc dịch, mua thì mua ngay, vẽ bày nhiều chuyện, nhưng thôi, ông cũng chiều con, con ạ! Ông mà có tiền thì ông cóc chịu.

Thế là Phát nhập bọn đi săn. Nhưng Phát cố ý lùi ra sau, vì Phát biết Công Chúa là con ngựa cừ khôi, vượt lên trước mấy hồi. Đợi cho cả đoàn người ngựa gần khuất dạng, bấy giờ hắn mới ra roi. Chướng ngại vật đầu tiên mà người ngựa phải vượt qua là một cái hàng rào khá cao. Phát thúc mạnh hông con tuấn mã, mắt nhìn mục tiêu trước mặt – đoàn người ngựa mà anh ta tin là sẽ vượt qua chốc lát – Vì thế, hắn sơ ý tính lầm khoảng cách, con Công Chúa ngã chổng lên một cái cọc nhọn hoắc, nó hí lên một tiếng thê thảm, nằm huỵch xuống, hất ngã em trai của chủ mình…

Tai nạn xảy ra bất ngờ, chóng vánh, đoàn săn phía trước không hay biết. Phát đứng lên, mặt tái xanh, run bây bẩy, không tiếc thương chi con vật nhưng chỉ những nơm nớp sợ nó bị thương nặng hay què quặt thì mất số tiền mười hai ngàn. Khi nhìn con vật thở yếu ớt, cái cọc xuyên ngang mình nó như thể cái nĩa xuyên qua miếng thịt bít tết, máu nhỏ ròng ròng Phát giận sôi lên, hắn đá thốc vào mông con vật đáng thương một cái, chưởi rủa liên hồi.

Sau cùng, con vật ngừng thở, nằm lù lù một đống. Phát thôi chưởi bới mà lo phủi áo quần. Phủi xong, hắn tất tả bước mau về phía rừng thưa, không quay đầu lại.

- Rõ thật xui…

Phát lầu bầu.

*

Xui thật : đường thì xa, lại đúng vào lúc cần tiền, thế mà con Công Chúa lăn ra chết thảm. Cuốc bộ một thôi đường Phát mệt lử cò bợ, muốn quay về. Số là lúc đầu hắn đinh qua làng bên gần hơn, thuê ngựa cỡi về rồi tính sau. Song giờ hắn đổi ý : thôi chịu khó đi bộ về, ngang nhà bác San ghé lại mượn số tiền nộp cho ông già chứ không thì khổ thân (Ông già dạo này keo kiệt phát ghét!). Lão San nhiều tiền, chắc không từ chối đối với một cậu con nhà phú hộ đâu.

Gần bốn giờ chiều, sương mù bắt đầu rơi. Phát vội vã đi nhanh, quên cả mệt vì ý nghĩ vay tiền bác thợ dệt ngu si không biết xài tiền.. như hắn.

Vừa đi, Phát vừa vung roi quất mạnh vào các bụi cây bên ven đường. Chẳng có mục đích gì cả, quất là quất cho đỡ buồn tay thế thôi. Đó là cái roi rất đẹp mà anh hắn mua, thuê khắc tên mình vào để xứng đáng với con Công Chúa. Mà anh cầm theo chiếu lệ chứ chả mấy khi quất đánh ngựa yêu. Sương mù xuống càng lúc càng dày, Phát vừa vững lòng vừa lo ngại. Vững là vì như thế không ai nhận ra hắn, lo là lo có thể lạc đường.

Thoáng chốc, Phát đã đến đầu làng, Phát càng phải đề phòng : sương sa nhiều thêm, không những khó thấy đường mà còn e sa chân xuống hố. Bây giờ là lúc cần dùng roi đây. Phát dùng nó để dò đường phía trước, trên mặt đất.

Gần đến hầm đá, đường quang hơn, Phát khấp khởi mừng, hăng hái bước mau. Vài phút sau, ánh đèn từ nhà bác thợ dệt chiếu qua khe cửa.

Phát dừng lại để moi óc tìm sao cho ra lời lẽ êm dịu xuôi tai hầu có thể moi tiền bác San. Hắn vốn quen hách dịch, ba gai, chế giễu và cục súc, không dễ gì có thể thốt được những lời mềm mỏng, lễ phép. Dù sao, mình phải cố gắng, mình sẽ hứa hẹn trả lời nhiều cho lão ngu, chắc chắn lão sẽ ham tiền mà đưa ngay. Phát tự nhủ thầm, và rồi chưa chi hắn đã thấy tiếc số tiền lời phải trả. Hắn lại nghĩ tiếp : “Chào! Hơi đâu, tiền đâu mà trả lãi trả lời? Có họa là điên. Lão không dám đòi đâu, mà cho dù lão dám đòi cũng không bao giờ dám đến nhà mình. Quán rượu thì lão không tới rồi, khỏi lo. Sòng bạc còn lâu lão mới tới. Chỉ lo lão gặp ngoài đường. Ừ! Ngoài đường… mà cũng chả việc gì phải lo : nếu vắng vẻ, ta lại thả mồi cho lão vài câu là êm xuôi tức khắc. Nếu lão dại dột đòi tiền ta giữa mọi người, ta sẽ giở mặt, mắng cho mấy câu, mọi người sẽ cười vào mặt lão ta. Ta, công tử Hoàng Đình Phát, con trai út của đại điền chủ Hoàng Đình Cẩm mà hạ mình đi mượn tiền lão thợ dệt nửa điên nửa khùng ư? Có chó nó tin! Ta sẽ quát lên : “Ê! Lão điên, xích ra cho ta đi! Coi chừng ngựa nó dẫm nát óc bây giờ đó!” Vừa nói ta vừa giơ ngọn roi lên dọa lão, mắt ta quắc lên thế này“… Hắn hạ roi xuống, kéo cao cổ áo lên, vì lạnh. Rồi Phát làm điệu bộ như đang ngồi trên lưng ngựa thật – Ý hẳn là một con ngựa quí hơn Công Chúa – vung roi lên như thể sắp đánh kẻ đã dại dột cho hắn mượn tiền. Thế là Phát thích thú quá, cười to lên, quên cả giữ ý, vì mình đã đến thềm nhà bác San.

Phát dọn một nét mặt bứt rứt, bực bõ song hiền lành để tấn công bác thợ dệt cho có kết quả, hắn vuốt lại áo quần cho phẳng phiu rồi đàng hoàng gõ cửa. Phát gõ thực mạnh, vừa gõ vừa nhủ thầm : chắc lão đến khiếp chứ không chơi!

Gõ mãi, không nghe động tĩnh gì cả. Kỳ quái nhỉ? Hay lão ngủ rồi? Ngủ gì như gà thế? Mà đã ngủ sao còn chong đèn? Thế thì quá thậm ngu, ai lại sơ ý vậy bao giờ. Sau cùng, không do dự, Phát thò tay vào cái lỗ nhỏ, cốt ý là để nắm lấy cánh cửa lay cho dễ, bất ngờ làm sao, cửa không gài bên trong nên bật ngay ra.

Phát kinh ngạc về điều này, ngẩn người một giây rồi hắn bình tĩnh lại, xô mạnh cửa, bước vô nhà. Lửa sáng rực, nổ lóc bóc trong lò, lửa soi sáng khắp mọi góc, giường, bàn, ghế, khung cửi, vài cái soong chảo, cái ấm nấu nước! Đó, tất cả gia sản của lão thợ dệt bày ra trước mắt cậu con nhà giàu. Đang đi ngoài sương lạnh tối om om, thấy lửa ấm, công tử sà ngay đến, vì với Phát, lúc này lửa quí hơn mọi của báu trên thế gian. Khi đủ ấm rồi, Phát mới bình tĩnh để quan sát xung quanh lần nữa và lần này thì Phát nhận ra sự lạ : chủ nhân đi vắng mà không đóng cửa! Hay lão đi kiếm củi? Ờ! Có thể là lão đi kiếm củi, chắc không xa đâu, chờ một tị, không nên sốt ruột.

Nhưng rồi đợi mãi chả thấy bóng bác San về. Chao ơi! Hay là lão sa chân rơi xuống chỗ hầm đá chết tốt rồi, cũng nên? Một tia sáng lóe lên trong mắt Phát : hắn mong cái giả thuyết hắn vừa đặt ra xảy đến, và như thế thì ai là người thừa hưởng số tiền lão ky cóp lâu nay? Ai! Ai hả? Ai có quyền thừa hưởng? Nếu Phát nhớ không lầm thì trong suốt mười lăm năm cư ngụ tại đây – từ lúc Phát còn bé xíu vẫn thập thò trước cửa nhà lão đùa nghịch – Phát chưa hề thấy mà cũng chẳng nghe ai kể lại rằng có một người đến thăm viếng bác ta.

Bấy giờ đầu óc Phát làm việc dữ dội – Ít khi hắn ta làm việc dữ dội như thế, trừ khi ngồi vào sòng bạc – với mục đích tìm cho ra số tiền bác San cất giấu đâu đây. Tiền giấu chỗ nào? Chôn dưới đất, nhét trên xà nhà, hay ngoài bụi rậm? (Phải tìm cho ra, tìm cho kỳ được, việc này quan trọng lắm đây!) Hay là lão nhét kỹ trong gối, trong nệm rơm?

Mãi say sưa nghĩ cách tìm tiền của bác thợ dệt, Phát quên đi một điều quan trọng hơn : đó là hắn mặc nhiên coi như bác đã chết thật rồi!

Phát đứng lên, đóng cửa kỹ càng, bắt đầu lục lọi. Trước hết Phát lục ở giường ngủ chủ nhân, hắn xé tung cả lớp vải bọc gối, cả lớp vải bọc nệm, rơm thòi ra trông gớm ghiếc. Nếu không vì tiền, có bao giờ Phát lại nhúng tay vào một việc thế này? Chả thấy tiền đâu. Hắn nằm sấp xuống, nhìn kỹ từng viên gạch dưới gậm giường, không có gì khả nghi. Phát đứng lên, lại gần bếp, cho thêm củi vào rồi lại tiếp tục việc lục kiếm. Phát giở từng cái soong, lấy đầu gốc cái roi gõ còng cọc lên mặt gạch, ở các góc nhà.

Sau cùng, hắn thất vọng toan xoay hướng, tìm phía trên thì chợt mắt hắn trông thấy những hạt cát vương vãi dưới khung cửi, những hạt cát lóng lánh như có lẫn vàng dưới ánh sáng rực rỡ của ngọn lửa vừa được hắn châm thêm. Phát bật kêu lên một tiếng, dùng đầu roi, thăm thú kỹ vùng đất ngay khung cửi. Ngay dưới khung cửi, tiếng roi chạm vào mặt gạch kêu lạ hơn mấy chỗ khác, tiếng kêu đó chứng tỏ bên dưới trống lốc.

Phát ngưng tay lại, cúi nhìn kỹ : khắp quanh đó, mấy khe gạch đều có cát song rất ít, chỉ riêng chỗ Phát vừa thăm dò, cát phủ rất dày, nhìn kỹ hơn Phát còn nhận thấy trên mặt gạch chỗ ấy cũng có cát và có cả dấu tay chà chà lên gạch như cốt để đùa cát xuống mấy khe gạch hở.

Phát mừng run, vội vàng quì xuống thò tay cạy thử viên gạch khả nghi, và không chút khó nhọc, chỉ một giây, Phát đã nâng lên, vứt ra một bên hai viên gạch đậy hờ. Phát thò tay khoắng vào khoảng trống tối om, tay hắn chạm phải một cái túi da, ô không! Những hai cái! Và thử nhấc lên không nổi, Phát biết ngay là thứ mình tìm quả có.

Phát phải dùng cả hai tay mới nhấc được hai túi ấy, và cẩn thận khoắng kỹ lần nữa xem dưới lỗ có còn gì không, đoạn mới đặt hai viên gạch lên chỗ cũ, hai tay xoa xoa vào nhau, lẩm bẩm : “ Chúa quả thương mình! Có Chúa! Cảm ơn Chúa! Cảm ơn! Con tưởng Chúa ghét bỏ con kia đấy!”

Chỉ trong năm phút, tên trộm đã hoàn thành công tác và chỉ mất năm phút nữa để sắp xếp gối nệm ở giường cho y nguyên như cũ rồi hắn chuồn êm ra khỏi nhà bác thợ dệt ngay. Ra khỏi nhà, hắn đóng cửa lại liền, để tránh ánh sáng bên trong soi thấy hắn, còn cái ánh sáng bên trên cửa sổ thì hắn không ngại gì.

Chỉ vài bước là bóng tối đủ che chở hắn, Phát rất yên lòng.

Mưa càng lúc càng nặng hạt, gió hun hút thổi. Hai túi bạc – hay vàng – quá nặng, gây trở ngại cho hắn, chưa kể cái roi ngựa của anh, nhưng hắn không dám vứt roi đi, cái mới rầy! Phát biết roi ngựa có khắc tên anh mình và vết khắc rất sâu, ai bắt được thì tông tích kẻ trộm sẽ phơi ra ánh sáng rất dễ dàng. Bây giờ Phát đã sáng suốt để mà hiểu rằng cái giả thuyết bác San chết không đứng vững, song đến lúc này, bác chết hay sống hắn cũng không quan tâm, vì hắn đã đạt được ước muốn rồi.

Cảm ơn đêm tối, đêm tối che chở cho ta! Hắn thì thầm.

Trong lúc đó, bác San cũng chỉ còn cách nhà non trăm thước. Tay cầm đèn, vai khoác cái bao tải làm áo khoác, bác thong thả trở về, tuy mưa nặng hạt và bác đã mỏi chân.



Chương 04

Bác San không thấy lạnh vì tâm trí đang mơ tưởng đến bữa ăn nóng sốt, ngon lành. Thú nhất là bác chẳng tốn tiền mua, chính cô Bích Huệ, chị của Mỵ Lan đã biếu bác sau khi mua vải. Con người mới xinh đẹp và tử tế làm sao! Nhưng mà… suy cho cùng, cô ta cũng là phụ nữ, mà phụ nữ thì… không thể tin được.

Bây giờ bác lại nghĩ đến bữa ăn tối, thường thường, bữa ăn tối là bữa ăn bác San thích nhất, không vội vàng như bữa điểm tâm, cũng không đạm bạc quá như bữa ăn trưa. Bữa tối, bác có thể ngồi kề cà, thong thả, vừa ăn vừa nghĩ đến vàng! Vàng sáng lóe, xinh đẹp, trung thành, không mè nheo, quấy phá. Vàng! Đẹp hơn mặt trời lúc bình minh, hơn cả trăng đêm giữa tháng, lửa ấm chiều đông và hoa xuân buổi sáng đều không so sánh được với vàng!

Có khi cao hứng, bác khuân vàng ra, đổ lên bàn, vừa ăn vừa ngắm, thật không thú nào hơn thú ngắm vàng.

Đáng ra, bác không vội gì mà dầm thân trong mưa gió thế này, số là sau khi cô Bích Huệ mua vải bác, khen đẹp lại dặn bác dệt gấp cho cô một số nữa, y như thế đặng cô biếu người chị họ của chồng cô.

Lên khung sắp dệt, bác nhận ra là bác thiếu mất một thứ sợi đặc biệt để dựng đường biên, thiếu thứ sợi đó, tấm vải mất đi chút ít giá trị, nó chứng tỏ đó là vải của bác San, người thợ dệt mười lăm năm cư ngụ tại làng Vệ, vải đẹp, tốt, bền có thể so sánh với thứ vải đặc biệt từ các thị trấn lớn đem về, mà các thứ từ thị trấn lớn đem về lại đắt hơn!

Thế là, bác San băng đồng xuống phố, mua. Không cần gài cửa, vì bác chẳng đi lâu lắm, vả lại, ai mà thèm đến nhà bác vào đêm mưa gió tối tăm thế này? Còn tụi đạo chích thì chúng đâu có điên mà lò dò ngang hầm đá? Rủi lọt chân xuống đó có mà bỏ đời. Bác San rất yên tâm.

Về đến nhà, bác San không nhận thấy dấu vết gì cả, mắt bác kém quá. Bác lo thêm dầu vô đèn rồi cất mũ, dẹp bao; đoạn ngồi lại, sửa soạn làm món thịt ngon mà không tốn xu nào, vừa sưởi ấm một cách nhàn nhã.

Trong lúc chờ cho thịt ăn được, bác nghĩ đây chính là lúc ngắm vàng. Cửa nẻo đã đóng chặt, ma nào lảng vảng đến đây mà lo? Bác sẽ đổ hai túi vàng bạc lên một nửa bàn (còn một nửa để chừa chỗ dọn bữa) vừa ăn, vừa ngắm như thói quen dạo gần đây!

Bác San cầm đèn đi lại khung cửi, đặt lên nền gạch, hì hục bới cát cạy gạch lên, nâng bỏ qua một bên. Chúa ơi! Bên dưới rỗng không! Trống ngực đập liên hồi như trống trận, bác đờ người ra. Trời lạnh ngắt mà mồ hôi tuôn dòng dòng xuống mặt, xuống trán, người bác nóng bừng lên.

Không, bác không tin rằng vàng đã mất. Không thể có chuyện đó, vô lý quá! Bác sờ soạng thật kỹ, tưởng mình đã nhìn lầm vì mắt kém. Tay bác chạm vào khoảng trống lốc, nhưng bác cũng chưa chịu tin, cầm nến soi vào. Bấy giờ bác run bần bật, há hốc miệng mà không kêu được một lời, buông rơi ngọn nến xuống nhà, kinh hoàng tột độ… rồi lặng người đi.

Một lúc sau, lửa tàn, nến tắt, bóng tối tràn ngập cả nhà, bác San tỉnh lại vì hơi lạnh ngấm vào mình. Hai tay bưng lấy đầu, bác cố trấn tỉnh để nghĩ xem ai là kẻ trộm? Biết chừng đêm qua bác đã quên chôn vàng lại trước khi đi ngủ, bác có thể đãng trí lắm chứ, sao không? Bác San thổi lửa lại, đốt đèn lên, lục lọi giường, chăn, bếp, củi, soong, chảo không chừa một chỗ nào.

Run run hai gối, bác cố gắng đi lại bàn, nhìn trừng trừng, mặt bàn trơ trụi, trống trơn. Bác quay ra sau lưng, đôi mắt nâu quắc lên như muốn xoi thủng xuyên qua vách tối. Cái gì cũng nguyên si đầy đủ, chỉ thiếu có vàng thôi!

Vàng nó có chân đâu, có bụng đâu mà nói rằng nó đói, nó bò đi tìm thức ăn kia chứ?

Bác San lại bưng lấy đầu bằng hai bàn tay xương xẩu run run. Bác lắp bắp kêu lên không thành tiếng gì rõ rệt trong đêm khuya, tiếng kêu thống khổ nghẹn ngào, uất ức của bác vàng lên như tiếng kêu của con vật trúng đạn bất ngờ, bị thương trí mạng kêu rên…

Khi mọi hy vọng rằng mình để quên hai bao của cải đâu đó hoàn toàn tiêu tán, bác San mới chịu tin là mình bị kẻ trộm lẻn vào trong khi bác vắng mặt, lấy đi. Hắn là ai? Bắt được hắn thì mới mong lấy lại số vàng bạc nặng chĩu trong hai cái bao da. Nhưng làm sao bắt? Trong lúc mình lục lọi hắn đã đủ thì giờ cao bay hay xa chạy mất rồi!

Như người mất hồn, bác mở rộng cửa nhìn qua bóng đêm, mưa hắt vào mình vào mặt bác, lạnh căm.

Bác quay vào, đóng ập cửa, ngồi thừ suy nghĩ. Ít nhất, phải moi óc tìm xem có kẻ nào đáng nghi ngờ rồi mới tính chuyện tìm thủ phạm. Láng giềng thì không có ai, vì nhà mình hẻo lánh quá. Người khả dĩ đáng ngờ là Dân, hắn ta là người duy nhất hay lai vãng con đường này và đôi khi gặp mình.

A! Lại có lần hắn nói đùa về tiền nong của mình nữa kia. Hắn nói thế này đây:

- Bác san, bác có định cất lại nhà không? Dệt vải được nhiều tiền, bác định dùng làm gì? Hay bác cho tôi vay vậy, nhá?

Hừ! Nếu hắn không rình rập dòm nom làm sao hắn biết mình có nhiều tiền? Cái mặt thì thớ lợ, cười cười, cợt cợt, đúng là mặt kẻ gian! Cái tên cũng dễ ghét : Dân! Tên gì lại tên dân? Chứ không làm dân, bộ mặt ấy lại tính làm quan chắc? Mà cái họ lại càng đáng ghét hơn : họ Tạ! Tạ văn Dân! Cái họ kêu lên nghe nặng nề quá đi mất! Tạ văn Dân – bác San kêu to lên – tao sẽ tóm cổ mày, đòi lại tất cả số vàng, số bạc của tao, tiền mồ hôi nước mắt… tao nhớ kỹ, không sơ suyển một đồng dù đồng nhỏ nhất trong hai cái bao ấy, Tạ văn Dân ạ!

Nói thì nói thế, bác San vẫn chưa biết làm cách nào để tóm cổ tên Tạ văn dân. Bác quả có lúng túng thật. Luật pháp, một thứ chuyện quá tầm hiểu biết của bác thợ dệt, một thứ xa vời không liên quan gì đến chuyện vải, thoi, chỉ, sợi không ngờ lại có một ngày bác thợ dệt chân phương ở làng Vệ phải cầu cứu đến. Phiền phức như thế đấy!

Suy nghĩ phát nhức đầu cũng chả ra manh mối gì rõ ràng để kết tội Dân, người mà bác San đinh ninh là thủ phạm vụ trộm ghê gớm này. Dĩ nhiên với bác thì hắn đúng là tên trộm, không chệch đi đâu, nhưng mọi người có chịu tin thế không? Nhất là luật pháp, luật pháp có tin như bác không. Phải trình làng hay lên quận rồi pháp luật sẽ lo cho chứ bác thì có biết đằng nào mà lần? Nghĩ lắm hóa đau thêm khổ.

Phải hành động tức thì trước khi thủ phạm trốn mất mới được. Thế là, chân không, đầu trần bác băng mình ra mưa gió, không thèm gài cửa vì bây giờ còn gì nữa mà cẩn thận cho nhọc lòng? Chạy một chốc, bác ngừng lại thở dài. Nhà việc giờ chắc chắn đã đóng cửa, ai tiếp bác vào đêm hôm khuya khoắt thế này? Cách tốt nhất là đến thẳng quán Ngàn sao, nơi họp mặt của hầu hết dân làng, nhất là những anh có máu mặt, có chức vị trong làng.

Nghĩ sao làm vậy, bác San nhắm hướng quán Ngàn Sao, cắm cúi đi đến đó.

Đến nơi, bác thợ dệt không may dừng lại trước cửa, thở cho lại sức, đoạn xô cửa bước vào trong.

Bên trong ấm cúng và sáng rực, mọi người tụm lại bàn chuyện mưa nắng từ chập tối chán rồi, họ đang xoay qua chuyện ma quái. Ma quái! Chào! Đó chính là chuyện thích thú nhất, sôi nổi nhất, không bao giờ cạn (vào thời bấy giờ chuyện ma quỉ lẫn lộn với phàm nhân là chuyện lắm kẻ tin).

Trong bọn, có hương sư Phan là người cứng cổ nhất, ai nói gì ông vẫn khăng khăng là không có ma quái.

Ực một ngụm rượu, chùi miệng bằng lai áo, đặt cốc xuống bàn một cái mạnh, ông ta hắng giọng, dõng dạc:

- Được, cứ đặt giả thuyết là có ma, thế tại sao không thấy giữa ban ngày thanh thiên bạch nhật?Sao chúng cứ lựa đêm tối, cây cao mà nấp? Trong chúng ta đây, khi đi đâu năm bảy mạng có bao giờ thấy ma không? Sao cứ hễ tướng nào đi một mình thì y như rằng có chuyện? Tôi thì tôi cho là chẳng qua thần hồn nát thần tính, trông gà hóa cáo, nhìn bụi cây lại ngỡ hình người, chỉ vì bị ám ảnh chuyện ma… Tôi ấy ư? Còn lâu tôi mới…

Người ăn học nói có khác, năm sáu cái miệng cùng há hốc ra, mười mấy cái tai cùng dỏng lên, mười mấy con mắt cùng chăm chú vào người nói. Phan đã văn chương lại hùng hồn, nguyên chỉ bốn tiếng thanh thiên bạch nhật cũng đủ cuốn hút sự chú ý cửa mọi người rồi.

Đột nhiên, mọi người cùng giật mình quay lại vì tiếng động sau lưng. Kẻ yếu bóng vía nhất suýt kêu lên, nếu Phan không điềm tĩnh nhận diện con ma lù lù xuất hiện bất ngờ. Công bình mà nói, thoạt tiên, Phan cũng hơi hãi, nhưng vốn là tay chì có tiếng, nên anh ta tỉnh táo sớm hơn hết, quan sát con ma gan góc kia, khi thấy rõ là bác thợ dệt, Phan không khỏi buồn cười, nhưng nom sắc thái người thợ dệt, anh không thể cười được.

Mọi người đều ngạc nhiên, không ai thốt được lời nào, bác San thì thở hào hển, mặt xám ngoét vì mệt và tức giận. Mãi hơn phút sau, chủ quán mới lên tiếng hỏi:

- Bác San, bác có việc gì mà đến đây khuya khoắt thế này?

- Kẻ trộm, thưa ông! Kẻ trộm! Bao nhiêu vàng bạc của tôi mất sạch rồi! Tôi phải gặp các quan! Ông cảnh sát, ông xã trưởng, ông hội đồng… Cần lắm. Các quan phải giúp tôi!

Chủ quán bảo Dân ngồi cạnh đó:

- Dân, giữ bác San lại ngay! Dễ chừng bác ấy bị ma làm hay hóa điên cũng nên! Tội nghiệp…

“Ủa, thế kia ư? Có cả Tạ văn Dân ngồi đây? Gan thật : ăn trộm cả hai bao vàng bạc của người ta rồi ung dung đến quán uống rượu, chuyện trò tỉnh như không! Gớm thiệt cái quân này!” Bác thợ dệt nghĩ thầm một cách giận dữ. Thế là nạp mạng cho hổ rồi đây mà!

Trong khi Dân chưa nhúc nhích được một phân thì bác San quắc mắt lên:

- Tạ văn Dân! Tôi tìm anh đấy!

Dân kinh ngạc hỏi:

- Bác tìm tôi có việc gì, kia chứ?

Bác San điểm một ngón trỏ vào trán Dân, gằn giọng:

- Thôi đừng làm bộ ngây thơ, biết điều thì mang trả ngay cho tôi hai bao vàng bạc, tôi biết hết, tôi nhớ rõ tôi có bao nhiêu… trả ngay cho tôi, tôi không thưa gửi chi hết, tôi tha anh, tôi sẽ…

Dân há hốc miệng trước những lời buộc tội hùng hổ của bác thợ dệt, nhưng sau anh ta hiểu được, cơn giận bốc lên, Dân chồm tới tát một cái đánh “bốp” vào giữa mặt bác San, gầm lên:

- Câm lại, lão ngu! Nếu mà lão còn ho he bảo là ta ăn trộm tiền vàng nữa thì ta đánh cho vỡ mặt tức thì… nghe chưa? Không phải cứ mất của rồi hóa rồ lên, bạ ai cũng đổ ngờ cho người ta đâu, nhé, nhé? Ông thì ông bẻ hết răng cùng, răng cấm, răng nanh…

Chủ quán và mọi người cùng sửng sốt đứng yên không kịp can ngăn. Bác San lùi lại vì bị cái tát bất ngờ, còn Dân thì xông lên như toan làm dữ. Chủ quán vội vàng nắm tay Dân kéo lại, ôn tồn:

- Dân! Chú mày chớ nóng. Để xem đầu đuôi câu chuyện ra sao. Bác San! Bác cởi áo ra nào! Áo bác ướt sũng thế kia, lạnh chết. Hãy ngồi xuống cả hai người. Chuyện đâu còn đấy, đừng nóng nảy, không hay!

Dân hầm hầm mặt:

- Nói gì thì nói, chứ hễ còn nói tôi trộm tiền thì tôi nện cho một trận, đến đâu thì đến, đừng tưởng dễ.

- Thôi! Dân! Chú mày lắm lời thế. Để yên xem bác ấy nói gì, nào?

Bác San đã ngồi xuống theo lời chủ quán nhưng chưa cởi áo, nước mưa chảy ròng ròng xuống chân, nước mắt lặng lẽ bò dài xuống đôi má hóp, dáng bộ thiểu não làm cho mọi người trong quán đều phải động lòng. Dân nói như phân bua:

- Đời thuở nhà ai mới thấy mặt mình là đổ riệt cho mình ăn trộm…

- Thôi! Tôi đã bảo thôi, để yên bác nói xem sao…

San bình tĩnh lại, bắt đầu lên tiếng kể đầu đuôi câu chuyện, giọng bác trầm trầm, buồn bã, khổ sở, mặt bác biểu lộ tất cả thành thực; không ai có thể ngờ là bác bịa chuyện được. Khi bác dứt lời, mỗi người hỏi một câu nháo cả lên. Dân cũng dịu lại:

- Nhưng tại sao bác ngờ vào tôi?

- Thực ra tôi không dám ngờ ai hết, cả anh nữa. Nhưng mất của xót ruột, tôi cố nhớ lại xem có thể nghi ai và chỉ nhớ rằng anh có một lần đùa với tôi một câu về chuyện tôi có nhiều tiền…

- À, ra thế đấy!

Dân mát mẻ. Bác San buồn rầu:

- Dầu sao thì tôi cũng bị anh đánh một cái rồi, tôi xin lỗi anh…

- Bây giờ bác còn nghi cho tôi nữa không? Hãy hỏi mọi người ở đây thì biết tôi có mặt đây từ lúc nào.

Chủ quán nối lời Dân:

- Phải, bác San này, Dân nó có mặt đây từ chiều, khoảng thời gian ấy đích là khoảng thời gian bác rời nhà…

- Bây giờ bác tính sao đây?

Giọng khổ sở, bác San nói như rên:

- Nào còn biết làm sao, tôi rối mù cả đầu óc, phát điên lên…

Thầy giáo Phan hỏi:

- Bác có nhớ số tiền bạc là bao nhiêu không?

- Có chứ, tôi nhớ rõ lắm vì tôi mới đếm chiều hôm qua. Cả thảy là hai trăm bảy mươi ba đồng vàng, một trăm năm mươi tư đồng bạc và mười sáu đồng hào.

- Thế à? Thế thì nặng lắm, nhiều lắm, cả một gia tài của người ta. Quân nào mà ác thế, hả trời?

- Bác có thấy dấu vết gì không?

- Không, tuyệt nhiên không, vả lại…

Bác San ngừng nói đưa tay chỉ vào mắt mình, ra hiệu rằng mắt kém vì bác nghẹn lời không nói được. Mọi người xuýt xoa tiếc hộ cho bác. Phải! Ai tiếc chi một cử chỉ tỏ ra thương hại kẻ không may?

Sau một hồi bàn qua, tính lại, chủ quán vui lòng cho bác San mượn cái áo mưa của mình và một người nữa được cử ra để cùng đi với bác đến nhà ông xã trưởng làng Vệ thưa chuyện kẻ gian với ông ta.



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Lưới Trời - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lưới Trời - Loại Hoa Tím   Lưới Trời - Loại Hoa Tím Icon_minitimeTue Jun 06, 2017 4:27 am

Chương 05

Mãi thật khuya Tấn mới ra về, vì tan tiệc chàng còn nán lại để chuyện trò cùng Mỵ Lan giây lát. Mỵ Lan vẫn lối trả lời lơ lửng con cá vàng không thay đổi, nhưng chàng có nhiều hy vọng hơn những lần trước vì cái bắt tay chặt chẽ và nụ cười khá tình tứ của nàng.

Chàng về đến nhà, cởi giày, thay áo, rửa mặt mũi, vừa làm những việc đó vừa ca hát và tin rằng mình sẽ thấy Mỵ Lan trong giấc ngủ đêm nay!

Cầm đèn lên thang gác về phòng mình, đi ngang phòng Phát, chàng gọi to:

- Thằng mảnh! Mày về chưa, hở?

Chả thấy tiếng thưa. Tấn vặn quả nắm bước vào : giường gối trống trơn, lặng lẽ. A! Thằng mảnh chưa về. Nhưng thôi, Tấn muốn mộng đẹp sẽ đến và trong mơ đừng có cái mặt thằng em quái quỉ chen vào, anh quay ra, vừa đi vừa huýt sáo vui vẻ.

Sáng hôm sau Phát vẫn biệt tăm. Rồi trưa và đến tối vẫn chưa thấy bóng Phát. Tấn sốt ruột như cào, sợ cha hỏi đến món tiền thì nguy. Anh tự hẹn sẽ tìm cho ra thằng quỉ, chắc nó có tiền đã vô quán say sưa rồi…

Trời tối mịt, lại lạnh căm. Ra ngoài giờ này thì có là điên, nhưng Tấn không thể nào kiên tâm ngồi chờ nổi, anh sai gia nhân thắng ngựa, đến thẳng quán “Ngàn Sao”

Không có Phát trong quán, mà hỏi thì cũng không ai thấy hắn từ hai hôm nay. Tấn còn nghi ngờ thì một người lanh miệng nói:

- Thực thế cậu ạ, có cậu ấy chúng tôi biết ngay. Vì hai hôm nay ở đây đang xôn xao về một vụ trộm lạ lùng, nếu cậu ấy đến thì chúng tôi có người phải nhớ.

- Vụ trộm?

Tấn tò mò hỏi. Hai ba người tranh nhau trả lời. Tấn cũng kinh ngạc lắm, chàng hỏi tiếp:

- Thế các ông có nghi ai không?

- Trong làng toàn người quen biết và lương thiện, họa có kẻ ở xa thôi… chúng tôi thì chúng tôi nghi anh hàng rong vẫn lui tới.

- Phải, thằng cha ấy có cái nhìn gian lắm!

Một người thêm vô. Tấn không mấy quan tâm đến vụ trộm, vì anh đang rối về chuyện tiền nong của cha mình. Nhưng thấy ai cũng ngờ anh hàng rong, anh góp lời:

- Tôi thì không nghi anh hàng rong, tôi có mua của anh ta con dao rọc giấy, nom người thật thà lắm mà.

Một chốc, chàng quay ra, dặn chủ quán nếu em mình có đến, bảo hộ nó về ngay nhà có việc cần.

- Nếu nó không về – anh dặn thêm – anh cho người tin tôi biết ngay nhé?

- Vâng! Cậu cả tin tôi, tôi sẽ làm đúng lời cậu dặn.

Tấn giục ngựa phi mau trong tối vì đã khá khuya. Bỗng, anh nghe hình như có vó ngựa lại gần mình. Đúng là thằng Phát rồi. Giờ này còn ai nữa? Anh kêu to:

- Mày đó phải không, Phát?

- Chào anh Tấn, tôi đây mà!

- Ơ kìa, Kỳ! Anh đi đâu thế?

- Tôi đi lấy tiền lúa cho cô tôi. Lạnh quá, rẽ vào quán uống một cốc. Lạ quá, anh Tấn nhỉ? Giờ này mà không thấy Phát trong đó…

- Ô! Thằng khốn, tôi đang tìm nó đây…

- Ủa, chú ấy chưa về à? Cho tôi gửi lời chia buồn nhé? Kể ra chú cũng xui quá!

- Hả, anh nói cái gì? Cái gì xui?

Tấn hỏi dồn vì anh lo là Phát ngã ngựa què chân hay bị thương chi đây. Kỳ đáp:

- Thế anh vẫn chưa hay biết à? Hay là chú ấy ăn cắp ngựa anh nên sau khi ngựa chết chú dông luôn?

- Con Công Chúa chết rồi sao?

- Phải! Chết tức thì…

- Anh làm ơn kể cho tôi nghe đầu đuôi…

Bằng vài lời vắn tắt, Kỳ kể câu chuyện cho Tấn nghe, anh cũng không giấu chuyện mình định mua ngựa:

- … Mặc cả xong tôi nghĩ lại, hơi ngờ, vì tôi biết anh quí con Công Chúa đời nào lại bán cho Phát, nên tôi hẹn đến chiều tối. Phát ưng thuận và ở lại dự cuộc đua, nhưng chúng tôi đợi mãi chả thấy anh ta, quay lại thì thấy xác con ngựa nằm còng queo… tội nghiệp quá! Mong là nó không phải đau đớn lâu…

Tấn thở dài. Kỳ tưởng anh ta lo cho em, vội nói:

- Đừng lo, Phát không bị thương tích gì hết…

- Tôi không lo cho nó, tôi biết thằng ấy mà. Nó sinh ra là để làm người khác bị thương, làm người khác đau đớn, chứ nó thì không bao giờ! Tội nghiệp con Công Chúa biết bao nhiêu, lỗi cả ở tôi…

- Vâng! Chính tôi cũng tiếc lắm.

- Cảm ơn anh, anh Kỳ.

- Không có chi. Thôi chúng ta chia tay nhé, tôi mong lần khác sẽ có tin vui cho anh.

*

Tấn cúi đầu, thả lỏng cương ngựa, anh không còn vội về. Vừa đi anh vừa nghĩ đến cách tìm lời lẽ thú thực với cha vào sáng mai. Anh chả còn trông cậy vào tiền bán ngựa, mà con ngựa quí cũng chết rồi! Thằng em trời đánh! Nó chết xó nào không biết nữa. Phải thú hết mọi việc với cha, cả việc lỗi lầm bậy bạ của mình. Có thể ba sẽ mắng cho một trận hay ông bạt tai cho cũng nên. Không sao! Không thể giấu giếm nữa vì thế nào rồi nó cũng lại về làm tiền mình cho mà xem. Thú thật với ba cho xong. Xưa nay cọp dữ vẫn không ăn thịt con. Phải thú hết, thú hết và chỉ có cách đó là lối thoát duy nhất mà thôi.

*

Tấn ăn điểm tâm sớm hơn mọi bữa, quần áo chỉnh tề, ngồi đợi lũ em ăn xong và tản mát hết, chờ cha vào. Ông Cẩm có thói quen đi một vòng với viên quản lý rồi mới ngồi vào bàn. Tuổi trên sáu mươi song ông vẫn còn cường tráng, khỏe mạnh. Mắt nhìn thẳng, mũi khoặm, môi mím lại, dáng bộ quả quyết khác hẳn các con.

Mấy năm gần đây, ông bớt nuông hai cậu lớn, nhưng riêng Tấn, ông vẫn có phần dễ dãi hơn. Vì ông biết cậu đang tập tu tỉnh làm ăn. Thấy con trai, ông vui vẻ:

- Ăn điểm tâm rồi, phải không con?

- Thưa ba vâng, con đã vô phép ba, nhưng con còn chờ gặp ba để thưa một chuyện.

- Chuyện gì đây? Vui hay bực cho ba?

- Thưa ba, chắc bực, nhưng con xin ba bình tĩnh, con kể đầu đuôi.

“Chuyện gì mà hôm nay nó rào đón kỹ quá thế này kìa?” người cha tự hỏi thầm. Tấn bắt đầu:

- Thưa ba, con Công Chúa của con gặp chuyện rủi quá…

- Thế nào? Con Công Chúa? Gãy cẳng phải không? Tôi tưởng anh biết cỡi ngựa chứ! Ông nội anh ngày xưa không có tiền để sắm ngựa cho tôi đâu, tôi phải cuốc bộ. Các anh bây giờ quá sướng… con Công Chúa! Anh biết tôi mất bao nhiêu tiền không? Nếu anh đã lơ đễnh để cho nó ngã gãy cẳng thì thôi đừng cỡi ngựa nữa. Tôi không có thừa tiền đâu mà cho anh con khác…

- Thưa ba, nó không gãy cẳng, nó chết rồi! Thằng Phát cỡi nó…

- À! Lại càng tệ hơn, nếu anh giao ngựa quí cho thằng Phát. Nếu anh đã ngu dại giao ngựa cho nó thì rán chịu, nói với tôi làm chi? Tháng này tôi không thu được một xu con, thiên hạ không ai trả đồng nào, cả lão Lễ nữa, cái miệng soen soét, chắc chắn tháng này… Chắc lão tưởng tôi quên. Mẹ kiếp! Làm như tiền mình là vỏ sò ấy.

Ông ngừng nói, mắt nhìn xa, mồm nhai tóp tép. Tấn:

- Thưa ba, dù con tiếc con Công Chúa, và từ nay không có ngựa để đi, con vẫn không dám nghĩ đến chuyện xin ba…

- Thế là phải!

Ông Cẩm ngắt lời con trai, đoạn lại tiếp tục ăn. Tấn lựa lời thưa:

- Thưa, con không cho thằng Phát cỡi ngựa đi chơi, con đưa nó cỡi đi bán để lấy tiền. Thưa, nó làm bậy, đã dạm bán rồi, nó lại cỡi ngựa đi săn và bắt ngựa nhảy qua chướng ngại vật, con vật bị cọc rào đâm phải…

- Chao ơi! Tao đây mà không dám xài sang như tụi bay, tao cỡi thứ ngựa xoàng… vậy mà tao cẩn thận không bao giờ gây tai nạn…

Rồi ông chợt nhớ ra, gặng con trai:

- Mày làm gì mà phải bán ngựa? Trả nợ ai đây?

- Thưa ba, trả cho ba, món nợ mười ngàn của bác Lễ, nguyên là bác đã trả cho con rồi, nhưng thằng Phát nó kỳ kèo mãi, con cầm lòng không đậu, đã đưa nó mượn…

Ông Cẩm buông đũa, quát:

- Tiền của người ta trả nợ tao sao mày dám cả gan đưa thằng chết bầm xài? Ra mày thông đồng với nó, có phải không? Có điều gì gian dối đây chớ không phải lơ mơ. Khai ra ngay! Tao có ngờ đâu mày cùng đồng lõa với thằng mất dạy đó…Tao sẽ tống cổ cả hai đứa mày ra khỏi cái nhà này. Có con thì có, không thì thôi. Trời ơi! Mẹ mày mà còn sống chắc bà khổ lắm… May cho bà, bà đã chết rồi…

Tấn cúi gầm mặt, thưa:

- Xin ba bớt nóng, con xin thưa : con biết tội con, con trót nghe lời nó nên phải bán ngựa trả đậy vào, nào ngờ đâu nó làm chết ngựa…

- Quân trời đánh, thánh vật. Mày đi lôi cổ nó về đây ngay cho tao. Trao phải trị tội thằng này, không dung thứ được. Mau!

- Thưa ba, ngựa chết, nó đi luôn hai hôm nay, có biết nó đâu mà kêu nó về cho ba, con đã đi tìm…

- Thế chứ nó đi đâu? Hay là nó cũng gãy cổ chết luôn rồi?

- Thưa ba không, nó vẫn bình yên, không bị thương tích chi hết. Nó bỏ đi rồi, con không rõ nó đi đâu.

- Phải tìm nó về đây! – người cha gầm lên – tôi thề phải nọc nó ra hỏi xem nó dùng mười ngàn bạc vô chuyện gì? Tiền tao là tiền mồ hôi nước mắt, chớ có phải tiền ăn cướp, ăn trộm của ai mà chúng mày xúm nhau phá, thằng kia?

- Thưa ba, tội nghiệp con! Con không…

- Thì mày không phá, nhưng mày đưa tiền cha mày cho nó phá, có khác gì đâu? Đừng làm bộ ngay thật, trả lời tao đây : vậy chứ giữa hai đứa bay có chuyện gì mà mày phải che đậy cho nó, một bụng với nó lấy tiền tao?

- Thưa ba, thật chẳng có gì, con…

- Lại còn chối hẳn? Đừng hòng qua mặt tao. Tao thì tao đi guốc trong tim bay ấy chứ, tao hai thứ tóc trên đầu mà để tụi bay lừa ư? Còn lâu!

Người cha nhìn thẳng vào mặt con trai với vẻ quả quyết, đợi chờ. Tấn ấp a ấp úng:

- Thưa ba, con đã có lỗi, không giao tiền cho ba ngay, vì ba lên quận chưa về, thế rồi nó nài nỉ quá, con…

- À, ra bây giờ anh lại đổ lỗi cho tôi phải không? Nghĩa rằng anh bảo vì tại tôi đi vắng nên anh mới giao tiền cho nó, chứ gì? Anh không có lỗi chứ gì?

- Thưa ba, con không hề muốn nói thế, con muốn nói là nếu con mang tiền về mà gặp ba ngay thì mọi việc đã êm xuôi, nhưng con vẫn có lỗi. Vâng! Con có lỗi, đã làm phiền lòng ba mà mất luôn con ngựa quý…

- Đừng dài dòng, tôi biết phải có gì giữa hai người nên anh mới cả gan đưa trọn số tiền cho nó, đừng nói quanh mà tôi nóng lên thì chết… !

- Thưa ba, quả cũng có chuyện… nhưng là chuyện vặt giữa tụi con, không đáng kể ra làm bận lòng ba. Xin ba tin con, con thề sẽ làm vui lòng ba từ nay giở đi.

- Chuyện vặt là chuyện gì? Đã đến lúc mày ngưng ngay những chuyện vặt kiểu đó, lo tu tỉnh làm ăn, coi sóc nhà cửa, nghe không?

Nhẹ nhõm vì cha không tra gạn thêm về duyên cớ khiến mình đưa tiền cho Phát, Tấn ngẩng mặt lên:

- Thưa ba, con xin nghe lời ba, con vẫn muốn giúp ba đấy chứ…

- Tao có nghe mày nói thế lần nào đâu? Tao chỉ nghe mày tính xin cưới vợ. Cái đó thì tao không cản, mày đến tuổi thành nhân rồi, lêu bêu mãi không được. Nhưng mày ưng ai? Đừng có mà rước mấy con tập thói văn minh rởm, tao từ mày luôn…

- Thưa ba, con đinh cưới con cụ Tú Lâm…

Người cha như quên cả giận hờn, sốt sắng:

- Đám ấy được đó. Nhưng người ta có bằng lòng không? Tao ngờ lắm, ngữ anh em mày có tiếng quá mà, ai gả con gái cho? Con Lan có cảm tình với mày chứ?

Tấn khổ sở, ấp úng:

- Thưa, cũng chưa có gì…

- Nghĩa là cô ấy chê mày, phải không?

- Thưa không hẳn thế, nhưng giữa chúng con chưa có hứa hẹn gì cả, Lan bảo “Để xem”, chỉ có thế…

- Thế là phải, nếu mày không tu tỉnh, chó nó ưng mày. Hay là mày không dám nói với nó? Vậy để tao, tao gặp cụ Tú Lâm…

- Chết, con xin ba, để thong thả…

- Tùy mày đấy, nhưng tao nói cho mày rõ : nếu mày muốn cưới vợ, phải cưới con bé Mỵ Lan, con cụ Tú Lâm, ngoài ra tao không bằng lòng cho mày cưới đứa nào cả. Cưới vợ mà cưới đứa ham chưng diện thì có ngày sạt nghiệp. Coi như tao đây, cơ nghiệp đồ sộ ngày nay là do công lao của mẹ mày. Tội nghiệp bà… nghĩ mà đau lòng, khi cực khổ có nhau, khi sung sướng thì…

Ông thấp giọng vì xúc động, rồi ngồi dựa ra ghế, mắt lim dim như đang hồi tưởng đến người vợ khuất bóng đã lâu. Tấn bùi ngùi nhìn cha, anh thật lòng hối hận vì những hành động đã qua. Thật ra thì từ mấy tháng nay anh nhất định tu tỉnh, nhưng người phụ nữ mà anh lỡ dan díu cứ bám riết lấy anh. Chúa ơi! Tưởng tượng đến lúc mà cha anh hay được việc này, anh thấy run cả gối. Phải làm cách nào đây?...

Thình lình, ông Cẩm ngồi bật lên, cao giọng:

- Tấn, anh đã biết lỗi anh chưa? Anh có hứa…

- Thưa ba, con hối lắm rồi, và con xin ba tha cho con lần chót…

- Được! Lần chót thật đấy, nhá? Mà không tha anh, chả lẽ tôi róc da anh ra?

- Con đội ơn ba!

- Nhưng còn thằng Phát, anh lôi cổ nó về đây cho tôi trị tội.

- Thưa ba, con e nó trốn luôn. Vì có bao giờ nó đi kiểu này đâu? Nhưng thưa ba, con sẽ làm theo lời ba, con sẽ đi tìm nó về để ba răn dạy…

- Thôi, tao tưởng nó có ở nhà chứ nó đã muốn làm quân du thủ thì mặc xác nó. Tao không dư cơm. Đừng tìm về làm chi, nếu có gặp nó ở đâu, thì nhớ bảo đi luôn, nếu héo lánh về đây, tao nổi điên lên thì khốn. Nói là tao hết muốn nhìn thấy nó rồi, hiểu không?

- Thưa ba, vâng!

- Chưa hết đâu : đem con ngựa khổ của nó bán đi, lấy tiền được bao nhiêu đưa cho tao, rồi sẽ tính sau. Nếu mày tỏ ra xứng đáng, tao sẽ cho tiền mua con ngựa khác, nhưng trước hết, phải đi bộ dăm ba tháng cho biết thân đã, nghe rõ chưa? Anh có cho là cha anh xử nghiệt không, hả Tấn?

- Thưa ba con nghe rõ rồi ạ! Ba xử thế rất công bằng, con biết ơn ba lắm, và con cũng bằng lòng sự trừng phạt của ba. Con cảm ơn ba, con không dám nói nhiều, nhưng con xin hứa sẽ tìm cách chuộc lỗi, con sẽ làm ba vui lòng.

- Vậy thì tốt. Thôi, coi bảo nó thắng ngựa cho tao, trưa rồi đó. Tao phải đi ngay.



Chương 06

Vụ trộm nhà bác thợ dệt làm xôn xao dư luận trong làng. Chỗ nào, lúc nào người ta cũng bàn tán đến tình cảnh khốn đốn của bác ta, người ta tỏ ra thương hại bác ta và phẫn nộ đối với kẻ gian. Nhưng không vì thế mà kẻ gian xuất đầu lộ diện, kể từ tối hôm đó, kẻ gian lẫn vào bóng tối, biến mất luôn..


Bây giờ là lúc nhà chức trách thi hành phận sự. Cán cân công lý ở nơi đèo heo hút gió này rất hiếm khi được sử dụng, giờ đã có cơ hội! Cũng là dịp cho những kẻ có óc trinh thám trổ tài : cùng với nhà chức trách, họ đi lùng vết tích tên gian. Khổ nỗi : mưa to đêm ấy nên mọi dấu tích đều bị mưa xóa hết.

Sau, có người đề nghị nên đến hầm đá mà tìm, may ra. Quả vậy, gần hầm đá người ta bắt gặp một cái hộp đựng đá lửa lẫn trong bùn. Mọi người đều quả quyết cái hộp này có liên hệ với tên trộm nhà bác thợ dệt, mà anh hàng rong thì lại cũng liên hệ đến hộp đá lửa : anh ta có bán cả thứ này. Hương lý, hội đồng xã hợp với cảnh sát điều tra tỉ mỉ thì được biết thêm : cách đó hai tuần, anh hàng rong có tạt vào quán Ngàn sao uống vài cốc.

Một người nhắc lại lời mình đã nói:

- Thằng cha ấy có cái nhìn gian lắm!

Và chỉ có thế thôi, ngoài ra không có gì hơn. Không có một chi tiết gì rõ ràng khả dĩ có thể kết tội một ai. Một vài người thì thào có vẻ bí mật – có điều dáng bộ họ thì bí mật, quan trọng song lời lẽ họ chả có gì đáng gọi là bí mật, quan trọng. Cái mới rầy.

Nhà chức trách đòi khổ chủ đến, hỏi về tên hàng rong thì bác San trả lời:

- Vâng, gã ta có đến nhà tôi, nhưng mời tôi không được, gã đi liền.

- Đích thị! Đích thị!

Hai ba tiếng xì xào nổi lên. Nhà chức trách không dễ tin như thế, nhà chức trách có thể nghi nếu khổ chủ nghi kìa, nhà chức trách hỏi vặn:

- Bác San, hãy trả lời thật thà : nhân danh pháp luật ta hỏi bác, bác có nghi cho gã hàng rong không? Cứ thực tình nói ngay, pháp luật đứng về phía người lương thiện, về phía bác, đừng sợ gì cả. Phải giúp chúng tôi tìm ra thủ phạm…

Mặc dù là đại diện nhà nước có những lời lẽ hùng hồn, hay ho như vậy, nhưng bác San khó mà quên được cái tát nẩy đom đóm mắt do Dân tặng mình đêm xẩy ra vụ trộm, và gã hàng rong là người đứng hàng thứ hai – sau Dân – bác có hơi nghi nghi, bác vẫn trả lời giọng ỉu xìu như bánh đa ngâm nước:

- Thưa, tôi không dám nghi ai cả, mất của thì đi thưa, thế thôi.

Nhà chức trách bực mình:

- Trả lời thế không được! Ta hỏi bác có nghi hay không chứ không có chuyện dám nghi. Bác làm mất thì giờ thêm…

Bác San gãi đầu gãi tai:

- Thưa, tôi cũng chả biết nói sao…

- Gã hàng rong có vào nhà bác và ngồi lâu không? Có vẻ dòm ngó chi chăng?

- Thưa không, tôi nhớ rõ ràng anh ta chỉ đứng ngoài mời một câu, tôi lắc đầu là anh ta đi liền. Anh ta cũng không có vẻ dòm ngó chi cả, nom anh ta vội lắm, vì lúc ấy trời sắp đổ mưa.

Một người vụt góp ý:

- Thưa, tôi nghĩ rằng ngài nên tiến hành cuộc điều tra về gã hàng rong, không tin lời bác San được, mắt bác ấy kém lắm, gã hàng rong có dòm ngó bác cũng chẳng biết nổi.

Một người nữa, nặng óc địa phương nhất làng, nói thêm:

- Làng Vệ ta xưa nay lương thiện có tiếng, nếu không tìm ra thủ phạm thì tôi e mất mặt với thiên hạ. Tôi thì tôi chắc gã hàng rong chứ không ai khác vô đây. Tôi mà đoán sai thì tôi xin cuốn gói, bỏ làng đi xứ khác làm ăn.

*

Thế là nhà chức trách có mục tiêu để theo đuổi, thi hành phận sự : gã hàng rong tung tích rất mù mờ được chú ý từ sau câu chuyện. Cũng chẳng dễ dàng gì : gã quê quán chỗ nào không ai biết, tên không biết, tuổi không biết, nhà cửa cũng không biết, tóc thì đen, da sâm sẩm, không có hình dáng đặc biệt, hai tay hai chân nguyên vẹn, giọng nói cũng thường thường, không què quặt, không ngọng nghịu. Chao ôi! Mà cái nghề hàng rong thì có rất nhiều người làm. Những món của họ bán đều rất giống nhau : đồ trang sức lặt vặt, kim may , kéo, dao cạo, cúc áo v.v… giọng rao hàng giống nhau ở chỗ lanh lảnh kéo dài rồi tắt mất khi họ đi xa. Chuyện đâu phải dễ dàng gì?

Tóm lại, chỉ bác thợ dệt là thiệt thòi trong vụ này. Bác đau đớn không thể tả. Khung cửi, chỉ vải, thoi suốt thì còn trơ ra đấy, vàng bạc, thứ quí nhất thì bị cuỗm mất tăm, biết bao giờ, biết bao giờ nữa, bác San mới có cái thú được sờ đến những đồng vàng? Biết bao giờ bác mới kiếm ra được ngần ấy vàng, vàng lóng lánh rực rỡ, xinh đẹp hơn mọi thứ trên đời…

Vẫn hay rằng bác không thể nhất đán bỏ nghề, mà bỏ nghề thì lấy gì sống? Nhưng sau tai nạn tày trời đó, bác làm việc một cách cầm chừng, không hứng thú, say sưa như lúc trước. Còn có gì để nâng đỡ tinh thần bác nữa, còn gì để làm bác hăng say nữa, kia chứ? Bác nản hết sức là nản, có khi ngủ gục trên khung cửi, một phần vì cả đêm mất ngủ tư tưởng nhớ tới số vàng không cánh mà bay, nhưng phần chính là vì bác buồn bã quá.

Ngồi dệt, thỉnh thoảng bác lại kêu lên những tiếng vô nghĩa, khi thì bác thì thầm như thể bị ma làm. Nhiều đêm bác không đủ can đảm lên giường, cứ ngồi lặng thâu canh, một mình, một bóng bên ngọn lửa leo lét cháy, hai tay bưng đầu, rên rỉ, lầm bầm.

Nhưng trên đời hễ có rủi thì có may : sau vụ trộm, mọi người đâm ra thương mến bác. Vì cứ cung cách bác xử sự sau đó, ai cũng biết bác thực thà chứ không quỉ quyệt như họ vẫn ngờ. Có thể là bác còn ngờ nghệch nữa là khác. Chứ không ư? Không ngờ nghệch ai lại vô ý để mất của dễ dàng thế bao giờ?

Do lẽ đó, mọi người đều tỏ ra sốt sắng, niềm nở đối với bác thợ dệt vận đen. Mỗi người có một cách đối xử riêng với bác : kẻ an ủi bằng lời nói, người thì giúp đỡ bằng hành động. Họ đến tận nhà trò chuyện, hỏi han, họ mang thức ăn đến biếu bác.

Trong số những người cảm tình với bác, có một góa phụ : bà Vinh. Bà là người tốt bụng đối với tất cả dân làng, tuy phải cái nghèo. Lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ xung quanh khi ai cần đến. Chỗ nào ma chay, đau ốm là có mặt bà. Hình như trời sinh bà ra là để an ủi, giúp đỡ kẻ đơn côi, quan quả, khổ đau. Nét mặt phúc hậu, giọng nói dịu dàng, cái nhìn ấm áp. Các con lớn đã ra riêng, bà Vinh chỉ còn đứa con trai út, thằng bé tên Quang, mới lên tám, mặt mũi sáng sủa không hay nghịch phá như các trẻ cùng trang lứa.

Một hôm vào chiều chúa nhật, mẹ con dắt nhau đến nhà bác San thăm, cắp theo một cái rổ bên trong đựng hai chiếc bánh vàng ngậy, ngon lành. Quang không mấy thích đến nhà bác thợ dệt mặt mũi xấu xí, nhất là chợt nhớ đến tiếng khung cửi rên kẽo kẹt của bác ta. Song không bằng lòng vẫn phải bằng mặt vì mẹ cậu tuy hiền lành đấy nhưng rất cương quyết, khi cần.

Bác San không mấy niềm nở khi tiếp khách, bác chỉ nói khi khách hỏi và trả lời gióng một. Bà Vinh như tuồng không để ý đến thái độ bất lịch sự của gia chủ.

Một chốc sau, bà giờ cái khăn trắng tinh đậy rổ ra:

- Bác San ạ, nhân mấy con gà mái bên tôi đẻ trứng mà không ấp, tôi làm ít bánh sang biếu bác, cho vui.

Bác thợ dệt lúng túng cảm ơn khách, nhận bánh và ghé mắt sát vào nhìn kỹ làm thằng bé hết sức lạ lùng, vì nó không ngờ bác ta kém mắt.

Câu chuyện giữa chủ và khách tiếp tục một cách rời rạc và tận lúc ấy, bác chủ nhà mới để ý đến chú khách nhỏ bé của mình. Bác gọi nó đến gần đưa cho nó một mẩu bánh. Đó là cách làm quen dễ chịu nhất đối với trẻ con. Quang ta, từ nãy giờ dè dặt, thập thò sau lưng mẹ, đưa mắt nhìn quanh, bấy giờ trở thành bạo dạn hơn một tí, nhưng tuy thèm đấy, nó vẫn đứng nguyên một chỗ, dụi đầu vào ngực mẹ, chưa dám đón lấy mẩu bánh thơm lừng.

Người mẹ xoa đầu con:

- Kìa Quang, bác đã cho, nhận và cảm ơn bác đi, nào!

Và bà thoáng nghĩ : tội nghiệp bác ấy, ra vào lên xuống thui thủi có một mình.

Quang đã lấy mẩu bánh, cảm ơn và nhai nhồm nhoàm.

- Cháu hát hay lắm kia, bác San ạ! Để cháu quen với bác, tôi bảo nó hát cho bác nghe.

Quang hát như chim, bất cứ lúc nào, nhưng mới hội diện với ông thợ dệt mà mẹ đã phô tài nó ra. Làm nó ngượng quá đi mất, lại lùi lại, nấp vào ngực mẹ, bà Vinh cười, khuyến khích:

- Con trai gì lại xấu hổ? Phải bạo lên chứ. Nào, con hát cho bác San nghe một bài đi. Chóng ngoan! Mẹ yêu nào! Một! Hai! Ba!... Đừng để bác chờ lâu

Thật là trúng tủ nhé! Quang không có sợ thi thố tài năng trước mặt bác thợ dệt, nhưng cậu bé còn giả vờ e lệ, đưa tay dụi mắt, đoạn nhìn chăm chẳm vào bác San, ý chừng để dò xét coi bác ta có thích nghe mình hát không đã rồi mới trổ tài. Nó còn cẩn thận hỏi:

- Con hát bài gì cơ?

- Bài gì cũng được. Bài gì con thích thì con hát. Bài Con voi…

- Không! Con hát bài Bướm vàng, nhé? Mẹ nhé?

- Được, con cứ hát bài Bướm vàng.

Thế là Quang ta trao mẩu bánh còn lại nhờ mẹ cầm hộ, tiến lên một bước cất giọng hát bàiBướm vàng. Cậu nghẽo đầu, giang hai cánh tay, ve vẫy như hai cánh bướm khi đến đoạn : xòe đôi cánh làm mẹ cậu và ông chủ nhà đến bật cười. Thật hiếm khi bác San cười, nhất là sau cái đêm tên trộm bất nhân viếng nhà bác đến nay.

Bà Vinh hài lòng lắm, vì bà cho rằng đó là cách hay nhất để giúp người đàn ông đáng thương khuây khỏa nỗi lòng.

Bác San thì không biết làm cách gì để cảm ơn cậu bé, ngoài cách bẻ thêm cho nó mẩu bánh nữa. Bà Vinh kêu lên:

- Ấy, thôi chứ, bác cho nó hết bây giờ. Ở nhà vẫn còn đấy, bác ạ.

Và bà bảo con:

- Quang, con chào bác rồi về kẻo tối rồi. Hôm khác mẹ lại dắt con đến thăm bác và hát cho bác nghe.

Bác San nắm tay cậu bé đưa ra cửa. Bà Vinh quay lại, ân cần:

- Này bác San, khi nào bác có gì cần, cứ cho tôi hay…

- Cảm ơn bà, chắc không…

- Khi nào bác đau ốm hay cần khâu vá ấy mà. Bác là đàn ông, đơn chiếc… tôi rảnh lắm kia. Tôi có thể giúp bác, người ta phải tương trợ là thường chứ, bác chớ ngại.

Chủ nhà lại một lần nữa, lúng túng cảm ơn khách, song khi bà Vinh khuất dạng, bác San không ngăn được tiếng thở phào nhẹ nhõm trong lòng.

Gần giáng sinh, bà Vinh lại cùng con đến thăm bác San, đem theo ít thịt, khoai và hoa quả. Bà biết là bác không thích đến nhà ai.

Quả thế, dù mọi người có vẻ thân thiện đối với bác, nhưng đâu có ai thực sư chia sẻ nỗi buồn phiền mà bác riêng mang? Có nhiều người ân cần đến tận nhà mới bác giáng sinh đến chung vui với họ, song bác một mực từ chối, không nhận lời ai.

Thui thủi một mình, bác mang thịt ra nấu nướng, dọn lên ăn, lòng buồn bã, nuốt gần như không xuống.

Rồi bác ra trước cửa nhìn trời. Những cuộn mây xám trôi chậm trên nền trời âm u nom cũng buồn bã như lòng bác lúc bấy giờ. Nước mưa ngập hầm đá, tuyết rơi càng lúc càng dày.

Bác San ủ rũ quay vào, không cài cửa sổ cũng chẳng buồn đóng cửa lớn. Bây giờ còn gìn giữ, kín đáo làm chi nữa chứ? Bác cầu nhầu thầm.

Hai tay ôm đầu, nước mắt rưng rưng, bác ngồi như thế cho đến khi lửa tàn, nến tắt không buồn châm đốt.

*

Trong lúc đó, tại các nhà có máu mặt trong làng Vệ, người ta lễ rất trọng thể. Nhất là nhà ông Cẩm, người hào phú nhất làng : ông ta mở tiệc mời đông đủ bà con, láng giềng và không quên mời gia đình người con gái mà con trai ông ngấp nghé.

Tuy vắng mặt Phát, không ai tỏ vẻ trông mong, nhớ tiếc. Tiếng trò chuyện, tiếng cốc tách, dao muỗng va chạm nhau lanh canh, lóc cóc vui tai. Mọi người đều hài lòng và không khỏi ngầm ao ước được như ông Cẩm.



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Lưới Trời - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lưới Trời - Loại Hoa Tím   Lưới Trời - Loại Hoa Tím Icon_minitimeTue Jun 06, 2017 4:29 am

Chương 07

Riêng Tấn, lúc phần văn nghệ bắt đầu anh mới hồi hộp. Đó là lúc những người có tuổi rút lui hay ngồi vào một góc, là lúc thuận tiện để anh trao đổi tâm tình với người anh trộm nhớ thầm yêu.

Cô Mỵ Lan đẹp dịu dàng trong cái áo dài bằng xa tanh mầu ngọc bích, mớ tóc vàng óng ả được cột lại bằng một sợi băng cùng mầu với áo cô. Ngồi bên Tấn, cô lắng nghe và thỉnh thoảng gật đầu tỏ vẻ đồng ý. Cô ít khi pháy biểu ý kiến, chỉ vỗ tay sau khi Tấn vỗ tay.

- Anh có lầm lỗi thực, Mỵ Lan ạ! Nhưng anh đã biết hối hận, anh hứa với em là anh sẽ cố gắng để xứng đáng với em. Ba anh chỉ bằng lòng cho anh kết hôn với em, chỉ với em thôi…

Mỵ Lan sung sướng, ửng hồng cả mặt. Cô chả kén chọn chi đâu, cô chỉ dè dặt một chút thôi. Được làm vợ Tấn là một điều hay… có lẽ ba cô cũng đồng ý. Cô cảm động vì công tấn đeo đuổi lâu nay, anh ấy thực tình đấy chứ? Cô thỏ thẻ:

- Em cảm ơn anh. Em rất sung sướng được có người chồng như anh, chỉ xin anh đừng như lúc trước… thế thôi.

Tấn choáng váng như vừa cạn cốc sâm banh. Chao! Hạnh-Phúc! Còn Hạnh Phúc nào hơn! Trong thoáng chốc, anh như mê đi, như được du vào một thế giới đầy hoa bướm, xung quanh chỉ có anh và người anh yêu, choán ngợp bởi men rượu và hương thơm.

Tấn quên, quên tuốt hết, sự lỡ lầm đã qua, thằng em tai quái vừa rồi, ngay cả Lý, cô gái mà anh dan díu thầm lén, vẫn không ngừng đe dọa anh… làm anh do dự lâu nay trong câu chuyện đi đến hôn nhân với Mỵ Lan Hiện tại, Lý chỉ còn là cái bóng mờ thấp thoáng trong tim anh, cái bóng mờ làm anh kinh tởm, thù ghét, sợ hãi mỗi khi nhớ đến.

Cùng lúc ấy, Lý lại không quên anh. Ả cũng thù ghét, oán hận anh không kém, chỉ khác cái là anh thì muốn quên Lý, còn cô ta thì không, cô ta nhớ đến anh luôn ; anh muốn chấm dứt sự liên lạc giữa hai người, còn ả thì mong tiếp tục.

Tay bế con, lòng giận dữ, ả vừa tiến bước một cách khổ nhọc trên còn đường đến làng Vệ, vào nhà anh. Ả quyết tâm sẽ làm nhục anh giữa tiệc giáng sinh, mặc kệ quan khách đã tráng miệng chưa, mặc kệ phần văn nghệ mới mở đầu hay sắp kết thúc.

- Mẹ cha chúng nó chứ! Tiệc với tùng, văn gừng với văn nghệ trong lúc bà xác xơ, đói thuốc thế này này…

Ả tức sùi bọt mép khi nghĩ rằng trong lúc ả bồng con lê từng bước cực nhọc trên bùn, co ro cóng róng trên tuyết thế này thì tại biệt thự Cẩm Hồng ở làng Vệ, Tấn đang vui đùa với mọi người.

Càng nghĩ càng căm : Tấn đã, trong một lúc giận dữ nói phăng ra rằng thà chết chứ không đời nào anh có thể nhận ả làm vợ được.

“Mày sẽ biết tay bà” Ả dọa thầm như thế trong lúc đôi chân tê cóng. Ả sẽ đến biệt thự giữa tiệc vui, quần áo rách rưới, dáng bộ tiều tụy, mặt mày nhợt nhạt với đứa con thơ giống Tấn như khuôn đúc, để coi cha Tấn xử trí ra sao? Ha! Tưởng tượng đến lúc mọi người trố mắt nhìn mẹ con ả là ả thấy đủ hả hê rồi.

Lý là một ả giang hồ quá xuân mà sắc đẹp kiêu kỳ đã vào thời tàn tạ. Bây giờ ả không còn cám dỗ được ai, nên bám riết theo cậu con trai nhà hào phú sống lây lất và điều mong mỏi duy nhất là được làm vợ chính thức của cậu ta. Tấn, sau phút lầm lỡ đầu tiên, hối hận thì đã muộn. Ả nhất quyết không buông cậu. Song cậu chỉ chu cấp cho ả chứ không bao giờ tính chuyện đi đến hôn nhân. Vin vào đứa con mà cả hai bên đều không mong có, ả làm tình làm tội cha nó đủ điều.

Ả túng quẩn chỉ vì nghiện ngập chứ không phải Tấn bỏ bê, nhưng ả không tin thế, ả cứ cho là tại Tấn nên ả mới xuống dốc đến mức này (dù là sự thực, ả nghiện từ khi chưa chài được Tấn, mà Tấn thì mãi sau đó ít lâu mới rõ chuyện này).

Vì quá rét, lại không quen vất vả, Lý không thể đi thẳng một mạch đến đích, ả phải dừng lại trong một cái chuồng bò ven đường cho đỡ rét một lát, chờ cho tuyết tan, mưa tạnh. Nhưng ả nấn ná quá lâu vì ngại đi, vì vậy, trời tối sập mà mẹ con ả còn thất thểu trên đường, con đường như dài thêm ra mãi. Ả cũng không quen đường lối đến làng, phần quá nhọc, ả phải ngừng lại lần lưng lấy lọ thuốc ra, dốc hết vào miệng. Lọ thuốc còn rất ít, vì ả cạn tiền từ nửa tháng nay, mà Tấn thì tức ả đe dọa nên không cho thêm tiền nữa.

Lý vứt chai thuốc lăn lông lốc trên mặt tuyết, ả lê chân bước tới trong khi đầu óc lâng lâng, bay bổng… Càng đi, Lý càng cảm thấy đầu óc tê mê. Thuốc đã ngấm… ả không còn muốn gì hơn là được nằm lăn ra đâu đấy, làm một giấc, gác lại hết : sự trả thù, sự tức giận, sự buồn tủi, lòng thương con…

Nhưng ả không thể làm thế, vì ả biết con ả sẽ chết cóng trước khi đến đích. Phải cố gắng một tị, trong đời ả, ả chưa hề biết đến cố gắng lần nào. Phải cố, ít nhất là lần này chứ!

*

Trời quang đãng dần, các vì tinh tú hiện ra, lấp lánh như những viên kim cương đính trên một tấm dạ tím thẫm, mặt đất tuyết loang loáng; nhưng Lý chả thấy gì hết, ả đi như kẻ mộng du, hai gối cơ hồ muốn khụy xuống, nếu không tận lực chống lại. Cho đến một chốc sau, cơ thể mệt nhoài, tứ chi rã rời, ả gục xuống gần bụi cây thấp, đầu gối lên bụi, mình nằm trên tuyết, ả quên hết : cả cái lạnh ngấm vào qua mấy lớp áo cũ mòn, cả con thơ có thể chết cóng. Tuy vậy, trước khi mê thiếp hẳn, ả cũng còn cố gắng để ôm chặt lấy con, ủ nó cho kín.

Rồi cuối cùng, ả trở thành vô tri, cứng ngắc, mấy ngón tay duỗi ra. Đầu đứa trẻ rời khỏi tay mẹ, nó giật mình mở to mắt, hấp háy nhìn ánh sao sáng trên cao. Đứa trẻ kêu lên mấy tiếng bập bẹ “ma ma” và cố bò vào tìm hơi ấm của mẹ, song mẹ nó không nhúc nhích.

Chợt có ánh sáng lóe lên (bác San vừa mở cửa), như vâng theo một tiếng gọi mơ hồ đâu đó, con bé chập choạng đứng lên, tiến về phía có ánh đèn.

Con bé bò lên thềm, vào nhà bác thợ dệt một cách tự nhiên. (Mẹ nó vẫn bỏ nó một mình từ khi mới lọt lòng). Trông thấy lửa ấm, nó rất thích, đến gần bếp lửa, nó ngồi xệp xuống… chỉ trong thoáng chốc, con bé nằm lăn ra, đánh một giấc ngon lành như vừa được về nhà.

*

Bác San như mất trí từ ngày xảy ra vụ mất tiền. Cứ lâu lâu lâu bác lại đi về phía cửa lớn mở toang ra như thể dõi mắt theo số của cải bị kẻ gian lấy đi hay là đứng đợi nó mang trả lại. Cử chỉ đó đã thành thói quen. Nhân một bữa có người nửa đùa nửa thật bảo:

- Này bác San, vào những ngày cuối năm, nên mở cửa ngỏ để đón thần tài và xua sự xui xẻo đi luôn.

Ấy, thế là bác lại càng tin. Thế rồi hôm nay, ngay từ lúc nhá nhem, bác đã mở cửa ra, ngóng đợi, dù bác chả thấy gì, tuyết che mờ mịt bên ngoài. Lần cuối cùng nhìn ra, bác thấy trời tốt nên hơi thinh thích, đứng ngắm hồi lâu. Mắt kém nên bác nom thấy có bóng người đi lại bác cũng không tin là có thực, mà dù có, thì can dự chi đến bác? Đường là để người ta đi lại chứ, bác chú ý làm gì?

Rồi bác trở vào nhà, giơ tay toan khép cửa nhưng nghĩ thế nào, lại thôi. Cứ để cho thần tài đến và xua cái xui xẻo đi, đã sao? Còn gì quí mà kín đáo, mà then cài chốt chặn cho nhọc chứ?

Nghĩ thế, bác để cửa quay vào nhà, đi được bốn năm bước thì bác cảm thấy choáng váng, muốn lê lại giường rồi sẽ nằm, song không kịp nữa, bác chỉ đủ sức tựa vào bức vách, thiếp đi.

Lúc đó chính là lúc con bé bò lên thềm bác, vào nhà, vì bức vách khuất vào góc tối nên con bé không nom thấy bác, chả sợ hãi gì cả, tự nhiên như không.

Khi bác San tỉnh lại, cảm thấy lạnh, bác vội vàng đi đóng cửa. Bác cũng không rõ mình thiếp đi bao lâu, bác không thấy gì ngoài ngọn lửa tàn dần trong bếp. Bác vội vàng châm thêm củi, khi gian nhà tồi tàn sáng lên thì vật đầu tiên mà bác nhìn thấy là mớ tóc vàng óng ả của con bé đáng thương. Trông gà hóa cuốc, bác San suýt reo lên : vàng đã trở về với bác!

Bác lao tới, thò tay sờ vào đó và nhận ra là một cái đầu nhỏ xíu với mớ tóc xinh xinh và khuôn mặt cũng xinh xinh. Vô cùng bối rối, lùi lại một giây rồi người đàn ông cúi xuống nhìn kỹ nhân vật nhỏ bé lạ lùng, tự hỏi nó đã đột nhập vào nhà mình từ lúc nào hay ai đưa đến? Trả lời sự ngạc nhiên của bác chỉ có sự lặng lẽ của đêm sâu, thêm vào đó là tiếng thở đều đặn và nét mặt trong lành, sáng rỡ tựa như nét mặt thiên thần.

Bác thợ dệt dụi mắt hai lần liên tiếp vì tưởng mình mơ, bác lại châm thêm củi như tuồng cầu cứu với bếp lửa để ánh sáng giúp bác nhận định rõ ràng…

Khi ngọn lửa sáng rực to lên, bác nhìn sững con bé rồi lại nhìn ngọn lửa, ngọn lửa có vẻ reo vui, nhảy nhót chia mừng với bác, như thể muốn nói với bác rằng : “Vui lên bác San ơi! Vàng đấy! Vàng đã trở về đấy!”.

Còn con bé, nét ngây thơ vô tội trên khuôn mặt bé bỏng xinh xắn chợt làm bác động lòng. Con tim khô cằn, chôn giấu khổ đau từ bao nhiêu năm qua, thốt nhiên trở lại tươi trẻ trong thoáng chốc! Một thứ tình cảm bỏ quên được đánh thức bất ngờ trong tim bác. Vâng theo một sai khiến vô hình, bác thợ dệt mở rộng vòng tay bế đứa trẻ lên làm nó giật mình mở choàng đôi mắt xanh trong veo và nụ cười tươi hơn đóa hồng trong nắng sớm.

Đột nhiên bác nhớ đến đứa em gái của bác, đứa em gái bé bỏng mà khi bác mới lên mười bác đã bồng bế, nâng niu suốt một năm ròng. Rồi khi nó chết vì bạo bệnh, bác đã khóc thật nhiều, thật lâu và mẹ bác phải dỗ dành bác, hứa hẹn là một ngày nào đó bác sẽ gặp em ở cõi Thiên Đàng.

Bác San hết sức hoang mang : Hay là mình đã chết rồi cũng nên? Phải! Mình có tội lỗi gì đâu mà Thiên Đàng đóng cửa không cho mình vào? Mình lương thiện làm ăn, hết chịu oan nhục kia đến chịu mất mát nọ. Mình cũng chẳng tiếc gì ở cõi trần…

Con bé trong tay bác đã ngủ lại và bây giờ bác nhận thấy nó hao hao giống em mình làm cho bác càng tin chắc là mình chết thật rồi. Bác San không nghĩ ngợi gì cả, những kỷ niệm xa xôi thay nhau ùa tới trong trí nhớ con người chất phác đó rồi con bé cựa mình, quàng tay ôm lấy cổ bác một cách tin yêu. Bác San băn khoăn không hiểu cuộc sống ở thiên đàng sẽ ra sao, nhưng lo lắng thì không, tuyệt nhiên không. Bác lại nghĩ đến cách tìm gặp mẹ, phút chốc, bác mơ màng sống lại hình ảnh mình thuở lên mười, chân không, đầu trần, nghịch tuyết ngoài đồng, bác chợt thở mạnh vì biết rằng cái hồn nhiên của tuổi thơ đã bỏ bác mà đi từ lâu lắm.

Lần này con bé thức dậy hẳn, nó gượng ngồi lên trong lòng bác, ngơ ngác một chút rồi òa khóc. Nó vùng vẫy không chịu cho bác bế nữa, đòi tuột xuống đất, bác phải chìu theo. Chân vừa chạm đất, nó im ngay, chập chững bước đi miệng không ngớt kêu : “ma, ma!” bằng cái giọng chưa sõi, mắt nhìn quanh tìm kiếm. Nó đi chưa vững, bác San phải giơ tay hờ phía sau chực đỡ. Rồi nó ngồi xệp xuống đất, ngẩng nhìn bác, chỉ vào giày, dáng bộ khổ sở. Bác sờ đến thì thấy đôi giày ướt sũng, lạnh ngắt. Tội nghiệp biết chừng nào, vậy mà bác có biết chi đâu? Bác vụng về cởi đôi giày bé xíu ra, con bé ngồi yên có vẻ dễ chịu, nhưng chợt nó nhìn vào mặt bác, khi nhận biết người lạ săn sóc cho mình, nó tỏ vẻ không bằng lòng, mếu máo chực khóc. Bác San dỗ dành nó bằng những lời lẽ mà từ lâu lắm bác không có dịp dùng và hết sức khó khăn mới tháo được đôi vớ ra khỏi chân nó. Bác bế nó lên mình, đem lại gần lửa, sưởi ấm đôi chân nhỏ bé tái đi vì lạnh.

Sự kiện trên làm bác chợt tỉnh, biết rằng con bé vừa đi ngoài tuyết vào và khi nó cất tiếng khóc to lên thì bác hiểu ra rằng bác chưa chết, bác còn sống, đang ở trong nhà tại làng Vệ, khung cửi, soong quánh, bàn giường mọi vật vẫn không suy suyễn chút gì. Chính con bé vào nhà bác, và nó là đứa trẻ lạ chứ không phải bác vừa lên thiên đàng gặp lại em!

Bác San đâm hãi, bác nghĩ đến lúc dân làng kết tội bác bắt cóc con họ thì rầy rà to, nhưng bác biết nó ở đâu, là con ai mà mang trả bây giờ?

Vứt nó xuống thì không nỡ, bác loay hoay khổ sở chưa biết tính sao. Đột nhiên, con bé nhoài mình phía cửa vừa khóc vừa chỉ ra ngoài. Không cần suy nghĩ, người đàn ông bế nó ra ngoài.

Ánh sáng trong nhà chiếu ra cho bác thấy những vết chân nhỏ bé in trên mặt tuyết lóng lánh làm bác xót xa nghĩ đến nỗi bơ vơ khổ sở của đứa bé lạc loài. Con bé vẫn nhoài tới trước, miệng không ngớt : ma ma!

Bác bế nó đi theo hướng nó chỉ, tuyết phủ mịt mờ trắng xóa con đường trước mặt và nhờ vậy bác dễ dàng nhận thấy một thân người trên tuyết cạnh bụi cây, bác chưa kịp có phản ứng, đứa bé đã gỡ tay bác chạy về phía đó. Lần này tiếng kêu của nó đượm vẻ mừng rỡ vô cùng.

Bác San hết lo sợ người ta ngờ mình bắt cóc đứa bé, sờ vào mình thiếu phụ thì thấy lạnh ngắt, nhưng bác chưa tin là chết rồi, vội vàng bế đứa trẻ chạy về nhà, để nó lại, mặc kệ nó khóc lóc; bác cài cửa phía ngoài rồi trở lại chỗ cũ bồng thiếu phụ về nhà, đặt lên giường.

Con bé không tỏ vẻ sợ bác nữa, nhưng lại khóc. Biết nó đói bác vội vàng cho nó ăn. Nó ăn một cách ngon lành. Bác không thể lo cho mẹ nó khi nó đói được. Và muốn làm gì cũng phải dỗ nó ngủ mới xong.



Chương 08

Tại biệt thự Cẩm Hồng, cuộc vui đang tiếp diễn thì một người xô cửa bước vào, quan khách ngạc nhiên quay lại một lượt, nhưng khi nhận ra bác San, có người khẽ ồ lên một tiếng có vẻ khó chịu. Lại giở trò gì đây? Đang lúc người ta vui vẻ, thằng cha nghèo kiết dẫn xác vào, mang theo bọc giẻ lù lù, trông đến tởm. Trong đó, có một người xanh cả mặt vì nhận ra bọc giẻ gói trọn đứa con mình, chỉ chừa đôi mắt xanh trong và mái tóc vàng hoe xinh đẹp. Tấn suýt kêu lên vì kinh sợ. Quan khách dạt cả ra hai bên để nhường lối cho bác San, như thể bác là con tàu đang rẽ sóng. Không ai thốt được một lời nào. Sau, ông Cẩm lên tiếng, giọng hách dịch:

- Cái gì đó? Sao bác dám đường đột đến nhà tôi không báo trước? Bác biết hôm nay là ngày gì chớ? Thế này là nghĩa lý gì?

Mỵ Lan tò mò quá, không để ý là Tấn đang run rẩy cạnh mình. Người thợ dệt nói không ra hơi:

- Tôi cần gặp bác sĩ, gấp! Có người sắp chết!

Mọi người há miệng ra, chưa hết sững sờ. Như sợ họ nghi ngờ bác nói xàm, bác nói giọng rõ ràng, dõng dạc:

- Tôi đã đến nhà ông ấy, nhưng họ bảo bác sĩ Kim dự tiệc ở đây! Có người sắp chết, mẹ con bé này! Xin quí ngài đừng chậm trễ, chỉ bác sĩ cho tôi!

- Tôi đây! Tôi sẽ đi với bác ngay.

Bác sĩ Kim sốt sắng nói và tiến lại gần người khách không ai mời.

- Con bé hay thằng bé thế nhỉ?

- Trông kháu chứ! Này bác San, mẹ nó là ai thế? Làm sao bác biết…?

- Tôi chả biết gì cả, chỉ biết là bà ta sắp chết, nó là con gái đấy, thưa quí bà. Bác sĩ đi với tôi thôi, kẻo trễ.

Bác thợ dệt trả lời vắn tắt, đi trước dẫn lối, bác sĩ Kim theo sau. Chủ nhân nói to:

- Không có gì đáng quan tâm, chẳng việc gì phải gián đoạn cuộc vui, xin quí vị yên tâm.

Các bà, các cô bàn tán lao xao, rồi thì một bà, một bà có địa vị, tên tuổi nhất nhì tại làng tiến tới nói như ra lệnh:

- Này bác San, bác nên để đứa nhỏ đây tốt hơn!

- Bà bảo sao? Để nó lại đây ư? Đừng giỡn chớ! Nó đến nhà tôi, tôi không để nó lại đây hay bất cứ đâu cả. Tôi chỉ trả nó lại mẹ nó thôi, nếu mẹ nó còn sống.

Nói xong, bác cũng ngạc nhiên về lời mình. Cách đó nửa giờ bác chưa biết nên làm cách nào nếu mẹ nó chết đi. Bây giờ thì (quả tình bác không mong cho mẹ nó chết, vì nếu mong thế, bác đã chẳng hộc tốc đi tìm bác sĩ) bác tin là nếu mẹ nó chết thật, bác sẽ nuôi đứa bé, không do dự một ly con!

Thiếu phụ ngạc nhiên về lời lẽ bác thợ dệt, khẽ nói với một bà đứng gần mình:

- Người ngợm ở đâu mà ăn nói ngang ngược, nếu mẹ nó chết thì bác ta lấy gì nuôi nó? Bốc đất chắc? Nuôi thân chưa chắc đã xong!

Một bà khác:

- Hoài của, đang vui mà bác sĩ phải đi, lại lạnh ngắt thế kia, bực thật!

- Bực thật chứ! Cậu Tấn ơi! Cho nhà tôi mượn đôi ủng nhé?

Một người chu đáo hơn, nhắc:

- Phải có ai đi với họ, chắc cần…

- Ai mà đi giờ này?

- Tôi biết phải nhờ ai rồi : bác Vinh. Phi bác ấy thì không xong. Anh Hà, đi gọi bác Vinh ngay!

Thế là mọi việc được cắt đặt xong xuôi. Khi bác sĩ và bác thợ dệt bế đứa trẻ đi ra, cuộc vui tiếp diễn.

Mọi người quên bẵng câu chuyện trong 10 phút. Riêng Tấn, Tấn mất cả vui, chàng sợ là khác. Song trước mặt quan khách, nhất là trước Mỵ Lan, chàng vẫn nói nói, cười cười.

Chàng chỉ ngong ngóng cho tiệc tan để mình có thể đến xem tận mắt tính mệnh mẹ đứa trẻ ra sao. Chàng ao ước nó chết luôn cho xong, nhẹ mình biết bao nhiêu! Nhưng ngộ nó không chết? Chàng sợ quá, cho đến nỗi Mỵ Lan hỏi chàng hai ba câu, chàng vẫn không trả lời, vì ngồi đó mà hồn vía bay bổng đi đâu ấy.

- Anh làm sao thế? Anh mệt phải không? Thôi em về nhé?

- Không, em ngồi lại với anh! Anh không mệt đâu, anh hơi lo ra vì nghĩ đến thằng Phát…

Sự thật chàng cóc nhớ đến em. Mỵ Lan an ủi:

- Thôi, anh bận trí làm gì, anh có lỗi gì trong vụ này, anh đối xử tốt với anh ấy lắm, cụ biết mà…

- Vẫn hay rằng thế, nhưng anh không khỏi áy náy…

Tấn lại bị dày vò vì tiếng khóc, tiếng kêu : “ma ma!” của con chàng. Tội nghiệp, nó ngây thơ vô tội, nó đáng thương biết ngần nào? Vậy mà chàng không dám nhìn thẳng nó, chỉ nơm nớp sợ nó nhận ra mình. Tấn không thể nén tiếng thở dài khổ sở. Mỵ Lan đứng lên:

- Em phải về, em cũng buồn ngủ lắm rồi.

Anh chỉ đợi có thế:

- Thế để anh đưa em về…

Mỵ Lan:

- Anh đừng đi, trông anh xanh lắm, em sẽ về với vợ chồng chị Bích Huệ cũng được.

- Không sao! Anh đưa em về nhân thể tạt qua nhà bác San xem có thể giúp gì cho họ chăng?

- Vâng! Cám ơn anh!

*

Bà Vinh nhìn đôi giày mỏng ướt sũng của Tấn, kêu lên:

- Chậc! Cậu cảm mất! Cậu đã nhường đôi ủng cho bác sĩ, cậu nên về thôi.

- Không sao bà ạ, tôi đi cùng với bà đến đây, chả lẽ lại về. Tôi đứng đây đợi một chốc xem có gì cần, có thể giúp chăng?

- Vâng! Cậu tốt quá! Chúa sẽ phò hộ cậu!

Tấn không nghe bà Vinh nói gì cả, chàng đi đi lại lại giữa lối mòn trước nhà bác San, không sợ ướt giày, không sợ tuyết lạnh, chẳng sợ cảm hàn. Đầu óc chàng chỉ chăm chăm vào có một điều : cái chết – hay sự sống – của thiếu phụ trong nhà bác thợ dệt kia, vì nó ảnh hưởng đến tương lai cả cuộc đời chàng. “Than ôi, sự mù quáng của tuổi trẻ tai hại đến nhường ấy, tai hại thế đấy”. Tấn tự nhủ thầm.

Phải! Lý nên chết đi, phải chết đi, cần chết đi! Có thế tương lai Tấn mới sáng sủa vì không bị bóng tối của ả phủ vây. Có thế, Tấn mới có thể cưới Mỵ Lan yêu dấu, xinh đẹp, nết na, trong trắng. Có thế, chàng mới mong trở nên người đứng đắn, đàng hoàng, không phải nơm nớp lo Lý làm nhục. Có thế, thằng em ma mảnh của Tấn mới hết tống tiền anh.

Còn con bé thì chàng sẽ có cách bảo bọc nó, kín đáo bảo bọc nó, không sao. Nó là con chàng, giọt máu của chàng.

Tấn thấy nhẹ nhõm trong giây lát, nhưng một chốc sau, chàng lại nghĩ : còn nếu Lý sống, Lý không chết thì sao?

Tấn lặng đi vì sợ, chàng biết rõ Lý, ả đến đây giữa đêm khuya thế này với mục đích gì.

Cánh cửa hé mở, bác sĩ Kim xuất hiện, ông kêu lên:

- Tấn, cậu điên đấy à? Cậu đến đây làm gì?

- Thưa bác sĩ, cháu cũng vừa mới đến, cháu không ngủ được, thưa bác sĩ, thưa… người đàn bà, mẹ con bé…

Tấn nuốt nước bọt khó khăn, ngập ngừng không ra tiếng. Bác sĩ Kim:

- Vô ích! Chị ta chết rồi, vô phương cứu chữa.

- Tội nghiệp! Thưa, chị ta ra sao ạ?

- Còn trẻ, nom bệ rạc lắm, tôi ngờ là một gái giang hồ hết thời. Nhưng lại có mang nhẫn cưới hẳn hoi. Thật chả biết ra làm sao cả.

- Hôm qua, cháu có gặp một người đàn bà trên đường, không biết có phải người này không…

Cố giấu vẻ xúc động, Tấn nói. Bác sĩ thản nhiên:

- Thế ư? Cô này tóc dài, người mảnh mai… nhưng thôi, tôi đã làm tròn bổn phận, ta về ngủ, mai sẽ tính chuyện chôn cất cô ta. Đi!

Mặt đỏ bừng, Tấn lắp bắp:

- Bác sĩ đợi cháu một chút, cháu muốn xem mặt bà ta coi có phải người cháu gặp hôm qua không. Cháu ra ngay.

Tấn hấp tấp bước vào. Xác Lý được đặt nằm ngay ngắn trên cái giường gỗ ọp ẹp của bác San, mái tóc dài óng ả buông xuống gối, má hóp, mắt nhắm nghiền, môi tái ngắt, mặt nhợt nhạt; đúng là ả Lý giang hồ xinh đẹp một thời mà chàng say mê một dạo và làm chàng điêu đứng khổ sở mấy năm nay!

Lý đó! Ả đã ngưng thở, không bao giờ nữa, ả còn có thể tác yêu tác quái, dọa nạt chàng, làm khổ chàng. Chàng có thể thách thằng em du thủ du thực nữa…

Tấn quay lại lò sưởi và bếp, nhìn con : nó được bác San ủ trong lòng và trong đôi bàn tay to lớn. Nó còn thức, đã ấm lại được no. Đôi mắt ngây thơ trong sáng mở to đang chăm chú nhìn xác mẹ và hờ hững nhìn cha, nó không biết đó là cha nó (nó còn bé quá mà Tấn rất ít khi đến thăm con).

Trong lúc người cha vui buồn lẫn lộn vì tình cảnh oái oăm của cha con chàng thì nó quay đi rồi ngẩng lên nhìn người bế nó : nó đã quen với bác từ đầu hôm nên bạo dạn lấy tay kéo cổ áo bác và xoa xoa lên đôi má nhăn nheo của bác, nghịch chán, nó buông ra cười khanh khách một cách hồn nhiên.

Tấn, với giọng cố làm ra thản nhiên:

- Ngày mai, chôn xong mẹ nó, bác đưa nó ra nhà việc chứ? Hay bác định giao nó cho ai hở bác San?

Bác San không trả lời câu hỏi, mắt sáng lên vì tức giận, nói dồn một thôi:

- Sao tôi lại phải đưa nó ra nhà việc? Ai dám buộc tôi? Tôi giữ nó lại đây không được à? Ai cấm tôi?

Tấn ngỡ ngàng:

- Thế bác định giữ nó thật đấy ư?

- Tôi có nói giỡn bao giờ đâu? Hay là cậu cho tôi nói bậy?

- Không! Tôi không có ý nói thế, nhưng tôi e bác là đàn ông, lại có một mình…

- Xưa nay tôi vẫn một mình chứ có hai mình bao giờ đâu.

Tấn thấy khó nói rõ ý mình mà khỏi phật lòng bác San, anh lúng túng:

- Bác chưa hiểu ý tôi, tôi muốn nói bác không… đủ sức… nuôi…

Lần thứ nhất trong đời, bác thợ dệt tỏ ra thông minh, vì vậy bác tức giận thêm, gắt to:

- Cậu khỏi lo, tôi tuy nghèo đấy, nhưng tôi cam đoan là tôi nuôi nó được. Với lại, cậu có họ hàng thân thuộc gì với nó mà cậu chen vô việc này? Nó đến nhà tôi thì nó là của tôi, tôi chỉ trả nó cho một người…

Tấn buột miệng:

- Ai?

- Cha nó!

Bác gằn giọng, lập lại:

- Cha nó, cậu nghe rõ chưa? Nhưng người ấy phải trưng đủ bằng cớ kia.

- Phải lắm, bác nói đúng lắm.

Tấn nói mà tưởng như tiếng nói của ai chứ không phải của chính mình, giọng lạc hẳn đi vì ngạc nhiên và xúc động. Thấy Tấn tán đồng lời mình, bác San phấn khởi thêm, giọng bác dịu lại, bác hỏi:

- Này cậu Tấn, cậu có nghĩ là nó có cha không?

- Cái ấy thì đã hẳn, bác hỏi…

Tấn toan nói “bác hỏi ngốc quá đi thôi” song Tấn biết ngưng đúng chỗ, Tấn tự thấy xấu hổ và không có quyền khinh chê con người lương thiện đang bế con mình.

Bác San vội chữa:

- Ý tôi muốn hỏi cậu nó còn cha không đấy, cậu Tấn ạ! Tôi thì tôi nghĩ là cha nó chết rồi, cậu nghĩ có phải không?

Tấn đỏ mặt, gượng trả lời nước đôi:

- Bác nói… cũng có lý, vì nếu cha nó còn thì… Mà cũng có thể là cha nó còn…

Bác thợ dệt chồm lên, gân cổ cãi:

- Tôi không tin, nếu cha nó còn, đời nào cha nó lại bỏ mẹ con nó cầu bơ, cầu bất đến nỗi chết đường như vậy?

Tấn hiểu là cách tốt nhất nên nói xuôi theo bác San, và nom cái cách bác nhìn con mình, Tấn hiểu bác quí nó như trước kia bác quí vàng của bác.

- Bác có lý, chắc thế. Vậy là bác yên tâm giữ con bé, nhỉ?

- Phải, tôi giữ nó! Tội nghiệp nó! Nó bé bỏng, cô độc, tôi thì già rồi nhưng cũng cô độc như nó.

Và bác nhìn ra xa, giọng mơ màng như quên phắt cậu thanh niên con nhà giàu trước mặt mình, nói như chỉ cốt đủ mình nghe:

- Vàng bạc thì đi mất không về, còn con bé này thì tự nhiên từ đâu đến! Thật chả hiểu ra làm sao, nghĩ rối cả óc… chả hiểu gì cả… Như thể là phép lạ.

Tấn cảm động nhìn bác thợ dệt bế con mình, buồn vui lẫn lộn. Sự thể đã như thế, chàng không thể làm gì hơn mà cũng chẳng muốn làm gì, chàng ôn tồn:

- Bác tốt quá bác San ạ! Đây, bác nhận chút đỉnh tiền để may sắm cho nó…

Chàng vừa thò tay vào túi, bác thợ dệt lại chồm lên:

- Chớ! Chớ! Tôi không muốn ăn xin của ai để nuôi con, tôi không nhận tiền cậu đâu.

- Ấy, bác đừng nghĩ thế, chút đỉnh thôi đấy mà. Vả lại bác vừa bị trộm lấy hết vàng, bác quên ư?

Nghe nhắc đến chuyện mất mát, bác San thừ người ra, nhân dịp đó, Tấn đặt vào tay bác ít tiền vừa lấy ra trong ví, đoạn không cả chào hỏi, tất tả quay ra, vì anh sợ còn đứng đó, sẽ bị bác San trả lại tiền.


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Lưới Trời - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lưới Trời - Loại Hoa Tím   Lưới Trời - Loại Hoa Tím Icon_minitimeTue Jun 06, 2017 4:30 am

Chương 09

Tấn nói với bác sĩ đợi mình ở ngoài:

- Con bé kháu khỉnh quá, thưa bác sĩ!

- Phải! Tội nghiệp quá!

Hai người lại đi, mỗi người mang một ý nghĩ riêng : bác sĩ chỉ mong về lăn lên cái giường nệm êm ấm làm một giấc, còn Tấn như vừa trút bỏ được gánh nặng ngàn cân đeo đẳng lâu nay. Không! Không ai biết gì về tung tích người chết cả, chàng có thể tiến hành việc dạm hỏi Mỵ Lan, không ai cản trở. Thằng chó Phát mà có trở về, chàng sẽ dùng tiền bịt miệng nó ít lâu, nếu rủi ro nó gặp bác San và con bé. Còn không thì thôi : bí mật của đời chàng sẽ theo kẻ xấu số vùi xuống đất ngày mai. Nhẹ nhõm làm sao!

Rồi chàng bùi ngùi thương con, song chàng nghĩ rằng chàng sẽ cố bù đắp cho nó thật đầy đủ, trừ chuyện nhận nó làm con.

Với Mỵ Lan mình nên thú thật không? Chắc là không, vì như thế vô ích, thà im luôn đi. Nói ra, bóng ma dĩ vãng sẽ ám ảnh hạnh phúc vợ chồng mình… Bác sĩ chợt hỏi:

- Cậu nhận ra người đàn bà chứ?

Tấn giật mình song trấn tỉnh ngay:

- Thưa bác sĩ, không! Chị ta không phải người cháu gặp hôm qua.

- Thế ư?

Ông chép miệng nói, thờ ơ, đoạn che tay ngáp dài luôn hai cái, phàn nàn:

- Gớm! Lạnh chi mà lạnh, may nhờ đôi ủng của cậu, nếu không, vào buổi tối mà dầm tuyết kiểu này…

*

Người đàn bà bất hạnh lạc đến làng Vệ được chôn cất tử tế, đứa bé thì bác San giữ nuôi. Vài người trong làng thấy nó xinh xắn cũng muốn nhận nhưng đều bị bác San từ chối. Nếu có người đàn bà nào viện cớ là bác không biết chăm sóc trẻ, bác San vênh mặt lên:

- Tôi biết giữ em từ lúc lên mười ấy chứ! Mà các bà khỏi lo, có gì cần, tôi nhờ bà Vinh…

Vài người cười mỉm, vài người chế giễu bác San song phần đông ai cũng lấy làm cảm phục bác. Nếu ngày trước họ biết được việc bác chỉ thuốc trị bệnh tim cho bà thợ giày họ mến bác năm, thì bây giờ họ mến đến mười.

Trong số phụ nữ cảm tình với bác, chỉ có bà Vinh là bác chịu nhờ cậy, hỏi han chút đỉnh. Bác nhờ bà Vinh mua sắm những thứ cần dùng cho đứa bé, bà này vui vẻ giúp bác và còn mang đến cho con bé những áo quần cũ nhưng còn lành lặn và khá đẹp của con bà lúc trước.

Bà tắm rửa nó sạch sẽ, diện áo quần, chải tóc bảnh bao. Trong lúc đó bác San và thằng Quang đứng nhìn rồi bác buột miệng kêu:

- Con bé xinh chứ bà Vinh? Tôi thì tôi cho là thiên thần cũng chả hơn nó đâu, bà ạ!

- Phải! Nó xinh đáo để! Thôi! Thế là trời thương bác lắm đấy nhé?

- Chao! – bác San vừa nói vừa nâng bàn chân nhỏ nhắn, có cái gót hồng hồng của con bé lên hôn – mỗi lần tôi nhớ đến cái lúc nó chập chững đi trên tuyết, từ chỗ xác mẹ nó đến nhà tôi là tôi xót ruột, thật y như con chim non mất mẹ, bơ vơ…

- Tội thật! Thế nó đến, bác nghe tiếng động bác mở cửa hay là bác đứng chơi ở cửa, thấy nó?

- Vâng! Tôi mở cửa chứ! Tôi để cửa ngỏ từ chiều mà.

Trả lời úp mở như thế thôi, bác San không nói rõ là mình thiếp đi bất ngờ, là đứa bé vào nhà bác không hay biết, bác không thấy nó trên đường.

Bác lại thêm:

- Tiền bạc đi bao giờ không hay biết, nó đến bao giờ cũng không hay biết, thật chả hiểu ra làm sao. Đầu óc tôi cứ rối mù lên, y như chuyện đời xưa, như phép lạ ấy thôi, bà Vinh ạ!

Người đàn bà phúc hậu không tỏ ra ngạc nhiên, giọng bà trầm, dịu:

- Ở đời vẫn thế : hết khổ đến sướng, hết buồn đến vui, hết mưa đến nắng, hết đêm sang ngày. Cái này đi cái kia đến. Có thể là trời đền bù cho bác đấy! Bác San ạ! Chưa chừng nó còn quí hơn vàng đấy!

- Phải! Bà nói chừng mà đúng đấy!

Người đàn ông run run vì cảm động, bế đứa trẻ lên. Trời bù cho bác đây! Vàng đi thì nó đến! Vàng biến ra nó đây! Bác sẽ yêu nó, yêu nhiều như yêu vàng. Không! Bác sẽ yêu nó hơn vàng. Vàng thua xa nó! Nó đáng yêu biết bao!

- Có người bảo là bác không nên giữ nó, nhưng tôi thì nghĩ bác giữ nó là phải, tuy bác sẽ khó nhọc đôi chút. Tuy nhiên, bác đừng lo, tôi sẽ giúp bác khi cần, bác chớ ngại.

- Cảm ơn bà! Được bà giúp cho thì quí lắm, tôi không muốn nhờ ai khác.

Giọng bác San tràn ngập niềm vui. Bác nhìn con bé một lát, hai bên cười với nhau thân thiện hết sức. Ngần ngừ một chốc bác lại nói:

- Nhưng thú thực với bà tôi không muốn nhờ ai hết, tôi muốn tự làm lấy cho nó, tôi sẽ tập dần…

- Bác ngại gì? Chỗ tôi với bác…

- Nếu để bà làm, nó sẽ yêu bà, tôi muốn tự tay làm lấy cơ, như thế nó mới yêu tôi.

Bà Vinh nén cười, vui vẻ:

- Bác đừng lo, tôi không cướp con gái bác đâu. Tôi có con mà. Và tôi sẽ chỉ cho bác mọi việc cho đến khi bác thành thạo, chứ không giành hết đâu. Tôi sẽ bày cho bác cách mặc áo, cách tắm táp, cách xát xà phòng, cách làm mấy món ăn dành cho nó, bắt đầu từ ngày mai.

- Cảm ơn bà, cảm ơn bà nhiều lắm, bà Vinh ạ!

- Còn một chuyện nữa : bác phải đặt tên cho nó, nó chưa có tên đấy, nhé?

Người thợ dệt ngớ mặt ra:

- Ừ nhỉ, may có bà nhắc, không thì tôi chả nhớ gì sốt cả. Nhưng đặt tên nó là gì kia?

- Tên gì thì tùy bác nghĩ ra, vì nó là con bác, bác quên sao?

- Phải! Nhưng tôi vẫn chưa nghĩ ra được, cái mới rầy.

- Bác có em gái phải không? Tên cô ấy là gì?

- Em gái tôi tên là Hạnh, tên Hạnh bà thấy tốt chứ? Này, em gái tôi cũng na ná giống con bé này đấy bà ạ! Khi thoạt thấy nó, tôi giật mình ngỡ đâu là gặp lại em tôi chứ. Buồn cười ghê, phải không bà Vinh?

Người đàn bà ngẫm nghĩ một giây:

- Bác có thể lấy tên Hạnh đặt cho nó, được đấy bác San ạ!

- Con bé này ấy ư? Nó sẽ mang tên Hạnh của em tôi ư?

- Phải! Có gì ngăn trở đâu? Cũng là để kỷ niệm về sự trời dun rủi cho nó đến với bác, phải có cái hạnh, cái duyên mới được chứ dễ gì? Sao nó không đi đến nhà khác? Hay là nếu nó đi lạc vào hầm đá thì còn gì tính mệnh, bác nghĩ tôi nói đúng không?

- Bà nói thì đúng quá rồi còn gì? Tôi sẽ nghe bà, đặt tên nó là Hạnh. Hạnh, đến đây với cha, nào!

Câu sau cùng, bác nói bằng giọng run run vì quá sung sướng và cảm động. Con bé nghe gọi, quay lại, nhìn bác nhoẻn cười. Bác thích quá khoe với bà Vinh:

- Đấy bà trông! Con tôi khôn ghê chưa? Nó biết tên nó rồi, bà thấy không?

*

Bác San là một người thừa kiên nhẫn, bác nhất định thực hiện đúng lời hứa lúc đầu : tự làm lấy mọi thứ cho con. Nhờ bà Vinh chỉ dẫn, bác đã biết tắm rửa, thay quần áo, xức phấn rôm, làm món ăn v.v… tóm lại bác làm mọi thứ cho bé Hạnh như một người đàn bà thực sự. Nom cái cách bác chăm chỉ vá tất, kết khuy cho con bé, bà Vinh không khỏi phì cười.

Khuôn mặt đầy nếp nhăn của bác, nét phong trần khắc khổ, cái dáng đi chĩu nặng u sầu, cái tính khép kín dè dặt của bác, tất cả những cái đó cùng một loạt rủ nhau bay biến từ khi trong nhà bác có bé Hạnh bước vào. Hình như bác trẻ ra, hình như những tế bào chết trong người bác lần lượt sống lại, những tình cảm tốt đẹp bị chôn vùi suốt mười mấy năm ròng được đánh thức.

Bác trở thành vui vẻ, nhanh nhẹn, linh hoạt. Trước kia bác rất ít lời, bây giờ không chỉ bỏ thói ít lời, bác còn biết nói bông đùa nữa. Nhưng có điều có Hạnh, bác bận luôn tay, thế mà bác chả than thở, kêu ca chi còn lấy làm vui là khác.

Trông thấy bác vội vàng mỗi khi xuống chợ, mọi người tụm lại hỏi han về bé Hạnh, ai cũng ân cần tử tế với bác, khác hẳn lúc xưa. Người ta bán rẻ cho bác những thứ bác cần, người ta tìm dịp để biếu xén bác chục trứng, miếng thịt, người ta lui tới nhà bác những khi rảnh rỗi, những đêm trăng. Từ xa, tiếng bác và tiếng bé Hạnh líu lo làm cho ai cũng đoán được thứ hạnh phúc tràn ngập trong lòng bác.

Riêng bà Vinh thì lui tới ngày một. Bà là vị cố vấn tốt nhất của bác San.

Một hôm, bà đến nhằm lúc bác San đang dệt cửi, bác vừa làm việc vừa bế con, con bé thỉnh thoảng lại chồm lên kéo tai bác xuống hôn rồi cả hai cùng cười khanh khách.

Bà Vinh không đánh tiếng, sẽ sàng ngồi ở một góc nhìn cảnh cha con họ âu yếm nhau và lấy làm mừng vì bác thợ dệt đã được sung sướng khác lúc xưa nhiều.

Nhưng làm việc cách đó thì quả không ổn, chỉ một chốc bác San kêu lên:

- Thôi chứ! Hạnh! Con nghịch mãi, cha không dệt được đây này!

Con bé chả sợ chút nào, tiếp tục nghịch phá và cười ngặt nghẽo từng chuỗi.

Bà Vinh ôn tồn:

- Này bác San, kiểu đó không xong. Ta phải nghĩ cách, làm việc như thế e một tháng chưa xong lấy năm thước vải…

- Phải, tôi biết và tôi định hỏi ý kiến bà đấy, không có bà thì không xong. Bà không rõ đấy, cả tháng nay tôi chỉ dệt được ban đêm và tờ mờ sáng. Hễ nó thức là nó quấy tôi…

- Nó không sợ bác ư? Bác không mắng nó ư?

- Thì bà thấy đó thôi! Tôi quát nó chứ, mà nó chả kiêng nể chút nào. Tôi đến chịu thua nó mất thôi. Nó làm đứt chỉ mãi, nối phát mệt…

- Có ngày nó sẽ bị đứt tay chứ không chỉ đứt chỉ thôi đâu. Có lẽ bác nên kiếm sợi dây, buộc chân nó lại gần khung cửi để có thể yên tâm làm việc, nếu bác cứ ôm lấy nó cả ngày thì…

- Tôi cũng đã nghĩ ra cách ấy, nhưng thương quá, lại sợ nó khóc…

- Bác để tôi! Xem nào!

Bà Vinh lấy một mẩu dây mềm, dỗ bé Hạnh và buộc vào chân nó, đoạn bà rút ở cái túi vải mang theo mấy mảnh vải mầu, một cái lúc lắc bằng nhựa đưa cho nó. Con bé sáng mắt lên, đón lấy mấy thứ đồ chơi, ngồi yên.

Cha nó mừng rỡ thấy mọi sự dễ dàng hơn mình tưởng.

Bà Vinh căn dặn:

- Con nít vào tuổi ấy hay nghịch phá, bác phải canh chừng luôn. Đừng cho nó lại gần lửa, gần nước sôi, đừng cho nó cầm đến cái thoi, cái kéo, dao phải để trên cao quá tầm tay nó…

- Vâng! Bà nói đúng, tôi xin nghe theo.

- Cái que nhọn, cái đinh, cái kim… những vật tròn nhỏ như hạt bi cũng phải coi chừng, trẻ con vớ cái gì cũng cho vào mồm, bác đừng quên.

- Vâng! Vâng, cảm ơn bà!

- Rồi đây, phải coi chừng răng của nó; đừng cho mọc chồng lên nhau. Cái răng cái tóc…

- Vâng! Nhưng xin bà đừng dặn những cái chưa phải làm ngay bây giờ, kẻo tôi lại quên…

- Cũng phải tập cho nó biết kỷ luật, không nên nuông lắm…

- Nó bé xíu thế kia mà bà bảo kỷ luật nỗi gì?

Người cha nói, có ý không bằng lòng. Bà Vinh cười nhẹ, tay vuốt tóc bé Hạnh:

- Nó bé nhưng nó khôn lắm đấy, rồi bác xem.

*

Người ta thường hỏi nhau : vàng và đứa bé, không rõ bác thợ dệt quí cái nào hơn? Người ta chỉ biết rõ một điều : vàng thì bác ta giấu kỹ, còn con bé trái lại bác phô hết với mọi người. Trông ánh mắt và khuôn mặt rạng rỡ của bác, người ta tưởng như bác nói với từng người:

- Trông đây! Tôi thật sung sướng, ông hoàng chưa chắc sung sướng như tôi! Trông con tôi đây!

Thật vậy, so với vàng, con bé hơn nhiều. Vàng lặng lẽ, mỗi ngày giục bác cầy cục kiếm chất đống, vô tri giác. Còn bé Hạnh, nó bi bô nói cười, khi thì khóc dỗi, khi thì âu yếm hôn bác, vuốt ve bác. Nó như một giòng suối mát mà tâm hồn bác tựa như mảnh đất bỏ hoang khô khan, cằn cỗi. Nó làm cho mảnh đất kia thấm nhuần mầu mỡ, làm nẩy mầm những hạt giống tốt bị chôn vùi.

Những sáng đẹp trời và những chiều chưa tắt nắng, người ta thấy bác San bế con đi dạo trên đồi, ngoài đồng hay trên bờ ruộng. Nếu bé Hạnh sà xuống chỉ một đóa hoa dại, tức thì bác ngừng lại, hái cho con. Có khi bác đặt con xuống cho nó tự do chạy nhảy tung tăng như cánh bướm, còn bác thì ngồi lặng lẽ ngắm con mà tưởng mình trẻ lại cũng đang cùng con chạy nhảy!

Thỉnh thoảng, con bé hái một cành hoa, một chiếc lá đem đến cho cha, rồi ôm chặt bác và hôn lên mặt bác làm cho bác rào rạt tin yêu.

*

Tuy bà Vinh đã dặn và trước mặt bà bác San tỏ vẻ nghe lời, song vắng bà bác lại làm theo ý con. Khi dệt vải, bác không muốn cột chân con mãi. Bởi một bận bác để ý thấy nó ngồi mò mẫm tháo sợi dây, khi tháo không được, nó gọi bác, bác giả làm ngơ, thế rồi sau đó, bác thương quá, lại tháo dây cho con, bế nó lên, nhưng nó dỗi, khóc mãi không sao dỗ được.

Càng lớn, Hạnh nghịch ngợm đủ trò, làm cha nó chả mấy lúc được yên.

Một hôm vào mùa hè trời nắng ráo, bác San lo dệt một số vải người ta đặt. Tuy bà Vinh đã dặn, nhưng bác lại quên, cắt vải xong bác để cái kéo trên chỗ ngồi vừa tầm với của con gái. Hạnh rất thích cầm kéo cắt vải – nó vẫn có nhiều vải vụn đủ mầu – nhưng cha nó cất cao quá, hôm nay, liếc thấy cha đặt cái kéo thuận tay quá, bé lấy làm thích, thừa một lúc cha mải làm việc, nó chộp lấy đem lại cắt vải chơi. Cắt chán, nó bỏ cái kéo bên mớ vải, chạy ra ngoài, song nó đủ lém lỉnh để chạy đi mà không gây tiếng động nên cha nó không hay biết.

Nắng đẹp quá, trải rộng trên cỏ cây, rào tường, lối đi rực rỡ, bướm bay lượn quanh đó làm bé vui chân bước tới không ngừng.

Khi cần đến kéo, sờ đến chỗ đặt kéo lúc nãy không thấy đâu, bác San đã hoảng, nhìn quanh không thấy con, bác càng hoảng hơn. Chết rồi! Con bé đã lẻn ra ngoài, nó có thể ngã xuống hầm đá cũng nên…? Bác buông thoi, hấp tấp chạy ra tìm con, miệng réo : “Hạnh, Hạnh” inh ỏi, giọng run run vì lo lắng.

Tất tả chạy từ đầu này đến đầu kia, chỗ này sang chỗ khác, bác chăm chú dòm từng cái lỗ trũng khô xem con có rơi xuống đó chăng, rồi lại dáo dác tìm chỗ khác. Chả thấy tăm dạng nó đâu. Bác gần khóc song cố nén. Định tin cho bà Vinh hay để bà tìm giúp, song lại lo sợ bà ấy trách mình không nghe lời. Bác len đến đồng cỏ mọc cao, rẽ cỏ ra tìm thật kỹ. Mắt vốn kém, thấp thoáng một bụi cây từ xa bác lại ngỡ là con khấp khởi mừng, đến gần ra không phải.

Sau cùng, người cha leo rào băng qua cánh đồng, đưa mắt nhìn cái vũng bò hay đến uống, vì là vào giữa hè, nên cũng không sâu, quanh vũng bùn lầy dẻo quánh.

Trong lúc bác bồi hồi lo sợ, gần tuyệt vọng thì bác nom thấy bé Hạnh đang trò chuyện với chiếc giày của nó, tay cầm chiếc giày múc nước dưới cái vũng nhỏ đổ sang cái lỗ con con do vết chân bò lún xuống mặt bùn. Bùn ngập đến mắt cá con bé. Bên kia rào, một con bò cái và một con bê đang nhìn nó chăm chăm.

Người cha kêu lên một tiếng mừng rỡ, lao tới nhanh như một con sóc nhỏ ôm chầm lấy con, hôn lên mặt lên tóc con đoạn bế con về. Dọc đường, bác ngẫm nghĩ : chắc phải trừng phạt nó, kẻo nó hư, đúng như lời bà Vinh nói. Không phạt nó, nó sẽ chạy rong nữa, có ngày tai họa đến chứ không chơi. Nhưng trừng phạt? Chao! Mới khó làm sao chứ!

Về đến nhà, hoàn hồn rồi, bác mới chỉ vào quần áo và giày con, nghiêm giọng:

- Con hư quá! Cha phải phạt con! Con dám lấy kéo của cha cắt nghịch, rồi chạy ra đồng. Cha phải phạt con…

- Cha con bác làm sao thế? Sao mà lấm láp như mới dưới bùn lên thế?

- Thì dưới bùn đấy chứ như nhiếc gì nữa. May quá! Có bà đây! Phải phạt con bé thôi, bà Vinh ạ!

Bác San kể lại đầu đuôi câu chuyện cho bà bạn nghe, vừa kể vừa thở vì chưa hết mệt.

- Thế ra bác không cột chân nó khi ngồi làm việc ư?

- Ơ… không! Tôi thương quá, bà ạ! Nhưng bây giờ phải phạt, phải phạt thôi!

- Bác định phạt cách gì? Tôi cũng như bác không nỡ đánh con, nhưng vẫn phải phạt khi cần. Tốt nhất là nhốt nó vào kho than vài phút cho nó biết lỗi, đánh hay phạt phải chọn một, không thể dung tha, nó sẽ nhờn đi!

- Đành thế! Phải nhốt nó! Tôi nghe lời bà!

Bác bế bé Hạnh đi trước, bà Vinh theo sau. Đến nơi, bác mở cửa nhốt nó vào đó, đóng ập lại.

Khá lâu, chả nghe động tĩnh gì. Rồi có tiếng kêu khẽ:

- Cha! Mở cửa cho con! Con đi tiểu! Mở cửa, cha!

Bác San vội vàng mở cửa cho con. Khi nó đi tiểu xong, nó chả có vẻ gì là sợ hãi, bảo cha:

- Cha phạt con đi! Con vô kho than, cha!

Hai người nhìn nhau, nghi hoặc về cái tinh thần tự giác ở con bé lên ba và sau đó, bà Vinh giảng giải:

- Này Hạnh! Cha con phạt thế đủ rồi. Từ giờ con chớ có chạy ra đồng một mình, bò nó báng cho đấy, nhé? Bò nó dữ lắm đấy…

- Bò hiền, bò nó thương con…

Hạnh cãi. Bà Vinh lắc đầu:

- Nó không hiền đâu, nó chưa dữ đấy. Với lại, nếu bò không đá con, con cũng không được đi, con sẽ rớt xuống hầm đá, đau lắm…

- Con không rớt xuống hầm đá, con đi chơi thôi!

Cha nó chen vào:

- Con không được đi, nếu cãi lời cha cha sẽ nhốt con vô kho than, bẩn lắm, tối lắm. Thôi, bây giờ cha phải tắm cho con!

Và bác quay sang bà bạn, mỉm cười:

- Rồi đây, chắc phải nhờ bà nhiều thứ nữa chứ không dễ đâu.

Bà Vinh chịu khó lập lại là nó sẽ bị phạt nhiều lần cốt để cho nó nhớ, không tái phạm. Con bé gật gù nhắc lại : “Còn đi… phạt!” như tỏ vẻ biết lỗi và hứa tuân lời. Hai người lớn rất hài lòng. Tuy thế kể từ hôm ấy trở đi, bác San đề phòng cẩn thận : luôn luôn buộc chân con lại trước khi làm việc. Đâu được dăm hôm, xem chừng con bé tỏ vẻ ngoan, bác lại thôi, vì không nỡ làm thế, bụng bảo dạ:

- Hôm nay không buộc một bữa xem sao. Ta sẽ để mắt canh chừng nó.

Và bác vừa ngồi dệt vừa để mắt canh chừng con. Trông thấy nó ngồi bi bô, táy máy với mấy mụn vải mầu và con búp bê nhựa do bà Vinh đem cho, người cha rất hài lòng. “Có thế chứ!” người cha đắc ý nói và lần này chuyên chú vào công việc.

Cỡ nửa giờ sau, bác sực nhớ nhìn lại chỗ con ngồi, thì nó đã biến mất. Con bé thật hư : mới sểnh một tý là đi rồi! Người cha lẩm bẩm và quăng thoi chạy ra ngoài tìm. Lại ơi ới gọi, lại tất tả kiếm tìm.

Con bé lần này đang bận hái hoa, nghe tiếng cha nó cung cúc chạy về, cha nó chưa kịp đe dọa thì nó đã chạy ù vào kho than, thò mặt ra, nói:

- Hạnh đây cha… Hạnh phạt… cha!

Khi cha nó đến cửa kho than, vừa thở hào hển vừa kéo cánh cửa để gọi con ra thì thấy giày vớ quần áo nó lấm lem, mặt mũi tay chân đầy những lọ! Bác thở dài ngao ngán!

Thế là bác đành bỏ dở công việc để lo tắm rửa thay quần áo cho nó và sau đó phải giặt gịa quần áo nữa.

Công việc bác thợ dệt trở thành chậm trễ vì những dịch vụ kiểu đó nhiều hơn là những việc chính đáng, song bác không lấy làm buồn. Bây giờ bác không còn cái lối chăm bẳm kiếm tiền rõ nhiều, để làm gì chứ?

Người đàn ông chất phác đó đã có báu vật quí giá hơn vàng, mà báu vật đó sinh động, biết làm cho bác vui vẻ bất cứ lúc nào, ngay cả khi nó mè nheo, khóc lóc! Mọi người cùng biết thế, nhưng người hiểu rõ bác nhất vẫn là bà Vinh. Nhác trông thấy bà và thằng Quang từ xa, bác đã kêu lên:

- Bà lại đây mà xem con bé, nó làm tôi bực ơi là bực, đến tức điên vì nó.

Song trong khi kêu như thế, nét mặt bác lại rạng rỡ, tươi tỉnh hơn bao giờ, và bà biết rằng đó là một cách bác thợ dệt dùng để biểu lộ niềm vui, khoe khoang cái hạnh phúc của mình cho bạn biết. Bà Vinh hóm hỉnh:

- Nó hư làm sao bác San?

- Không kể xiết…

- Thế thì giao nó lại cho tôi đi, thằng Quang lớn rồi, tôi cũng muốn có một đứa be bé trong nhà…

- Lại có lối cướp tay trên thế nữa à? Tôi không đùa đấy nhé? Tôi sẽ cấm cửa bà và thằng Quang, không cho lại gần con gái tôi đâu, nếu bà còn manh tâm như thế!

Hai bạn già cùng cười vui vẻ, Quang cũng cười theo. Chỉ con bé là chạy lon ton đến, nắm tay cha, dẩu mỏ:

- Con không ở với bác Vinh, con ở với cha cơ!

Một chốc sau, hai đưa vui vẻ nắm tay nhau ra đồng chơi. Người cha nghiêm giọng bảo bạn già:

- Tôi có một việc muốn hỏi ý kiến bà, bà Vinh ạ!

- Chuyện gì thế? Nghiêm trọng lắm không?

- Cũng không có gì nghiêm trọng, nhưng tôi vẫn bận tâm, này bà Vinh ơi! Cái lối trừng phạt nhốt vô kho than thất bại rồi đấy, không dùng được nữa đâu. Ta phải tìm cách khác thôi…

- Bác nói thế nghĩa là sao?

Bác San từ tốn kể lại câu chuyện bé Hạnh tự động chạy vào kho than cho bạn nghe. Bà Vinh cười ngất, sau đó hỏi:

- Thế bác quên buộc chân nó à?

- Nào có quên, tôi không nỡ đấy chứ!

- Bác quá nuông, nó sẽ hư…

Người cha nhăn mặt:

- Nhưng tôi chịu thôi, không nỡ đánh nó…

- Thế thì tôi giúp bác cách nào được nếu phạt không xong, đánh vài roi khẽ bác cũng không?

- Bà bạn tốt ơi! Chắc tôi để mặc nó thôi. Mẹ tôi ngày trước vẫn nói rằng “trăng đến rằm trăng tròn” bác ạ. Tôi cũng mong thế, lớn lên một tí nó sẽ biết phân biệt nên hư tốt xấu…

Giọng bác San chậm rãi chứng tỏ đã suy nghĩ kỹ trước khi nói ra lời. Bà Vinh trầm ngâm một giây:

- Có lẽ bà cụ cũng có lý đấy bác San ạ!

- Có lý mạnh đi chứ, có lẽ là thế nào? Tôi rất ghét việc trừng phạt trẻ con bằng roi đòn. Lúc nhỏ có lần tôi thấy một bà đánh con như đòn thù, tôi ghét ghê đi ấy! Bà mà đánh thằng Quang kiểu đó chắc tôi cũng không bạn bè lui tới với bà đâu!

Giọng bác vui vẻ, vì lâu nay bác đã bỏ thói dè dặt, khép kín như con ốc thu mình trong vỏ.

Bà Vinh chỉ ngồi nghe, bà cảm động nhớ đến những lần bác San bế bé Hạnh đi đây đi kia, vì để nhà bác không yên tâm mà bà có đề nghị gửi bà trông nom cho giây lát thì bác lại lắc đầu quầy quậy nửa đùa, nửa thật bảo bạn:

- Để cho bà gần nó bà dụ dỗ nó theo bà bỏ tôi ư? Không đâu, tôi chả dại!

*

Mỗi ngày, bác thợ dệt càng cảm thấy mình thân thiết với mảnh đất làng Vệ, với người dân làng Vệ hơn xưa. Mỗi ngày, mọi người cảm mến bác thêm lên, mà con bé Hạnh là sợi dây, là đầu mối sự thân thiện ấy. Không như lúc trước, bác San chỉ trao đổi những câu ngắn với mọi người, những câu cần thiết trong cuộc mua bán, bây giờ bác kiên nhẫn lắng tai nghe người ta nói đủ thứ chuyện, từ chuyên liên quan đến sức khỏe con gái bác cho đến những chuyện vớ vẩn không can hệ gì đến cuộc sống của một bác thợ dệt và đứa con gái có mái tóc hoe vàng.

Bác không còn nghĩ đến dành dụm vàng bạc nữa, bác chỉ làm việc cho con gái, vì con gái bác mà thôi.

Bác cũng không còn ấm ức, hận về việc mất vàng. Bác bằng lòng với cuộc sống hiện tại, bên đứa con gái xa lạ mà bác thoạt thấy đã đem lòng thương yêu như thể là đứa trẻ có liên hệ máu thịt với mình.

Nếu hạnh phúc con người đơn giản như thế thì quả bác San có thứ hạnh phúc ấy thật, bác không ao ước gì hơn.




Chương 10

Thấm thoát, Hạnh đã mười tám tuổi. Bây giờ, cô là một thiếu nữ đoan trang, thùy mị, xinh xắn và đảm đang. Được bao bọc trong tình thương của cha nuôi và cũng nhờ những lời bảo ban của bà bạn cha cô : bà Vinh, cô thật là một thiếu nữ hoàn toàn, trong làng ai cũng yêu cũng mến.

Riêng một người bạn thân từ bé : cậu Quang thì lại yêu mến cô hơn hết. Song từ dạo sau này, đôi bên đều đã lớn, Hạnh vẫn e lệ, không còn thân mật tự nhiên đối với Quang như trước.

Hạnh vẫn nghe cha kể câu chuyện thương tâm của mình ngày bé, mỗi lần kể lại, cha cô đều xuýt xoa như thể ông vừa thấy một đứa bé dẫm chân trên tuyết lạnh vào một ngày cuối năm, trong đêm tối, lần đến nhà ông. Và ông thường ví cô là vàng của cha, hay kho báu của cha bằng giọng hãnh diện làm Hạnh vô cùng cảm động.

Hạnh nắm tay cha, sà vào lòng ông, trầm giọng nói:

- Con yêu cha lắm! Con yêu cha nhất. Con không thể nào tưởng tượng ra được một người cha khác không phải là cha. Con sẽ ở đây mãi với cha, mãi mãi…

- Thế ư? Kho báu của cha? Chứ không phải là cô sắp lấy chồng đấy ư? Không phải là cô sắp xa cha cô đấy ư?

- Ai bảo thế?

- Lại còn vờ! Cha biết hết cả rồi, đừng chối con ơi! Nhưng cha không phật lòng đâu. Con gái lớn phải lấy chồng là sự thường chứ.

- Nhưng con chưa lấy chồng, con ở với cha cơ!

- Nói dễ nghe chửa? Bác Vinh đã nói chuyện hỏi xin con cho thằng Quang rồi đấy…

- Nhưng anh Quang chưa nói gì với con cả mà? Thế cha trả lời bác ấy ra sao?

- Cha chả trả lời sao cả, cha bảo còn tùy ở nơi con, nhưng cha đoán con không chê nó phải không?

Hạnh không trả lời cha, chỉ nói:

- Con muốn được ở gần cha.

- Nghĩa là thế nào? Hay con không bằng lòng? Phải nói rõ chứ, con gái cha!

- Nghĩa là… nghĩa là bằng lòng, nhưng anh ấy phải ở với cha con mình cơ.

- Nếu nó không bằng lòng thế?

Hạnh trả lời không do dự:

- Nếu anh ấy không bằng lòng thì thôi, vì con không thể xa cha.

- Kìa Hạnh! Con làm sao thế?

Hanh rớm nước mắt:

- Con không dối cha : con cũng yêu anh ấy, nhưng con yêu cha hơn. Cha nghĩ coi, nếu không có cha, thử hỏi con làm sao sống đến ngày nay?

- Chuyện! Cha thì phải thương con, phải có bổn phận đối với con chứ…

- Vẫn hay là thế, nhưng trường hợp cha con ta khác hẳn, con không phải là máu thịt của cha, bác Vinh có kể cho con biết những khổ cực, vất vả của cha khi con còn bé…

Đến lượt cha cô rớm nước mắt, nhưng là những giòng nước mắt sung sướng, tin yêu. Hạnh đăm đăm nhìn cha : ông chưa quá năm mươi mà lưng còng, tóc trắng xóa. Chao! Hạnh thương cha cô biết ngần nào!

Chợt có tiếng chó sủa ngoài sân. Người cha giật mình, lau nước mắt, hốt hoảng:

- Chết chửa, mẹ con bà Vinh đấy, cha quên nói cho con biết chiều nay họ đến đây. Bậy quá…

Hạnh cười:

- Con chả sợ chút nào, cha cứ yên tâm!

Và cô hôn cha trước khi ra đón khách.

*

Một sáng chúa nhật đẹp trời, sau thánh lễ Hạnh và cha ra về. Chuông nhà thờ lanh lảnh vang lên trong nắng sớm rộn ràng, vui vẻ làm cho cô gái ngỡ như tiếng chuông và tiếng đập của tim cô đang cùng hòa nhịp.

Cách cha con cô về phía trước, cỡ mươi thước là ông điền chủ Tấn giờ đã trên dưới bốn mươi, người giàu có nhất vùng, đất đai tăng diện tích cả chiều ngang lẫn chiều rộng theo năm tháng. Bên cạnh người đàn ông sang trọng và phốp pháp đó là bà Mỵ Lan, mảnh mai, nhỏ nhắn với khuôn mặt hiền hậu, nhu hòa. Song thân bà Mỵ Lan đi sau, tuy đã già nhiều song vẫn còn quắc thước, tráng kiện. Cụ Cẩm thì mất đã mãn tang.

Sau họ là một số nhân vật quen thuộc của hai cha con bác thợ dệt. Ấy thế mà cô gái không dám ngoái ra sau, vì cô biết trong số này có Quang, cậu con trai quen thân với mình từ bé và nay tình thân đó đổi khác, có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với đời cô. Hạnh bỗng lúng túng, hồi hộp khi nghĩ rằng đi sau lưng mình, Quang tha hồ ngắm nhìn cô. Hạnh hơi bực mình về mái tóc : các cô gái trong làng cô nào tóc cũng thẳng, chỉ riêng Hạnh là có mái tóc quăn. Cha cô vẫn nói:

- Tóc thẳng đẹp chứ, nhưng tóc con quăn mà cha vẫn thấy đẹp như thường.

Quang cũng đồng y với cha cô và ngay mẹ anh ấy, bác Vinh cũng thế. Hạnh có hơi không bằng lòng, vẫn đẹp là thế nào? Cha cô ba phải quá, song Hạnh chả bao giờ trách cha mình, cô cũng không trách bà Vinh, cô chỉ trách Quang thôi. Một là đẹp, hai là xấu chứ vẫn là nghĩa lý gì? Phải hỏi cho ra lẽ! Hạnh nghĩ.

Khi cha con cô đi đến con đường mòn đầy bóng mát thì mọi người cũng tản mát phía sau. Quang tiến lên bắt kịp hai cha con, cất tiếng chào thân mật.

Trông thấy Quang, Hạnh lại quên ý định, thành thử câu chuyện không dính dáng chi đến mái tóc quăn:

- Cha ơi! Con thích khu vườn của nhà bác Vinh ghê đi. Con mà có khu vườn như thế thì tuyệt, con chẳng ao ước gì hơn…

- Phải, khu vườn bác Vinh đẹp thật, mà này – người cha nhìn con gái âu yếm – con thích từ bao giờ? Sao không nói với cha? Cha có thể làm cho con một khu vườn như thế, hay nhỏ hơn…

- Con thích từ lâu lắm đấy chứ, nhưng cha yếu không cuốc đất nổi, con sợ nói ra sẽ làm cha mệt.

- Không đâu, dạo này ngày dài lắm, chiều chiều, cha có thể vỡ ít đất hoang, gây cho con mảnh vườn nho nhỏ trồng hoa. Tuy cha già nhưng chưa yếu đâu, con gái ạ!

Quang chen vào:

- Thưa bác, cháu có thể cuốc đất hộ bác. Mỗi chiều một ít, có công việc càng vui tay, ta sẽ sang vườn ông Tấn kiếm ít đất, thế nào ông ấy cũng cho.

- Thế thì nhất rồi. Nếu có cháu nhúng tay vào thì sẽ hoàn tất sớm một khu vườn đẹp, Hạnh nó bằng lòng lắm, phải không con?

Hạnh sung sướng mỉm cười nhìn cha và người yêu, không nói. Quang tiếp:

- Nếu bác muốn, bác cháu ta có thể bắt tay vào việc ngay chiều hôm nay.

- Càng tốt.

- Thôi cháu xin phép bác, cháu về, chiều cháu sẽ đến. Chào Hạnh, nhé.

- Kìa Hạnh, con phải cảm ơn anh ấy đi chứ!

- Con chả cảm ơn ai cả, con chỉ cảm ơn cha thôi, cha ạ!

Cô gái nũng nịu nhìn cha nói, rồi khi Quang đi xa cô nắm tay cha, đưa lên môi, giọng cô tinh nghịch:

- Con biết ngay mà, anh ấy sẽ cuốc đất hộ cha con mình, không sai. Chao! Con thích quá, cha ạ! Con mà có khu vườn thì phải biết. Con hái hoa mỗi ngày cắm bình cho cha ngắm…

- Cô ghê lắm nhé? Cô âm mưu lợi dụng người ta!

- Con chả lợi dụng, anh ấy muốn thế đấy chứ.

- Rồi đây, con phải đền công…

- Con sẽ mang hoa đến biếu bác Vinh. Người già thích hoa, phải không cha?

Giọng mơ màng, người cha nói, nét mặt tràn đầy hãnh diện, sung sướng:

- Phải! Nhưng riêng cha, không có hoa vẫn đủ vui, vì cha có con rồi, con là đóa hoa xinh đẹp nhất, mà lại là đóa hoa biết làm vui lòng cha, một đóa hoa biết nói, đặc biệt…

Cô gái cười khanh khách:

- Gớm! Cha hôm nay văn chương quá đi thôi! Con yêu cha biết bao nhiêu!

Sắp tra chìa khóa vào ổ, cô lại ngừng tay, bá cổ cha, hôn.

Mười lăm phút sau đó, người cha ngồi xuống ghế, ngắm con gái thoăn thoắt đi lại trong nhà, lòng thầm nghĩ đến một câu chuyện thần tiên lúc bé mẹ kể cho, và ông cất tiếng cười ròn, vui vẻ. Hạnh ngừng tay – cô đang trải cái khăn bàn trắng muốt, sắp dọn bữa cho cha – hỏi:

- Cha cười gì thế?

- Cha đang nghĩ đến đóa hoa biết đi…

- Cha cứ thế, con sẽ ngồi một chỗ cho mà xem!

Bữa ăn sáng nay kéo dài hơn mọi ngày, cha con vừa ăn vừa nhẩn nha trò chuyện. Thỉnh thoảng, Hạnh lại đưa tay vuốt ve con mèo nằm khoanh dưới chân nàng. Lòng ngập tràn hạnh phúc, cô muốn chia sẻ với tất cả chung quanh.

Biết cha thích sưởi nắng, trước khi thu dọn bát đĩa, cô bắc ghế ra sẵn trước hiên và đem cái ống điếu theo ra.

Cô đang loay hoay rửa dọn thì có tiếng cha gọi.

- Này con – Cha cô nói trong lúc Hạnh đứng trước mặt ông, hai tay chùi vội vào tấm tạp dề mang trước ngực – đến khi con thành hôn, cha sẽ đưa cái nhẫn của mẹ con…

- Ơ! Cha…

- Cha vẫn cất đấy, con ạ. Trước khi chôn mẹ con, bác Vinh đã tháo nhẫn ra đưa cha cất và bác ấy dặn chỉ đưa cho con khi con vào tuổi thành nhân.

Hạnh xúc động, đứng im. Giọng cha cô trầm xuống:

- Hạnh! Con có để ý thấy cái bụi trước mặt nhà ta kia không? Chính cái bụi ấy, mẹ con gối đầu lên mà chết…

- Vâng! Cha đã chỉ cho con thấy từ lâu, bây giờ nó lớn quá…

- Cũng như con vậy thôi! Con cũng lớn…

- Thưa cha, con muốn xin cha một điều… nhưng con sợ cha không bằng lòng…

- Con cứ nói đi! Nào cha đã biết điều gì mà con lo cha không thuận?

- Con muốn đánh gốc cái bụi cây ấy, đem trồng ở một góc vườn, cái vườn cha và anh Quang làm cho con ấy mà.

- Tưởng gì! Ý kiến hay đấy chứ. Rồi sao nữa?

- Xung quanh bụi cây, con sẽ trồng ít hoa trắng. Anh Quang hứa với con là sẽ tìm cho con một giống huệ ra hoa suốt bốn mùa.

- Tuyệt! Và ta phải rào kỹ kẻo lừa với cừu nó dẫm nát…

- Thưa cha, vâng! Con cảm ơn cha nhiều lắm!

- Rõ hay chửa! Việc gì mà cảm ơn cha? Con vui là cha vui chứ?

- Cha đã cho phép con mang bụi cây ấy vào vườn…

- Chúa ơi! Con bé này, con làm sao thế hở Hạnh? Con tưởng rằng cha muốn cướp công của mẹ con ư? Cha ích kỷ thật đấy, cha không giấu điều đó, con là con của cha, nhưng thử hỏi nếu mẹ con không sinh con ra thì…

- Nhưng thử hỏi nếu cha không nuôi con thì liệu con có được như ngày nay không?

- Dù sao, cha không có ý muốn cho con quên hẳn mẹ con. Tội nghiệp bà biết chừng nào! Chắc bà vất vả lắm mà lại đang đau yếu chi đó…

- Mẹ con ra sao hở cha?

Hạnh rụt rè hỏi.

- Mẹ con rất xinh, nhưng gầy lắm.

Ông không muốn diễn tả tỉ mỉ nét mặt phong trần của người đàn bà xấu số, sợ con ông tủi thân.

Im lặng một lát rồi Hạnh lên tiếng:

- Cha này, con xin cha điều này nhé? Mình chả cần rào bằng cây, nhọc, mà lại…

- Không rào thì chả mấy ngày mà tan hoang khu vườn…

- Thưa cha, mình rào chứ, nhưng mình rào bằng thứ khác kia.

- Thứ gì đây? Con gái yêu của cha?

- Đá, thưa cha! Đó cha coi, quanh đây thiếu gì đá? Con sẽ khuân những viên đá nhỏ, còn anh Quang sẽ khuân những tảng lớn, xếp lên làm tường…

- Hay lắm! Cả cha nữa, cha cũng khuân giúp con, dạo này con cứ bắt cha ngồi rỗi, đến buồn.

- Con yêu cha quá! Cha tốt quá!

Cô gái lặp lại một câu đã nói nhiều lần, song mỗi lần cô thốt ra câu ấy, cha cô lại bồi hồi xúc động và sung sướng.



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Lưới Trời - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lưới Trời - Loại Hoa Tím   Lưới Trời - Loại Hoa Tím Icon_minitimeTue Jun 06, 2017 4:30 am

Chương 11

Ông Tấn vẫn có thói quen đi thăm thú đất vườn để dự tính việc trồng trọt sắp đến, mỗi chiều chúa nhật. Bà Mỵ Lan thì đi dạo quanh vườn. Trong tĩnh mịch của chiều tà, cảnh nhà như rộng thêm ra vì vắng vẻ. Bà Mỵ Lan ngồi trên ghế ngoài vườn, suy nghĩ mông lung. Dạo gần đây, bà thấy ông có vẻ buồn phiền về nỗi cảnh nhà hiu quạnh không con cái. Gần hai mươi năm chung sống, ông bà không có được mụn con nào, trừ một lần bà sinh nhưng không nuôi được. Bà cũng buồn lắm, trông nhà người ta, có tiếng cười, tiếng khóc, tiếng trẻ bi bô mà xót xa.

Bà ao ước cái cảnh con cái ríu rít quanh người mẹ, cái cảnh đàn con tranh ăn, vòi vĩnh, cãi cọ, khóc lóc, cười đùa, nghịch phá. Bà càng ao ước hơn nữa cái cảnh mỗi bận ông đi đâu về không phải bà mà là một đứa trẻ ra đón, dẹp can, cất mũ cho ông. Chao! Cái bức tranh vẽ ra trong trí sao mà êm đẹp quá.

Bà hy vọng… hy vọng mỏi mòn theo năm tháng cho đến gần đây bà biết mình hy vọng hão. Không bao giờ nữa, bà được có con. Bà biết thế, và bà âm thầm đau khổ một mình.

Đã có một lần, ông ngỏ ý muốn nuôi đứa con nuôi, nhưng bà không thích, bà cho là nuôi con nuôi, không biết tông tích, lớn lên nó sẽ ra sao? Ngộ nó là con hạng người bất lương, nó giống máu mủ cha nó thì càng thêm cực lòng mình. Nếu mình không có con, âu đó cũng là do số mạng.

- Anh đừng buộc em làm điều gì em không thích và cảm thấy là không tốt. Đàn bà sống bằng trực giác, và trực giác họ bén nhậy hơn đàn ông. Trực giác em…

- Nếu em đã không vui thì thôi vậy – ông ngắt lời vợ, buồn rầu – anh chỉ muốn làm cho em vui. Anh thì hay đi đây đi kia, còn có thể khuây khỏa, chỉ thương em ở nhà vò võ, thui thủi một mình.

Mỵ Lan hết sức cảm động về những lời chồng nói. Từ khi cưới bà, ông đã tỏ ra một người chồng gương mẫu, đứng đắn, ngay ông bà nhạc cũng phải hài lòng. Họ sống hạnh phúc, hòa thuận bên nhau trong những năm đầu. Cho đến gần đây cả hai cảm thấy trống vắng, thiếu thốn, tuy nhiên người nọ làm ra vẻ đầy đủ, vui vẻ để người bạn trăm năm của mình được hài lòng.

Hoàng hôn xuống chậm. Mỵ Lan hơi ngạc nhiên vì ông về chậm hơn mọi lần nhưng bà không lo lắng mấy, vì bà đang bận tâm về một ý nghĩ dậy lên:

“Nếu không may ta chết sớm thì chồng ta cô đơn biết ngần nào? Có lẽ anh ấy nói đúng, ta đừng bận tâm đến chuyện xa xôi, hãy cứ làm theo anh ấy, tìm một đứa con nuôi, chỉ cốt cho anh ấy được vui là tốt, ta không mong chi hơn”.

Mải suy nghĩ, trời tối sập tự bao giờ, Mỵ Lan vẫn còn ngồi bất động trên ghế đá. Cho đến khi người nhà đến sau lưng, lễ phép thưa rằng trà đã pha xong. Bà chợt giật mình, giọng bà lo lắng:

- Ông vẫn chưa về ư?

- Thưa bà chưa, con đã bảo anh Hân ra ngõ đón ông.

- Thế ư? Lạ nhỉ? Này Tâm, con có nghĩ là có việc gì không?

Bà hỏi, và đột nhiên cảm thấy xao xuyến trong lòng. Cô gái giúp việc nói:

- Thưa bà, con chắc là không có gì đáng lo về phần ông nhà ta. Nhưng con chắc có việc gì khác lạ, cho nên từ nãy giờ dân làng ùn ùn kéo nhau đi lại phía hầm đá, gần nhà ông San, thưa bà, bà biết nhà ông San chứ?

- A! Ta biết. Có phải con muốn nói ông San thợ dệt có đứa con gái xinh xẻo đó không?

- Thưa bà, vâng!

- Con bé xinh thật… mà lại nết na, trông yêu quá đi thôi!

Giọng bà ao ước, thèm thuồng. Cô gái giúp việc phụ họa:

- Vâng! Cô ta thật dễ thương, ước gì bà sinh được một cô bé như thế, ông sẽ quí hơn vàng…

- Nhưng ta thì sinh nở gì nữa, ta già rồi, con ạ!

- Bà nói thế chứ, ở làng con khối bà già cốc đế mà vẫn sinh đẻ như gà ấy! Bà mới bốn mươi…

Bà chủ nhà cười buồn:

- Tâm ạ, con nói đến hay : mới bốn mươi! Người ta nói mới mười lăm, mới mười bẩy, mới hai mươi chứ ta chưa nghe ai nói mới bốn mươi bao giờ cả…

- Lắm khi con nghĩ trời không công bình : bà xem như mẹ con đấy : nuôi không nổi mà có hàng nửa tá, còn bà thì dư tiền của, lại thiếu một đứa con. A! Thưa bà có tiếng ngựa, chắc ông về, để con ra xem…

Mỵ Lan đứng lên, nối bước theo sau, nét mặt tươi tỉnh vì bà biết đúng là ông đã về. Ông Tấn xuống ngựa, trao dây cương cho Hân, đi ngay lại phía vợ.

- Anh đã về, em bắt đầu lo đấy. Sao? Có việc gì mà anh về trễ thế? Em nghe nói thiên hạ đi đến phía hầm đá đông lắm, phải không anh? Anh cũng đến đó…

Bà ngưng bặt vì thấy chồng run tay đặt mũ xuống bàn, ánh đèn sáng rực soi rõ mặt ông, da ông xám ngoét, mất hết vẻ hồng hào thường lệ. Bà đặt tay lên cánh tay chồng, muốn hỏi mà không thốt ra lời. Sau cùng, ông ngồi phệch xuống ghế, đưa tay vuốt mồ hôi trán, tay vẫn chưa hết run, lạc giọng bảo bà:

- Mỵ Lan! Em ngồi xuống đây. Anh phải về tin cho em biết vì không muốn để ai báo tin này cho em trước… anh!

Người vợ kinh hãi, hỏi dồn:

- Có gì thế, anh? Ba mẹ làm sao phải không?

- Không! – ông Tấn khoát tay – ba mẹ không bị gì cả. Đó là chuyện chú Phát nhà ta. Em còn nhớ khi anh cưới em, không có chú trong bữa tiệc chứ?

Mỵ Lan gật đầu nhưng vẫn để chồng nói tiếp:

- Ấy đấy! Chú bỏ nhà đi mất tăm từ dạo ấy, tưởng đi giang hồ đâu xa, nào ngờ chú chết rục trong hầm đá, nay nhờ nước rút cạn, người ta mới tìm thấy xác chú cùng với đồng hồ, roi ngựa
– cái roi ngựa của anh, sau khi ngựa chết chú xách roi đi, bỏ xác nó giữa đồng – Xác chú bị một tảng đá to đè…

Mỵ Lan kêu lên:
-
Nhưng làm sao mà cả quyết là roi ngựa với đồng hồ của chú ấy? Thiếu chi người có roi ngựa, đồng hồ? Em nghĩ là…

- Vì anh cho bịt vàng trên đầu roi và khắc tên anh lên đó, rõ ràng quá đi rồi.

- Anh có ngờ là chú tự tử không? Chứ việc gì chú phải vào trong ấy để đá đè phải?

- Không… một sự rủi ro thôi, nó mà đời nào có ý nghĩ tự tử, nó chỉ muốn giết người thôi. Này Mỵ Lan, em có ngờ không, cái thằng ấy…

- Thôi anh ạ, anh không nên nhắc đến lỗi xưa, người đã chết rồi, ta phải khoan dung, tha thứ cho chú ấy.

Bà lại nắm tay chồng, bàn tay lạnh ngắt, nhơm nhớp mồ hôi. Ông rên rỉ:

- Em chưa rõ, chính nó đã ăn trộm số vàng bạc của bác San!

- Chúa ơi!

Mỵ Lan kêu lên sửng sốt và rồi bà đau xót vì thương chồng, vì biết chồng đang đau đớn nhục nhã vô ngần.

- Số vàng bạc còn nguyên vẹn, không thiếu một đồng. Nó chưa kịp tiêu, hiện mớ xương nó thì đưa về quán Ngàn Sao, còn vàng bạc thì anh sẽ giao lại cho bác San, nhưng anh vội về tin cho em hay đã.

Hai vợ chồng cùng im lặng, bầu không khí ngưng đọng, khó thở. Mỵ Lan, sau một lát cố gắng trấn tỉnh, dùng lời an ủi chồng:

- Xin anh bỏ qua chuyện cũ, chớ quá bận tâm, em, em cũng buồn về điều này, nhưng anh nghĩ xem, ta làm sao được?

- Mỵ Lan em, cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng bày ra. Anh cũng có một điều ân hận, một điều thắc thỏm từ bao nhiêu năm trời nay. Anh giấu em, giấu kín. Nhưng bây giờ, anh không muốn giấu nữa, anh phải thú thật với em.

- Anh!

Ngày hôm nay có nhiều chuyện quá! Mỵ Lan nghĩ thầm. Bà dịu dàng nói:

- Có chuyện gì, xin anh hãy cho em biết, hai người cùng chia sẻ vẫn hơn là một người.

- Mỵ Lan yêu dấu! – giọng ông Tấn ngập ngừng – anh thực không biết nên bắt đầu bằng cách nào để em hiểu mà tha thứ cho anh… thực ra, anh cũng khổ tâm vì phải giấu em trong bao lâu nay…

- Chúng ta yêu nhau, anh biết mà. Dù gì đi nữa, không đến nỗi nào, em tin thế.

Được vợ khuyến khích, người đàn ông mạnh bạo lên:

- Mỵ Lan ơi! Anh đã lừa em, anh đã lén lút đi lại với một người, song là chuyện lỡ lầm…

- Cảm ơn anh, em đã quá cái tuổi bồng bột, ghen tuông nhảm nhí. Việc đó em cũng có nghe phong phanh nhưng em rất mừng mà thấy anh hoàn toàn thuộc về em từ khi em về với anh…

- Anh chưa nói hết. Không phải chỉ thế thôi, người đó có sinh một đứa con, con gái…

Mỵ Lan run rẩy vì xúc động, bà nhìn sững chồng làm ông phải cúi xuống song vẫn tiếp tục thú tội:

- … Và người ấy chết từ khi anh chưa cưới em, bỏ đứa trẻ lại…

Mỵ Lan đứng bật lên:

- Nó ở đâu? Sao anh không cho em hay? Nếu nó còn sống…

Ông Tấn thở dài buồn bã:

- Nó ở gần đây, nó là con bé Hạnh, con bác San thợ dệt…

Mỵ Lan ngồi lặng, tái mặt, môi run run, không thốt ra lời, chồng bà thì lo lắng không biết hậu quả của câu chuyện sẽ ra sao. Một lúc sau, giọng bà trầm hẳn xuống không phải vì giận mà vì xúc động:

- Tấn ơi! Anh đã làm một điều bậy bạ, nhưng ta có thể vớt vát phần nào tội lỗi ấy, nếu anh nói thật với em, chúng ta mang nó về nuôi…

- Anh đã có nghĩ đến điều này, nhưng khi anh ngỏ ý thì em từ chối…

- Anh có nói là mang con về đâu? Anh chỉ nói “nuôi một đứa con nuôi” cơ mà! Anh nghĩ xem, em nỡ lòng nào từ chối khi em biết nó là máu thịt của anh?

- Cảm ơn em. Anh không ngờ em rộng lượng đến mức đó. Nếu anh biết em không buồn vì chuyện này, anh đã nói thật với em từ mười sáu năm trước rồi.

- Bây giờ anh tính sao đây?

- Anh nghĩ là cũng chưa muộn, ta có thể…

Mỵ Lan buồn rầu:

- Vẫn hay rằng ta có thể… nhưng còn bác San, bác ấy liệu có vui lòng cho nó về với ta chăng? Đó là em chưa kể nó lớn rồi, khó lòng mà yêu anh được như khi ta cưu mang từ nhỏ.

Ông Tấn vẫn cúi đầu, thở dài không nói. Mỵ Lan ôn tồn:

- Anh không nên phiền muộn thái quá, dù sao, em hứa sẽ cố gắng. Bổn phận của ta là thế. Cầu xin Chúa giúp em để chúng ta…



Chương cuối

Câu chuyện số vàng bạc hoàn lại chủ cũ đã yên xong, nhưng sự xáo trộn trong lòng bác San chưa dịu hẳn. Bác ngồi yên lặng trong một góc, hút thuốc không ngừng.

Bà Vinh hiểu ý, biết bạn cần được yên tĩnh nên giục con:

- Chúng ta về thôi, Quang ạ! Mẹ buồn ngủ quá rồi.

Sau khi hai mẹ con bà cáo từ, Hạnh kéo ghế ngồi cạnh cha, cầm lấy tay cha, mắt nhìn cha chăm chú, nhưng vẫn lặng lẽ không nói gì, khác với thói quen nhanh nhẩu thường ngày.

Trên bàn, cạnh ngọn nến là số vàng bạc được xếp thành từng chồng cao, lấp lánh. Hạnh không thể im nữa, cô hỏi cha:

- Cha làm sao thế? Con lo quá, cha có mệt không?

- Không, con ạ! Cha kinh ngạc đấy. Có lúc, cha hơi hoảng, tưởng con sắp biến mất khi số vàng trở lại với cha. Cha không thiết chi vàng nữa, cha sợ mất con. Đêm nằm ngủ, cha thấy vàng, cha lại lo lo. Quay phía nào cũng chói mắt vì vàng. Phải! Con không hiểu cha, cha còn thiết chi của cải. Cha chỉ cần có con thôi. Con ơi! Chính con là kho báu của cha! Lúc trời gửi con đến cho cha, con bé tí, con làm sao biết được là cha yêu con đến ngần nào! Nếu mà con lại biến đi bất ngờ như khi hiện đến, chắc cha đến chết mất thôi!

- Cha ơi! Con có phải thần tiên trong truyện cổ tích đâu mà cha sợ? Con là con cha mà! Con ở đây với cha và ở mãi với cha thôi.

- Con yêu quí! Cha thật là có phước! Chao! Kỳ diệu biết chừng nào! Con không biết đâu, cha yêu con hơn hết, hơn cả bản thân cha…

- Con biết, con biết chứ! Không có cha thì con chắc chả ra sao, hoặc con chết khổ như mẹ con, hoặc con lạc loài trôi nổi…

- Ủa, như là có người đến nhà ta?

- Ai thế nhỉ?

- Không chừng lại thằng Quang?

- Anh ấy còn đến làm gì vào giờ này? Để con ra xem…

Cô gái nói và đứng lên, tiến lại cửa. Cô ngạc nhiên vì sự thăm viếng quá bất ngờ của khách : ông bà Tấn đến thăm cha con cô vào lúc đêm tối thế này!

Song cô giấu vẻ ngạc nhiên, lễ phép cúi chào và mời họ vào nhà. Bà Mỵ Lan nhìn Hạnh bằng đôi mắt nồng nàn trìu mến:

- Chúng tôi đến quấy rầy quá, phải không, con?

Cô chủ kéo ghế mời ông bà Tấn ngồi đoạn lại đứng sau lưng cha, tay vịn lên vai cha âu yếm. Nhìn cảnh ấy, bà Mỵ Lan khe khẽ thở dài. Bà đưa mắt nhìn chồng ra hiệu và ông Tấn dặng hắng, mở đầu:

- Bác San này, tôi rất mừng thấy bác lấy lại đủ số vàng bạc ngày xưa. Vì chính em tôi làm khổ bác, tôi thấy có bổn phận phải đến xin lỗi bác, và nếu bác cần gì, xin cứ bảo, tôi hứa sẽ cố gắng làm bác hài lòng. Có thế, tôi mới chuộc được phần nào lỗi của em tôi.

- Cảm ơn ông bà, nhưng tôi chả cần gì hết. Bao nhiêu năm trời nay, của cải mất sạch, tôi vẫn sống như ông bà thấy đó…

- Vẫn hay rằng thế, nhưng… bác San này, tôi thấy bác nuôi nấng chăm chút cháu Hạnh thật chu đáo. Bây giờ, thấy nó được sung sướng đầy đủ, chắc bác bằng lòng lắm, phải không?

Bác San thoáng vẻ giận trên mặt, nhưng cố nén, dằn lòng để khỏi làm phật lòng khách. Bác nghĩ là khó mà nói cho họ hiểu rõ lòng mình. Bao nhiêu năm trời nay, bác đã quên chuyện cũ, quên nốt số vàng. Bác không cần đến nó, dù là thoạt tiên, khi mới mất, bác tiếc xót tưởng có thể phát điên…

- Thưa ông, dĩ nhiên là tôi chỉ mong cho con gái tôi được sung sướng, tôi không còn tha thiết đến số vàng…

- Bác San ơi! – Ông Tấn đành phải đi thẳng vào đề – Tôi có một chuyện muốn nói với bác : chúng tôi không có con, nên muốn, nếu bác bằng lòng chúng tôi sẽ đưa cháu Hạnh về làm con chúng tôi. Chúng tôi cam đoan là cháu sẽ đi về luôn luôn để thăm nom bác, và chúng tôi sẽ lo lắng mọi sự cho bác đấy đủ đến mãn đời.

Hạnh cảm thấy cha cô đang run, chẳng rõ vì xúc động hay tức giận, nhưng bác vẫn lặng nghe cho đến khi ông Tấn dứt lời. Bác quay sang con gái:

- Hạnh! Con muốn sao? Con nghe ông Tấn nói chứ? Con hãy trả lời, cha cho phép con muốn thế nào cứ thế mà nói.

Hanh bước lại gần cúi đầu trước bà khách, đoạn trước ông khách, lễ phép:

- Con xin cảm ơn ông bà, cảm ơn lòng tốt của ông bà, ông bà đã thương con mà nghĩ đến chuyện nhận con làm con cho con sung sướng, nhưng con không thể rời cha con được. Vả lại. con cũng vốn quen với đời sống cần lao. Con nghĩ là con khó mà trở thành một tiểu thư. Con chịu thôi!

- Con không nên nói thế – ông Tấn vẫn dịu dàng – chúng ta thương yêu con lắm, rồi con xem, con sẽ được vừa ý về mọi mặt, con cần suy nghĩ…

- Thưa ông bà, con đã thưa ông bà rồi đấy thôi. Con tưởng không cần phải suy nghĩ lâu lắc làm chi.

- Chúng ta không vội, con đừng quyết định ngay, con ạ!

Giọng ông Tấn hơi run vì quá cảm động, vợ ông hiểu tâm trạng chồng : mãi sau bao nhiêu năm tháng có con, bây giờ mới được một dịp gọi “con”!

- Thưa ông bà – cô gái rắn giọng – nói ra bây giờ hay để đến tháng sau, năm tới cũng vậy thôi : con không thể rời cha con để đi bất cứ chỗ nào.

Bà Mỵ Lan thấy chồng lấm tấm mồ hôi trên trán, bà thương quá, bèn đỡ lời:

- Hạnh ơi! Con thật là một cô gái hiếu thảo, đáng yêu. Thuở nhỏ, ta cũng giống như con, ta yêu cha ta lắm, ta chả muốn rời ông lấy một ngày, nhưng rồi… con nghĩ xem, sẽ đến một lúc…

- Thưa bà, con không hiểu bà muốn nói gì, kia ạ!

Mỵ Lan đã trót, đành phải nói luôn:

- Ý ta muốn nói… ơ… ơ… chẳng hạn như khi con lấy chồng… đó, con xem!

- Thưa bà, con sắp lấy chồng đấy ạ! Nhưng con cũng phòng xa, giao hẹn với chồng chưa cưới của con, rằng : “anh phải ở đây với cha tôi, vì tôi chỉ có một bố một con, nếu anh không chịu thì thôi vậy”.

Mỵ Lan biết cần phải có thái độ hòa hưỡn, kiên nhẫn:

- Vậy thì Hạnh ơi! Ta hỏi khí tò mò, con tha lỗi nhé, anh ấy bảo sao? Anh ấy có thuận không?

Hạnh cười hồn nhiên:

- Thưa bà, anh ấy bằng lòng, ạ!

Bác thợ dệt thấy như mình vừa mọc cánh, người bác nhẹ lâng. Bác nhìn con gái và sung sướng vì Hạnh tỏ ra lễ phép và rất khôn ngoan.

Về phần ông Tấn, ông biết rằng thuyết phục vô ích, ông đưa mắt cho bà như ngầm nói : “Thôi, đừng dài dòng vô ích, để anh”. Và cái điều xui ông nói toạc ra trước mọi người là vì ông trông thấy Hạnh vịn vai bác thợ dệt và nhìn bác thợ dệt, thái độ, cử chỉ hàm chứa vô vàn thương yêu, âu yếm. “Người được hưởng cái hạnh phúc ấy là ta, phải! Chính ta, cha ruột con đây, Hạnh ạ!”Ông cố ngăn để đừng kêu lên như thế, vì tuy đau đớn ông vẫn còn biết lịch sự để khỏi tỏ ra lố bịch trước bác thợ dệt nghèo hèn.

Ông Tấn nhìn thẳng vào mặt cô gái, giọng cố làm ra dịu dàng nhưng vẫn pha chút hách dịch, vốn đã là thói quen của những người giàu có và thế lực:

- Này Hạnh! Ta tưởng không nên giấu con làm chi nữa, đã đến lúc ta phải nói thật cho con biết : con là con của ta đấy! Con chính là con ta!

Bà Mỵ Lan sững sờ, hoảng hốt trong lúc bác thợ dệt choáng váng như vừa bị ai giáng một búa vào đầu. Cả hai đều ngồi lặng, một người thì kinh hãi, một người thì đau đớn. Hạnh ngẩng đầu cao, nhìn trừng trừng vào ông Tấn như tuồng cô không tin lời ông, thái độ ấy làm ông Tấn hiểu lầm, tưởng như mình được khuyến khích, nói tiếp luôn:

- Phải, con là con ruột của ta, Hạnh ạ! Mẹ con đã chết rồi. Con nên biết rằng cha có bổn phận phải lo lắng cho con và cha cũng có quyền hạn đối với con, quyền của một người cha! Con phải nghe cha! Bác San cũng vậy, hãy nghe lời tôi!

Hạnh tái xanh, bàng hoàng vì sự tiết lộ bất ngờ của ông Tấn. Cô quì xuống trước chân cha nuôi, ngẩng mặt nhìn ông, hai giòng lệ chan hòa, cái nhìn tha thiết như ý giục:

- Cha nói đi! Cha cứ nói đi! Cha cứ nói những gì cha nghĩ, con muốn thế!

Rồi cô gục xuống, hai tay và mặt úp lên đùi cha thổn thức. Hai người khách lặng lẽ đợi chờ.

Bác thợ dệt đưa tay vuốt nhẹ lên mớ tóc dài êm mượt của con, trong thoáng chốc, bác lấy lại được tự tin; giọng cương quyết nhưng lễ độ, bác từ tốn nói:

- Thưa ông bà, tôi công nhận ông có quyền ấy vì ông là cha ruột của con tôi, chỉ có một điều đáng tiếc là ông đã để quá trễ mới dùng quyền ấy! Mười sáu năm trước đây trong cái đêm trời đất dun rủi cho đứa trẻ bước vào cửa nhà tôi, thoạt thấy nó tôi đã đem lòng thương mến, đã ngỡ như trời mang vàng đến trả lại cho tôi, như nó là vàng biến thể! (Số vàng mà em ruột ông đến lấy trộm trong lúc tôi đi vắng!) Lúc ấy tôi đang khổ sở, điên cuồng vì bao nhiêu của cải suốt mười mấy năm dành dụm mất đi trong khoảnh khắc. Ấy thế mà, nhờ đứa trẻ, tôi tìm thấy niềm vui, tôi như được phục sinh! Ông còn nhớ không : chính tôi bế nó đến nhà ông để tìm bác sĩ để cứu mẹ nó, ông và tất cả quan khách, kể cả ông cụ của anh đều thấy nó, nào có ai nhìn kỹ nó đâu? Ngay cả ông nữa, kia mà!

Bác San ngừng lại, hào hển thở, không phải bác mệt vì nói nhiều mà vì phải cân nhắc từng lời, từng chữ để kể lại chuyện xưa, với con người chất phác này thì sự thận trọng trong khi nói chuyện còn làm cho bác mệt hơn là làm việc nặng, vì phải vận dụng trí óc nhiều. Tay vẫn đặt lên đầu con gái (Hạnh cũng đã thôi khóc, tuy cô vẫn giữ nguyên dáng bộ cũ : úp mặt lên đùi cha, song là để lắng nghe câu chuyện có liên quan về mình), bác thấp giọng xuống, xót xa hơn là căm phẫn:

- Thưa ông, thưa bà, nó không là máu của tôi, nó không là thịt của tôi, song tôi yêu nó như yêu con ruột vậy. Ông bà đừng bắt nó đi, như thế còn hơn là ông bà cầm dao xẻo thịt tôi. Tôi thương yêu nó, tôi chỉ có nó, chỉ cần nó mà thôi. Ông bà giàu có, ông bà thiếu gì cách để vui…? Phải chi, ngày đó ông nhận nó ngay thì tôi sẽ cũng khổ sở nhưng ít thôi, bây giờ thì quá muộn, xin ông bà nghĩ lại. Ông đã chối bỏ con ông. Thú thật với ông bà, trong mười sáu năm ròng, nhất là những năm đầu, ngày đêm tôi không ngừng phập phồng trong lòng chỉ những lo ngay ngáy có người đến nhận nó, đòi nó, bắt nó đi, Thấy bóng một người từ xa là tôi nơm nớp canh chừng, hồi hộp, nín thở, rồi khi họ đi khuất mới thở phào nhẹ nhõm trong lòng. Tôi đã sống với nó, cần nó như cần không khí để thở, nước để uống. Thiếu nó tôi héo hon mà chết mất thôi! Vâng, tôi chết mất thôi!

Hai người khách không thốt được một lời. Tình hay lý, họ đều thất bại.

Hạnh đứng lên, mắt long lanh sáng, cô nắm chặt hai tay cha, giữ trong tay mình, nói như nói với chính mình:

- Tôi chỉ có một cha thôi, tôi không có cha nào khác ngoài cha tôi đây! Lúc nào tôi cũng nghĩ đến cha tôi, đến nếp nhà nhỏ bé này và bếp lửa soi sáng mái tóc bạc của cha tôi, mái tóc sớm bạc vì tôi. Tôi tự hứa sẽ chăm chút cho cha tôi từng ly, từng tí. Tôi muốn cha tôi được vui vẻ, sung sướng suốt quãng đời còn lại của ông.

Ông Tấn bảo vợ:

- Về thôi, mình ạ!

Bà lặng lẽ đứng lên. Bà đặt tay lên vai cô gái, giọng khoan hòa:

- Chừng nào con làm đám cưới, nhớ cho ta biết. Ta muốn mừng con, ta rất yêu con, ta không trách con đâu. Ta hiểu…

Hạnh lại nhìn cha, lúng túng như thể muốn nói “Cha hãy nói đi! Cái đó tùy cha”. Bác San ôn tồn, dịu giọng:

- Xin cảm ơn bà, vì trọng bà, tôi sẽ làm bà vui lòng bằng cách nhận lời bà vừa nói. Tôi rất vui mà thấy có bà trong ngày cưới con tôi.

Dưới sao đêm lấp lánh, ông Tấn phải tựa vào vợ trên đường về, ông thấy gây gấy lạnh, thất vọng, buồn nản đè nặng lên người ông, hình như ông cảm thấy mình yếu đi trong phút chốc, như người vượt sa mạc giữa nắng hè.

Đến nhà, ông ngồi phệch xuống, Mỵ Lan lặng lẽ cất mũ cho chồng, đoạn đến ngồi sát bên ông, bà thương xót ông, thông cảm nỗi đau đớn của ông mà không dám thốt nên lời an ủi, vì bà rất tế nhị, e những lời an ủi càng làm khổ tâm ông. Bà không muốn rời ông một phút trong lúc ông đang ở vào tình trạng giao động tinh thần, dù rằng bà cũng mệt mỏi và buồn vô hạn.

Ngồi bất động nhìn ngọn lửa reo trong lò sưởi, ông như quên sự hiện diện của vợ mình. Rồi ông chợt nhớ quay nhìn vợ, bốn mắt nhìn nhau, ông đưa tay ra đón bàn tay vợ, kéo bà ngồi gần mình hơn nữa, ông nói vắn tắt, bằng giọng chán chường:

- Thế là xong!

Bà cúi hôn chồng, âu yếm:

- Phải, ta đành bỏ cái hy vọng bắt lại con! Nhưng nếu anh hiểu rằng em cũng khổ tâm không kém chi anh, có thể còn hơn vì em tự nhận thấy lỗi mình. Anh ơi! Phải chi anh nói sớm cho em hay…

- Chớ qui lỗi cho em, lỗi ở nơi anh. Nhưng lúc này không phải là lúc nhắc lại chuyện cũ. Ta cần phải cố quên…

- Và tựa vào nhau mà sống, phải không anh?

Ông Tấn nhìn vợ đăm đăm:

- Này Mỵ Lan! Đến bây giờ anh mới biết có những thứ người ta không thể nào dùng tiền mua được. Có những món nợ không thể thanh toán bằng tiền, không thể tính lời lãi nhân lên theo năm tháng. Có những món nợ phải trả bằng giá đắt vô vàn. Như trường hợp anh đây, lúc đó anh đâu có cần con? Và bây giờ em biết đó : anh không thể nào được cái diễm phúc có con, dù anh tha thiết muốn. Anh không kêu ca đâu, anh đáng tội, xứng đáng với sự trừng phạt này. Chỉ thương em, vì anh mà em phải… Em Mỵ Lan! Em có vui lòng tha thứ cho anh không?

- Em van anh! Phải quên chuyện cũ! Em yêu anh! Và ta hãy nghĩ rằng, hãy coi như là con ta ở với ta, giờ lớn, lấy chồng nên phải xa ta, như thế có phải hơn không? Anh ơi! Khi nghe những lời từ chối của bác San và của con, em đã buồn khổ đến thế nào! Nhưng bình tâm nghĩ lại, em thấy rằng chúng ta còn có phước…

- Em không mỉa anh đó chứ? Hừ! Có phước?

- Sao em lại mỉa anh? Này nhé, anh thử nghĩ, dù ta không được con yêu, con ở với ta, nhưng nó sống và nó có hạnh phúc, thế không đủ rồi sao? Riêng em, nếu em biết nó sống khổ nhục, bất hạnh hay là nó chết vì anh yêu em, không tiết lộ thì em ân hận đến nhường nào?

- Em nói nghe hay lắm, nhưng thực tế chưa chắc ta có thể vui được, đó em xem, ai lại mình sống sờ sờ đây, lại giàu có, lại đã nói thẳng rồi mà nó vẫn cứ khăng khăng bảo : “tôi chỉ có một cha”. Em không để ý chứ, trọn buổi tối nay, nó không nhìn anh lấy một lần, trừ lúc đầu khi anh mới nói nó là con ruột anh. Có lẽ nó oán hận anh… cũng nên!

- Anh đừng nghĩ thế, có lẽ cần một thời gian.

- Vô ích, anh biết rõ hơn em mà! Có lẽ anh sẽ tập suy nghĩ như kiểu em nói đó, vì còn biết giải pháp nào hơn?

Trong lúc vợ chồng ông Tấn đang bàn bạc trong sự chán nản, buồn rầu thì tại ngôi nhà tranh bé nhỏ, Hạnh cũng đang thủ thỉ với cha:

- Anh Quang đã bàn với con, xin cha cho làm lễ tháng tới, giữa mùa hè.

- Tùy các con đấy! Lâu nay cha có điều bận tâm là không có nhiều tiền để con tự do tha hồ sắm sửa ngày trọng đại của đời con. Bây giờ thì cha nhẹ lo quá!

Bác chỉ tay vào đống tiền chồng từng cọc giữa bàn, âu yếm nhìn con gái:

- Cha cho con hết đấy! Con muốn làm gì tùy ý, cha chỉ cần chút đỉnh để sửa lại nhà cho tử tế, khang trang.

- Con cũng nói với anh Quang chuyện kia rồi.

- Chuyện gì nữa đây?

- Kìa, cha chóng quên thế? Chuyện anh ấy phải ở rể nhà mình, vì con đã nói là con không thể xa cha.

- Thật kia ư? Cha tưởng con bịa chuyện với bà Tấn chứ!

- Bịa thế nào được, hở cha?

- Thế bác Vinh thì sao? Bây giờ bác ấy sắp là mẹ chồng cô đấy, liệu hồn!

- Bác cũng vui lòng mà! Bác bảo con thế này chứ : “Các con ở với anh ấy là phải, mẹ thì mẹ đến ở với chị con, chồng nó chết, con nó dại. Khi nào mẹ nhớ, mẹ sẽ đến thăm các con!” Đó cha thấy, con gái cha ngon lành không?

- Mày có phải là bánh đâu mà ngon? Mày chỉ được cái lém thôi, Hạnh ạ!

- Thế nghĩa là cha ưng con về nhà chồng hẳn? Nếu thế, con sẽ đi cho cha xem!

- Thôi chứ! Giờ lại đến phiên con dọa cha đó, hử? Tao phết vào mông bây giờ ấy chứ!

Hạnh cười ngặt nghẽo, sà vào lòng cha, bá cổ cha, hôn lên tóc, lên mặt, lên cổ cha, làm bác San gần ngạt thở, kêu:

- Vừa thôi! Vừa thôi! Tưởng cô còn bé lắm chắc, sắp lấy chồng rồi đấy!

- Lấy chồng, nhưng vẫn bé với cha, đã làm sao! Cha cấm con được không? Nào!

- Tao chịu thua mày đấy, mày quá lắm đấy!

Vừa nói người cha vừa cố gỡ tay con. Hạnh lần khân:

- Cha phải hôn con!

- Oai nhỉ? Cha muốn hôn thì cha hôn, chứ bắt buộc thì đừng hòng.

- Nhưng đây là để đền công cho con mà lại. Cha mắc nợ con mà lại!

- Tôi nợ cô những gì đâu?

- Con đã có công câu về cho cha thêm một đứa con, mà là một đứa con trai cẩn thận! Đúng không nào?

MINH QUÂN

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Sponsored content





Lưới Trời - Loại Hoa Tím Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lưới Trời - Loại Hoa Tím   Lưới Trời - Loại Hoa Tím Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Lưới Trời - Loại Hoa Tím
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhanbkvn 2024 :: THƯ VIỆN SÁCH TUỔI HOA :: Tủ Sách Hoa Tím-
Chuyển đến