Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhanbkvn 2024

Chia Sẽ Không Giới Hạn
 
Trang ChínhTrang Chính  Sự kiệnSự kiện  Latest imagesLatest images  PublicationsPublications  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

  Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

 Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ    Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 8:48 pm

 Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ Tuong_10

Chương 1

Tối hôm ấy, toàn quốc Phi Luật Tân hân hoan mừng năm vị bác sĩ đầu tiên của xứ sở. Thành phố Manilla ồn ào náo nhiệt khác thường. Các đường phố chính đều treo đèn, kết hoa và lá quốc kỳ phất phới trước mỗi nhà. Xe cộ qua lại như mắc cửi. Dân chúng kéo nhau đến các công viên xem cộ đèn và đốt pháo bông, đông như ngày hội.

Nhất là ở trường Đại Học Y Khoa lại càng tưng bừng náo nhiệt hơn. Đèn đuốc sáng như ban ngày.

Giữa sân trường, từng dãy bàn dài, phủ khăn thêu trắng tinh, trên bày la liệt bánh kẹo và đủ thứ giải khát. Các sinh viên nam nữ, bận quốc phục đón tiếp các quan khách và thân nhân đang lần lượt tới.

Sau những bài chúc từ chào mừng, tiếp đến là nghi lễ trao mũ áo, văn bằng cho các vị tân khoa, mọi người ra sân dự tiệc trà và xem trình diễn văn nghệ. Âm nhạc vang rân, lẫn tiếng trống bập bùng phụ hoạ. Từng đoàn vũ công biểu diễn nhiều vũ điệu dân tộc hết sức tài tình điêu luyện. Tiếng vỗ tay tán thưởng lẫn tiếng hoan hô vang dậy...

Trong khi ấy, ở các công viên và hai bên đường phố, dân chúng đứng chật, xem các xe kết hoa đèn, nối đuôi nhau diễn qua các đường chính. Trên bầu trời trong xanh, từng chục chiếc pháo bông bay xẹt lên, toả ra muôn vàn ánh sáng màu lạ mắt. Tiếng người lớn, tiếng trẻ con reo hò, tiếng âm nhạc, tiếng xe cộ, hoà lẫn thành một âm thanh hỗn độn, náo động, vui nhộn lạ thường.

Mọi người lớn nhỏ ai nấy đều tỏ vẻ hân hoan, sung sướng, vì đây là thành quả đầu tiên của đất nước thân yêu. Nhà cầm quyền và các phụ huynh muốn tổ chức một ngày trọng đại vui vẻ tưng bừng như thế này, để khuyến khích bước tiến của những sinh viên, học sinh, kẻ trước người sau, còn đang nối gót theo các bận đàn anh.

Trong năm tân khoa bác sĩ, có bốn người đã yên bề gia thất. Còn một người là A-Lịch mới có vị hôn thê. Vị hôn thê của chàng là cô Mai Liên, sinh viên dược khoa năm thứ ba. Cả hai đã yêu nhau hơn hai năm nay, nhưng cả hai đều đồng ý với nhau đợi "Đại đăng khoa" rồi mới "Tiểu đăng khoa".

Tối hôm ấy, năm tân bác sĩ cùng gia đình nội, ngoại trong bộ quốc phục trọng thể, tiếp đón quan khách và các bạn bè tại sân trường Đại Học Y Khoa. Các bà và cô Mai Liên, y phục lộng lẫy như những nàng tiên, không rời người yêu nửa bước, hết tiếp khách, họ lại khiêu vũ với nhau, ríu rít như những cặp chim bồ câu.

Buổi dạ hội kéo dài tới gần nửa đêm. Quan khách ra về dần. Tuy vậy, giữa sân trường, vẫn còn nhiều người nói chuyện huyên náo. Bỗng nghe có tiếng kêu của cô Mai Liên:

- Anh A Lịch ơi! Anh A-Lịch ơi!

Tiếng kêu thất thanh, cấp bách, khiến mọi người nhốn nháo. Cô Mai Liên hai tay nâng vạt áo dạ hội cho khỏi quét đất, vừa chạy vừa kêu khóc, nét mặt cô tái ngắt, nước mắt ràn rụa.

TCB07 C 1_resize.jpg

Nhiều người chạy đến vây quanh cô hỏi thăm cớ sự. Cô Mai Liên vừa thở, vừa khóc kể:

- Không biết anh A Lịch đi đâu mất! Hồi nãy, tụi em đang khiêu vũ với nhau, thì một bà sang trọng đến xin lỗi để nói chuyện riêng với anh A-Lịch . Em nhân lúc anh ấy bận tiếp khách, chạy vội ra phố gần đây, mua ít thứ cần dùng. Khi em trở về thì không thấy anh A-Lịch và bà sang trọng khi đâu nữa. Em chạy tìm khắp sân mà cũng không thấy!

Một người hỏi:

- Hay là ông ấy thấy cô chưa về nên đi tìm chăng?

- Không. Em đã dặn anh cứ ở đây đợi em mà!

Trong lúc ấy, hai bên cha mẹ A-Lịch và Mai Liên cũng chạy tới hỏi:

- Con đã gặp anh con chưa?

Mai Liên oà khóc nức nở:

- Thưa chưa, con đang định lại hỏi thăm ba má đây!

Linh tính đoán có việc gì chẳng lành xảy đến cho người yêu, Mai Liên gọi to lên:

- Anh A-Lịch ơi! Anh ở đâu?

Thế rồi, nàng ngã xỉu xuống. Ba nàng vội đỡ lấy nàng. Mẹ nàng hốt hoảng:

- Mai Liên ! Mai Liên ! Con làm sao thế?

Cha mẹ và các em của A-Lịch rối rít lên, không biết làm gì, đành phụ lực đưa Mai Liên ra xe chở về nhà cứu chữa rồi mới đi trình nhà chức trách.

Cuộc vui tàn hẳn. Mọi người chưa biết chuyện, ngơ ngác nhìn nhau, hỏi thăm nguyên do...

Sự việc xảy ra quá đột ngột, và vì ai cũng mải vui chơi, không ai để ý, nên không một ai hiểu câu chuyện đầu đuôi ra sao cả! Một vài người lúc đó ở gần, cũng chỉ thấy A-Lịch sau khi chuyện vãn với bà sang trọng kia một lúc,đã tiễn chân bà ra cổng trường, rồi sau đó không ai biết chàng đi đâu... Mọi người ra về, bàn tán mỗi người một cách.

Cho đến sáng hôm sau, cả hai gia đình A-Lịch và Mai Liên cũng không tìm thêm được tung tích gì về A-Lịch. Cơ quan an ninh được báo động ngay từ lúc công việc mới xảy ra. Các nhân viên an ninh chìm, nổi, được lệnh truy nã thủ phạm gắt gao...

Trong lúc mọi người hoang mang, nhiều giả thuyết được nêu ra. Kẻ thì bảo:

- Có lẽ cô nào si tình đâm ghen hạnh phúc A-Lịch Mai Liên, nên bắt cóc chàng để làm khổ nàng chơi, chứ gì!

Người khác biểu đồng tình:

- Chắc vậy! Bác sĩ A-Lịch đẹp trai quá mà!

Kẻ lại nêu ra giả thuyết khác nghe ly kỳ hơn:

- Có lẽ một nhà quyền quý nào bị nội thương, ngoại thương gì đó, nhưng vì một bí ẩn nào, không muốn ra mặt đi chữa bệnh ở nhà thương, nên bắt cóc bác sĩ A-Lịch về nhà bắt ép chữa cho ông ta, chứ gì!

Có người lại suy luận:

- Theo như cô Mai Liên kể thì bác sĩ A-Lịch mất tích sau khi tiếp chuyện với bà sang trọng nào đó. Tôi nghĩ rằng: Có lẽ bác sĩ A-Lịch đã lọt mắt xanh bà mệnh phụ đẹp đẽ giàu có kia, bị bà ta bỏ bùa mê đi theo bà luôn rồi!

Mỗi người nói một quẻ, tán hươu tán vượn mà chơi, chả biết ai sai , ai đúng!


***


Chỉ vài tuần sau, câu chuyện bác sĩ A-Lịch bị bắt cóc đi dần vào quên lãng thì bỗng nhiên một hôm, cô Mai Liên cũng bỏ nhà đi biệt tích.

Từ ngày người yêu bị bắt cóc, Mai Liên thường khóc lóc như người điên. Có ngày cô ngồi lì trong phòng, nói lảm nhảm suốt giờ. Có ngày, cô lại mặc áo cũ kỹ, đi lang thang hết hang cùng ngõ hẻm, có khi cô ra tận ngoài bờ biển, chuyện trò với những người đánh cá. Cha mẹ cô khuyên giải thế nào cũng vô ích.. Đứa em trai cô, thấy chị quá buồn bã, sợ có khi chị phẫn chí liều mình, nên cậu thường bí mật đi theo bảo vệ chị ngày đêm. Nhưng dần dần, cô đã trở lại trạng thái bình thường. Cô vui vẻ tiếp tục học hành và giúp đỡ cha mẹ, các em. Ông bà thân sinh cô vui sướng, tưởng con đã thắng được sầu buồn. Không dè, một buổi sáng, đã trưa mà không thấy con dậy, ông bà lên phòng gọi, thì cô đã đi đâu mất. Đồ đạc quần áo, mọi vật còn y nguyên. Trên bàn viết, cô để lại một lá thư ngắn ngủi:

Thưa ba má,

Con xin ba má cho phép con đi tìm anh con. Đời con, không có anh, chắc con không sống nổi. Con đã tìm được tung tích anh, nhưng không thể nói ra lúc này. Con xin ba má và các em giữ kín và cầu nguyện cho con được thành công. Nếu mối tình chúng con còn nguyên vẹn, chúng con hy vọng sẽ trở về sum họp với gia đình, bằng không, con xin vĩnh biệt ba má và các em luôn.

Con xin tạ tội cùng ba má vì đã làm cho ba má buồn phiền nhiều. Mong ba má thấu hiểu mà thứ lỗi cho con.

Con bất hiếu của ba má,

Mai Liên

Cha mẹ Mai Liên bí mật đem sự việc trình nhà chức trách, nhưng con chim đã chắp cánh bay đến một phương trời vô định, biết đâu mà tìm?

Trong mấy ngày đầu, cả nhà Mai Liên, ngày nào cũng chia người đi tìm kiếm, vì nghĩ rằng, cô ta chưa đi đâu xa, hy vọng còn tìm ra manh mối...nhưng uổng công! Có người cho là cô thất tình nên đã liều mình hủy hoại cuộc đời ...

Tuy vậy, giả thuyết đó không có gì chắc chắn, vì không ai thấy xác cô ta nổi lên ở đâu cả!

TCB12 C 1_resize.jpg



Chương 2

Sau một giấc ngủ dài, A-Lịch chợt tỉnh dậy. Chàng chống tay định ngồi lên, nhưng chàng bỗng kêu một tiếng đau đớn và vội vàng nằm xuống, hai tay chàng ôm lấy đầu: đầu chàng nặng nề và đau nhức như búa bổ! Chàng nhắm mắt, định thần một lúc, rồi mở mắt nhìn quanh. Chàng ngạc nhiên hết sức, vì thấy mình đang nằm trong một hang đá đục sâu vào núi, thành một căn phòng khá rộng, có giường nệm và tủ bàn lịch sự, nhưng ngoài cửa hang đóng bằng một cửa song sắt, không khác gì nhà tù. Chàng tự hỏi:

- Mình đang ở đâu đây ?

Chàng cố nhớ lại những việc đã xảy ra... Chàng đang khiêu vũ với Mai Liên. Hai người đang thì thầm bàn bạc với nhau về dự tính ngày mai... thì một bà sang trọng, nét mặt đẹp đẽ, quý phái, bước tới xin lỗi để được tiếp chuyện riêng với chàng. Mai Liên giữ lịch sự, tạm từ giã chàng để đi mua mấy món đồ cần thiết và hẹn sẽ trở lại ngay. Bà sang trọng niềm nở chúc mừng chàng đã thành đạt và hỏi thăm chàng định mở phòng mạch nơi nào. Chàng vui vẻ cảm ơn và cho bà biết sơ qua dự tính của chàng. Bà ấy mở "xắc" lấy bao thuốc lá thơm mời chàng hút. Bà tự tay bật lửa cho chàng. Khói thuốc lá làm chàng ngây ngất... Thế rồi, chàng chẳng nhớ mình đã làm gì nữa, cho đến bây giờ, tỉnh lại, thấy mình đang nằm nơi đây... Chàng nghĩ:

- Hay là mình bị bắt cóc? Tại sao mình bị bắt cóc ? Họ bắt mình làm gì nhỉ? Mình có gây thù oán với ai không?

Những câu hỏi không lời giải đáp ấy, làm chàng thêm nhức đầu. Chàng bồn chồn lo lắng:

- Không biết Mai Liên thế nào? Chắc nàng rất đau khổ khi biết mình bị bắt cóc! Còn ba má và các em nữa: niềm vui vừa mới hưởng được một chút, thì đại hoạ đã ụp xuống trên đầu! Chắc ba má buồn bã lắm!

Tất cả những ý nghĩ ấy như tụ lại đổ dồn một lúc vào đầu óc chàng, khiến chàng quay cuồng, khổ sở. Nhưng bản tính chàng vốn bình tĩnh, chàng tự dặn mình:

- Cứ từ từ tìm hiểu. Việc gì đến sẽ đến, phải nhẫn nại để đối phó với mọi bất trắc! Lo lắng quá chỉ làm cho mình thất bại!

Nghĩ thế rồi, chàng ngồi dậy, xếp dọn mùng mền, bỗng chàng thoáng thấy có bóng người thập thò ngoài cửa hang. Chàng liền bước ra thì một cậu bé trạc độ 13, 14 tuổi, cúi đầu chào chàng một cách rất lễ phép:

- Thưa bác sĩ, bác sĩ tỉnh dậy rồi à? Chắc bác sĩ còn bị nhức đầu, nên ông chủ cháu bảo đưa mấy viên thuốc để bác sĩ uống cho chóng đỡ. Chốc nữa, cháu sẽ bưng điểm tâm đến cho bác sĩ dùng.

Nói rồi, nó kính cẩn đưa qua chấn song một cái hộp. A-Lịch cầm lấy, chàng tỏ vẻ thân mật hỏi cậu bé:

- Cám ơn cậu em. À, mà cậu em có thể cho tôi biết đây là đâu không? Tại sao tôi lại nằm đây? Ai bắt tôi đến đây?

Cậu bé lắc đầu:

- Thưa bác sĩ, cháu không được biết. Ông chủ bảo cháu thưa với bác sĩ như vậy thôi!

A-Lịch còn muốn hỏi thêm cậu bé một câu, nhưng nó đã biến mất dạng. Chàng coi kỹ nhãn hộp thuốc: đó là một loại thuốc giải độc. Chàng đoán mình đã bị trúng độc thật, vội vào bàn lấy nước uống luôn hai viên. Khi cậu bé đem điểm tâm tới thì chàng đã thấy trong người khoẻ khoắn hơn. Cũng như lần trước, nó đưa qua chấn song cho chàng một cái khay có bánh mì, bơ, một hộp sữa mở sẵn, và một bình cà-phê nóng. Biết có hỏi thêm gì, nó cũng chẳng trả lời, nên A-Lịch chỉ mỉm cười nhìn nó và nhận lấy cái khay. Thằng bé đứng một lát rồi rụt rè thưa:

- Thưa bác sĩ, ở trong phòng này có đủ mọi tiện nghi. Cháu đã để sẵn đồ dùng cho bác sĩ rồi. Chốc nữa ông chủ cháu sẽ đến thăm bác sĩ.

A-Lịch vừa ăn điểm tâm vừa suy nghĩ... Chàng chắc chắn là mình đã bị bắt cóc, nhưng chưa rõ bị bắt vì cớ gì. Điểm tâm xong, chàng thấy mình sảng khoái, đầu óc bình thản, minh mẫn. Chàng vào phòng tắm thay áo xống để đợi ông chủ đến, như lời thằng bé đã báo. Bây giờ chàng mới nhận thấy rõ, bên kia hang đá chàng đang ở, còn một cái hang khác, ăn thông sang chỗ chàng bằng một cửa tò vò, vừa lọt một cái đầu. Chàng ló đầu qua xem, hang này cũng có bàn ghế tiện nghi như bên này, nhưng không có ai ở. Bỗng chàng nghe tiếng mở khoá "lách cách", ông chủ bước vào tươi cười chào chàng:

- Chào bác sĩ, chắc bác sĩ lấy làm bực bội vì phải ở trong hang hốc tối tăm như thế này?

A-Lịch nét mặt bình tĩnh, đứng dậy mỉm cười bắt tay ông chủ:

- Vâng, quả thật cháu đang phân vân không hiểu tại sao ông lại bắt cháu về đây?

Ông chủ kéo ghế ngồi và mời A-Lịch :

- Thưa bác sĩ...

A-Lịch vội vàng cướp lời:

- Xin ông cứ gọi cháu bằng cậu. Cháu cũng như con cháu của ông mà ...

Ông chủ tỏ vẻ hài lòng:

- Vâng, cậu cho phép. Câu chuyện này dài dòng lắm, để thư thả rồi tôi sẽ kể hết cho cậu nghe. Tôi mong rằng, sau khi cậu hiểu rõ hoàn cảnh của tôi, cậu sẽ thông cảm và không phiền trách tôi đã làm lỡ chương trình cậu dự tính ...

A-Lịch vừa lắng nghe vừa nhận xét nét mặt ông chủ lạ. Chàng ngạc nhiên vì diện mạo ông nghiêm trang, quắc thước, không có vẻ gì là dữ tợn ác độc như trí chàng đã tưởng tượng. Giọng nói ông trầm trầm, đỉnh đạc, tỏ ra người tư cách lịch sự, nhưng có vẻ hơi độc tài...

Ông chủ nhìn đồng hồ, rồi nhìn ra ngoài trời, bảo chàng:

- Bây giờ đã hơn 10 giờ rồi mà cậu vừa mới điểm tâm xong, chúng ta hãy đi dạo chơi một lúc, rồi mời cậu đến dùng cơm trưa với gia đình tôi luôn.

A-Lịch đầu óc rối bời vì lời nói úp mở đầy bí mật của ông chủ. Chàng nhận thấy cự tuyệt là hỏng việc, có khi còn gây tai hoạ cho chàng là đàng khác, nên chàng làm bộ vui vẻ nhận lời:

- Vâng, tùy ý ông chủ!

Hai người bước ra khỏi cửa hang. Trời nắng dìu dịu vì có gió mát. Đường đá ngoằn ngoèo, dốc thoai thoải, hai bên có nhiều cây - loại cây đặc biệt - mọc rêu trên đá, rễ nó bò rất xa, bám sâu vào các hốc đá có rêu có nước, để sống. Bây giờ A-Lịch mới nhận ra, cái hang chàng ở, đục sâu vào một chân núi. Ra khỏi hang có đường đi dọc theo chân núi và cũng có đường đi xuống thung lũng. Xa xa, chàng thấy biển cả.

Thấy A-Lịch nhìn quanh, quan sát, ông chủ đứng lại chỉ tay về phía biển, bảo chàng:

- Cậu đi thêm một quãng nữa, đến chỗ có mấy ghế đá đằng kia, tôi sẽ cắt nghĩa cho hiểu, đây là đâu...

A-Lịch lầm lũi bước đi theo ông. Đến chỗ có mấy chiếc ghế đá dưới bóng cây, hai người cùng ngồi xuống. Gió thổi từ biển vào nghe man mát. Ông chủ trầm ngâm một lúc rồi mở lời:

- Chắc cậu nóng lòng muốn biết thân thế của tôi và nơi đây là đâu. Tôi xin nói hết để cậu rõ: Tôi là Đề Đốc Mạc- Cư...

A-Lịch giật mình, buột miệng hỏi:

- Ông là Đề Đốc Mạc-Cư?

Ông nhìn chàng buồn bã:

- Phải, tôi chính là Đề Đốc Mạc-Cư. Cách đây hơn 15 năm, vì chống đối thực dân Tây-Ban-Nha và chính phủ bù nhìn của nước ta, mà tôi và một số đồng chí, phải đem gia đình ra trốn ở đây!

Đây là một núi đá cô độc, nổi lên giữa biển khơi, cách thành phố Manila hơn 800 hải lý và cách đảo gần nhất 100 hải lý. Bờ đảo có nhiều đá ngầm lởm chởm, nên không có tàu nào dám đi đến gần. Ngày trước, khi tôi còn làm Tư Lệnh Hải Quân, tôi đã ở đảo này nên tôi biết rõ lắm. Có thể nói, đảo này là một vị trí chiến lược quan trọng.... Hải Quân đã đào một con đường bí mật từ ngoài biển vào đảo. Hiện giờ chúng tôi dùng con đường ấy để cất giấu chiếc tàu nhỏ và các thuyền đánh cá.


TCB22 C 2_resize.jpg


Lúc đầu mới đến ở đây, chúng tôi phải chật vật khổ sở đủ điều. Vì đói quá, chúng tôi phải tổ chức đi cướp một vài lần các tàu buôn qua lại gần đây để tạm sống. Vì thế, chúng tôi bị gán tên là bọn cướp biển. Nhưng chúng tôi không hể làm thiệt hại một nhân mạng nào...

Về sau, nhờ nguồn lợi cá chúng tôi giải quyết dần dần được vấn đề lương thực, Bây giờ thì mọi sự đã tiến triển khả quan hơn...

Rồi ông chỉ tay về dãy núi đá, bảo chàng:

- Ở xa nhìn vào, cậu chỉ thấy núi đá có nhiều chỗ lồi lõm và cây cối; hình như không có người sinh sống ở đây. Nhưng đến gần, cậu sẽ thấy trong mỗi hốc đá, là một cái hang rộng và sâu, có cái ăn thông bên này sang bên kia. Mỗi hang có một gia đình ở. Họ ở rải rác, có gia đình ở trên đỉnh núi, có gia đình ở ngang sườn núi, có gia đình ở dưới chân núi. Nhưng tất cả đều có đường đi lại thông thương với nhau. Các nhà lộ thiên, chúng tôi xây mái tròn bằng xi-măng cốt sắt, trông tựa như núi đá vậy.

Hệ thống tình báo ở trong đảo cũng rất tinh vi. Một con vật hay một người nào lọt vào đảo, dù ở vị trí nào, chúng tôi cũng biết ngay để đối phó. Và dù ở rải rác xa nhau, chúng tôi cũng liên lạc với nhau rất dễ dàng. Có việc khẩn cấp phải tập họp, thì chỉ trong vòng hơn nửa giờ là mọi người có mặt đông đủ.

Ở đây, chúng tôi có cả thảy 50 gia đình thương yêu và đùm bọc nhau chẳng khác gì anh em ruột thịt. Các vật dụng cần thiết của mỗi gia đình thì có Hợp Tác Xã phân phối. Gia đình nào muốn mua sắm cái gì cũng có. Nếu không sẵn, hay đã hết, thì chỉ trong vòng hơn tuần lễ, sẽ có những chuyến tàu đánh cá vào Manila mua đưa ra.

Trẻ con ở đây cũng được học hành đàng hoàng. Có trường học, có thầy giáo, nhưng tiếc một điều là chưa có những lớp cao. Sau này, em nào có chí, chúng tôi sẽ liệu cho về Manila học tiếp. Chúng tôi không có bác sĩ, nhưng có mấy y tá khá lành nghề. Các chứng bệnh thông thường, họ đều chữa được. Ai bịnh quá nặng, chúng tôi phải đưa về nhà thương Manila.

Cách tổ chức ở đây như một đại gia đình nhưng vì muốn cho mỗi người, mỗi gia đình được sống thoải mái tự do theo ý mình, cho nên gia đình nào cũng được quyền có của cải riêng. Công việc đánh cá, tuy làm chung, nhưng khi bán xong, sẽ được chia đều. Các công tác công cộng khác, như làm đường, sửa ống nước v.v. thì có quỹ chung đài thọ...

Ông trầm ngâm một lúc rồi nói tiếp:

- Mục đích, chúng tôi bắt ép cậu ra đây, tôi chưa dám nói hết. Tôi mong rằng nó cũng sẽ hữu ích cho cậu về sau, mà cũng giúp đỡ nhiều cho riêng tôi và mọi người trong đảo. Vì thế, tôi mong ước coi cậu như là một vị thượng khách chứ không phải là kẻ bị bắt cóc...

Hiện giờ, chúng tôi còn nhiều chương trình làm việc để cải thiện mực sống vật chất và tinh thần cho anh em ở đây. Nhân thể cũng nhờ cậu khám bịnh cho một ít người. Cần phải có thuốc gì, cậu cứ biên toa, chúng tôi sẽ liệu mua ...

Ông đang nói, bỗng nghe ba tiếng chim kêu văng vẳng, ông liền đứng dậy bảo chàng:

- Thôi, chúng ta về dùng cơm trưa. Mấy tiếng chim vừa kêu đó, là dấu hiệu nhà tôi muốn tìm tôi!

Hai người quay về lối cũ, lặng lẽ đi bên nhau. Đầu óc A-Lịch lúc này sáng sủa hơn hồi nãy. Chàng không dè Đề Đốc Mạc-Cư, nhà ái quốc tên tuổi mà dân chúng Phi Luật Tân thường kính trọng nhắc nhở đến, nhưng không ai biết ông biệt tích nơi nào, thì nay, ông ta đang đi bên cạnh chàng đây! Từ chỗ phẫn uất vì bị bắt cóc, chàng đâm ra có thiện cảm với con người kỳ lạ này! Chàng buột miệng nói:

- Thưa Đề Đốc...

Ông Mạc-Cư quay lại nhìn chàng, cười:

- Sao cậu còn gọi tôi là Đề Đốc?

A-Lịch cũng cười:

- Cháu xin lỗi ông! Tại vì từ ngày cháu 14, 15 tuổi đến nay, cháu thường nghe dân chúng nhắc nhở đến tên Đề Đốc Mạc-Cư, nhưng cháu chưa hề biết mặt, nay được gặp ông, nên cháu quên...

Ông Mạc-Cư nét mặt tự nhiên tươi vui lên, nhưng chỉ một chốc lại đăm chiêu như cũ:

- Vừa rồi cậu định nói gì nhỉ?

- Thưa, cháu định hỏi ông: Trước đây, ông bỏ đi vì không chịu sống với thực dân, nhưng nay nước nhà đã thu hồi độc lập, tại sao ông không trở về giúp nước?

Ông Mạc-Cư nhìn lên trời thở dài:

- Nói thiệt với cậu, nhiều lúc nhớ quê hương, tôi cũng muốn trở về, nhưng tôi đã lỡ tại ra hoàn cảnh này và càng ngày càng đi sâu vào. Các anh em cùng chí hướng đặt hết hy vọng vào tôi. Chúng tôi ở đây hoà thuận thương yêu nhau như anh em ruột thịt: khổ sở có nhau, sung sướng có nhau. Tất cả đều không ai muốn về vì họ cho rằng: không có nơi nào hạnh phúc hơn ở đây. Có lẽ sống biệt cư như thế này là hơi ích kỷ, nhưng nếu khắp mọi nơi, mọi người đều sống thương yêu nhau như thế này, thì đâu còn hận thù, còn chiến tranh? Phần tôi, tuy chí hướng tôi còn muốn vượt cao hơn nữa, nhưng tôi không đành bỏ họ!

Hai người đi song song về đến gần một tảng đá bên đưòng, ông Mạc-Cư tiến lên trước, lấy tay sờ vào bên hông tảng đá. Tảng đá tư nhiên từ từ xê dịch qua một bên, để lộ một con đường hầm. Đi qua con đường hầm ngắn ấy là một cái sân nhỏ, rồi đến một cái hang rộng chia thành nhiều phòng. Trong hang, có nhiều chỗ lộ thiên, che bằng kiếng, ánh sáng chiếu vào sáng rực. A-Lịch thầm phục cách tổ chức chu đáo của ông Mạc-Cư.

Người đầu tiên ra đón hai người là bà Mạc-Cư. Vừa trông thấy bà, A-Lịch nhận ra ngay chính bà là người đã giả dạng phu nhân sang trọng đến nói chuyện với chàng bữa dạ hội, tuy bây giờ ăn mặc khác. Bà Mạc-Cư mỉm cười nhìn chàng, nét mặt bà có vẻ thiếu tự nhiên. Theo sau bà là một thiếu nữ xinh đẹp độ 17,18 tuổi, nét mặt giống bà Mạc-Cư. A-Lịch đoán chắc là con gái của ông bà. Ông Mạc-Cư tươi cười giới thiệu với chàng:

- Đây là nhà tôi, chắc cậu biết rồi. Còn đây là Cát-Tiên, con gái duy nhất của vợ chồng tôi!

A-Lịch khẽ cúi đầu chào hai người. Cát-Tiên e lệ ngước mắt, lí nhí chào A-Lịch, rồi lại vội cúi xuống, hai má nàng đỏ hồng. Ông Mạc-Cư hỏi vợ:

- Nè mình! Cơm nước sẵn sàng chưa, để chúng ta mời vị thượng khách dùng bữa!

- Dạ, sẵn sàng cả rồi!

Bữa cơm có nhiều hải vị A-Lịch chưa từng thấy. Chàng được đặt ngồi đối diện với Cát-Tiên, khiến cô nàng ăn uống ngượng nghịu. Phần A-Lịch, có lẽ mấy ngày không được ăn hay sao mà chàng cảm thấy đói lắm, nên chàng ăn rất ngon. Suốt bữa ăn, ông bà Mạc-Cư chỉ nói chuyện về công việc đã làm và những dự tính trong đảo cho chàng nghe, chứ không đả động gì đến việc khác.

Gần cuối bữa, ông Mạc-Cư quay sang nói với chàng:

- Chiều nay, cậu cứ nghỉ cho khoẻ. Chúng tôi đã dọn sẵn một căn phòng để cậu ở luôn đây với chúng tôi cho vui. Chốc nữa, tôi sẽ dẫn cậu đi xem cho biết hết mọi nơi trong nhà này. Khi cậu muốn nghiên cứu sách vở, mời cậu sang thư viện của tôi, có đủ loại sách mới xuất bản. Còn cậu muốn thể thao một chút, như đánh bóng bàn chẳng hạn, thì có cô bé Cát-Tiên đó, nó chơi bóng bàn cũng đỡ lắm!

Cát-Tiên nghe cha nói đến mình, nũng nịu ngước mắt nhìn lên, trông thật dễ yêu!



***

Sau bữa cơm trưa, A-Lịch ngủ một giấc thật lâu. Thức dậy, chàng đã thấy để trên bàn, khăn tắm, xà-phòng và các thứ cần dùng. Chàng đi tắm, rồi thay áo, đi dạo một vòng. Ông Mạc-Cư đã chỉ cho chàng mật hiệu để mở cửa đá.

Vì chưa quen, chàng không đi xa và không dám vào một nhà nào cả. Vả lại, chàng cũng sợ ông Mạc-Cư nghi chàng tìm cách trốn thoát, nên đi quanh quẩn một lúc, chàng trở về. Bà Mạc-Cư đón chàng trước cửa, bà mời chàng ngồi xuống ghế đá rồi bà gọi Cát-Tiên lấy nước cho chàng uống. Bà nói chuyện với chàng, giọng bà thanh tao dịu dàng:

- Chắc cậu oán trách tôi lắm nhỉ? Ông nhà tôi đã kể cho cậu rõ hoàn cảnh chúng tôi ở đây, mong cậu thông cảm và không phiền trách. Tuy chúng tôi chưa nói hết lý do khi mời cậu ra đây, nhưng dần dần rồi cậu sẽ biết...

A-Lịch cảm thấy có một điều gì bí ẩn trong việc bắt cóc chàng ra đây mà cả hai ông bà đều chưa chịu nói. Chàng bực tức:

- Thưa bà, cháu xin bà cứ thẳng thắn cho cháu biết lý do khi bắt cháu ra đây, vì cháu nóng lòng muốn biết ngay. Nếu chấp thuận được, cháu sẽ chấp thuận liền. Bằng ngược lại, thì dù phải chết, cháu cũng vui lòng chết, chứ không có gì lay chuyển được cháu đâu! Như vậy kéo dài cũng vô ích thôi!

Bà Mạc-Cư buồn rầu nhìn chàng:

- Sở dĩ chúng tôi chưa nói hết ý định ấy, chỉ vì chưa tiện đó thôi. Cậu cứ yên trí, chúng tôi không có ý làm hại gì cậu đâu...

Câu chuyện đến đây thì ông Mạc-Cư đi làm về. Bữa cơm chiều hôm ấy có vẻ tẻ nhạt. Ăn cơm xong, A-Lịch lấy cớ bị mệt, xin phép đi nằm ngay. Cát-Tiên cũng về phòng riêng. Ông Mạc-Cư hỏi nhỏ vợ:

- Thế nào? Mình xem tình ý cậu ấy ra sao?

Bà Mạc-Cư nhìn chồng, buồn bã:

- Xem ra cậu ấy rất nóng lòng muốn biết ý định mình bắt cậu ấy ra đây làm gì?

Ông Mạc-Cư gõ tay nhè nhẹ xuống mặt bàn đá:

- Không thể cho cậu ấy biết ngay được... vì như vậy đường đột quá! Thôi, bà cứ để đó mặc tôi. Ngày mai, tôi sẽ dẫn cậu ấy đi xem các công việc trong đảo, tôi sẽ xin cậu ấy khám bệnh, phát thuốc và tham gia vài công tác khác. Việc làm sẽ giúp cậu ấy khuây khoả dần...

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

 Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ    Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 8:48 pm

Chương 3

Sau ngày ông Mạc-Cư dẫn chàng đi xem các công việc và tiếp xúc với mọi người trong đảo, A-Lịch cảm thấy vui vui, quên nhớ nhà và người yêu. Mọi người đều niềm nở đón tiếp chàng như một vị thượng khách. Nhất là các trẻ em xúm quanh chàng, ca hát nhảy múa tưng bừng. Chàng nhận thấy trẻ em ở đây đơn sơ, hồn nhiên, không như trẻ em ở thành phố Manila. Văn minh vật chất và sách báo nhảm nhí đã đầu độc trẻ em thành phố: mới 2, 15 tuổi đầu, chúng đã thành thạo những việc lẽ ra chúng chưa nên biết!

... Vì thế, chàng có thiện cảm với mọi người ở đây và nhất là với trẻ em. Chàng cũng nhận thấy chàng đang ở trong một hoàn cảnh "chim lồng, cá chậu": ông bà Mạc-Cư dù đối với chàng rất tốt, nhưng nếu chàng làm phật ý họ, chưa biết hậu quả tai hại sẽ thế nào? Điều chàng mong ước là được đưa tin tức về cho gia đình an tâm về chàng, thì ông Mạc-Cư đã hứa chuyển lá thư chàng viết về cho cha mẹ chàng.

Chàng biết thế nào ông Mạc-Cư cũng sẽ đọc thư chàng viết trước khi gởi đi. Vì thế chàng chỉ viết là chàng bị bắt cóc đi chữa bệnh cho một nhóm người ở xa Manila. Hiện giờ chàng đang lo khám bệnh và cho thuốc. Chàng cũng cho biết là chàng được đối xử hết sức tử tế. Chàng an ủi cha mẹ và người yêu an tâm, đừng quá lo lắng về chàng. Cuối thư, chàng hẹn tái ngộ cha mẹ và người yêu khi công tác xong ...

***

Từ hôm ấy, ngày ngày chàng đến trụ sở, xem bệnh và cho thuốc. Hai người y tá trong đảo cũng đến, vừa để phụ lực với chàng, vừa học hỏi thêm. Có nhiều loại thuốc mới phát minh, chàng ghi vào giấy để ông Mạc-Cư cho người về Manila mua. Chàng cũng dạy cho các trẻ em những điều vệ sinh thường thức, cách ăn ở sạch sẽ v.v.. Đồng thời, chàng cũng mở lớp dạy cho người lớn về cách phòng ngừa bệnh tật, cách trị liệu cấp cứu... Đây là môn học sở trường của chàng, khiến chàng say mê phổ biến. Và mọi người đều thấy, nhờ chàng mà trí óc được hiểu biết thêm nhiều điều mới lạ, bởi thế ai cũng mến phục ca tụng chàng.

Một buổi sáng, chàng đang dạy học thì trời đổ mưa lớn và gió thổi mạnh. Những người đục đá để làm chỗ chứa đất trồng rau, chạy vào trú mưa trong trụ sở cạnh lớp học. Ông Mạc-Cư đang điều khiển người làm, cũng theo vào. A-Lịch cho học trò nghỉ để sang chuyện vãn với mọi người . Mãi đến gần trưa, mưa bão mới ngớt. Mọi người sửa soạn ra về thì một người đến báo cho ông Mạc-Cư và mọi người hay: Phía tây bắc đảo, có một người con gái bị bão tấp vào bờ, còn sống. Ông Mạc-Cư bảo đưa người con gái bị nạn về tạm nhà ông và ông sẽ giải quyết.

Khi ông Mạc-Cư và A-Lịch về tới nhà, thì bà Mạc-Cư đã lo lắng cho cô gái tử tế, tuy cô vẫn còn run rẩy vì rét lạnh và sợ hãi. Cô ta trạc tuổi với Cát-Tiên, nước da ngăm ngăm đen, chứng tỏ con nhà chài lưới. Nét mặt cô biểu lộ thật thà chất phác.

Cô mếu máo kể: Cô tên là Ly-Kim, ở trong đảo gần đây. Thường ngày, cô theo mẹ cô, chèo thuyền nhỏ ra khơi mua cá nơi các thuyền lớn, để về đảo bán lại. Hôm nay, mẹ con cô vừa ra đến khơi, thì mưa bão nổi lên, thuyền mẹ con cô bị lật úp, mẹ cô mất tích, còn cô thì lội được một lúc, rồi nhờ sóng đánh giạt vào đây... Cô kể rồi oà lên khóc thảm thiết:

- Mẹ ơi! Mẹ bỏ con một mình trên đời này sao, mẹ?

Ông Mạc-Cư ái ngại, hỏi:

- Thế cô không còn người thân thích nào nữa hay sao?

Ly-Kim vẫn khóc nức nở:

- Dạ thưa ông bà, cha cháu mất sớm, cháu chỉ còn mẹ cháu đó thôi, chứ không có ai thân thích nữa!

Nãy giờ Cát-Tiên lắng tai nghe, thấy hoàn cảnh đáng thương người bạn gái như mình, nàng liền thưa với cha mẹ:

- Thưa ba má, nếu ba má bằng lòng, xin cho con nhận Ly-Kim làm em nuôi, để có chị có em cho vui!

Bà Mạc-Cư âu yếm cầm tay Ly-Kim :

- Cháu Ly-Kim, cháu có vui lòng làm em Cát-Tiên không?

Ly-Kim lau nước mắt, sụp lạy ông bà Mạc-Cư:

- Thưa ông bà, con là kẻ chài lưới nghèo hèn, được ông bà và cô như thế này, thật con lấy làm có phước quá!

Nói rồi, nàng quay lại nắm lấy tay Cát-Tiên:

- Em xin làm em chị suốt đời!

A-Lịch từ nãy đến giờ đứng nhìn sự việc diễn tiến, chàng buột miệng khen:

- Giải quyết như thế thật là êm đẹp!

Mọi người đều cười vui vẻ. Ly-Kim ngước mắt nhìn A-Lịch một lúc lâu, nhưng hình như chàng không để ý.

Bữa cơm hôm ấy thật là vui, nhất là Cát-Tiên nay có thêm một người cùng phái, nàng hớn hở, nói cười như con sáo nhỏ!


TCB35 C 3_resize.jpg


Chương 4

Bà Mạc-Cư thấy đã đến lúc thuận tiện để nói ý định chính của mình cho A-Lịch nghe, xem phản ứng chàng thế nào. Bà bàn với chồng, ông Mạc-Cư cũng đồng ý. Và chiều hôm ấy, bà Mạc-Cư nhân lúc chỉ có một mình A-Lịch ở nhà, bà lựa lời nói với chàng:

- Cậu A-Lịch ạ, gần một tháng rồi, chắc cậu nóng lòng muốn biết ý định vợ chồng chúng tôi khi mời cậu ra đây. Nay là lúc chúng tôi nghĩ nên nói ra để cho cậu rõ.

Bà ngập ngừng một lúc rồi nói tiếp:

- Vợ chồng tôi hiếm hoi, chỉ có một mình Cát-Tiên đó, vì hoàn cảnh, cháu không được học hành nhiều, nhưng chúng tôi cũng đã cố gắng đào tạo cháu về trí cũng như về đức. Lâu nay, cậu sống gần cháu, chắc cậu cũng đã nhận thấy điều đó. Chúng tôi ước ao cho cháu có một người chồng tử tế, khả dĩ nối tiếp được công việc của chúng tôi ở đây, một mai khi ông nhà tôi trăm tuổi ... Chúng tôi nhận thấy cậu là người có đủ điều kiện chúng tôi mong ước, nhưng không biết ý cậu như thế nào?

A-Lịch lắng tai nghe. Chàng không lấy làm ngạc nhiên vì những lời tâm sự bà Mạc-Cư vừa nói. Vài ngày sau khi chàng bị bắt cóc ra đây, chàng đã nhận thấy thâm ý đó rồi. Nhiều đêm chàng đã khóc vì thương nhớ Mai Liên một cách tuyệt vọng. Tâm trí chàng thường bị chi phối bởi hai ý nghĩ: một đàng, chàng không thể cùng nàng chung sống... một đàng, chàng không yêu Cát-Tiên , nhưng có lẽ chàng phải kết hôn với nàng vì hoàn cảnh bắt buộc... Hai ý nghĩ ấy vò xé tâm tư chàng mà chàng không tìm được giải pháp nào khả dĩ làm cho chàng yên tâm.

Từ chối Cát-Tiên, chắc làm cho ông bà Mạc-Cư phật ý, và biết đâu, chàng sẽ phải lãnh lấy cái chết, vì chàng đã biết quá nhiều bí mật trong đảo. Ông Mạc-Cư chắc chắn không thể tha cho chàng về lại Manila, dù chàng có thề hứa sẽ tuyệt đối giữ bí mật. Mà kết hôn với Cát-Tiên, chàng cảm thấy không thể được vì chàng không yêu, làm sao có thể đem hạnh phúc đến cho nàng?

Ngày đêm chàng phân vân không biết phải trả lời thế nào cho xuôi khi ông bà Mạc-Cư đem chuyện ấy ra hỏi ý chàng - việc phải đến đã đến -... Chàng im lặng suy tính một lúc, rồi ngước mắt nhìn bà Mạc-Cư, giọng chàng như khẩn nài, tha thiết:

- Thưa bà, gần một tháng ở đây, việc thứ nhất là cháu thành thật cám ơn ông bà đã đối xử với cháu hết sức tử tế, chẳng khác nào ruột thịt. Tuy hôm nay bà mới cho cháu biết ý định ấy, nhưng thâm tâm cháu cũng đã đoán trước được phần nào.

Cháu thú thật với bà, trong những ngày gần gũi cô Cát-Tiên, lúc dạo chơi trò chuyện, lúc dạy học cho cô, cháu nhận thấy cô Cát-Tiên là một thiếu nữ đẹp người, đẹp nết, đơn sơ trong trắng, cháu không chê một điểm nào... nhưng ngặt vì trước đây, cháu đã yêu và đã hứa hôn với cô Mai Liên , tuy Mai Liên có điểm không được như cô Cát-Tiên, nhưng lòng cháu không bao giờ quên được Mai Liên. Nếu cháu vì sợ hoàn cảnh éo le này mà chấp thuận kết hôn với cô Cát-Tiên, thì cháu tự dối lòng mình mà cũng lừa dối ông bà và cô Cát-Tiên nữa.. Nhiều đêm, cháu đã thao thức suy tính kỹ càng và cháu nghĩ rằng: Thà trình bày thành thật để ông bà rõ, còn hơn là lừa dối hay là dùng mưu kế hoà hoãn...

Bà Mạc-Cư nghe xong, xây xẩm cả mày mặt, vì những lời thành thật và quyết liệt của A-Lịch . Ý định của ông bà tan tành theo bọt biển!

Bà đứng đậy, chậm rải bước về phòng, nằm vật xuống giường, nức nở:

- Cát-Tiên ơi, ba má đã tính sai nước cờ, làm cho đời con phải mang tai tiếng xấu hổ!

... Sự thật thì ông bà Mạc-Cư lúc đầu không có ý định bắt cóc A-Lịch về đảo để bắt ép lấy Cát-Tiên đâu, tuy rằng ông bà vẫn ước ao kiếm cho Cát-Tiên một tấm chồng xứng đáng. Trai trong đảo thì không có ai xuất sắc mà tìm nơi khác thì biết làm thế nào? Hai ông bà đem việc ấy hỏi ý Ba Đôn. Ba Đôn là người thân tín, thường xuyên ở Manila để làm liên lạc bí mật, hễ có chuyện gì thì đưa tin ra cho ông bà hay. Thỉnh thoảng Ba Đôn theo tàu đánh cá ra đảo chơi ít tuần rồi lại trở về. Ba Đôn bày mưu cho bà Mạc-Cư bắt cóc A-Lịch, tưởng rằng chàng bác sĩ nghèo nàn ấy sẽ tham giàu mà ưng chịu, với lại so nhan sắc thì Cát-Tiên đẹp hơn Mai Liên... Không dè mọi dự tính đều hỏng hết!



***



Sắp sửa đi ngủ mà Cát-Tiên còn thấy Ly-Kim đốt lò nấu nước, nàng vội hỏi:

- Em Ly-Kim ! Em nấu nước làm gì vậy?

Ly-Kim quay lại nhìn chị:

- Em nấu nước để pha cho bà ly sữa, hình như bà bị bịnh hay sao mà không ăn cơm tối?

Cát-Tiên cười:

- Thôi, tắt lửa đi! Lại đây chị nói chuyện cho nghe!

Ly-Kim vâng lời, thu vén bếp núc, rửa tay rồi lại ngồi bên chị. Cát-Tiên kéo Ly-Kim lại gần, nói nhỏ:

- Bà có chuyện buồn nên bỏ ăn chứ bà có đau ốm gì đâu em?

Ly-Kim ngạc nhiên:

- Bà có chuyện buồn gì vậy chị? Chị có thể cho em biết được không?

Cát-Tiên trầm ngâm một lúc rồi nói:

- Chị chả giấu em làm gì: Hôm trước, chị đã cho em biết nguyên do A-Lịch bị bắt ra đây. Ba má chị muốn để một thời gian rồi mới tỏ ý định ấy cho A-Lịch hay. Chiều nay, má chị đem chuyện ấy ra hỏi A-Lịch. Chàng từ chối vì chàng vẫn yêu Mai Liên...cho nên má chị buồn !

Vừa nghe xong, Ly-Kim ôm lấy ngực, thở hổn hển. Cát-Tiên lấy làm lạ:

- Ly-Kim , em làm sao thế?

Ly-Kim như người vừa mơ ngủ mới sực tỉnh lại:

- Em lấy làm lạ không hiểu vì sao A-Lịch lại từ chối không yêu chị? Chị vừa đẹp, vừa có nhiều đức tính...

Cát-Tiên phì cười, lấy tay bịt miệng Ly-Kim :

- Thôi, chị xin em. Em nịnh chị vừa vừa chứ!

Ly-Kim cũng cười, giọng thiết tha:

- Em nói thật đó chị! Em không hiểu vì sao...

- Thì chị vừa cho em biết đó! A-Lịch nói chàng đã yêu và hứa hôn với Mai Liên. Hình ảnh Mai Liên đã in sâu trong lòng chàng, chỉ có cái chết mới chia cách được chàng và Mai Liên... Chàng cũng bảo thật với bà là chàng rất mến chị, nhưng chàng không yêu. Nếu chàng vì sợ hoàn cảnh mà kết hôn với chị, tức là chàng tự lừa dối mình, lừa dối ông bà và chị!

Ly-Kim buột miệng khen:

- Thật là con người chung thủy!

Cát-Tiên gật đầu:

- Phải, chị cũng cảm phục A-Lịch là người chung thủy và đứng đắn. Chứ như người khác, họ cứ bằng lòng đại đi để mọi sự cho xuôi thuận, rồi tìm cách trốn thoát về Manila, thế là tan nát cả đời chị, phải không em? Đàng này, chàng cứ thành thật bày tỏ nỗi lòng, rồi hoàn cảnh ra sao thì ra, chứ không dối trá.

Nói thật với em, khi má chị cho biết những lời trình bày của anh ấy, chị không buồn gì hết. Tuy rằng chị rất mến A-Lịch , nhưng chị không muốn anh ấy vì yêu chị vì bị ép buộc. Em biết, chị sinh ra và lớn lên trong khung cảnh biệt lập, chị không được giao thiệp nhiều nên quan niệm về tình yêu, chị không biết gì mấy. Nhưng chị nghĩ rằng, không yêu thì nói không yêu, chứ trong lòng không yêu mà ngoài miệng nói ngược lại là dối trá, không thể có hạnh phúc lâu dài được!

Cát-Tiên lặng thinh một lúc rồi tiếp:

- Cuộc đời chị gắn liền với cuộc đời ba má chị. Ba má chị vì hoàn cảnh phải bó thân ở đây, thì đời chị dù còn xuân xanh, cũng sẽ kéo dài và tàn lụi ở đây mà thôi! Thành ra ba má chị mới nghĩ đến chuyện kiếm cho chi một người chồng xứng đôi vừa lứa...

Nói đến đây, Cát-Tiên thở dài buồn bã:

- Nhưng mà "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", số trời không định thì biết làm sao? Chị không muốn cho đôi lứa A-Lịch và Mai Liên phải xa nhau vì chị. Chị sẽ cố thuyết phục ba má chị cho A-Lịch về lại Manila để cho Mai Liên khỏi tuyệt vọng, nhưng không biết ba má chị có ưng thuận không?

Ly-Kim vội hỏi:

- Tại sao chị?

Cát-Tiên đăm đăm nhìn lên trần nhà:

- Em biết là ba chị và các anh em đã bị thực dân lên án tử hình. Vì thế, những người ra vào trong đảo này đều là những người thân tín, tuyệt đối giữ bí mật.

Ở Manila, ai cũng biết anh A-Lịch bị bắt cóc, nhưng không ai biết bị bắt đi đâu, vì cớ gì. Nay thấy anh ấy được trở về, tự nhiên, dù anh A-Lịch muốn giữ bí mật, dần dà rồi cũng bị tiết lộ. Nếu thế, thì mạng sống các người trốn ở đây sẽ ra sao?

Cát-Tiên hai tay ôm đầu, rên rỉ:

- Thật là nan giải quá, em ơi !

Ly-Kim an ủi chị:

- Em nghĩ câu chuyện không đến nỗi nan giải đâu chị ạ! Nếu mọi người đối xử nhân đạo với nhau, chắc chắn sẽ tìm ra lối thoát. Ví dụ anh A-Lịch cứ ở lại đây và Mai Liên sẽ ra đây luôn!

Cát-Tiên sung sướng reo lên, như người sắp chết vớ được cái phao, nàng ôm chặt lấy Ly-Kim :

- Ý kiến của em hay lắm! Biết đâu chúng ta lại chẳng có thêm một người bạn gái tốt nữa, phải không em?

Ly-Kim ứa nước mắt:

- Em cảm phục chị hết sức! Lòng chị thật độ lượng hiếm có!



***



Trưa hôm sau, A-Lịch đi làm về, cứ như thường lệ, chàng theo mật hiệu, bấm nút để xê dịch tảng đá. Nhưng chàng ngạc nhiên, vì tảng đá vẫn trơ trơ không nhúc nhích. Chàng thử đi thử lại mấy lần cũng vẫn thế. Chàng nhìn quanh quẩn không thấy bóng người nào cả. Chàng tự hỏi:

- Không hiểu sao mọi ngày mình vẫn mở được, mà sao hôm nay lại trục trặc thế này? Biết kêu ai bây giờ?

Bỗng chàng vỗ tay lên trán:

- Hay là ông Mạc-Cư giận mình, nên đã đổi mật hiệu, không muốn mình vào nhà nữa?

Nghĩ thế, chàng quay lui, đi lần về phía hang cũ chàng bị nhốt hôm trước. Quả đúng như chàng nghĩ, cánh cửa hang hôm nay để ngỏ. Bước vào, chàng thấy các đồ chàng thường dùng đã để sẵn trên bàn. Một mảnh giấy cài ở trên. Chàng cầm đọc:



Cậu A-Lịch ,



Ông nhà tôi rất buồn vì câu chuyện chiều hôm qua. Xin cậu vui lòng tạm ở lại chỗ cũ ít lâu. Tôi sẽ cho người lo mọi sự cho cậu.



Bà Mạc-Cư.



Đọc xong, chàng lẩm bẩm:

- Thế cũng hay, mình đã từ chối rồi, còn mặt mũi nào mà nhìn nhau, chuyện vãn với nhau được nữa!

Chàng vừa tắm rửa xong, thì cậu bé hôm trước, đem cơm nước đến. Chàng chỉ mỉm cười cám ơn, mà không hỏi han gì hết. Cậu bé vừa đi khuất, chàng dọn cơm ra bàn. Vừa ăn, chàng vừa ngâm nga cho khuây lãng:

- Tình thế đã đến lúc bế tắc, không biết phải giải quyết làm sao đây?

Rồi chàng buột miệng, nói to lên:

- Em Mai Liên ơi! Anh hy sinh tất cả chỉ vì yêu em!

Bỗng chàng ngạc nhiên vì có tiếng động đạt ở hang đá bên cạnh. Chàng đứng dậy nhìn, thì một cái đầu con gái ló sang. Chàng kêu lên:

- Kìa cô Ly-Kim! Cô nấp bên đó làm gì thế? Để dò xét tôi phải không?

Ly-Kim tươi cười, giơ ra một mảnh giấy:

- Nếu em định dò xét ông, thì em đâu có ló đầu qua cho ông thấy? Đây cô chủ em bảo em đưa lá thư này cho ông!

A-Lịch đưa tay nhận mảnh giấy, chăm chú đọc:


Anh A-Lịch ,

Em cảm phục tấm lòng chung thủy của anh đối với Mai Liên. Tuy ba má em rất buồn vì việc này. Xin anh khôn khéo nhẫn nại, em sẽ cố gắng thuyết phục ba má em thông cảm hoàn cảnh của anh.

Người em hằng quý mến anh,

Cát-Tiên.


A-Lịch không dè Cát-Tiên lại có lòng đại độ như thế, chàng sửng sờ một lúc, rồi nói với Ly-Kim:

- Nhờ Ly-Kim về thưa lại với cô Cát-Tiên là tôi hết lòng cám ơn và cảm phục tấm lòng đại độ của cô!

Ly-Kim đã ra về từ lâu mà A-Lịch vẫn còn đứng mân mê mảnh giấy của Cát-Tiên gởi. Chàng thầm nghĩ:

-Cát-Tiên là một cô gái đức độ hiếm có!


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

 Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ    Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 8:52 pm

Chương 5

Ông Mạc-Cư vừa đi làm về đến cửa, thì Cát-Tiên đã chạy ra đón, nàng hớn hở:

- Ba ơi, chú Ba Đôn mới tới, ba à! Mà chú bữa nay khác trước nhiều, ba ơi!

Ông Mạc-Cư choàng vai con đi vào:

- Chú ấy đến hồi 10 giờ kém 10, do tàu đánh cá của ông Kha Lâm phải không con?

Cát-Tiên mở tròn đôi mắt nhìn cha, ngạc nhiên:

- Sao ba biết rõ vậy ba?

Ông Mạc-Cư âu yếm vuốt tóc con:

- Cưng của ba quên rằng, hệ thống tình báo của ba tinh xảo lắm hay sao? Ba còn biết rõ hơn nữa là giọng nói chú con cũng khác trước và chân đi hơi khập khiểng, có phải vậy không ?

Cát-Tiên cười dòn:

- Đúng thế, ba tài tình thật! Nhưng mà con đố biết tại sao giọng chú khác đi, và chân chú khập khiểng không ?

Ông Mạc-Cư cũng cười:

- Điều đó thì chốc nữa ba sẽ biết. Nhưng hồi nãy, nếu không có ba can thiệp, thì nhân viên phòng thủ đã bắt chú con rồi, vì họ không tin!

Hai cha con vừa vào nhà, thì Ba Đôn đã đứng đón trước cửa. Ba Đôn giơ tay chào theo mật hiệu, rồi bắt tay ông Mạc-Cư:

- Lâu quá, không gặp anh chị và cháu. Thời gian vừa qua, em đã gặp vô số chuyện không may, kể từ đêm chị bỏ Manila về đây!

Ông Mạc-Cư chăm chú nhìn Ba Đôn một lúc rồi bảo vợ con:

- Thôi, mẹ con dọn cơm đi, tôi vào tắm rửa rồi ra ngay. Chắc chú Ba cũng đói lắm rồi!

Suốt bữa cơn, ông bà Mạc-Cư và Ba Đô chỉ nói chuyện trong đảo, chứ không đả động đến việc gì quan hệ vì họ không muốn cho Ly-Kim nghe. Cơm nước xong, ba người tản bộ ra sân trước, rồi vào một phòng phía đầu nhà. Ba Đôn tự tay dùng mật hiệu đóng kín cửa, đoạn ngồi xuống kể chuyện:

- Đêm hôm chị vừa đem A-Lịch xuống tàu thì một giờ sau, căn nhà em ở, bị nhân viên an ninh bủa vây tứ phía, may mà em đã đoán trước, nên không ở nhà. Em thoát được, nhưng vì chạy trốn chỗ này qua chỗ khác, không may trợt ngã trẹo chân trái, băng bó cả tháng nay mới đi được đôi chút.

Nói rồi, chàng kéo ống quần lên, chân vẫn còn quấn đầy băng trắng. Ông Mạc-Cư xuýt xoa:

- Bị trật gân hay bị gãy xương?

- Bị trật gân thôi mà còn như vậy, chứ gãy xương thì nay đã cựa quậy chi được! Em còn phải uống thuốc cho đổi giọng nói đi và để râu cho đừng ai nhận diện được... Thấy tình thế không ở nhà lâu được, em phải liên lạc với ông Kha-Lâm, ban đêm em tàng hình lên tàu đi ngay. Ra đến gần đảo, em mới cạo râu đó chứ, anh chị! Chuyến này, chắc em ở lại đây với anh chị luôn!

Ông Mạc-Cư lo lắng:

- Thế ở Manila, người ta biết rõ chính anh chị tổ chức bắt cóc A-Lịch hay sao?

Ba Đôn lắc đầu:

- Họ không biết rõ thế đâu! Họ chỉ biết trong buổi dạ hội hôm ấy có một bà sang trọng đến nói chuyện với A-Lịch, rồi sau đó đem A-Lịch đi mất tích ... nhưng có người biết thêm là trước đó bà sang trọng kia có tới nhà em. Vì thế cơ quan an ninh mới chụp bắt em!

Ông Mạc-Cư vẫn chưa yên tâm:

- Nhưng sau đó, không bắt được chú, thì cơ quan an ninh họ không tìm tòi gì nữa à? Chú có nghe ai nói gì đến tôi không?

Ba Đôn cười:

- Không bắt được em, cơ quan an ninh chìm, nổi vẫn còn tìm tòi, truy nã gắt gao chứ đâu họ có ở yên. Vì thế, em mới phải trốn ra đây!

Còn tên anh, thì nhiều người vẫn nhắc, nhưng họ nhắc đến tên anh là vì kính trọng, coi anh là một nhà ái quốc, chứ không phải là một tướng cướp đi bắt cóc A-Lịch đâu!

Ông Mạc-Cư thở phào nhẹ nhỏm, nhưng ông lại trầm ngâm:

- Vợ chồng anh nghe lời chú bắt A-Lịch về đây. Thế nhưng chả được việc gì, lỡ cơm lỡ cháo hết cả! Bây giờ không biết xử trí thế nào?

Ba Đôn ngạc nhiên:

- A-Lịch không bằng lòng hay sao?

Ông Mạc-Cư nhìn bà:

- Để chị kể cho chú nghe.

Bà Mạc-Cư chậm rải tiếp:

- Anh chị đã theo kế hoạch của chú. Từ ngày đem A-Lịch ra đây, anh chị để cậu ấy ở chung trong nhà, đối xử rất tử tế. A-Lịch cũng thức thời lắm, cậu ta hăng hái tham gia các công việc trong đảo: xem mạch, phát thuốc và dạy vẽ mọi người lớn nhỏ trong đảo biết cách phòng bệnh, trị bệnh... Ai ai cũng mến cậu ấy.

Đối với Cát-Tiên, anh chị thấy A-Lịch càng ngày càng có cảm tình. Khi thì A-Lịch chơi bóng bàn với Cát-Tiên, khi thì hai người dẫn nhau đi dạo chơi ngoài bờ biển, khi thì A-Lịch dạy thêm văn chương cho Cát-Tiên... Chị nghĩ đã đến lúc thuận tiện để ngỏ ý định mình ra, nên chiều hôm kia, nhân lúc vắng người , chị đã bày tỏ tình thật cho A-Lịch hay. Không dè, cậu ấy lại từ chối!

Cậu bảo là cậu không chê Cát-Tiên điểm nào. Trong thời gian gần gũi, cậu nhận thấy Cát-Tiên có nhiều đức tính: dễ thương, trong trắng, hiền lành, nhưng vì cậu đã yêu và đính hôn với cô Mai Liên trước rồi. Cậu nhất quyết giữ lời hứa đó, không thay đổi ... vì thế, cậu chỉ coi Cát-Tiên như một người em gái.

Cậu cũng nói thêm rằng: Nếu cậu như kẻ khác, thì cậu cứ nhắm mắt chấp thuận, để rồi về sau tìm cách thoát thân. Nhưng cậu cho rằng làm như thế là hèn nhát, không quân tử, là tự lừa dối và lừa dối kẻ khác, nhất là lừa dối một tấm lòng trong trắng tốt lành như Cát-Tiên, cậu không muốn!

Ba Đôn ngẩng đầu lên nhìn bà Mạc-Cư:

- Thế hiện giờ A-Lịch ở đâu, sao từ trưa tới giờ, em không thấy?

Bà Mạc-Cư phân trần:

- Cậu ấy ở phòng riêng bên kia. Trước cậu vẫn ở chung với anh chị, nhưng từ chiều qua, sau khi câu chuyện không thành, chị thấy anh buồn quá, nên bảo cậu tạm ở riêng cho tiện!

Ba Đôn ôm đầu nghĩ ngợi một lúc rồi nói:

- Thôi, anh chị cứ yên tâm, từ từ rồi em sẽ giải thích cho cậu ấy rõ, chắc chắn mọi sự sẽ xuôi thuận!

Ông Mạc-Cư bảo Ba Đôn:

- Chú thuyết phục sao được thì thuyết phục nhưng đừng có doạ nạt hay cưỡng ép. Như thế mà được việc cũng chẳng hay ho gì!

Ba Đôn xua tay:

- Không, em không doạ nạt hay cưỡng ép gì đâu! Để từ từ em làm quen với ý đã, rồi em sẽ cho y biết một sự thật, chắc y sẽ buồn rầu ít lâu, nhưng sau đó thì hy vọng mình sẽ được việc.

Bà Mạc-Cư phân vân:

- Chú định nói sự thật gì với cậu ấy mà làm cho cậu ấy buồn ít lâu?

Ba Đôn tỏ vẻ quan trọng:

- Em sẽ cho y biết là cô Mai Liên đã chết rồi!

Cả hai ông bà cùng giật nẩy người:

- Sao? Cô Mai Liên chết rồi à? Vì sao mà cô ấy chết?

Ba Đôn trầm ngâm:

- Sự thật thì không biết cô ấy đã chết hay còn sống. Có điều là từ lúc A-Lịch mất tích thì cô ấy như điên. Ít lâu sau thì nghe nó cô ấy đi đâu mất! Trong nhà đoán, có lẽ cô ấy buồn bã quá rồi quẩn trí tự tử chăng? Nhiều người khác cũng nghĩ như vậy!

Ông Mạc-Cư nhìn bà, thở dài:

- Nếu quả thật cô Mai Liên vì thất vọng mà chết, thì việc mình làm gây tai hại lớn quá!

Ba Đôn buồn bã:

- Tại em cạn nghĩ, nên mới bày mưu kế ấy .

Ông Mạc-Cư đứng dậy:

- Cũng tại anh chị một phần lớn. Vì quá nghĩ đến hạnh phúc con mình mà quên hạnh phúc của kẻ khác. Thôi, việc đã lỡ rồi, từ từ, chúng ta sẽ nghĩ cách giải quyết thế nào cho êm đẹp.



Bây giờ, nếu chú định ở lại đây với anh chị, thì chú cứ nghỉ ngơi ít hôm cho khoẻ đã. Rồi sau đó, anh giao cho chú lo việc phòng thủ cho chu đáo. Linh tính anh cảm thấy sớm muộn gì, chúng ta cũng sẽ bị bại lộ. Hậu quả chưa biết ra sao?

Chú nhớ căn dặn hai chủ tàu đánh cá mình vẫn liên lạc là Kha Lâm và Mã Xinh phải tuyệt đối giữ bí mật về chúng ta. Chú cũng cắt đặt các thuyền đánh cá của mình phải rảo xa xa chung quanh đảo để coi chừng. Anh tin rằng chú sẽ cán đáng được.

Có chú lo thay chuyện đó, anh sẽ đặt trọng tâm vào việc khuếch trương chăn nuôi và trồng trọt, lỡ có chuyện gì thì khỏi chết đói. Anh vừa tìm được một hầm phân dơi khá lớn, mặc sức mà bón cây!

Ba Đôn sốt sắng:

- Vâng, em sẽ hết sức làm vừa ý anh!

TCB53_resize.jpg


Chương 6

Đến giờ đi ngủ mà Ly-Kim vẫn còn gục xuống bàn, khóc sụt sùi. Cát-Tiên lấy làm lạ, kéo ghế ngồi xuống bên cạnh, quàng tay qua vai em, vuốt ve nhè nhẹ:

- Em Ly-Kim ! Em có thể nói thật cho chị hay: tại sao em không bằng làm bạn với chú Ba Đôn ? Chị tưởng em mồ côi cha mẹ, thân nhân không còn ai, thì em lấy chồng để có nơi nương dựa là phải chứ? Chú Ba Đôn, người đứng tuổi, tính nết hiền hoà, chắc sẽ tạo cho em được hạnh phúc, tại sao chú ấy ngỏ ý xin cưới em, em lại không chịu.? Chị khó hiểu quá!

Ly-Kim ngước mắt nhìn Cát-Tiên, mặt đầy nước mắt, mếu máo:

- Chị! Thiệt tình em không chê chú Ba Đôn điều gì, nhưng vì em đã có người yêu ở quê. Tuy hai đứa cùng nghèo, sống nghề chài lưới, nhưng đã ước hẹn vói nhau, sẽ cùng nhau chung sống. Không ngờ mẹ con em bị tai nạn; em lưu lạc vào đây, được ông bà và chị thương như đứa con, đứa em. Em cũng biết vào đây thì khó ra, nhưng em vẫn nuôi hy vọng, một ngày kia, nhờ chị nói giúp, em sẽ được trở về quê với người yêu. Vì thế, khi chú Ba Đôn ngỏ ý xin cưới và ông bà vui vẻ tán thành thì chẳng khác gì sét đánh ngang tai em. Em chết điếng và không biết tính sao?

Em lạy chị, chị hiểu hoàn cảnh éo le của em mà nói với ông bà và chú Ba thông cảm cho em!

Cát-Tiên ôm chặt lấy Ly-Kim, cười lớn:

- Em không chịu thì thôi, chớ ai ép uổng em đâu mà lo quá vậy? Để rồi chị sẽ nói chuyện cho ba má chị và chú Ba hiểu.

Cát-Tiên nắm tay Ly-Kim kéo đứng dậy:

- Có vậy mà cũng hốt hoảng lên. Thôi, đi ngủ đã em! Mọi việc còn có ngày mai mà!

Rồi Cát-Tiên cười rúc rích:

- Kể ra em cũng chung tình với người yêu, chẳng khác gì anh chàng A-Lịch kia vậy!

***

Hôm sau, gần đến giờ cơm trưa, Ly-Kim dọn bàn xong, nàng vào chỗ Cát-Tiên ngồi học, thỏ thẻ:

- Chị Cát-Tiên, em muốn xin chị một việc, không biết chị có vui lòng không?

Cát-Tiên xếp sách lại, nhìn em:

- Việc tối hôm qua, phải không? Chị đang chờ có dịp tiện sẽ nói. Em đừng nôn nóng, mọi sự sẽ xuôi thuận mà, đừng lo!

- Không phải việc ấy đâu chị! Việc ấy để khi nào thuận tiện chị nói cũng được, không sao! Điều em muốn xin chị đây, tuy nó cũng dính dáng đến việc đó chút ít, nhưng khác hơn.

Cát-Tiên nhăn mặt:

- Thì việc gì em cứ nói thẳng ra đi! Khác với không khác, em cứ vòng vo hoài à!

Ly-Kim buồn buồn:

- Chị tha lỗi cho em. Tại em thấy khó nói quá, chớ không phải em không tin chị đâu!

Cát-Tiên làm hoà:

- Thôi, chị không buồn em đâu! Nào em ngồi xuống đây, em muốn gì, em cứ nói đi, chị sẽ liệu cho em.

Ly-Kim ngồi xuống cạnh chị, nhỏ nhẹ:

- Sắp tới giờ cơm trưa rồi, em thấy ngồi ăn chung với chú Ba, em ngượng quá, chắc nuốt không trôi!

Cát-Tiên vỗ vai em:

- Ừ, chị cũng thấy thế. Vậy thì em đem phần cơm vào trong phòng học của chị đây mà ăn. Hay là ăn dưới bếp?

Ly-Kim lắc đầu:

- Em thấy không được ổn lắm, vì sợ chạm mặt chú Ba!

Cát-Tiên cốc nhẹ vào đầu em:

- Vậy thì em tính sao?

Ly-Kim ngần ngại một lát rồi nói:

- Em định xin chị cho em sang ở tạm cạnh phòng ông A-Lịch. Ban ngày em sẽ sang đây làm việc, đến giờ cơm em đem cơm về bên đó ăn!

Cát-Tiên xua tay:

- Không! Chị không chịu đâu! Em sang ngủ bên đó, rồi để chị một mình đây sao? Không có em , chị buồn chết!

Ly-Kim nài nỉ:

- Không, em chỉ xin chị cho em sang ở tạm ít hôm thôi cho câu chuyện nguôi dần đi, rồi em sẽ về lại với chị... Với lại..buổi sáng ...buổi chiều nào, em cũng sang đây với chị mà!

Cát-Tiên ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:

- Thôi được, chị đành chiều ý em. Nhưng mà nội trong mười hôm thôi nghe em! Lâu quá, chị không chịu đâu!

Chưa biết câu chuyện sẽ ra sao, nhưng Ly-Kim cũng hứa để vừa lòng Cát-Tiên:

- Được mà chị! Hễ nguôi nguôi là em trở lại với chị liền hà!

Trưa hôm ấy, đến bữa cơm, không thấy Ly-Kim ra ăn, bà Mạc-Cư hỏi Cát-Tiên:

- Ly-Kim ốm hay sao mà không thấy nó ra ăn cơm?

Cát-Tiên nhìn chú Ba Đôn, cười khúc khích:

- Cô ả mắc cở với chú Ba nên không chịu ra ăn chung!

Ông Mạc-Cư trừng mắt nhìn con gái, gắt:

- Cát-Tiên! ăn nói đàng hoàng con!

Cát-Tiên bị mắng, xịu mặt xuống. Bà Mạc-Cư vội nói dịu với con:

- Nó nói chuyện với con làm sao? Con cứ thuật lại rõ ràng cho ba má và chú con nghe đi. Nó có ưng thuận không?

Cát-Tiên vẫn còn dỗi, nhưng sợ ba má mắng, nàng nhỏ nhẹ:

- Ly-Kim bảo với con là nó đã có người yêu ở quê, hai đứa đã ước hẹn với nhau, chẳng may nó bị nạn trôi giạt vào đây. Nó nói nó kính trọng chú Ba, nhưng không yêu chú. Nó muốn xin ba má ít lâu nữa, cho nó trở về quê với người yêu của nó.

Ba Đôn nghe nói vậy, lộ vẻ buồn. Ông Mạc-Cư an ủi:

- Thôi, chú Ba! Nó đã có người yêu rồi thì để tôi làm mai cho chú đám khác. Trong đảo này còn 3, 4 đứa đẹp hơn, ngoan hơn con Ly-Kim nhiều!

Ba Đôn mỉm cười, gượng gạo:

- Thôi, anh chị ạ! Chuyện vợ con, tạm thời "xì-tốp" lại đã, để sau sẽ hay!

***

A-Lịch đi khám bệnh về thui thủi một mình, chàng bước chầm chậm về "phòng tù" của chàng. Từ hôm chàng từ chối tình yêu Cát-Tiên, ngày ngày , chàng làm việc như cái máy: sáng đi, trưa về, chiều đi, tối về, chàng tìm quên lãng trong công việc. Nhìn đoàn trẻ thơ chăm chú nghe chàng dạy vẽ, mắt chúng mở to , miệng hé mở, thỉnh thoảng lại "ngoác" ra cười rất hồn nhiên vô tội, chàng say sưa thích thú và quên hết mọi buồn bã lo lắng. Nhưng ...đêm đến, chàng cảm thấy đêm dài như vô tận, nên chỉ mong cho trời mau sáng...

Trưa hôm nay, như thường lệ, chàng đi làm về . Nhưng vừa bước chân vào, chàng bỗng nghe có tiếng "lịch kịch" trong phòng bên cạnh như có người nào đang làm gì ở đó. Chàng dẹp tính tò mò, bình thản bước vào phòng mình. Trên mặt bàn đá, bữa cơm trưa đã để sẵn. Chàng đi thay áo rồi "một mình một chiếu" ngồi vào bàn ăn. Vừa ăn , chàng vừa để mắt nhìn về phía cửa tò vò ăn thông sang phòng bên kia đã bị đóng kín lại từ hồi nào. Quả nhiên như chàng dự đoán, cánh cửa hé mở như ngập ngừng, rồi được mở hẳn ra: Ly-Kim hiện ra mỉm cười nhìn chàng:

- Chào ông A-Lịch! Ông dùng cơm một mình có buồn không?

A-Lịch vui vẻ:

- Cô độc một mình cũng quen rồi cô ạ! Cô làm gì bên đó mà nghe "lịch kịch" cả buổi vậy? Có phải cô đến dò xét tôi không?

Ly-Kim nhăn mặt:

- Sao ông cứ gán cho em chữ "dò xét" hoài vậy? Nếu em định dò xét ông, thì chắc chắn em đã không làm một tiếng động nào hết!

A-Lịch cười làm hoà:

- Tôi nói chơi cho vui vậy, cô đừng buồn. Tôi biết rõ cô không có ác ý gì với tôi cả mà!

Ly-Kim tươi nét mặt:

- Bây giờ em ra ở đây luôn. Hồi nãy, ông nghe tiếng "lịch kịch" bên này, là em đang quét dọn phòng và sắp đặt lại để ở.

A-Lịch ngạc nhiên:

- Tại sao cô lại ra ở đây? Có chuyện gì mới xảy ra trong nhà ông bà chủ sao cô?

Ly-Kim buồn bã, nhìn ra cửa, nước mắt long lanh:

- Chuyện xảy ra cho ông bà chủ thì không phải mà xảy ra cho em...

A-Lịch càng tò mò hơn:

- Chuyện làm sao, cô có thể cho tôi biết được không?

Ly-Kim lau nước mắt, nói thật nhỏ:

- Chú Ba Đôn muốn cưới em mà không chịu. Vì thế, em sợ ở luôn trong nhà ông chủ sẽ xảy ra điều gì bất trắc chăng, nên em xin cô Cát-Tiên cho em ra ăn ngủ đây, ban ngày, em chỉ vào làm việc trong đó thôi.

A-Lịch chăm chú nhìn Ly-Kim, chàng thấy Ly-Kim là con nhà chài lưới, sắc đẹp cũng tầm thường, học hành ít...không hiểu sao, nàng lại từ chối một mối tình có lẽ quá xứng đáng đối với nàng...

Thấy A-Lịch trầm ngâm suy nghĩ, Ly-Kim hình như đoán được ý chàng:

- Có lẽ ông cho rằng: con nhà chài lưới như em mà được chú Ba Đôn yêu thì quá tốt rồi, tại sao em lại không thuận, phải không ông?

A-Lịch đỏ mặt, thấy cô gái quá thông minh, đọc được ý tưởng trong đầu óc mình, chàng mắc cỡ:

- Cô nghĩ lầm rồi, tôi đâu dám so sánh như vậy! Có điều, tôi cũng lấy làm lạ, tại sao cô từ chối?

Ly-Kim nghẹn ngào, giọng nói như trách móc:

- Ông cũng đang ở trong tình trạng như em, mà ông không hiểu gì hết. Ông từ chối hôn nhân với cô chủ em, vì ông đã yêu cô Mai Liên . Em cũng thế, em cũng đã có người yêu rồi, dù người yêu của em nghèo nàn, ít học, kém cỏi, em cũng không thể quên chàng. Nếu chú Ba Đôn có làm chủ cả hải đảo này đi nữa thì đối với em cũng vẫn thế, không có gì lay chuyển lòng em được!

A-Lịch vỡ lẽ, chàng phân trần:

- Tôi cảm phục cô lắm và tôi thành thật xin lỗi cô. Sở dĩ hồi nãy tôi nghĩ thế là vì tôi lầm tưởng cô chưa có người yêu, chứ tôi đâu dám đánh giá rẻ cô!

Lòng tự ái được vuốt ve, Ly-Kim trở lại trạng thái bình thường, nàng tỏ vẻ lo lắng:

- Hải đảo này dễ vào khó ra, bây giờ em không biết tính sao đây? Sở dĩ em xin ra ở cạnh phòng ông, vì em nhận thấy, em cũng ở trong một hoàn cảnh như ông. Em mong sẽ được ông giúp đỡ ý kiến để yên tâm. Em là con gái yếu hèn, sợ sệt, đâu có thể giữ được bình tĩnh như ông!

A-Lịch thương hại, trấn an cô:

- Cô cứ yên tâm, tôi thấy ông bà Mạc-Cư là người phúc hậu, mặc dầu chúng ta không làm vừa ý ông bà, nhưng chắc chắn không phải vì thế mà ông bà đối xử tàn tệ với chúng ta. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy ông bà Mạc-Cư đang ở trong thế kẹt, không biết phải xử trí cách nào với chúng ta!

Tha cho chúng ta về, thì công việc của ông và các đồng chí ông, có ngày sẽ bị bại lộ, dù chúng ta cố sức giữ kín. .. Mà giữ chúng ta lại đây luôn, thì tội nghiệp cho chúng ta quá, trừ phi ...

Ly-Kim ngây thơ hỏi:

- Trừ phi sao ông?

A-Lịch cười:

- Trừ phi người yêu của cô sang đây ở với cô luôn và Mai Liên cũng ra ở với tôi!

Ly-Kim đỏ mặt:

- Nhưng còn cha mẹ, anh chị người ta thì sao? Làm sao giấu họ được? Không lẽ cho người đến bắt cóc một mình anh ấy thôi ư?

A-Lịch phân giải:

- Đó là thiển ý của tôi nói ra cho vui vậy, chứ chưa chắc đã thực hiện được. Nhiều lúc tôi nghĩ vấn đề thật nan giải, nhưng tôi tin rằng: việc chúng ta không giải quyết nổi, thì Chúa vẫn giải quyết được cách dễ dàng. Cô có tin như vậy không?

Ly-Kim tươi nét mặt, nhìn lên cao, giọng tha thiết:

- Vâng, em vẫn tin như thế. Từ ngay em bị nạn lưu lạc vào đây, em hằng cầu xin và trông cậy Chúa giúp đỡ em!

A-Lịch chợt nhìn đồng hồ, bảo Ly-Kim:

- Gần 2 giờ 30 rồi cô, chúng ta tạm gác câu chuyện để đi làm việc đã. Công việc làm cho chúng ta vui vẻ, quên hết mọi ư tư, phải không cô?

Ly-Kim mỉm cười, gật đầu:

***

Buổi chiều, A-Lịch đi làm về, nét mặt chàng buồn xo. Ly-Kim đang quét dọn lá khô trước cửa hang, ngạc nhiên hỏi:

- Ông vừa gặp điều gì buồn phải không ông A-Lịch ?

A-Lịch nhìn sâu vào mắt cô gái:

- Phải, cô Ly-Kim ạ! Tôi vừa nghe chú Ba Đôn cho biết một tin hết sức buồn. Không biết thật hư thế nào, mà trong lòng tôi nôn nao ghê quá!

Ly-Kim theo A-Lịch vào phòng:

- Chuyện buồn thế nào, ông có thể kể cho em nghe được không?

A-Lịch kéo ghế mời Ly-Kim:

- Cô ngồi xuống đây, đợi tôi một lát.

Chàng đi vào phòng tắm thay áo, rồi bước ra ngồi đối diện với Ly-Kim; buồn rầu thuật lại:

- Mấy hôm đầu tôi ra riêng ở đây, ông Mạc-Cư cố tránh không gặp tôi, chắc ông bực tức tôi về chuyện đó. Nhưng vài hôm nay, ông trở lại vui vẻ chuyện trò với tôi. Ông bảo tôi:

"Vợ chồng tôi rất cảm phục tấm lòng chung thủy của cậu. Chúng tôi không nài ép gì cậu nữa đâu. Tuy nhiên, cậu cũng biết là hiện thời chúng tôi đang ở trong tình trạng tiến thối lưỡng nan. Để thư thả, chúng tôi sẽ thu xếp cho cậu được như ý. Có điều là chúng tôi muốn mời cậu vào ở lại với chúng tôi cho vui, và luôn thể chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận để tìm một giải pháp sao cho ổn thoả cả hai bên..."

Tôi nghe nói thế cũng rất mừng, nhưng tôi thấy việc vào ở chung lúc này không tiện, vì biết đâu, tôi sẽ yếu hèn mà sa ngã chăng? Cô cũng rõ là tôi vẫn cảm phục Cát-Tiên, nhưng tôi không yêu. Nếu có điều gì lỡ lầm, thì sau này tôi biết ăn nói làm sao với Mai Liên ?

Ly-Kim trìu mến nhìn A-Lịch :

- Em phục ông ở chỗ đó. Ông suy tính xa như vậy là phải lắm. Rồi ông trả lời thế nào với ông chủ?

A-Lịch mỉm cười:

- Tôi dùng kế hoãn binh, thưa với ông: Cháu đang bào chế mấy thứ thuốc cần dùng trong đảo, khi xong, cháu sẽ xin vào.

Ly-Kim tỏ vẻ thắc mắc:

- Như vậy thì có gì đâu mà ông lại có vẻ buồn rầu?

A-Lịch thở dài:

- Tại vì chú Ba Đôn vừa cho tôi hay là chú ở Manila mới ra đây được nửa tháng nay. Hôm chú còn ở nhà, thì chú đã nghe tin là Mai Liên mất tích!

Ly-Kim tròn đôi mắt:

- Chú ấy bảo là Mai Liên mất tích?

A-Lịch buồn rầu:

- Phải, chú ấy bảo là Mai Liên mất tích, người nhà đã phải tìm kiếm khắp nơi mà không thấy. Có người lại nghĩ rằng Mai Liên tuyệt vọng đã liều chết rồi!

Ly-Kim oà khóc nức nở:

- Thế ông có tin như vậy không?

A-Lịch ngạc nhiên vì thấy Ly-Kim khóc:

- Tôi thì nửa tin nửa không. Mai Liên với tôi biết nhau đã gần hai năm, tôi thấy Mai Liên can đảm hiếm có. Nhiều lúc nàng còn bình tĩnh hơn tôi nữa là khác. Nhưng biết đâu. ..

Ly-Kim nước mắt vẫn chan hoà, ngẩng đầu nhìn A-Lịch. A-Lịch tiếp:

- Nhưng biết đâu, vì thấy tôi mất tích bất ngờ, nàng đâm ra tuyệt vọng chăng?

Ly-Kim lắc đầu. A-Lịch nóng nảy hỏi:

- Tại sao cô lắc đầu? Tại sao cô lại khóc?

Ly-Kim không trả lời câu A-Lịch vừa hỏi, nàng hỏi lại A-Lịch:

- Thế chú Ba Đôn sau khi cho ông biết là cô Mai Liên mất tích, có nói thêm gì với ông nữa không?

A-Lịch trầm ngâm:

- Chú ấy khuyên tôi nên quên chuyện cũ đi mà kết hôn với Cát-Tiên để nối nghiệp ông Mạc-Cư ở đây.

Ly-Kim hai tay ôm lấy ngực, hét lên:

- Chú ấy khuyên ông nên kết hôn với cô Cát-Tiên?

A-Lịch sửng sốt vì cử chỉ của Ly-Kim, chàng trả lời cụt ngủn:

- Phải!

- Nhưng ông có bằng lòng không? Ông tin rằng Mai Liên đã chết thật rồi ư?

- Thì tôi đã bảo cô là tôi chưa tin hẳn như vậy! Và tôi cũng ậm ừ cho qua chuyện, vì tin Mai Liên chết đối với tôi như một tiếng sét đánh, làm sao tôi quyết định ngay được?

Ly-Kim như người mê sực tỉnh, nàng lau nước mắt bảo A-Lịch:

- Em đã nghe ông kể chuyện về cô Mai Liên làm cho em cảm mến cô ấy lắm. Em cứ sợ ông tin theo Ba Đôn rồi quên mất mối tình chung thủy. Theo em nghĩ có khi đây là một mưu cơ của Ba Đôn nhằm làm tiêu tan hy vọng của ông để ông quên người cũ, chứ câu chuyện chưa chắc đã có thật!

A-Lịch reo lên vì nhận xét khá thông minh của cô gái. Bất ưng chàng nắm chặt lấy bàn tay mềm mại của Ly-Kim:

- Cám ơn cô đã soi sáng cho tôi! Nhận xét của cô thật là chính xác; vậy mà từ chiều đến giờ, tôi vẫn u mê, buồn bã vì cái tin đó!

Ly-Kim trong một phút sửng sờ, để yên bàn tay trong nắm tay cứng chắc của A-Lịch , nhưng đột nhiên nàng vội rút tay ra, mỉm cười e thẹn:

- Ông làm như em là một nhà tiên tri không bằng! Em nhận xét vậy, chẳng qua là theo linh khiếu của một người đàn bà thôi!

A-Lịch vẫn còn xúc động:

- Cô Ly-Kim ! Cô thật là một cô gái hiền, ngoan và thông minh, đảm đang mọi mặt. Ai cưới được cô thật là diễm phúc!

Ly-Kim giẫy nẩy:

- Ông cứ ngạo em hoài! Em là con nhà chài lưới, quê mùa mà đảm đang nỗi gì?

Biết đứng lại trò chuyện thêm, nàng sẽ còn nghe nhiều lời khen tặng nữa, Ly-Kim đứng lên:

- Thôi, em xin phép về phòng để ông dùng cơm kẻo nguội mất!

Nói rồi, nàng bước nhanh ra cửa. A-Lịch mỉm cười nhìn theo bóng dáng hiền dịu đang thoăn thoắt đi như chạy trốn.


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

 Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ    Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 8:56 pm

Chương 7

Tuy có A-Lịch an ủi, nâng đỡ tinh thần, nhưng Ly-Kim vẫn nơm nớp lo sợ không yên. Nàng chỉ sợ Ba Đôn vì quá si tình nàng mà ông bà Mạc-Cư phải làm áp lực để ép duyên nàng. Nếu như thế, thì đời nàng sẽ đi về đâu? Lời ước hẹn năm xưa, sẽ tan như mây khói hay sao? Nhiều đêm, nàng thao thức mãi vì những ý nghĩ đó, có đêm nàng chỉ chợp mắt được vài giờ thì trời đã sáng.

Đêm nay cũng thế, nàng không ngủ được, vì hồi chiều, lúc nàng vừa xách "gà-mên" đồ ăn ra khỏi cửa đá, thì chợt gặp Ba Đôn đi làm về. Nàng cúi đầu chào, nhưng Ba Đôn lại đăm đăm nhìn nàng cách rất buồn bã. Vì cái nhìn ấy, nàng đâm lo sợ nuốt không trôi bữa cơm chiều. Nỗi lo lắng xâm nhập tâm tư nàng, khiến nàng hồi hộp chờ đợi tai nạn xảy tới.

Nằm lặng nghe gió thổi rì rào, lá khô rơi xào xạc trước cửa hang và sóng biển đập ì ầm xa xa, nàng ứa nước mắt khóc thương số phận hẩm hiu của mình vô phương giải cứu!

Vừa chợp mắt được một lúc, thì nàng bỗng choàng đậy, vì có tiếng A-Lịch vừa gọi nho nhỏ, vừa gõ "cạch cạch" nơi tấm cửa tò vò:

- Cô Ly-Kim ! Cô Ly-Kim ! Cô dậy chưa?

Ly-Kim đằng hắng lên tiếng trả lời. Nàng đứng dậy đi rửa mặt vội vàng, rồi chạy lại mở cửa, hỏi vọng sang:

- Ông A-Lịch, có việc gì vậy ông?

A-Lịch đã đứng sẵn bên kia, tay cầm một lá thư chìa sang cho nàng, nói nhỏ:

- Có lá thư này lạ lắm! Sáng nay tôi dậy, thấy ai cột vào một cục đá quăng vào phòng tôi từ hồi nào không rõ. Có lẽ lúc quá nửa đêm chăng?

Ly-Kim run run giơ tay cầm lấy lá thư. Trời đã sáng hẳn, nàng có thể đứng đó mà đọc:



Cùng ông A-Lịch và cô Ly-Kim.

Trước hết tôi xin tự giới thiệu: tôi là Huy Sinh, nhân viên an ninh quốc gia ở Manila.

Từ ngày ông bị bắt cóc, tôi được lệnh dò xét, điều tra công việc. Ít lâu sau, tôi đã tìm được dấu vết... Hiện nay, tôi đã có mặt trên đảo này. Hoàn cảnh ông và cô Ly-Kim tôi đã rõ hết.

Tôi xin ông và cô yên tâm chờ đợi. Chỉ trong vài hôm nữa tôi sẽ có cách để giải thoát ông và cô ra khỏi đây bình an. Trong lúc chờ đợi, xin ông và cô tuyệt đối giữ bí mật. Nếu bại lộ thì tính mạng của ông và cô chắc bị nguy!

Đây là lá thư đầu tiên, tôi trình bày để ông và cô tin tưởng. Vài hôm nữa, khi có quyết định mới, tôi sẽ thông báo sau.

Huy Sinh



Ly-Kim đọc xong, reo lên:

- Ồ! Ông Huy Sinh!

A-Lịch ngạc nhiên:

- Cô cũng biết ông Huy Sinh à?

Ly-Kim đưa lá thư lại cho A-Lịch, lắc đầu:

- Không! Em không biết ông ta, em vừa định hỏi ông xem ông Huy Sinh là ai?

A-Lịch cẩn thận châm lửa đốt bức thư, rồi bảo Ly-Kim :

- Ông Huy Sinh là một nhà thám tử đại tài ở Manila. Ông đã khám phá được nhiều vụ án rất tài tình. Tôi chỉ nghe tên chứ chưa hề biết mặt ông ta.

Ly-Kim nhìn A-Lịch, phân vân:

- Bức thư này có đáng tin không ông?

A-Lịch mỉm cười nhìn Ly-Kim:

- Không biết cô nghĩ thế nào, chứ tôi thì tôi tin chắc là thư của ông Huy Sinh thật. Vì tôi đã nghe danh ông ta: tài trí, gan dạ, mạo hiểm. Chắc chắn là ông ta đang có mặt ở đây!

Ly-Kim tươi nét mặt:

- Nếu ông tin, thì em cũng tin!

Rồi nàng chấp tay trước ngực, nhìn lên cao cầu khẩn:

- Lạy Chúa, xin cho chúng con được thoát khỏi nơi đây bình an!



***



Từ hôm được lá thư bí mật của Huy Sinh, A-Lịch và Ly-Kim phập phồng chờ đợi. Bề ngoài, họ cố giữ nét mặt bình thường, nhưng trong lòng họ vui sướng như người bị tù đày sắp đến ngày mãn hạn. Họ mong ngày mong đêm qua mau cho chóng đến ngày được giải thoát.

Và cũng từ hôm đó, sáng nào Ly-Kim cũng thức dậy sớm, vừa rửa mặt xong, nàng vội vàng mở cửa tò vò hỏi thăm A-Lịch xem đêm vừa qua, có tin gì của Huy Sinh bí mật đưa vào không.

Sáng nay, như thường lệ, nàng vừa mở cửa nhìn sang, đã thấy A-Lịch tươi cười đứng sẵn đó, tay cầm một bức thư và một gói giấy lớn. Ly-Kim cầm lấy lá thư đọc vội vàng:



Cùng ông A-Lịch và cô Ly-Kim ,



Nửa đêm ngày 15 sắp tới sẽ có một chiếc tàu của chính phủ, bí mật cập bến đảo này. Bến đó, ông và cô đã biết rồi. Vậy vào khoảng 11 giờ đêm hôm đó, ông và cô giả dạng bà Mạc-Cư và cô Cát-Tiên, hai mẹ con đi dạo mát ra bờ biển, rồi đi lần về phía bến, sẽ có người đưa ông và cô lên tàu.



Lúc đi đường, nếu có ai hỏi, cô Ly-Kim sẽ trả lời:"Đêm nay trăng rằm đẹp quá, mẹ con ta đi dạo mát một vòng cho vui".



Nhớ đừng nói chuyện lớn tiếng, kẻo lộ hình tích. Đây tôi gởi ông và cô, hai tấm mặt giả của bà Mạc-Cư và cô Cát-Tiên cùng với áo xống của họ. Hãy đợi đến đêm mới nên mở gói này ra mang thử vào cho quen.



Xin nhắc lại: ngày 15, lúc 11 giờ đêm. Nếu không nhớ ngày 15 là ngày nào, cô Ly-Kim hãy xem lịch treo trong nhà ông Mạc-Cư cho chắc.



Xin y lời.



Huy Sinh



Ly-Kim đọc xong, sung sướng đến ứa nước mắt, nàng nhìn cái gói trong tay A-Lịch:

- Có phải cái gói đó không ông?

A-Lịch giơ cao lên cho Ly-Kim xem:

- Chắc phải, nhưng tôi chưa dám mở ra, vì ông ta dặn phải đến đêm mới được.

Ly-Kim gật đầu:

- Phải, mình chưa nên mở ra xem lúc này. Ông hãy giấu kỹ đi, tối hãy hay. Có điều không biết mấy cái mặt giả có giống bà Mạc-Cư và cô Cát-Tiên không?

A-Lịch trao cái gói cho Ly-Kim :

- Nếu cô muốn biết cho rõ, cô hãy mở xem một tí, để tôi canh chừng cho.

Ly-Kim khoát tay:

- Thôi, thôi, em nói vậy, chứ xem bây giờ lỡ có chuyện chi thì hỏng hết mọi việc!

A-Lịch cúi xuống nhét lá thư vào đế giày, rồi đứng lên hỏi Ly-Kim:

- Cô có nhớ hôm nay là ngày mấy không? Từ lúc tôi ra đây đến giờ, một hai khi tôi chỉ nhớ thứ mấy trong tuần, chứ không nhớ ngày tháng gì hết!

Ly-Kim bật cười:

- Em cũng chả nhớ nữa, mặc dầu ngày nào cũng chính tay em bóc một tờ lịch. Để tí nữa em vào xem rồi trưa em cho ông hay.



***



Trưa hôm ấy, Ly-Kim đi làm về nói với A-Lịch:

- Em xem lịch rồi: hôm nay là thứ tư, ngày 12.

A-Lịch ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi lại:

- Hôm nay là thứ tư à? Tôi nhớ như là thứ ba sao mà? Mới chủ nhật đây mà nay đã thứ tư rồi sao?

- Ngày nào em cũng đi làm hết, em đâu có nhớ ngày nào là chủ nhật? Hồi nãy em có ý cho chắc chuyện, em hỏi cô Cát-Tiên, cô cũng bảo em hôm nay là thứ tư.

A-Lịch gật đầu:

- Như vậy chắc là đúng rồi, có lẽ tôi nhớ sai!

Rồi chàng lẩm nhẩm tính:

- Hôm nay thứ tư, 12. 15 tức là thứ bảy. Vậy là còn ba ngày nữa!

Ly-Kim phụ hoạ:

- Vâng, còn ba ngày nữa!

Tối đến, cơm nước xong, A-Lịch trông chừng cho Ly-Kim mở gói. Nàng ngạc nihên vì đúng là áo mặc thường ngày của bà Mạc-Cư và cô Cát-Tiên mà nàng vẫn giặt ủi, và hai mặt giả thì giống bà Mạc-Cư và cô Cát-Tiên như đúc. Cô vội gọi A-Lịch:

- Ông A-Lịch ơi, vào xem!

A-Lịch nhìn hai bên cửa, chắc không có ai rình mò, chàng mới bước vào xem..Thấy đúng mọi sự như lời dặn trong thư, chàng mừng rỡ cầm lấy mặt giả bà Mạc-Cư và áo xống của bà, rồi giao phần kia cho Ly-Kim:

- Thôi, bây giờ chúng ta ai phần nấy, mặc vào thử xem. Cô nhớ vặn đèn nhỏ và che cửa lại nghe!

Rồi chàng tươi cười:

- Đối với cô, trá hình thành cô Cát-Tiên thì quá dễ, chứ tôi là đàn ông mà trá hình thành bà Mạc-Cư, chắc phải tập dượt lâu mới được. Nào là dáng đi phải uyển chuyển dịu dàng, khoan thai thướt tha. Chân bước đi phải nhẹ nhàng chú không được đi "độp độp" như lính...

Ly-Kim nhăn mặt cười:

- Thôi, xin ông! Ông tả dáng đi đàn bà nghe hay quá!

A-Lịch lấy giấy che cửa, vặn nhỏ ngọn đèn, rồi lấy mặt giả ra mang vào. Chàng lấy áo mặc và lấy khăn trùm đầu lại. Soi vào gưong, chàng suýt bật cười, ngạc nhiên: quả thật là bà Mạc-Cư hiện hình! Chàng nhẹ nhàng đi lại trong phòng. Một lát sau, chàng gõ cửa nhè nhẹ gọi Ly-Kim. Cửa bật mở, một Cát-Tiên hiện ra. Vừa thấy A-Lịch trong bộ mặt bà Mạc-Cư, nàng mở tròn đôi mắt, hai tay ôm lấy ngực:

- Hú vía, nếu em không nhớ ra thì em cứ tưởng là bà Mạc-Cư thật!

A-Lịch cười, nói đùa:

- Tôi cũng vậy, cứ ngỡ là cô Cát-Tiên sang chơi đó chứ!

Chàng ngắm nghía Ly-Kim một lúc rồi bảo:

- Được lắm, cô Ly-Kim ạ! Bây giờ cô xếp dọn cất kỹ để đi ngủ. Tôi tập thêm một lúc cho quen dần.

Đêm đó, cả hai đều không ngủ được vì lòng họ tràn ngập vui sướng!



***



Thứ năm, thứ sáu rồi đến thứ bảy. Hai người đều cảm thấy hồi hộp, vừa lo, vừa trông đợi. Trưa thứ bảy, đi làm về, Ly-Kim nói với A-Lịch:

- Tối nay, chúng ta thoát khỏi nơi này rồi, em không luyến tiếc gì hết. Có điều, ra đi mà không để laị một vài chữ giã biệt ông bà Mạc-Cư và cô Cát-Tiên, em thấy bất lịch sự và vô ơn quá! Dầu sao, em cũng đã mang ơn ông bà và cô Cát-Tiên rất nhiều. Không biết ông nghĩ sao?

A-Lịch gật đầu:

- Tôi cũng đang định bàn chuyện với cô đây. Tôi nghĩ chúng ta mỗi người viết một lá thư, đại ý nói, mình vì hoàn cảnh phải trốn thoát nơi đây, nhưng mình hứa sẽ không bao giờ tiết lộ bí mật dù phải chết. Đàng khác mình cũng hết lòng cám ơn ông bà đã đối xử rất độ lượng với mình v.v..

Ly-Kim thắc mắc:

- Ý ông định viết như vậy, phải lắm. Nhưng em sợ là nay mai đây, nếu chính phủ quyết định việc gì liên can đến đảo này thì sao? Mình có mang tiếng là đã tiết lộ bí mật ra không?

A-Lịch lắc đầu:

- Mình cứ giữ đúng theo lời hứa của mình thôi. Còn việc cơ quan an ninh của chính phủ khám phá ra thì mặc họ chứ, đâu phải tại mình tiết lộ? Việc phải đến sẽ đến, chắc khi ấy ông bà cũng sẽ rõ là không phải tại tụi mình khai báo.

Thôi, cô cứ yên tấm viết thư đi. Tối nay, trước khi đi, chúng ta sẽ để lá thư ấy lại trên bàn.

Hai người chia tay nhau đi viết thư. A-Lịch viết vắn tắt mấy hàng:



Kính Ông Bà và Cô,

Cháu đột ngột trốn khỏi nơi này mà không dám cáo biệt ông bà và cô, mong ông bà và cô thông cảm hoàn cảnh éo le mà thứ lỗi cho cháu. Tuy vậy, cháu xin lấy danh dự mà hứa với ông bà và cô là cháu sẽ không bao giờ tiết lộ những điều mà cháu đã nghe thấy ở đây và ngay tên đảo này , cháu cũng sẽ không đả động tới. Xin ông bà và cô tin lời cháu.

Kính thư,

A-Lịch

Bức thư của Ly-Kim viết dài hơn:

Kính thưa Ông Bà,

Cháu không may bị lưu lạc vào đây, được ông bà thương yêu như đứa con . Ơn ấy cháu đời đời ghi tâm khắc cốt và không biết lấy gì đền đáp được. Cháu hằng cầu xin Chúa ban nhiều ơn lành cho ông bà, để trả ơn ấy thay cho cháu.

Nay cháu từ biệt nơi đây mà không dám nói sự thật cho ông bà hay biết, cháu thật có lỗi lớn, cháu mong ông bà thông cảm mà tha thứ cho cháu.

Cháu xin cam kết với ông bà là cháu sẽ tuyệt đối giữ bí mật tất cả mọi sự về đảo này. Cháu hứa chắc như thế, nếu có phải chết, để giữ trọn lời hứa đó thì cháu cũng sẽ vui lòng. Cháu cầu mong ông bà hiểu lòng cháu và tha thứ cho cháu .

Ly-Kim



Chị Cát-Tiên yêu quí,

Em muốn viết vài hàng riêng để từ giã chị. Em ra đi, không có một lời nói với chị, thật là có lỗi. Từ ngày em lưu lạc vào đây, được chị thương yêu như một đứa em, em rất lấy làm cảm kích, không biết lấy gì tỏ lòng biết ơn chị cho hết được. Mong chị thấu rõ hoàn cảnh của em mà tha thứ và cầu nguyện cho em. Phần em, ngày đêm, em vẫn không bao giờ quên người chị mà em yêu kính suốt đời.

Em cầu chúc chị được mọi điều an vui, hạnh phúc.

Em của chị

Ly-Kim


***

Cơm tối xong, cả hai tắt đèn, giả bộ đi ngủ sớm, để cải trang. Ly-Kim trao lá thư của nàng cho A-Lịch bỏ chung trên bàn trong phòng chàng.

Ngoài trời, trăng đã lên cao, chiếu ánh sáng mờ nhạt xuống trên núi đồi, cỏ cây. Gió thổi nhè nhẹ từ biển vào nghe lành lạnh. Lá khô rơi xào xạc trước cửa hang. Nhìn ra ngoài, không một bóng người qua lại. Vạn vật như đắm chìm trong giấc ngủ chỉ còn nghe tiếng côn trùng rỉ rả một bài ca vô tận.

Hai người hồi hộp, chờ đợi giờ quyết định đến. Chốc chốc, A-Lịch lại xem đồng hồ đeo nơi tay, rồi báo cho Ly-Kim biết: 10 giờ ..10 giờ 15 .. 10 giờ 30 ...10 giờ 45 ...rồi 11 giờ! Cả hai hồi hộp ra gần cửa nhìn hai bên, thấy không có một bóng người nào, họ mới yên trí nhè nhẹ xô cửa bước ra. Họ đứng nhìn nhau một lúc: đúng là hai mẹ con bà Mạc-Cư! Cả hai thong thả rảo bước vế phía bờ biển. Họ đi sát vào nhau, không ai dám nói với ai một lời. Đi được một quãng khá xa, thấy mọi vật yên tĩnh, không có gì khả nghi, Ly-Kim mới khẽ bảo A-Lịch:

- Em lo quá!

A-Lịch trấn an:

- Cô cứ yên trí, mọi sự sẽ êm thuận mà! Nếu cô thiếu bình tĩnh thì nguy lắm. Lỡ có ai hỏi, làm sao cô trả lời được? Cô cứ tập trung ý chí, thở từng hơi dài, là hết sợ ngay!

Ly-Kim vâng lời thi hành liền. Một lúc sau, cả hai đi vào dưới tàn cây rậm rạp, chỗ có con đường bí mật từ ngoài biển ăn thông vào đảo. Họ nhìn ra khơi: không thấy tàu bè nào đậu ngoài khơi cả. Nhìn chung quanh, cũng chỉ thấy cây cối um tùm, chứ không thấy gì lạ. Cả hai ngạc nhiên, phân vân không hiểu nguyên do làm sao. Bỗng một tiếng "đằng hắng" nổi lên, cả hai giật mình sợ hãi sửng tóc gáy...mắt chăm chăm nhìn về phía có tiếng đằng hắng vừa rồi. Từ sau một thân cây, một bóng người bước ra. Cả hai sựng lại, Ly-Kim run rẩy, hai chân nàng chực qụy xuống. A-Lịch vội vàng đỡ lấy nàng. Bóng người đến gần..một ánh lửa loé lên, Ly-Kim thảng thốt kêu:

- Trời! Chú Ba Đôn!

Bóng đen lạnh lùng:

- Phải! Ba Đôn đây! Cô cậu định trốn thoát khỏi đảo này phải không? Tôi biết cô cậu trá hình thành mẹ con bà Mạc-Cư, ra đây rồi có tàu bí mật đến đón...Nhưng làm sao mà lọt qua mắt tôi được? Cô cậu phải biết: tình báo của tôi nhậy lắm mà!

Rôi ông ta ra lệnh:

- Bây giờ cả hai người tháo mặt giả ra đưa cho tôi. Còn ông A-Lịch cởi luôn chiếc áo đàn bà ra và mặc áo này vào!

Vừa nói, ông ta quăng sang cho A-Lịch một chiếc áo đàn ông. Cả hai ríu ríu y theo lệnh Ba Đôn. Ba Đôn cầm lấy tang vật xếp gọn lại, gật gù:

- Đây là bằng chứng, tôi sẽ đưa về trình với ông bà Mạc-Cư!

A-Lịch năn nỉ:

- Chúng tôi xin ông đừng đem chuyện này nói cho ông bà Mạc-Cư hay.

Ba Đôn quắc mắt nhìn hai người:

- Tại sao lại đừng nói? Trừ phi cô cậu chấp thuận điều kiện tôi đưa ra!

Bây giờ, Ly-Kim mới lấy lại được bình tĩnh, nàng rụt rè hỏi:

- Thưa ông , điều kiện gì?

Ba Đôn cười hề hề:

- Điều kiện gì thì cô cậu đã biết rồi! Nhưng thôi, để tôi nhắc lại rõ ràng hơn: Điều kiện là ông A-Lịch phải chấp thuận đề nghị của ông bà Mạc-Cư. Còn cô Ly-Kim thì phải chấp thuận lời cầu hôn của Ba Đôn này!

Ly-Kim hốt hoảng nắm chặt lấy tay A-Lịch như cầu cứu! A-Lịch dùng kế hoãn binh:

- Thưa ông, lúc này chúng tôi đang xúc động quá. Xin ông để cho chúng tôi vài ngày nữa sẽ trả lời.

Ba Đôn ngẫm nghĩ một lúc rồi lắc đầu:

- Vài ngày thì không được đâu! Tôi chỉ để cho cô cậu đến trưa mai, phải trả lời cho tôi trước 12 giờ!

Rồi ông ta nói như doạ:

- Nếu cô cậu không chấp thuận điều kiện tôi vừa nói, thì nội chiều mai, tôi sẽ đưa câu chuyện và tang vật này ra, không những cho ông bà Mạc-Cư biết mà còn cho cả toàn dân trong đảo này biết nữa, để họ quyết định về việc làm của hai người.

Thôi, bây giờ hai người trở về phòng ngủ đi. Nhớ đừng nói chuyện gì với nhau dọc đường, nghe!

A-Lịch và Ly-Kim lủi thủi quay trở về. A-Lịch còn giữ được bình tĩnh, chứ Ly-Kim thì khóc rấm rứt. Cả trời hy vọng sụpđổ trong lòng nàng! Nàng bước thấp bước cao, thỉnh thoảng lại té quỵ xuống, báo hại A-Lịch phải dìu nàng từng bước. Về đến trước cửa hang, Ly-Kim ngồi bệt xuống, oà lên khóc:

- Ông A-Lịch ơi! Bây giờ biết làm thế nào hở ông? Nếu phải chịu điều kiện của Ba Đôn thì em chết mất!

A-Lịch trong ruột cũng đang rối như tơ vò, nhưng thấy vẻ tuyệt vọng của cô bạn, chàng cố an ủi:

- Cô đừng vội ngã lòng, biết đâu đêm nay ông Huy Sinh thấy chúng ta lỡ việc, sẽ tìm kế khác giúp chúng ta!

Nghe nhắc đến tên Huy Sinh, Ly-Kim lại thấy loé lên một tia hy vọng yếu ớt. Nàng lau nước mắt, nhưng miệng vẫn mếu máo:

- Nhưng tại sao ông ta hẹn chúng ta 11 giờ đêm ngày 15 thì ra bến, mà chúng ta ra đó lại chẳng thấy gì như ông ta đã báo, chỉ thấy Ba Đôn, nghĩa là sao?

A-Lịch trầm ngâm:

- Tôi nghĩ là có khi mình tính sai ngày chăng? Hôm trước, cô nói là thứ tư, mà tôi thì cứ đinh ninh là thứ ba.

Ly-Kim cãi:

- Thì em xem lịch chớ em có biết đâu! Tấm lịch đó, trước thì cô Cát-Tiên lo bóc mỗi ngày, về sau, cô giao cho em lo.

A-Lịch cắt ngang:

- Đó là tôi đoán mò vậy. Có khi biết đâu, Ba Đôn dò được bí mật của chúng ta, đã xé trước đi 1 tờ, để bắt chúng ta tại trận!

Thôi, việc đã lỡ rồi, phàn nàn cũng vô ích. Hiện giờ, chúng ta đang rối trí, bàn qua bàn lại cũng chẳng tìm được giải pháp nào giúp chúng ta qua cơn bế tắc. Tôi nghĩ rằng: chúng ta nên về phòng nằm nghỉ một tí cho lại sức, sáng mai hãy hay!

Ly-Kim vâng lời ... nhưng suốt đêm, nàng chỉ khóc sụt sùi. Đến gần sáng, mệt quá, nàng thiếp đi được một lúc, bỗng nghe A-Lịch gõ cửa. Nàng hồi hộp chạy lại mở cửa. A-Lịch đưa cho nàng một mảnh giấy. Ly-Kim vồ lấy đọc ngấu nghiến:



Cùng ông A-Lịch và cô Ly-Kim

Ông và cô đã tính sai ngày! Chính hôm nay mới là ngày 15 và tối nay, tàu chính phủ mới tới. Khi ông và cô ra đến gần bến, tôi mới biết, nên không cản lại kịp, buộc lòng phải báo cho Ba Đôn bắt. Chắc ông và cô lo sợ và phiền trách tôi lắm. Việc đã lỡ, tôi phải thông báo ngay cho tàu đừng vào bến tối nay nữa, vì thế nào Ba Đôn cũng tăng cường canh phòng chặt chẽ.

Tuy nhiên, tôi xin ông và cô đừng vội ngã lòng. Tôi đã có kế hoạch khác, chỉ tuần sau là xong xuôi hết. Lần này, nhất định thành công một trăm phần trăm. Tôi xin lấy danh dự mà hứa chắc với ông và cô như thế. Vì muốn để cho họ yên trí mà không đề phòng, tôi xin ông và cô chấp thuận điều kiện của Ba Đôn đưa ra. Đây là một giải pháp tạm thời, để che mắt mọi người, chứ không phải là sẽ trở thành sự thật như vậy đâu, ông và cô đừng quá lo lắng về điều ấy.

Vì nếu ông và cô chấp thuận điều kiện thì cũng cuối tháng này, hay đầu tháng sau mới tổ chức đám cưới, chứ đâu phải chấp thuận rồi làm ngay... Mà theo chương trình của tôi, thì chỉ nội tuần sau đây là ông và cô đã rời khỏi đảo này rồi!

Bởi thế, tôi xin nhắc lại một lần nữa là: để khỏi lỡ đại cuộc, xin ông và cô chấp thuận điều kiện Ba Đôn trước 12 giờ hôm nay và phải cố tạo nét mặt tươi cười vui vẻ.

Các việc khác đã có tôi lo chu toàn.

Huy Sinh



Ly-Kim buồn bã ngước mắt nhìn A-Lịch:

- Ông Huy Sinh bảo như vậy, ông tính sao?

A-Lịch trả lời, giọng vững chắc:

- Tôi nghĩ phải theo đề nghị của ông ta, vì ông ta đã hứa danh dự với mình rồi!

Ly-Kim càu nhàu:

- Nhưng biết có thành công như ông ta hứa không, hay là rồi lại hỏng việc như đêm vừa qua?

A-Lịch bực tức:

- Đêm vừa qua là tại mình tính sai ngày, chứ đâu phải tại ông ta? Lần này , ông ta hứa có vẻ chắc chằn lắm, tôi nghĩ thế nào cũng được việc!

Ly-Kim ngoe nguẩy, rồi oà lên khóc:

- Ừ, nhưng mà lần này có thất bại nữa, thì ông vẫn được lợi như thường. Được cô Cát-Tiên thì nhất rồi còn gì nữa. Chỉ tội nghiệp cho em phải kết hôn với Ba Đôn!

A-Lịch bị chạm tự ái, đâm cáu:

- Cô đừng nói thế, nếu tôi không vì Mai Liên thì tôi chỉ ừ một tiếng là được Cát-Tiên ngay, cần gì phải đơị đến bây giờ!

Thấy mình lỡ lời làm phật ý bạn, Ly-Kim nhỏ nhẹ:

- Tâm hồn em đang bối rối bất định, nên em đã nói quá lời, xin ông thứ lỗi cho em!

A-Lịch thương hại:

- Không, tôi hiểu cô, nên tôi không buồn giận gì cô đâu. Có điều là tôi thấy kế hoạch ông Huy Sinh trình bày là hợp lý và có lẽ cũng là giải pháp duy nhất để cứu chúng ta, cho nên tôi xin cô bình tĩnh chấp thuận để kéo dài thêm ít ngày nữa. Tôi đoan chắc với cô là nếu cùng thế thì tôi sẽ cứu cô thoát khỏi tay Ba Đôn được. Cô biết mọi người trong đảo này mến tôi hơn Ba Đôn nhiều.

Ly-Kim nắm chặt tay A-Lịch:

- Vâng, em tin ông!



***



Mọi người trong đảo hoan hỉ tiếp nhận một lúc hai tin vui:

Tin vui bác sĩ A-Lịch và cô Cát-Tiên cùng tin vui ông Ba Đôn và cô Ly-Kim sẽ làm lễ thành hôn trong một ngày trọng thể vào đầu tháng tới.

Từ lâu, họ mong ước câu chuyện đó thành sự thật, vì họ mến cô Cát-Tiên, đứa con duy nhất của ông bà Mạc-Cư, người anh chị cả của họ, đã hy sinh cả cuộc đời vì hạnh phúc của họ.

Và họ cũng biết ơn bác sĩ A-Lịch đã chăm sóc sức khoẻ họ và cả gia đình họ. Họ ước mong đôi trai tài gái sắc đó kết hợp với nhau, để cho nhịp sống trong đảo tưng bừng , vững chãi thêm lên.

Các người tai mắt trong đảo hội họp riêng với nhau, để bàn định việc tổ chức đám cưới cho hết sức linh đình trọng thể. Họ cắt đặt người về Manila mua sắm đồ cưới.

Tin vui làm náo nhiệt toàn đảo: người lớn, trẻ con, gặp nhau đều nói đến chuyện đám cưới nay mai của cặp A-Lịch, Cát-Tiên và Ba Đôn, Ly-Kim .

Riêng A-Lịch và Ly-Kim, từ lúc nén lòng chấp thuận điều kiện, cả hai đều lo buồn nát ruột, nhưng bề ngoài phải tỏ vẻ niềm nở, tươi cười với mọi người thăm hỏi, chúc mừng.

Ly-Kim vào ở lại với Cát-Tiên, còn A-Lịch xin tạm ở riêng cho đến ngày cưới. Họ làm theo lời khuyên của Huy Sinh để cho ông bà Mạc-Cư và Ba Đôn tin tưởng hơn.

Tối hôm Ly-Kim vào ngủ chung với Cát-Tiên, Cát-Tiên vui vẻ hết sức. Nàng tươi cười, chuyện vãn luôn miệng như được gtặp bạn tâm giao đi xa mới về. Ly-Kim hỏi dò:

- Chị Cát-Tiên ơi, anh A-Lịch đổi ý, ưng thuận ở lại luôn với chị, chắc chị vui lắm nhỉ?

Cát-Tiên cau mặt:

- Em đừng nghĩ thế! Việc anh A-Lịch đổi ý là tùy anh ấy. Còn phần chị, trước đây chị đã nói với em là chị không có quan niệm về tình yêu rõ rệt như em đâu. Chị sinh ra và lớn lên dưới sự bảo bọc, dẫn dắt của ba má chị. Ba má chị muốn sao, chị cũng muốn vậy, chứ không có ý kiến gì khác. Về vấn đề gia đình, chị đã học hỏi phần lớn trong cuộc đời má chị. Ba chị nhiều lúc tù túng, sinh ra nóng nảy, gắt gỏng, nhưng má chị lúc nào cũng dịu dàng nhẫn nại, nâng đỡ ý chí ba chị, vì thế trong gia đình ba má chị lúc nào cũng êm đẹp... bây giờ chị có chồng...chị cũng sẽ học theo gương ấy mà sống, thế thôi!

Điều chị vui mừng nhất là được em ở lại với chị: chị mến em lắm, không muốn rời xa em. Nay em ưng thuận làm bạn với chú Ba, tức là em bằng lòng ở lại đây, điều này làm cho chị an ủi hơn hết. Nhưng tại sao em thay đổi ý kiến, trước đây, chị thấy em cương quyết lắm mà?

Ly-Kim thấy tâm hồn Cát-Tiên thật ngây thơ, trong trắng, nàng đành phải nói dối:

- Thì cũng tại em mến chị quá, em không muốn xa chị. Vả lại, em nghĩ, em mất tích đã khá lâu, biết người ta còn tưởng nhớ đến em nữa không, hay là thuyền đã ghé bến khác. Vì thế, em quyết định ở lại đây luôn.

Cát-Tiên cầm chặt tay Ly-Kim:

- Em nghĩ vậy rất phải. Từ này, chị em ta sống chết có nhau, nghe em!

Trong lúc đó, ở phòng ngoài, ông bà Mạc-Cư tươi cười hỏi Ba Đôn:

- Chú nói thật cho anh chị hay, chú đã làm gì mà cả hai đứa đều thuận tình vậy? Chú không doạ nạt chứ?

Ba Đôn lắc đầu, cười hề hề:

- Không đâu, em không doạ nạt, cũng không cưỡng ép thì hết! Em chỉ trình bày cho A-Lịch các điều hơn thiệt thôi. Một khi A-Lịch chấp thuận, thì Ly-Kim cũng theo, vì lâu nay Ly-Kim cương quyết là nhờ gương A-Lịch. Nay A-Lịch xiêu thì cô nàng cũng ngã luôn! Phận gái 12 bến nước biết đâu mà chờ mà đợi? Tính toán như cô ta mà khôn ngoan đáo để, anh chị ạ!

Bà Mạc-Cư cười:

- Thôi chú, chưa chi mà chú đã khen lấy khen để cô nàng rồi!

Ba Đôn lại cười hề hề, có vẻ khoái chí lắm!



***



Cơm tối gần xong, bỗng có tiếng mật hiệu gọi, Ba Đôn vội vàng chạy vào phòng liên lạc. Một chốc, chàng bước ra cho ông Mạc-Cư hay: quân tuần phòng thấy có chiếc tàu lạ thả neo cách bến bí mật độ hơn một hải lý. Ông Mạc-Cư và Ba Đôn thay áo, nai nịt gọn gàng, bỏ súng lục vào bọc rồi tất tả ra đi. Ông Mạc-Cư quay lại bảo vợ con:

- Mình và con yên trí, dọn dẹp xong rồi đi ngủ đi, chắc không có chuyện chi lạ đâu!

Từ lúc ông Mạc-Cư và Ba Đôn đi ra bến, bà Mạc-Cư và Cát-Tiên thấp thỏm ngồi chờ đợi ông về. Bà lo lắng chạy ra chạy vào, vì cả hai ra đi đã hơn một giờ rồi, mà không thấy ông thông báo gì về hết. Từ trước tới nay, chưa có lúc nào xảy ra chuyện báo động như thế này!

Bỗng Ba Đôn hốt hoảng chạy về, ông ta chưa kịp nói gì hết, thì bà Mạc-Cư đã lên tiếng trước:

- Có chuyện chi thế chú? Anh đâu rồi?

Ba Đôn vừa thở, vừa trả lời:

- Anh bị thương nơi chân trong lúc bắn nhau với một tàu cướp. Hiện giờ, quân cướp đã rút lui xa rồi, còn anh thì đang nằm trong tàu đánh cá của Kha Lâm đậu gần bến. Xin chị và cháu Cát-Tiên đi ra ngay với anh. Chị cho Ly-Kim đi theo với. Để em đi gọi bác sĩ A-Lịch đem thuốc ra băng bó cho anh!

Bà Mạc-Cư sững sờ, run rẩy:

- Anh bị thương có nặng lắm không?

Ba Đôn lắc đầu:

- Không, anh bị đạn trúng chân, nhưng chỉ xước thịt tí chút thôi, chứ không trúng xương đâu! Thôi, chị và cháu dọn nhanh lên mà đi. Nhớ mang thêm áo ấm vào kẻo ngoài trời lạnh lắm. Chị ra ngoài cửa đợi em và bác sĩ A-Lịch cùng đi luôn.

Khi bà Mạc-Cư, Cát-Tiên và Ly-Kim ra đến cửa thì Ba Đôn và A-Lịch cũng vừa tới. Năm người theo đường tắt đi nhanh ra bến. Một chiếc thuyền máy đã đậu sẵn đó. Ba Đôn nói với bà Mạc-Cư:

- Bây giờ chị và cháu cùng ông A-Lịch và cô Ly-Kim lên thuyền để ra tàu ông Kha Lâm đậu ngoài kia trước , em sắp đặt công việc một lát, rồi sẽ ra sau!


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

 Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ    Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 8:58 pm

Chương 8

Ba Đôn đi về phía hội trường và ra lệnh tập họp các người đàn ông trong đảo. Chỉ trong một tiếng đồng hồ, mọi người đã tề tựu đông đủ. Tất cả đều tỏ vẻ ngạc nhiên, lo âu vì cuộc tập họp bất ngờ này.

Ba Đôn mời mọi người ngồi, đoạn lên tiếng:

- Thưa anh em, nước nhà mới thâu hồi độc lập, cần nhiều nhân tài ra giúp nước, vì thế Tổng Thống triệu hồi ông Mạc-Cư về Manila để trọng dụng. Việc quá khẩn cấp, ông Mạc-Cư và gia đình rời khỏi đảo mà không kịp từ giã anh em. Ông xin tôi chuyển lời tạm biệt anh em và khuyên dặn anh em cứ yên trí, tạm thời quản trị lấy mọi sinh hoạt trong đảo. Chừng một tháng sau, ông Mạc-Cư sẽ trở lại đây để sắp đặt mọi việc cho anh em. Khi ấy, ai muốn trở về Manila hoặc ở lại đây sinh sống tùy ý.

Rồi Ba Đôn cười, nói tiếp:

- Những thứ anh em đã mua sắm để mừng lễ cưới chúng tôi, xin cứ giữ lại đó. Một tháng nữa, chúng tôi sẽ trở lại đây, để cùng toàn thể anh chị em liên hoan ngày vui của chúng tôi! Bây giờ, chúng tôi xin tạm biệt anh chị em!

Tin xảy đến bất ngờ, mọi người sửng sốt một lúc, đoạn nhao nhao hỏi:

- Ông có chắc là ông Mạc-Cư được Tổng Thống triệu hồi về để trọng dụng không, hay là để bắt tội?

Ba Đôn nghiêm nghị giơ tay trấn an mọi người:

- Tôi xin lấy danh dự mà đoan chắc với anh em là ông Mạc-Cư, người anh cả chúng ta, được triệu hồi để trọng dụng, chứ không có tội tình gì hết. Anh em biết trước, nước nhà chúng ta đã được trao trả cho người Phi Luật Tân chúng ta cai trị, vậy thì, những người trước đây vì yêu nước mà chống đối với thực dân đều là kẻ có công với quốc gia, chứ đâu phải là kẻ có tội? Không những ông Mạc-Cư, mà hết thảy anh em đây đều là những nhà ái quốc, những kẻ có công với quốc gia!

Mọi người đều nhận ra lẽ phải, vui vẻ trở về nhà. Tuy nhiên, công việc xảy ra quá đột ngột, khiến một số người thắc mắc, không yên tâm.

***

Hai nhân viên phụ trách dẫn bà Mạc-Cư và cô Cát-Tiên đến phòng ông Mạc-Cư. Vừa bước vào phòng, thấy ông ngồi ủ rũ trên ghế, bà vội chạy lại hỏi dồn dập:

- Chú Ba bảo mình bị thương nơi chân, nặng nhẹ thế nào mình?

Ông Mạc-Cư cười nhạt, duỗi hai chân lành lặn cho vợ con xem:

- Ba Đôn bảo mình thế à?

Bà Mạc-Cư sửng sốt vì thấy mình bị Ba Đôn đánh lừa:

- Thế là thế nào, mình? Làm sao chú ấy lại chạy về đưa tin thất thiệt thế này?

Thấy vợ hốt hoảng lo lắng, ông Mạc-Cư cầm lấy tay bà, dịu dàng:

- Mình và con ngồi xuống dây, đừng hốt hoảng, để từ từ tôi kể trước sau cho mình nghe!

Bà Mạc-Cư và cô con gái vâng lời, ngồi xuống ghế đối diện với ông. Ông Mạc-Cư giọng buồn rầu:

- Khi tôi và Ba Đôn theo đường tắt chạy ra đến bến, dưới tàng cây rậm, tôi thấy có ba, bốn người đang đứng chờ tại đó. Trời tối quá, tôi không nhận ra ai, tưởng là mấy anh em trong đảo đi tuần phòng. Tôi hỏi họ:

- Có chuyện gì thế, các chú?

Một người trả lời:

- Thưa ông , chúng tôi gác ở đây, thấy có chiếc tàu lạ đậu ngoài khơi, sau đó lại nghe tiếng thuyền máy chạy vào, một lúc thì máy tắt. Chúng tôi tìm mãi không thấy bóng chiếc thuyền đâu cả.

Tôi cố nhìn ra khơi: sóng biển bạc đầu đập ì ầm, không thấygì rõ ràng cả. Tôi quay lại hỏi:

- Ai có ống dòm đó không? Cho tôi mượn một chút!

Một người đưa cho tôi, tôi đưa ống dòm lên mắt điều chỉnh. Chiếc tàu hiện rõ trước mắt, tôi lẩm bẩm:

- Không phải tàu đánh cá của Kha Lâm!

Bỗng một tiếng người đứng gần tôi, trả lời rõ ràng, đỉnh đạc:

- Phải! Không phải tàu đánh cá của Kha Lâm mà là tàu của chính phủ!

Tôi ngạc nhiên, hạ ống dòm xuống, đứng dậy định hỏi, thì đột nhiên hai bóng người xáp đến nắm chặt lấy hai cánh tay tôi và tước luôn cây súng lục trong bọc áo tôi. Người thứ ba tiến đến trước mặt tôi, cúi đầu chào và nói:

- Trình ông Mạc-Cư, chúng tôi được lệnh Tổng Tống đem tàu mời ông về Manila, có việc cần. Vì lệnh trên không muốn làm náo động mọi người trong đảo, mong ông vui lòng thông cảm cho cử chỉ đường đột vô lễ của chúng tôi!

Tôi sửng sốt, ngạc nhiên hết sức. Một lúc sau mới định thần laị được, tôi bình tĩnh hỏi:

- Té ra Ba Đôn phản bội ta hay sao? Ba Đôn đâu?

Tôi không nghe tiếng Ba Đôn trả lời, chỉ nghe tiếng một người khác:

- Thưa ông, ông Ba Đôn đã chạy về đưa bà và cô Cát-Tiên về Manila với ông luôn. Xin ông yên trí, tuy chúng tôi được lệnh ép buộc ông bà trở về Manila, nhưng chắc chắn sẽ không có gì nguy hiểm xảy đến cho ông bà và gia đình đâu. Ông bà về Manila rồi sẽ thấy sự thật như chúng tôi vừa nói.

Một người bấm đèn ra khơi làm hiệu, tức thì nghe tiếng máy nổ và chỉ mấy phút sau, một chiếc thuyền máy tiến vào đậu ngay trước mặt. Người nói với tôi lúc nãy - có lẽ là viên chỉ huy - bảo hai người đang giữ tôi:

- Thôi, hai chú mời ông lên thuyền ra tàu đi!

Dù muốn dù không, tôi cũng phải bước theo họ xuống thuyền. Máy thuyền nổ và từ từ trở đầu ra khơi ... và họ đưa tôi lên phòng này!

Bà Mạc-Cư chưng hửng:

- Thế mà Ba Đôn hốt hoảng chạy về bảo tôi là ông bắn nhau với bọn tàu cướp, bị thương ở chân, đang nằm trên tàu của Kha Lâm. Ba Đôn giục tôi đem Cát-Tiên và Ly-Kim ra đây với ông. Hắn cũng đi gọi A-Lịch đem thuốc ra băng bó cho ông nữa.

- Thế A-Lịch và Ly-Kim đâu?

- Hồi nãy, cả hai đứa cùng đi thuyền máy ra đây một lượt với tôi, nhưng khi lên tàu, thì có người dẫn hai đứa đi chỗ khác, không cho đi theo tôi.

- Thế Ba Đôn đâu?

- Khi hắn đưa mẹ con tôi lên thuyền máy, thì hắn nói, hắn còn ở lại thu xếp mấy việc cần kíp, rồi sẽ lên tàu sau.

Ông Mạc-Cư thở dài:

- Như vậy là hắn làm phản rồi! Chắc chính hắn dẫn đường chỉ lối cho nhân viên chính phủ chới tụi đó làm sao biết được đường vào bến. Bà biết con đường ngoài biển vô đảo ngoắt ngoéo, mà đi trệch đường là đụng thủy lôi tan xác ngay!

Bà Mạc-Cư lo lắng:

- Họ bảo là Tổng Thống triệu hồi mình về Manila có việc cần và cam kết không có gì nguy hiểm, nhưng biết họ nói thật hay là nói bịa vậy để mình không chống cụ?

Ông Mạc-Cư ngửa đầu nhìn lên trần tàu:

- Thì họ nói vậy, mình nghe vậy, chứ thật hư ra sao, mình đâu biết được?

Cát-Tiên, từ khi có trí khôn đến nay, chưa hề gặp trường hợp nào đột ngột, kinh hoàng như thế này, nàng oà lên khóc:

- Ba má ơi, con sợ lắm!

Bà Mạc-Cư ôm choàng lấy con, an ủi:

- Con đừng sợ! Có ba má ở cạnh con luôn, mà con lo sợ gì? Chắc họ nói thật đó con à!

Chiếc tàu như chuyển động, sóng vỗ vào hai bên hông tàu mạnh hơn. Ông Mạc-Cư bảo vợ con:

- Hình như tàu đã bắt đầu chạy rồi. Thôi, mình và con đi ngủ đi. Rán ngủ một chút cho khoẻ, lo lắng cũng chẳng được ích gì? Việc đến đâu hay đó, chúng ta hãy phú mặc ý Chúa!

Gia đình ông Mạc-Cư thì ủ rũ buồn rầu, vì tai hoạ xảy đến bất ngờ. Còn A-Lịch và Ly-Kim, tuy mỗi người ở riêng biệt, không liên lạc được với nhau, nhưng cả hai cùng có một ý nghĩ: đây chính là lúc họ được giải thoát như lời Huy Sinh đã báo trước. A-Lịch muốn bước ra sàn tàu, tìm mấy thủy thủ để hỏi chuyện, nhưng thấy có người vẫn đi qua lại canh phòng trước cửa, nên chàng không dám.

Nhìn ra cửa phòng, A-Lịch thấy trời sáng mờ mờ, tiếng sóng vỗ ì ầm vào hông tàu, nhưng tuyệt nhiên không nghe một tiếng người, chàng mỉm cười tự bảo:

- Đây chính là một chiếc tàu ma!


***

Đêm tàn, ngày tới. Mặt trời mọc lên chiếu ánh sáng rực rỡ xuống mặt biển mênh mông, lóng lánh như muôn ngàn con rắn bạc đùa giỡn trên sóng nước. Chim hải âu bay liệng qua lại trên tàu...

Sau một đêm trằn trọc, ánh sáng mặt trời đến làm cho không khí trên tàu bớt vẻ cô quạnh. Các thủy thủ bơm nước rửa tàu, nói cười huyên náo. Trong các phòng, ông bà Mạc-Cư, A-Lịch và Ly-Kim đều có người bưng điểm tâm tới, nhưng không ai hỏi thăm họ được điều gì.

Ông Mạc-Cư tin chắc là Ba Đôn có mặt trong chiếc tàu này, nên rất trông mong được gặp chàng, nhưng không biết làm thế nào mà nhắn hỏi. Cuối cùng ông nghĩ ra một kế, ông bàn với bà, bảo Cát-Tiên giả bộ đau ngất xỉu .. và ông viết mấy chữ gởi cho Ba Đôn:

Chú Ba thân mến,

Con Cát-Tiên nhà tôi lo sợ quá, nên bị ngất xỉu, xin chú cho bác sĩ tới ngay, kẻo nó nguy mất!

Mạc-Cư

Một lúc sau, người hầu tới bưng khay đi dọn rửa, ông Mạc-Cư trao lá thư cho anh ta. Quả thật, chỉ mấy phút sau, Ba Đôn và bác sĩ của tàu đến. Sau khi bác sĩ chích cho Cát-Tiên một mũi thuốc an thần, Ba Đôn đưa bác sĩ ra cửa rồi trở vào đóng cửa lại.

Chẳng biết Ba Đôn đã nói chuyện gì với ông bà Mạc-Cư, mà mãi tới gần trưa, chàng mới bước ra khỏi phòng. Nét mặt chàng hoan hỉ, miệng nở nụ cười rạng rỡ. Còn ông bà Mạc-Cư cũng tươi vui hẳn lên, khác hẳn hồi sáng. Riêng về phần Cát-Tiên, mặt nàng ửng đỏ, có vẻ e lệ thẹn thùng. Bà Mạc-Cư mỉm cười, nét mặt lộ vẻ thoả mãn, bà ôm con gái vào lòng, thì thầm vào tai nàng. Ông Mạc-Cư âu yếm nhìn vợ, nhìn con, tươi cười . Hình như trong lòng ông bà đang có điều gì vừa ý lắm!


Chương 9 (hết)

Tàu cập bến Manila vào lúc sẩm tối. Có mấy chiếc xe hơi chờ sẵn. Nhân viên phụ trách mời A-Lịch và Ly-Kim lên một chiếc, đưa về Nha An Ninh. Một lát sau, Ba Đôn mới dẫn ông bà Mạc-Cư và Cát-Tiên xuống bến, lên xe. Tự tay chàng lái xe đưa ông và gia đình về một biệt thự yên tĩnh ở vùng ngoại ô thành phố. Hơn một giờ sau, chàng mới trở lại Nha An Ninh.

Trong phòng chờ đợi, A-Lịch ngồi thừ trên ghế dựa. Chàng không chuyện vãn gì với Ly-Kim, mặc dầu hơn một ngày nay, chàng không gặp nàng. Bởi vì chàng đang lo lắng không biết chốc nữa về nhà, chàng có gặp được Mai Liên nữa hay không! Cái tin Ba Đôn cho chàng biết về Mai Liên mất tích, đột nhiên lại hiện đến trong tâm trí chàng, khiến chàng áy náy không yên.Chàng chỉ mong gặp được ông Giám Đốc An Ninh để trình bày về công việc của chàng, và để hỏi thăm ông về tin tức Mai Liên . Nhưng đã hơn một giờ ngồi đợi, chàng vẫn chưa thấy ai ra mời.

Phần Ly-Kim khi thấy nét mặt đưa đám của A-Lịch, nàng có vẻ như giận dỗi, không thèm lên tiếng trước. Nàng cũng ngồi lặng lẽ trong một góc phòng.

Bỗng cửa phòng ông Giám Đốc mở rộng và có tiếng nói vọng ra:

- Mời bác sĩ A-Lịch và cô Ly-Kim vào!

Cả hai bật dậy, phủi áo, bước vào. Nhưng cả hai đều ngạc nhiên, sửng sốt vì anh chàng Ba Đôn đang ngồi lù lù trước mặt ông Giám Đốc An Ninh, nét mặt hắn ta lại có vẻ đắc chí lắm!

Ly-Kim cúi đầu chào ông Giám Đốc, rồi nóng nảy chỉ tay về phía Ba Đôn, hỏi ông Giám Đốc:

- Thưa ông , tại sao ông chưa ra lệnh bắt giam ông này lại, mà còn để ông ta ở đây?

Ông Giám Đốc mỉm cười, chỉ hai ghế để sẵn đối diện vói Ba Đôn:

- Mời bác sĩ và cô ngồi, tôi sẽ trình bày cho bác sĩ và cô rõ!

Ba Đôn thấy Ly-Kim đối với chàng có vẻ giận dữ, chàng vội đứng dậy, xun xoe, bộ sợ sệt:

- Thưa cô, tôi có tội tình gì mà cô lại nỡ tâm bảo ông Giám Đốc bắt giam tôi?

Ly-Kim quắc mắt:

- Tội gì thì ông biết chứ! Hơn một tháng nay, ông làm gì ngoài đảo kia?

Ba Đôn cười:

- Tôi đôn đốc trai tráng trong đảo phòng thủ, để có ai định trốn thoát khỏi đảo, thì bắt ngay!

Ly-Kim lớn tiếng:
- Ông lấy quyền gì mà bắt người ta?

TCB111_resize.jpg

Thấy hai người ta đấu khẩu nhau, sắp đi đến chỗ gay gắt, ông Giám Đốc xua tay dàn hoà và nói một câu rất mập mờ:

- Cô Ly-Kim ơi, bây giờ cô còn hiểu lầm ông Ba Đôn, nên cô giận ông ta, chứ chốc nữa, cô biết sự thật, cô lại xin lỗi rối rít lên cho mà xem!

Nào , để tôi hỏi thăm bác sĩ A-Lịch một tí trước đã!

Nói rồi, ông quay sang A-Lịch:

- Chắc bác sĩ lo lắng muốn biết tin tức cô Mai Liên, phải không?

A-Lịch mừng rỡ:

- Thưa ông, phải! Tôi đang nóng lòng muốn biết tin tức Mai Liên, bởi vì .. bởi vì... hôm trước ông Ba Đôn đây cho tôi biết là Mai Liên đã bỏ nhà đi biệt tích. Có phải vậy không ông?

Ông Giám Đốc tươi cười gật đầu:

- Đúng thế! Ông Ba Đôn nói sự thật đó, bác sĩ ạ! Nhưng để tôi làm phép mầu gọi cô Mai Liên về đây cho ông ngay bây giờ!

Đoạn ông giơ hai bàn tay làm như vẽ bùa, rồi ông nói như ra lệnh:

- Cô Ly-Kim! Cô Ly-Kim ! Cô còn đợi gì mà không hiện nguyên hình Mai Liên ra?

Ly-Kim thong thả bới tóc lên và một tiếng "soạt", chiếc mặt giả rơi xuống, để lộ ra một Mai Liên kiều diễm, dịu dàng!

A-Lịch sững sờ như từ cung trăng đến, chàng chết đứng một giây, rồi nhào tới, ôm chầm lấy Mai Liên, nghẹn ngào sung sướng:

- Trời ơi! Ly-Kim chính là em Mai Liên sao? Em Mai Liên! Em đã mạo hiểm liều chết, vượt trùng dương để cứu anh sao?

Mai Liên cũng rạt rào nước mắt, nức nở:

- Bởi vì em không thể sống mà không có anh!

A-Lịch nhìn sâu vào mắt người yêu, trách móc:

- Vậy mà em giấu anh mãi! Ở ngoài đảo, thì em giấu anh là phải, chứ hồi nãy ngoài phòng đợi, em vẫn không chịu cho anh hay! Em biết: từ hồi chiều đến giờ, anh cứ lo về nhà mà không gặp được em, anh buồn muốn chết... thế mà em cứ trơ trơ, em ác lắm nghe!

Mai Liên lấy ngón tay chỉ vào trán người yêu, tươi cười:

- Thì tại anh chứ! Anh ngồi thừ trên ghế, mặt xìu như người đi đưa đám ma, không thèm nói với em một nửa lời, còn đòi gì nữa?

Ông Giám Đốc và Ba Đôn mỉm cười lặng lẽ kính trọng giây phút thiêng liêng của đôi trai tài gái sắc, hàn huyên hội ngộ sau những ngày gian khổ cách xa.

Sực nhớ ra điều gì, Mai Liên gỡ tay người yêu, ngồi xuống ghế, chăm chăm nhìn Ba Đôn:

- Như vậy, ông không phải là Ba Đôn thật, có phải ông là ông Huy Sinh không?

Ba Đôn cười, giơ tay lần vào đầu tóc rối, gỡ tấm mặt giả ra:

- Cô đoán đúng, tôi là Huy Sinh đây!

A-Lịch đứng lên bắt tay Huy Sinh:

- Hân hạnh được gặp anh! Từ lâu, chúng tôi đã nghe tên anh, nhưng chưa hề biết mặt. Chúng tôi xin hết lòng cám ơn anh đã giải thoát cho chúng tôi!

Huy Sinh cười, nhã nhặn:

- Đó là bổn phận của tôi. Tôi cũng xin lỗi anh chị vì hôm trước đã đánh lừa anh chị một bữa hết hồn.

Mai Liên trách:

- Anh ác lắm nghe! Hôm đó mà không có anh A-Lịch an ủi, chắc tôi sợ mà chết được! Nhưng không hiểu tại sao anh lại đánh lừa chúng tôi như thế?

Huy Sinh cúi đầu, trầm ngâm:

- Bởi vì tôi muốn làm cho ông Mạc-Cư tin tưởng tôi hơn, và tôi cũng muốn tạo một niềm vui cho ông bà và các người trong đảo trước khi tôi thi hành đại sự...

Rồi chàng ngẩng đầu nhìn Mai Liên, mỉm cười:

- Với lại, tôi cũng muốn làm vậy để trả thù chị một chút chơi!

Mai Liên ngạc nhiên, tròn đôi mắt:

- Để trả thù tôi? Tôi làm gì mà anh trả thù tôi?

Huy Sinh cười, nhìn ông Giám Đốc rồi quay lại trả lời:

- Chị biết, chúng tôi vừa tìm được manh mối về anh A-Lịch. tôi chuẩn bị mọi sự xong xuôi thì ra đảo ngay. Vậy mà khi tôi đến nơi, đã thấy chị thay hình đổi dạng, lù lù ở đó rồi! Tôi ức hết sức! Chị làm sao mà lọt vào đó được sớm thế?

Mai Liên nhìn lên trần nhà, bâng khuâng nghĩ lại những ngày gian khổ vừa qua:

- Khi anh A-Lịch vừa bị bắt cóc, tôi buồn bã thất vọng kinh khủng. Nhưng vài hôm sau, tôi được tin là trong đêm hôm đó, nhà chức trách vây bắt Ba Đôn. Tôi lân la dò xét và biết được dần dần tất cả bí ẩn về vụ bắt cóc này. Điều may mắn là tôi được một ông lão làm công cho tàu đánh cá Kha Lâm, hiểu rõ hoàn cảnh đau khổ của tôi, ông đã tiết lộ cho tôi biết sự thật. Tôi nài nỉ xin ông cho tôi theo tàu ra hải đảo ấy, nhưng ông ta chỉ thuận ý đưa tôi ra đảo gần đó thôi. Tôi đành liều, đến đâu hay đó. Đến đảo bên cạnh được ít hôm, nhân một hôm trời bão tố, tôi thuê một chiếc thuyền máy chở tôi đến gần hải đảo, tôi nhảy xuống biển lội vào bờ, giả cách bị đắm tàu trôi dạt vào...

Cả ông Giám Đốc và Huy Sinh đều gật gù tấm tắc khen:

- Chị thật gan dạ hiếm có! Quả thật tình yêu mạnh hơn sự chết!

A-Lịch cảm động, nắm lấy tay Mai Liên . Hai người trìu mến nhìn nhau, A-Lịch quay lại hỏi ông Giám Đốc:

- Thưa ông, ông có thể cho chúng tôi biết số phận gia đình ông Mạc-Cư sẽ ra sao, được không?

Ông Giám Đốc tươi cười, giơ tay chỉ Huy Sinh:

- Được lắm chứ! Nhưng tôi xin ông con rể tương lai của ông Mạc-Cư trình bày để anh chị hiểu rõ ràng hơn.

A-Lịch và Mai Liên ngạc nhiên, mở tròn đôi mắt nhìn Huy Sinh. Huy Sinh có vẻ mắc cở, nhưng cũng tươi cười trả lời:

- Nguyên sau khi thẩm vấn Ba Đôn, chúng tôi biết việc bắt cóc anh A-Lịch là do bà Mạc-Cư chủ mưu... Từ lâu nay, không ai rõ ông Mạc-Cư lưu vong ở đâu, nay biết được như thế, chúng tôi liền bí mật trình lên Tổng Thống và Tổng Thống vui mừng ra lệnh cho tôi tìm hết mọi phương thế khéo léo để triệu hồi ông về tham chánh.

Tôi cho Ba Đôn biết ý định của Tổng Thống. Ba Đôn cũng rất tán thành việc đó, cho nên suốt ba tuần lễ, anh ta chỉ cho tôi mọi bí mật trong đảo. Tôi phải học thuộc lòng tất cả bộ điệu, lời ăn tiếng nói của Ba Đôn nữa, đồng thời chế tạo một cái mặt gỉa để cải trang thành Ba Đôn. Muốn cho khỏi lộ chân tướng, tôi phải làm bộ đi cà nhắc như bị thương v.v..

Khi tôi theo tàu Kha Lâm ra đến đảo, thì quả thật, tôi nhận thấy mọi sự đúng y như Ba Đôn đã chỉ vẽ cho tôi.... Nhờ đó, sứ mạng tôi đã hoàn toàn thành công như ý định...

Ngừng một lúc, Huy Sinh mỉm cười tiếp:

- Và có lẽ còn hơn ý định nữa là sau một thời gian sống chung trong nhà ông bà Mạc-Cư tôi cảm thấy yêu cô Cát-Tiên tha thiết. Cát-Tiên thật là một cô gái trong trắng, ngây thơ, có nhiều đức tính...

Mai Liên gật đầu:

- Phải, anh nhận xét đúng! Chị Cát-Tiên quả thật là một thiếu nữ hiếm có trên đời này!

A-Lịch đứng dậy bắt tay Huy Sinh:

- Xin mừng anh chọn được người bạn đường thật xứng đáng!

Huy Sinh cảm động:

- Cám ơn anh chị. Sáng nay, trên tàu, tôi đã ngỏ ý và ông Mạc-Cư cùng cô Cát-Tiên đã chấp thuận mối tình của tôi.

Có lẽ vài hôm nữa, ông Mạc-Cư sẽ chính thức nhận chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng. Sau đó ít lâu, chúng tôi muốn mời anh chị: chúng ta cùng làm lễ thành hôn với nhau trong một ngày cho vui vẻ, trọng thể. Không biết anh chị có bằng lòng không?

A-Lịch và Mai Liên cùng reo lên hoan hỉ:

- Bằng lòng mạnh đi chứ! đó là một vinh dự lớn lao cho chúng tôi mà!

Ông Giám Đốc xua tay:

- Không được! Không được! Hai đám cưới trong một ngày là không được! Như vậy là tôi chỉ được uống rượu một bữa mà thôi ư?

Huy Sinh cười:

- Ông đừng lo! Chúng tôi sẽ tổ chức tiệc tùng suốt một tuần, ông mặc sức mà uống rượu!

Ông Giám Đốc gục gặc đầu, cười hề hề:

- Vậy thì được!

Huy Sinh nói với A-Lịch và Mai Liên :

- Ông bà Mạc-Cư cũng nhờ tôi bàn trước vói anh chị là sau ngày cưới ở đây, chúng ta sẽ đi với ông bà ra thăm đảo. Ông bà sẽ thu xếp mọi việc cho anh em ở đó và đồng thời cũng để chúng ta liên hoan với họ, như đã dự tính trước đây!

A-Lịch và Mai Liên mừng rỡ:

- Như vậy thì tuyệt quá! Chúng tôi xin tán thành cả hai tay! Nhờ anh thưa lại vớ ông bà và cô Cát-Tiên giúp chúng tôi!

Ông Giám Đốc đứng lên tươi cười:

- Thôi, chúng ta tạm biệt nhau để anh chị A-Lịch , Mai Liên về cho gia đình vui mừng đã. Các việc khác sẽ tính sau.

A-Lịch và Mai Liên cùng đứng lên bắt tay từ giã ông Giám Đốc. Huy Sinh nắm chặt lấy tay A-Lịch và Mai Liên dặn dò:

- Anh chị nhớ trình bày sự việc thế nào cho ông bà nhạc tôi khỏi mang tiếng nghe!

A-Lịch cười:

- Anh không dặn, chúng tôi cũng phải biết phải nói thế nào rồi! Xin anh chuyển lời chúng tôi kính chào ông bà và cô Cát-Tiên. Ngày mai, chúng tôi kéo nhau đến thăm ông bà và anh chị.

A-Lịch và Mai Liên dìu nhau ra cửa.

Trăng hạ tuần đã lên. Bóng hai người đổ dài trên đường nhựa, chụm lại thành một. A-Lịch khẽ bảo Mai Liên:

- Mọi việc kết thúc một cách thật êm đẹp, phải không em?

Mai Liên không trả lời. Nàng nghiêm trang chấp tay, nhìn lên trời cao, giọng tha thiết:

- Lạy Chúa, chúng con đã trông cậy Chúa và Chúa đã không bỏ chúng con! Xin cảm tạ Chúa! Xin cảm tạ Chúa muôn đời!

Saigon - Thu 1970
NGUYỄN HÒA GIANG

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Sponsored content





 Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ    Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tướng Cướp Biển - Loại Hoa Đỏ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhanbkvn 2024 :: THƯ VIỆN SÁCH TUỔI HOA :: Tủ Sách Hoa Đỏ-
Chuyển đến