Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhanbkvn 2024

Chia Sẽ Không Giới Hạn
 
Trang ChínhTrang Chính  Sự kiệnSự kiện  Latest imagesLatest images  PublicationsPublications  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:16 am

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Phieu_10

Chương 1

Ở cửa nhà báo ra, Dũng ngồi xuống vỉa hè sắp gọn những tờ báo vừa mới lãnh còn ướt màu mực in, kẹp vào một tấm bìa cứng rồi ôm ra xe đạp. Anh giơ tay vui vẻ phác một kiểu chào các bạn đồng nghiệp - những anh em bán báo - đang tản mát mỗi người một ngả, miệng rao lanh lảnh :

- Nghị Luận… Tự Do… Người Việt... đây !

Dũng đạp xe đi. Anh không bán báo như các bạn. Anh có chỗ bỏ mối báo tháng, hàng ngày cứ việc đưa đến tận nhà, rồi cuối tháng đến thu tiền. Mỗi trưa Dũng tới chực ở cửa báo quán, lãnh một số báo rồi phóng xe đi giao cho các nhà. Còn dư một ít Dũng đem về trước cửa Bưu điện, bày trên hè bán cho các người qua lại.

Như các bạn đều biết, Dũng là một thiếu niên trong bọn Khôi, Việt, Bạch Liên (Xem truyện Bóng Người Dưới Trăng, cùng một tác giả).

Nhưng Dũng không may bằng các bạn. Dũng sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở miền quê thuộc quận Nhà Bè. Cha Dũng lại mất sớm nên mẹ Dũng đưa con về quê ngoại sống trong cảnh thanh bạch, nhờ vào những hoa lợi của thửa vườn hương hỏa. Đời sống của hai mẹ con Dũng tuy không đến nỗi chật vật lắm nhưng cũng khá tẻ nhạt. Dũng học qua trường làng, lên trường quận. Hết lớp ở trường quận mẹ Dũng lo đến tương lai của con, khuyên Dũng lên tỉnh tiếp tục việc học hành. Các bạn của Dũng đều khuyến khích, và Dũng cũng mong ước như vậy vì anh hiểu rằng học vấn là điều tối hệ đối với một chàng trai cũng như hơi thở với sự sống.

Dũng lên Sài gòn trọ học. Các bạn của Dũng biết Dũng nghèo, sẵn sàng xin cha mẹ chu cấp cho Dũng. Nhưng Dũng đều thoái thác. Dũng có tự ái, và vì anh sớm mồ côi cha nên đã giúp đỡ được mẹ, và lo cho chính thân mình, thì bây giờ, trên đường cầu tiến, Dũng cũng không muốn nhờ vả ai. Bởi vậy, Dũng lên Sàigòn đến ở trọ nhà một người bà con nghèo, sáng đi học, chiều đi bán báo kiếm tiền ăn học. Bọn Khôi, Việt cũng là những thiếu niên biết tự trọng, cảm thông với Dũng và tìm cách giúp đỡ bạn cách gián tiếp. Họ hùn nhau lại mua tặng Dũng một chiếc xe đạp cũ. Rồi họ chia nhau đến các nhà quen giới thiệu cho Dũng đến bỏ báo hàng ngày. Nhờ đó Dũng không đến nỗi thiếu thốn, tuy phải cố gắng rất nhiều.

Từ ngày lên Sài gòn, Dũng đen sạm hẳn đi, nhưng con người cũng nhanh nhẹn tháo vát hơn trước, đôi mắt trong sáng của cậu học sinh miền quê thêm vẻ tinh anh, cương nghị...

Cũng như mọi ngày, hôm nay trong khi đạp một vòng qua các phố bỏ báo cho các nhà quen xong, Dũng quẹo xe về đường Duy Tân tới trước nhà Bưu điện bán nốt số báo còn lại. Lúc ấy đã vào khoảng bốn giờ chiều, người ra vào nhà Bưu điện giờ này không tấp nập lắm. Nhưng lát nữa, vào giờ các công sở tan ra thì chồng báo của Dũng sẽ hết nhẵn.

Dũng dựa xe vào sau một quán cóc quen rồi khóa xe lại cẩn thận, ôm xấp báo đứng vẩn vơ trên thềm Bưu điện. Anh đưa mắt nhìn về phía quán bánh Hương Lan, mỉm cười khi thấy cô bán vé số có mặt gần đó.

Dũng tìm ra được địa điểm đứng bán báo này cũng là vì cô bé đó. Một buổi đạp xe qua đây, Dũng chợt thấy cô bé đó ngồi sau chiếc giá xếp trên có bày những tập vé số Kiến Thiết. Cô bé trạc độ mười ba mười bốn tuổi, thân hình mảnh dẻ, nét mặt khả ái, dễ mến, luôn luôn niềm nở chào mời những người qua lại mua vé khiến Dũng bỗng nảy ra ý kiến chọn cửa nhà Bưu điện đứng bán báo. Và ngày hôm sau rồi tiếp liền cho tới bây giờ, chiều nào Dũng cũng tới. Sự có mặt của cô bé bán vé số làm Dũng thấy vui vui. Ồ, thực tình thì đối với cô bé đó Dũng cũng không hiểu tại sao mới thoạt nhìn anh đã lưu ý đến cô ta. Hình như có một giao cảm mơ hồ, ràng buộc, lôi kéo Dũng đến gần. Mỗi buổi chiều tới đây, thấy mặt cô bé, lòng Dũng lại êm dịu như được gần một cô em gái.

Cô bé lúc này cũng vắng khách, ngồi buồn nhìn những xe cộ qua lại trên đường. Ánh nắng chiều làm ngả bóng tượng Nữ Vương Hoà Bình đứng giữa công trường trước Vương Cung Thánh Ðường và chiếu xiên qua phía Bưu điện. Không khí nóng bức làm Dũng thấy khát. Anh đưa mắt nhìn cô bán vé số, đôi gò má ửng đỏ dưới ánh nắng xiên khoai, ngồi tựa lưng vào thân cây với dáng điệu mệt mỏi.

Dũng thầm nghĩ : "Chắc cô bé cũng khát lắm. Lúc này có một ly nước mía uống thì khỏe quá !"

Ở đầu đường có xe bán nước mía. Dũng muốn chia sẻ ly nước mía thơm mát với cô bé, nên qua chỗ cô ngồi, anh ngập ngừng đứng lại. Từ hồi đến đây bán báo, Dũng chưa có dịp nào làm quen với cô ta cả. Anh nhận thấy, vào những lúc vắng khách, cô bé thường ngồi rầu rỉ một mình và hình như muốn tránh trò chuyện với mọi người chung quanh. Ở đây, chỗ cửa nhà Bưu điện này, Dũng quen hầu hết, từ mấy bà chủ quán cóc đến các anh bán bì thơ và chị giữ xe. Nhưng còn cô bé bán vé số này anh vẫn muốn làm quen mà còn ngại.

Dũng nói bâng quơ :

- Trời nóng quá nhỉ.

Cô bé nhận ra Dũng nhưng làm bộ thản nhiên như không nghe. Dũng tiếp :

- Có khát không ?

Lần này cô bé nhìn Dũng, nhưng ấp úng không đáp...

Dũng bỏ đi. Anh hơi bất mãn về thái độ ít thiện cảm của cô ta, thầm nghĩ : "con nhỏ hình như sợ hãi điều gì". Ở đây, mọi người bạn nghèo như Dũng đều tỏ tình thân thiện, tương trợ lẫn nhau. Họ cho nhau mượn tiền để thối lại khách hàng, hoặc chia xẻ với nhau một ly nước giải khát hoặc một que kem là thường. Tại sao phải dè dặt khi cùng một hoàn cảnh như nhau ? Hay cô bé muốn làm cao, tỏ ra mình thuộc thành phần khác không phải giới sinh sống trên cái vỉa hè nhà Bưu điện này !

Dũng mua một ly nước mía. Chất nước mát, ngọt lịm làm anh khoan khoái. Ánh nắng chiều nhạt dần, nhưng nền trời vần vũ mây đen, càng đè nặng cơn oi bức. Nhìn về phía cô bé, Dũng thấy cô ta vẫn ngồi buồn bên gốc cây. Anh chép miệng :

- Tội nghiệp, chắc con nhỏ khát lắm, mà không dám rời chỗ để đi uống nước. Hay để mình mua cho nó một ly...

Nghĩ thế, Dũng mua thêm một ly nữa đem lại :

- Này, uống đi. Nước mía đấy, mát lắm !

Cô bé không thấy Dũng đến, nghe nói giật mình ngơ ngác. Rồi nét mặt cô đanh lại, lắc đầu từ chối...

Dũng ấp úng :

- Tôi... tôi đãi mà. Uống đi cho... khỏi khát...

Cô bé gắt :

- Tôi không khát. Với lại, nếu có khát cũng không bao giờ tôi uống nước mía !

Cầm ly nước trên tay, Dũng không biết nói thế nào. Anh đâu ngờ cô bé có khuôn mặt dễ mến này lại kiêu kỳ đến thế ! Dũng bỗng cảm thấy mình kỳ cục. Anh lặng lẽ hắt ly nước đi rồi trở về với xấp báo của mình, tự trách : "khi không tốn thêm một đồng bỏ đi vô ích". Dũng ngao ngán thấy lòng tốt của mình đối với một bạn nhỏ mà anh muốn được coi như người em gái, bị khước từ một cách lãnh đạm. Ờ, con nhỏ này muốn làm cao thật. Nó có chiếc áo mới, cắt theo lối tân thời, cổ bẻ, tay ngắn bằng vải màu hường. Nó lại bán vé số nên chắc có nhiều tiền. Nếu nó khinh người thì thôi, thây kệ nó.

Để cắt dứt những ý nghĩ không hay về cô bé bán vé số, Dũng cất tiếng rao :

- Nhật báo… Nghị Luận… Tự Do… Dân Chủ… đây.

Lúc ấy các công sở cũng vừa tan, mọi người mua vội tờ báo rồi rảo bước sợ trời đổ mưa. Xấp báo của Dũng còn lại chừng mươi tờ thì đèn thành phố bật sáng. Những giọt mưa bắt đầu lác đác rơi trên hè phố. Dũng gấp vội cặp báo lại, sửa soạn lấy xe về, trong khi cô bán vé số cũng hấp tấp thu dọn những tập vé cho vào chiếc lẵng mây.

Cả hai chưa kịp rời chỗ thì cơn mưa ập xuống. Mưa như trút nước xuống thành phố, và gió lộng nổi lên ào ào nghiêng ngả các ngọn cây. Dũng che cặp báo lên đầu toan phóng xe đi tìm một chỗ ẩn mưa thì chợt nghe có tiếng động phía sau lưng. Anh quay lại. Cô bé bán vé số vừa lập cập đánh rơi chiếc lẵng xuống vệ đường. Mấy tập vé tung ra, trôi theo rãnh nước.

Dũng quẳng xe nhảy vội xuống, giúp cô bé nhặt chiếc lẵng lên. Mưa càng lúc càng lớn. Không cần đắn đo. Dũng móc chiếc lẵng vào "ghi đông" đẩy vội đi, bảo :

- Theo tôi nhanh lên. Phải trú mưa đã, không có ướt hết.

Cô bé lưỡng lự, rồi đành đi theo. Dũng đẩy xe vào hiên nhà Bưu điện. Cả hai đều bị ướt. Cô bé rũ những giọt mưa còn bám trên áo lẩm bẩm :

- Hư mất cái áo rồi.

Đoạn cô đổi giọng :

- Cũng chả sao, tôi còn nhiều cái áo khác.

Câu nói đó khiến Dũng nhớ lại thái độ kiêu kỳ của cô bé hồi nãy. Anh đứng yên và cả hai đều im lặng nhìn ra ngoài trời mưa gió.

Chợt cô bé ngập ngừng lên tiếng :

- Tại sao hồi nãy anh mua nước mía cho tôi ?

Dũng ngạc nhiên về câu hỏi lạ lùng đó. Anh nhìn cô bé đáp :

- À… tôi tưởng cô khát... nên nhân tiện đãi cô một ly...

Cô bé thở dài, như trút được điều gì áy náy, hỏi tiếp :

- Anh kiếm được nhiều tiền lắm sao ?

Dũng mỉm cười lắc đầu.

- Không nhiều. Đủ ăn thôi.

Ngẫm nghĩ một lát, cô bé lại hỏi :

- Thế sao hồi nãy anh còn bỏ thêm tiền mua nước cho tôi uống ?

Dũng hơi bối rối :

- Thì... tại trời nóng... mà cô không muốn uống thì thôi !

Ngoài trời mưa vẫn tầm tã. Những giòng nước trên mái hiên chảy xuống bắn ướt cả mấy bậc thềm.

- Tên anh là gì ?

- Dũng.

- Sao buổi sáng tôi không thấy anh đến đây. Anh chỉ bán có buổi chiều thôi à ?

- Buổi sáng tôi còn mắc đi học.

Cô bé nhìn Dũng :

- Anh còn đi học à ? Thế sao lại phải đi bán báo ?

Dũng thấy khó trả lời, nên ngồi đần mặt. Giọng cô bé trở nên dịu dàng :

- Trông anh có vẻ buồn. Anh còn ba má không ?

Dũng thẳng người đáp :

- Ồ, buồn gì đâu ! Ba má tôi ở dưới quê. Tôi lên đây học, và vì muốn tự lập nên tôi đi bán báo...

Dũng không muốn tiếp thêm, vì thấy cô bé bỗng nhiên để ý đến việc riêng của mình nhiều quá. Có lẽ cô ta thấy lòng tốt của Dũng, khi anh quăng xe nhặt hộ những tập vé bị rơi xuống nước và tỏ ý hối hận đã khước từ ly nước của Dũng. Nhưng Dũng, theo tự ái của một cậu con trai, không muốn nói rõ với ai về hoàn cảnh của mình. Để cắt ngang những câu hỏi của cô bé. Dũng hỏi lại :

- Tên cô là gì ?

Nét mặt cô bé bỗng trở nên đăm chiêu, im lặng không đáp.

Dũng gợi thêm :

- Bán vé số chắc được nhiều tiền lắm nhỉ ?

Cô bé nhún vai :

- Tôi đâu có cần lời nhiều hay ít. Tôi bán cho đỡ buồn vậy thôi.

- Nhà cô giàu lắm à ?

- Nhà tôi ở đường Tự Do.

Dũng không lạ gì đường Tự Do, một phố lớn và sang trọng nhất Đô thành với những ngôi nhà lầu đồ sộ, những cửa hàng lộng lẫy, đầy khách ngoại quốc ra vào.

Dũng thốt kêu : Ồ ! Và anh đứng né ra xa, như ngại sự nghèo khó của mình không xứng hợp với người mình đối thoại. Tuy nhiên anh vẫn thắc mắc tự hỏi :

"Nếu là con nhà giàu, ở đường Tự Do, sao còn đi bán vé số, dù chỉ cho đó là một trò chơi ?" Dũng chưa kịp hỏi lại điều thắc mắc ấy thì cô bé chợt nói :

- Mưa tạnh rồi !

Cơn mưa đột nhiên tạnh hẳn cũng như đã đột ngột xối xả trút nước xuống thành phố. Cô bé xách chiếc lẵng, bước xuống thềm. Dũng nói :

- Trời tối và vắng quá. Để tôi đưa cô tới đầu phố nhé ?

- Khỏi cần, tôi không sợ đâu.

Mặc dầu vậy, Dũng cũng dắt xe theo sau. Cô bé phản đối :

- Đã bảo khỏi cần mà. Tôi không muốn anh đi theo tôi. Anh về đi.

Và giận dữ, cô bé dậm mạnh chân xuống đường, rồi vùng bỏ chạy. Dũng đứng sững người nhìn theo. Tới đầu phố bóng dáng mảnh dẻ của cô bé chạy ngoặt qua bên trái chứ không thẳng đường lên phố Tự Do. Đứng tựa bên xe đạp, Dũng phân vân không hiểu ra sao nữa. Anh thầm hỏi : Tại sao gia đình cô bé, nếu quả là giàu sang lại có thể để cô ta mang vé số đi bán một mình ? Và tại sao cô ta lại nghẹo sang phố khác không về nhà ở đường Tự Do ?

Dũng nhảy lên xe đạp theo lên đầu phố có ý ngóng xem cô bé đi đâu. Nhưng không thấy bóng cô ta, anh đành quay xe trở về nhà trọ.


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:17 am

Chương 2

Dũng trọ ở nhà một người bà con xa của mẹ : Ông Hai Hòa. Ông đã già, sống cô độc có một mình, vì vợ con đã chết cả. Ông Hai sinh sống bằng nhiều nghề lẩm cẩm, nhưng cũng rất là nghệ sĩ. Hồi xưa hình như ông là nhạc sĩ, chơi đàn cho nhiều ban hát cải lương. Và cái tài đặc biệt của ông là thổi ống tiêu. Bây giờ già rồi, ngắn hơi ông không thổi tiêu nữa, nhưng ông làm những ống tiêu đủ cỡ, to nhỏ dài ngắn, đeo lủng lẳng một chùm đem đi bán. Khi có người mua ông dạo thử cho họ nghe. Tiếng tiêu của ông nghe vẫn còn "mùi" như thường.

Ngoài nghề ấy, ông còn một nghề nữa : Nghề cắt hình truyền thần. Với một mảnh dao cạo thật bén, ông nhìn mặt người ta theo bề nghiêng rồi trổ hình lên một tờ giấy màu đen ghim trên tấm ván mỏng. Các bạn của Dũng đều rất mến ông Hai, và được ông cắt cho mỗi người một tấm hình làm kỷ niệm. Bạch Liên với mớ tóc buộc "đuôi ngựa" đằng sau gáy ; Việt với lượt tóc húi ngắn trên vừng trán cao ; Khôi với cái cằm đưa ra bướng bỉnh ; và Tuấn với chiếc mũi dọc dừa bạch diện thư sinh...

Ông Hai dùng cả hai nghề này để sinh sống. Mỗi sáng, hễ Dũng cắp sách tới trường thì ông Hai cũng xách đồ nghề ra đi, một tay đeo lủng lẳng chùm ống tiêu, một tay mang chiếc giá vẽ bằng gỗ nhẹ lên đường Lê Lợi. Ông đặt đồ nghề trên một góc hè, ghim tấm hình cắt của Dũng lên giá để quảng cáo, rồi đứng tựa lưng vào tường, đưa ống tiêu lên miệng thổi dạo vài điệu. Khách nhàn du dừng lại, kẻ chọn mua một ống tiêu, người đứng cho ông cắt hình. Nhất là những du khách ngoại quốc, họ lấy làm thích thú và hoan nghênh cái trò của ông Hai nhiều lắm.

Cũng như Dũng, ông Hai chỉ trở về nhà vào hai buổi trưa và tối. Sáng nay khi Dũng trở dậy thì ông Hai đã đi rồi. Ông biết Dũng đang nghỉ hè nên cứ để mặc cho anh ngủ muộn, thầm bảo :

- Thằng nhỏ đêm qua cựa quậy hoài. Chắc lại nhớ mẹ nên không ngủ được !

Đêm qua Dũng trằn trọc không ngủ được thật. Anh nghĩ đến cô bán vé số. Anh mơ thấy cô ta đi lạc đường không tìm thấy nhà. Đêm tối bao trùm trên thành phố vắng lặng. Cô bé vừa chạy vừa khóc làm rơi vãi những tờ vé số xuống đường. Dũng chạy theo cô nhặt hộ mà không sao nhặt được. Giấc mộng đó ám ảnh Dũng đến nỗi khi tỉnh dậy, anh đã băn khoăn tự hỏi : Không biết tối qua cô bé có tìm thấy nhà hay đi lạc suốt đêm ? Dũng thấy lo cho cô bé thật tình, có cảm tưởng như một người anh trai để lạc mất cô em gái khiến cho cô em đó bị bơ vơ lạc lõng.

Dũng vùng đứng lên, đi rửa mặt, mặc quần áo, ăn vội phần điểm tâm ông Hai để dành cho ở trên bàn, rồi đóng cửa ra đi. Ðáng lý trong kỳ hè, giờ này Dũng ở nhà học ôn lại bài, nhưng anh không thấy an tâm ngồi học. Dũng muốn lên đường Tự Do, tìm xem có phải cô bé ở đó hay không.

Mọi khi gặp trường hợp áy náy như thế này, Dũng đã lại bàn với các bạn. Nhưng kỳ này họ đi vắng cả. Khôi, Việt đi cắm trại ở sát đường biên giới Việt, Miên. Còn Bạch Liên, Tuấn, theo vợ chồng Lê Vinh ra miền Trung thăm di tích của dân Chàm. Đơn độc ở Sài gòn, vắng các bạn Dũng cảm thấy thiếu sót nhiều.

Đường Tự Do vào buổi sáng không tấp nập lắm. Người ít, nhưng xe hơi đậu đầy hai bên lề đường. Nhiều cánh cửa sổ trên các tầng lầu hãy còn đóng kín. Mấy hàng ăn, thực khách ngồi nhàn rỗi ăn điểm tâm.

Dũng lượn đi lượn lại mấy lần suốt đường phố, để ý từng nhà và ngước nhìn lên các cửa sổ. Ở một gốc cây có hai chú đánh giày ngồi trên hộp đồ nghề mải mê chơi cờ ô. Dũng tiến lại gần. Hai chú nhỏ rủ Dũng cùng chơi. Dũng nhận lời ngồi xuống, vui mừng vì có cớ để ở lại.

Thấy Dũng thỉnh thoảng lại nhớn nhác nhìn, một chú đánh giày tinh quái cười.

- Đằng ý tìm ai thế. Bộ có người quen ở cái khu vực sang trọng này hả ?

Dũng mỉm cười không đáp, lặng lẽ đi một nước cờ. Rồi làm bộ thản nhiên anh hỏi dò hai anh đánh giày có thấy một cô bán vé số nào ở đây không.

Hai chú nhỏ cười hinh hích :

- Ở đây, các cô con gái mặc đồ đầm, diện "tu bin" đi học, làm gì có cô nào đi bán vé số ! Thôi bồ ơi, có chơi thì mau lên, đến lượt bồ rồi đấy.

Dũng nán lại chơi thêm vài ván nữa. Anh về đến nhà vừa lúc ông Hai cũng mới trở về, đang sửa soạn bữa cơm trưa cho hai người.

Ông bảo Dũng :

- Bữa nay cháu làm sao thế Dũng ? Có vẻ như cháu đứng ngồi không yên !

Dũng làm thinh, vì cũng không biết trả lời thế nào. Cơm xong, để ông Hai nghỉ trưa, anh lấy xe phóng lên nhà báo, chờ lãnh phần mình rồi đi giao cho các nhà. Xong anh hấp tấp tới Bưu điện. Cô bán vé số đã có mặt tại gốc cây cạnh quán Hương Lan. Dũng nhận thấy cô ta vẫn mặc chiếc áo ngắn màu hường hôm trước.

Thấy Dũng, cô bé quay mặt đi, xoay hẳn lưng về phía Dũng đứng. Mới chiều qua, trong lúc trú mưa, cô bé đã trò chuyện với Dũng, thế mà bây giờ lại như muốn tránh, khiến Dũng phải lờ đi. Chiều ấy, Dũng thấy thời gian đi thật chậm. Mặt trời như không chịu ngủ. Sau cùng, không dằn được Dũng rời chỗ đứng của mình chạy lại hỏi thăm cô bé xem tối qua, cô bé về tới nhà có bị ướt không.

Cô bé hoảng hốt, khó chịu bảo Dũng :

- Không, tôi bị ướt nhưng chẳng sao cả.

Và rất nhanh cô tiếp :

- Kệ tôi, anh trở về chỗ anh đi.

Giọng nói cương quyết của cô bé khiến Dũng quay đi ngay, tuy trong lòng hậm hực không hiểu ra sao nữa.

Thành phố lên đèn. Cửa nhà Bưu điện hết người qua lại. Cô bé sửa soạn ra về. Dũng giả bộ như không để ý đến nữa, nhưng định tâm sẽ theo dõi cô ta xem có điều gì bí ẩn. Anh lẩm bẩm :

- Ít ra, mình sẽ biết có thật nó ở đường Tự Do hay không ?

Chờ cô bé đi khỏi, Dũng khóa xe giấu vào một chỗ rồi lén theo sau. Cô bé đi thật nhanh, thỉnh thoảng quay đầu nhìn lại như sợ có người theo sau. Tới đầu đường Tự Do, cô quẹo sang tay trái, rồi cứ lầm lũi quanh hết phố này qua phố khác, lên cầu Quay, sang bên Khánh Hội. Dũng thầm hỏi : Không biết cô bé sang khu đó làm gì ? Anh phải dừng lại vì trên cầu không có chỗ nấp. Đợi cô bé sang hẳn bên kia anh mới rượt theo. Nửa đường Trịnh Minh Thế, cô bé mất hút vào một ngõ hẻm, Dũng lưỡng lự không dám theo nữa, vì ngõ hẻm chen chúc những căn nhà và chi chít những lối đi gồ ghề đan nhau như bàn cờ. Anh đứng chờ một lúc lâu ngoài đầu ngõ, nghĩ rằng có lẽ cô bé vào đó gặp ai rồi sẽ trở ra.

Nhưng chờ hoài uổng công. Dũng đành quay lên xe phóng về nhà.

Đêm ấy Dũng trằn trọc khá lâu mới ngủ được. Anh muốn đánh thức ông Hai Hòa dậy. Nhưng ông Hai ngủ say quá. Vả lại anh biết nói gì với ông ? Chắc ông sẽ cười và chế diễu sự lẩn thẩn của Dũng. Tuy nhiên anh vẫn hoang mang với những câu hỏi : Cô bé bán vé số này là ai ? Tại sao cô ta luôn luôn hoảng hốt ? Và tại sao cô ta lại nói dối, vì chắc chắn nhà cô ta không phải ở đường Tự Do ?

Sau một giấc ngủ ngắn, sáng hôm sau Dũng cũng vẫn trở dậy cùng một lượt với ông Hai Hòa. Chờ ông Hai đi rồi Dũng thả bộ sang Khánh Hội, tiến vào ngõ hẻm tối hôm qua. Ngõ hẻm đông đúc, đường lối gập ghềnh và nhiều lạch nước. Ban ngày dưới ánh mặt trời, những căn nhà lụp xụp chen chúc nhau trong cái xóm nghèo nàn trông càng xấu xí tồi tàn hơn nữa. Mùi sình lầy lẫn với mùi rác rưởi xông lên nồng nặc. Vài đứa nhỏ, nhảy tòm tõm xuống lạch nước, bơi như ếch và vốc bùn ném nhau. Đứng nhìn mấy đứa trẻ nô đùa dưới nước. Dũng chợt để ý có nhiều người qua lại một con đường ngang gần đấy.

Tim Dũng nhảy mạnh khi thấy bóng một cô bé mặc bộ quần áo cũ rách, vá nhiều chỗ, đi chân đất, tay cắp chiếc rổ theo sau mấy bà nội trợ. Lúc cô bé quay lại mắng mấy đứa trẻ tinh nghịch hắt nước lên người cô, Dũng nhận được ngay cô ta là ai. Anh sững người mất một lát, rồi đuổi theo vào chợ.

Chợ khá đông người, họp lộ thiên trên một mảnh đất trống, ồn ào và sặc sụa đủ mùi thực phẩm.

Cô bé bán vé số đang len vào chỗ hàng bán cá. Dũng đứng phân vân, rồi tiến lại gần. Cô bé giật mình khi thấy Dũng, tái mặt khẽ nói :

- Anh đi ngay đi, đừng đứng ở đây mà nguy cho cả hai đứa... Chiều nay, tôi sẽ gặp anh và nói rõ cho anh biết.

Nói đoạn cô bé lấm lét lẩn vào đám đông đi mất.

Dũng không theo nữa. Anh đã đọc được sự hoảng sợ trên nét mặt của cô và đem lòng thương hại. Chắc cô ta đang có điều gì bí ẩn muốn giấu.

Điều bí ẩn ấy, chiều nay, Dũng sẽ biết rõ, vì cô bé đã hứa với anh rồi.
Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:17 am

Chương 3

Dũng quay về cửa nhà Bưu điện thì cô bán vé số đã có mặt ở chỗ thường lệ. Thật khó phân biệt được cô bé rách rưới nghèo nàn sáng nay ở vùng ngoại ô Khánh Hội, với cô bé đỏm đáng lúc này đang ngồi bán vé số ở cửa Bưu điện.

Thấy Dũng đến, cô bé vẫn làm lơ, nhưng thỉnh thoảng đưa mắt cho Dũng như cầu khẩn : "Đừng đến gần nói gì với tôi cả. Hãy gắng chờ ".

Dũng hiểu ý, đứng nguyên chỗ. Xế chiều đang lúc đông khách anh chợt để ý đến một gã đàn ông, áo sơ mi bỏ ra ngoài quần, mẩu thuốc lá ngậm lệch trên môi, bỗng nhiên xuất hiện. Hắn tới chỗ cô bé, nói gì với cô ta rồi lẩn mất. Chừng một giờ sau hắn tới nữa, dặn dò thêm điều gì rồi đi luôn.

Hành vi đó làm Dũng chú ý, nhất là sau khi gã đàn ông đi rồi, cô bé nhìn Dũng với cặp mắt còn hoảng hốt hơn nữa.

Dũng đâm ra hồi hộp. Chờ mãi cô bé mới sửa soạn ra về, và sau khi đã trông trước ngó sau, cô kín đáo ra hiệu cho Dũng theo mình. Dũng liền cất xe, lững thững theo sau, vừa đi vừa làm ra vẻ thản nhiên huýt sáo.

Cô bé bước nhanh qua nửa đường phố, rồi cẩn thận dè chừng, rẽ vào một đường hẻm giữa hai vách tường cao. Đường hẻm đi vào một cái sân hoang cỏ mọc lấn giữa những hàng gạch xô lệch.

Cô bé lo lắng hỏi Dũng :

- Không ai thấy anh vào đây chứ ?

- Không.

Cô bé thở dài :

- Sáng nay anh sang Khánh Hội làm gì ? Tại sao anh cứ theo tôi hoài vậy ?

Dũng đáp :

- Tôi không có ý gì cả. Ở cửa nhà Bưu điện chúng ta đều là bạn với nhau... Tôi nhận thấy hình như cô có điều gì lo buồn, và sợ hãi muốn giấu nên hôm qua cô đã nói dối tôi...

- Anh có giận không ?

- Ồ, giận gì... Vì chính tôi cũng đã nói dối mà.

Cô bé ngẩn người nhìn Dũng. Anh tiếp :

- Lúc ẩn mưa tôi nói là ba má tôi ở nhà quê. Nhưng thực ra thì tôi chỉ còn có má. Vì thế tôi phải đi bán báo để kiếm thêm tiền ăn học.

Ngưng một lát, anh hỏi :

-Tên cô là gì?

- Nga.

- Gì Nga ?

- Không biết, chỉ thấy gọi là Nga thôi.

- Ai gọi ? Ba má cô à ?

- Không !

Một bóng dơi ẩn trong kẽ vách vỗ cánh bay ra. Cô bé hoảng hốt toan vùng chạy.

- Tại sao lúc nào Nga cũng có vẻ hoảng sợ thế ?

Nga lặng im, ngồi xuống một bực thềm. Ánh điện của dãy nhà trước mặt bật sáng chiếu hắt vào mảnh sân hoang. Dũng nhìn Nga nói :

- Nếu Nga coi tôi là bạn... hay hơn nữa như một người anh, Nga có thể cho tôi biết rõ xem tôi có thể giúp Nga được gì không ?

- Anh có lòng tốt đối với tôi, tôi rất cảm ơn. Nhưng mà...

Dũng yên lặng, chờ đợi...

Cô bé bỗng ôm mặt nghẹn ngào :

- Tôi khổ lắm anh ạ... Nhưng anh phải hứa là những điều tôi nói ra anh phải giữ kín không được nói hở với ai, kẻo mang họa cho cả hai đấy.

- Nga cứ tin tôi đi.

Cô bé thở dài, kể :

- Tôi nói với anh nhà tôi ở đường Tự Do và làm ra vẻ con nhà khá giả là nói láo đấy. Sự thật tôi không có gia đình.

Bên Khánh Hội, khu tôi ở, ai cũng tưởng tôi là con gái Sáu Lung, người mà hồi chiều anh thấy lảng vảng quanh tôi đó. Nhưng không phải. Tôi có cha mẹ của tôi và tôi biết cha mẹ tôi thương yêu tôi lắm. Không hiểu sao, cha mẹ tôi lạc mất tôi lúc tôi mới lên bốn hay năm tuổi. Tôi chỉ nhớ mang máng được nét mặt dịu hiền của mẹ tôi và tên tôi là Nga. Tôi không nhớ tôi họ gì, vì lúc ấy tôi còn nhỏ quá. Sau này lớn lên, tôi có hỏi Sáu Lung về tông tích của tôi thì hắn giận dữ đánh mắng làm tôi sợ luôn không dám đá động đến nữa. Hắn cho tôi bán vé số và bắt làm nhiều việc khác cho hắn có tiền xài. Hồi xưa hắn cũng sống bám vào vợ. Nhưng vợ hắn chán cảnh bỏ đi rồi. Bây giờ hắn lại sống nhờ vào tôi mà hắn nói với mọi người là con gái của hắn.

Nga nói những điều ấy luôn một mạch như sợ có ai nghe thấy. Rồi bỗng nắm lấy tay Dũng, cô năn nỉ :

- Anh Dũng, anh nhớ đừng nói với ai về điều tôi vừa cho anh biết nghe. Anh chưa biết Sáu Lung đâu. Hắn dữ lắm, dám đánh chết tôi luôn. Hắn cấm tôi không được trò chuyện với ai, phải ngồi một chỗ ở cửa Bưu điện và khi đi cũng như khi về phải theo một đường nhất định. Thỉnh thoảng hắn lại lảng vảng canh chừng tôi...

Nga toan đứng lên, Dũng ngăn lại.

- Khoan đã. Tại sao Nga không tìm cách trốn khỏi nanh vuốt của Sáu Lung, và đi tìm cha mẹ thật của Nga, nếu Nga biết chắc là cha mẹ hãy còn ?

Câu hỏi của Dũng hầu như càng làm cho Nga khiếp đảm.

- Chết... không được ! Nga chẳng bao giờ dám nghĩ đến điều ấy.

- Hắn không phải là cha đẻ của Nga, hơn nữa ở với hắn Nga có được sung sướng đâu...

- Đành thế, nhưng mà Nga sợ lắm !

Chuông đồng hồ ở tháp nhà thờ Đức Bà thong thả điểm tám tiếng. Nga giật mình đứng lên.

- Thôi trễ rồi, tôi phải về đây. Chắc Sáu Lung thế nào cũng đi tìm. Từ ngày mai, gặp Nga ở cửa Bưu điện, anh phải làm như không quen đấy nhé. Có việc gì nhờ anh giúp, Nga sẽ hẹn sau.

Cô bé mỉm cười dịu dàng :

- Nga rất bằng lòng được coi anh như anh trai của Nga.

Rồi xách vội chiếc lẵng đựng vé số, Nga lanh lẹ bỏ đi. Còn lại một mình, Dũng ngồi xuống chỗ Nga vừa ngồi, nghĩ đến số phận của Nga mà ái ngại. Cô bé ấy không ngờ lại lâm vào hoàn cảnh đáng thương đến thế.


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:18 am

Chương 4

Luôn mấy ngày liên tiếp Dũng không có dịp gặp Nga, tuy hàng ngày cả hai vẫn có mặt tại cửa nhà Bưu điện. Mỗi lần định tới gần chỗ Nga ngồi, Dũng lại nhận được những dấu hiệu ngầm của Nga bảo đừng đến. Hình như Sáu Lung đã bắt đầu nghi ngờ điều gì.

Có lẽ tại chiều hôm nọ, mải nói chuyện với Dũng nên Nga về hơi trễ. Hoặc hắn đã bắt gặp những dấu hiệu thân thiết trao đổi giữa hai người mà mấy hôm nay Dũng thấy Sáu Lung lảng vảng ở cửa Bưu điện luôn. Có lần hắn còn đến bên Dũng, hỏi mua tờ báo rồi làm bộ thản nhiên bảo :

- Này, sao cậu không đem báo đi nơi khác mà bán, có phải đắt khách hơn đứng mãi ở đây không?

Lời khuyên của Sáu Lung phải chăng là một lời dọa nạt ? Nhưng Dũng không mấy quan tâm. Anh chỉ buồn không được gần Nga để bàn tính nốt câu chuyện. Mấy chiều nay trước khi thu xếp ra về, Nga đều kín đáo ra dấu cho Dũng đừng đi theo. Dũng đành ấm ức quay ngả khác.

Lúc Dũng về đến nhà, ông Hai Hòa nhìn điệu bộ và nét mặt của Dũng cũng biết ngay tâm trạng của anh.

- Chắc hôm nay lại không gặp con nhỏ bán vé số rồi !

Ông Hai đoán thế vì Dũng không giấu ông điều gì. Hôm Dũng nói với ông về Nga, thoạt tiên ông chỉ mỉm cười, cho rằng tuổi trẻ thường hay có nhiều ý tưởng bông lông. Có thể là Nga đã nói dối với Dũng. Cô bé lúc đầu chả đã khoe nhà mình ở đường Tự Do. Tới khi bị Dũng bắt gặp tại một xóm nghèo bên Khánh Hội thì lại bịa luôn ra chuyện thất lạc cha mẹ, khiến Dũng vốn sẵn có thiện cảm nên vội tin ngay. Nhưng một buổi đi qua nhà Bưu điện thấy vẻ mặt và dáng dấp thanh tú của Nga, ông lẩn thẩn nghĩ : "Nom con nhỏ không phải con nhà hèn hạ. Biết đâu nó chẳng là con nhà tử tế và bị thất lạc gia đình thật" ? Từ đó ông liên kết với niềm hy vọng của hai đứa trẻ.

Ông bảo Dũng :

- Phải làm sao biết rõ được hơn nữa kia, chứ nguyên một cái tên Nga không thôi chưa đủ để khám phá ra tông tích của nó.

Dũng gật đầu đồng ý :

- Vâng, để lần sau gặp Nga, cháu hỏi lại nó xem.

Nhưng đã mấy hôm liền, Dũng đều ấm ức về không. Mãi đến bữa nay khi vừa mang báo đến cửa nhàBưu điện, Dũng mới thấy Nga chạy đến khẽ nói.

- Chiều nay Nga về sớm hơn mọi khi. Hẹn gặp ở chỗ hôm nọ.

Quả nhiên, chuông đồng hồ trên tháp nhà Thờ Đức Bà vừa gõ bảy tiếng và mặc dù người qua lại còn đông, Nga đã thu xếp dọn hàng. Dũng cũng vội khóa xe cất giấu một chỗ, vội vã đi theo.

Vào đến khoảng sân gạch hôm trước, Nga nói :

- Sáu Lung vừa bị té sái chân, phải nằm ở nhà, nên hôm nay chúng mình có thể gặp nhau nói chuyện được.

Nga ngồi xuống thềm gạch xích một khoảng rộng cho Dũng ngồi bên. Sau mấy ngày chờ đợi mới được dịp gần nhau, cả hai đều mừng rỡ chưa biết nói gì. Im lặng một lát, Dũng nói :

- Dũng mong gặp Nga quá. Những điều Nga kể cho Dũng nghe hôm trước làm Dũng thắc mắc hoài, và nóng lòng muốn giúp Nga...

Nga vội cướp lời :

- Đừng nhắc đến chuyện ấy nữa, anh Dũng ạ. Anh thừa biết là Nga không thể làm gì được.

- Nhưng Dũng tin chắc gia đình của Nga không bỏ Nga đâu. Nga không tin là có ngày sẽ gặp lại cha mẹ à ?

Nga lắc đầu thở dài.

Dũng tiếp :

- Nga đừng vội nản chí. Tôi sẽ giúp Nga, và cả ông Hai Hòa nữa.

- Chết ! Anh nói cả với ông Hai à ? Nga đã dặn anh không được nói hở ra với bất cứ ai cơ mà !

- Nga đừng lo, ông Hai Hòa tốt lắm. Hôm nghe Dũng thuật lại ông ái ngại cho hoàn cảnh của Nga và hứa sẽ sẵn sàng giúp đỡ.

Nga vẫn buồn bã lắc đầu.

Dũng nói :

- Nga không tin sao ?

- Xin lỗi anh, Nga tin ở lòng tốt của anh và của ông Hai lắm, nhưng Nga vẫn không chắc có làm gì được.

- Nga cũng không tin rằng Nga còn cha mẹ hay sao ?

- Có… Nhưng còn Sáu Lung ?

- Nga đừng sợ. Thế nào Dũng cũng tìm thấy cha mẹ của Nga, Dũng nhất định thế.

Lời nói quả quyết của Dũng lay động Nga. Cô bé ngập ngừng nói :

- Anh làm Nga sợ quá.

Dũng tiếp :

- Nga thử cố ôn lại những kỷ niệm cũ xem có nhớ thêm được điều gì không ?

- Nga đã nói với anh hết rồi.

- Thì cứ thử nữa coi.

- Đã bảo là Nga chỉ nhớ được có thế. Nga không nhớ tên họ của Nga. Hình ảnh của cha mẹ Nga bây giờ cũng lu mờ rồi, Nga không thể nhớ rõ được nữa.

- Còn ngôi nhà của gia đình Nga ?

- Hình như có những cây dừa mọc ở ngoài vườn. Nhưng ở miền Nam này chỗ nào chả có dừa.

- Nhà Nga có vườn à ?

- Có.

Suy nghĩ giây lát Dũng nói tiếp :

- Chắc Sáu Lung phải biết rõ lý lịch của Nga chứ nhỉ ?

- Nga không biết.

- Hắn luôn luôn canh chừng Nga, ngăn cấm Nga không được trò chuyện với người khác, tất hẳn phải đề phòng điều gì chứ ?

- Chắc vậy... nhưng Nga đã nói với anh là hắn làm biếng lắm, hắn chỉ sợ Nga không mang đủ tiền về cho hắn thôi.

- Có bao giờ Nga bắt gặp hắn nói chuyện với ai về Nga không ?

- Không.

- Thế Nga cũng không rõ tại sao lại bị thất lạc với cha mẹ à ?

- Nga chỉ nhớ là ngày xưa Nga được má cưng chiều lắm, thế thôi.

Im lặng một lát, Dũng lại hỏi :

- Trong cuộc sống hằng ngày của Sáu Lung, Nga có nhận thấy điều gì khác lạ không ?

- Hắn chỉ suốt ngày ngoài quán rượu... và lảng vảng canh chừng Nga thôi.

- Có khi nào hắn rời Sài gòn đi đâu xa không ?

- Thỉnh thoảng, một năm độ vài lần, hắn vắng nhà chừng vài ngày.

- Hắn đi đâu ?

- Không biết.

Dũng trầm ngâm :

- Khi hắn trở về, Nga có thấy gì thay đổi không ?

- Không, hình như hắn rủng rỉnh có tiền và uống rượu nhiều hơn. Nhưng hỏi làm gì những điều ấy cho Nga thêm buồn !

Dũng ngồi im. Cả hai yên lặng nghe thời gian êm đềm trôi, và thầm tiếc giây phút hội ngộ qua đi mau chóng. Tiếng chuông nhà thờ chậm rãi ngân lên tám tiếng.

Dũng thở dài :

- Nhanh quá. Đã tám giờ rồi.

Nga đứng lên :

- Nga phải về thôi !

- Hôm nay Sáu Lung phải nằm nhà. Nga để Dũng đưa về nhé !

Nga phản đối. Nhưng rồi nể lời Dũng, cô bé giao hẹn :

- Anh chỉ được đưa Nga về lần này thôi, và chỉ tới cầu thôi nhé.

Đi bên cạnh Nga, Dũng có cảm tưởng như đang được cùng cô em gái đi dạo. Đường phố Sài gòn thật đẹp và hầu như thâu ngắn lại. Chẳng mấy chốc đôi trẻ đã lên tới cầu Quay. Ánh trăng giãi lên trên mặt nước chảy dưới chân cầu lăn tăn những gợn bạc lóng lánh.

Dũng chỉ xuống mặt sông, bảo :

- Nga coi, đẹp quá nhỉ !

Nhưng khi quay lại anh bỡ ngỡ thấy Nga đang đăm chiêu nhìn xuống giòng sông.

- Nga nghĩ gì thế ?

- Nga sợ.

- Sợ gì ?

- Đêm rồi Nga nằm mê, thấy gặp toàn những chuyện kinh khủng. Nga sợ sẽ có sự không may xảy đến...

Dũng tìm lời an ủi và để Nga khuây lãng, anh chỉ sang hai bên bờ sông tràn ngập ánh trăng :

- Nga coi kìa, những ngôi nhà bên bờ sông rung rinh dưới nước, đẹp ghê…

Nga nhìn theo. Đột nhiên cô bé nắm chặt lấy tay Dũng nói như trong cơn mê sảng :

- Ồ, những ngôi nhà... những ngôi nhà trắng. Anh Dũng à, ngày xưa Nga cũng ở một thành phố có những ngôi nhà như thế ven bờ biển.

- Thành phố ấy tên là gì ?

- Nga không nhớ, nhưng Nga tin rằng Nga sẽ nhận ra được nếu có kịp trở lại thành phố ấy. Nga chắc một ngày kia Nga sẽ tìm được ngôi nhà đã sống thời nhỏ và gặp lại cha mẹ.

Nhớ lại kỷ niệm sung sướng thời thơ ấu, Nga ứa nước mắt mếu máo :

- Má !... má ơi... con khổ quá ! Biết ba má ở đâu bây giờ ?

Dũng cắn môi đứng lặng nhìn Nga. Có tiếng chân khua rộn lên cầu, Nga giật mình, và như chợt tỉnh, cô bé hoảng hốt bỏ Dũng chạy vội về bên Khánh Hội.


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:18 am

Chương 5

Ông Hai Hòa nằm khểnh trên chiếc ghế bố đợi Dũng. Buổi chiều ông thường về nhà sớm cặm cụi ngồi chuốt những gióng trúc để làm ống tiêu, hoặc không thì nằm trên ghế, nghe chiều về chầm chậm để nghĩ đến cuộc đời tàn xế của mình và buồn ngâm vài câu vọng cổ. Từ ngày có Dũng đến ở, ông Hai cũng thấy chuỗi ngày về chiều của mình đỡ cô đơn. Ông săn sóc Dũng như khi xưa ông đã săn sóc đứa con trai của ông. Đôi khi ông còn vui đùa với Dũng, chia xẻ những bồng bột của tuổi trẻ, và sẵn sàng đem những kinh nghiệm khôn ngoan của mình khuyên bảo Dũng.

Hôm ấy, nằm trên ghế, ông nghe tiếng chân bước hấp tấp của Dũng từ đầu ngõ đi vào. Cánh cửa mở ra, Dũng vừa nhô người vào đã nói :

- Bác Hai, bữa nay Nga cũng lại không tới bán vé ở cửa nhà Bưu điện.

- Hay nó đau ?

- Không chắc bác Hai à !

Dũng tiến lại, ngồi ghé xuống cạnh chiếc ghế bố thở dài :

- Mấy hôm rồi Nga vẫn lo ngại có chuyện gì xảy ra... vì thái độ khác lạ của Sáu Lung. Mà thật vậy, dạo này hắn lảng vảng ở cửa Bưu điện luôn. Có chiều hắn còn đợi đưa Nga về tận nhà.

- Có thể hắn nghi cháu rồi đó, hay hắn đã bắt gặp cháu với Nga ở cầu Quay, hôm cháu đưa nó về ?

- Cháu ngại có chuyện gì khác...

- Chẳng có chuyện gì đâu ! Theo bác thì cháu nên đi ăn cơm - vì bác đói muốn chết - rồi đánh một giấc ngủ cho ngon. Chiều mai thế nào Nga nó cũng có mặt tại cửa nhà Bưu điện như thường lệ, rồi nó sẽ cho cháu biết vì sao mấy bữa rày nó không đi bán.

Nhưng thấy Dũng uể oải không muốn ăn, ông Hai nói:

- Dũng nè, bác không ưa thấy cháu bối rối như vậy. Để đó rồi bác lo cho. Ngày mai cháu đưa bác qua bên Khánh Hội chỉ cho bác xóm nhà Sáu Lung ở. Bác sẽ vô chợ đứng bán ống tiêu và cắt hình ở đó. Nghe tiếng tiêu của bác, thế nào Nga nó cũng nhận ra, và có điều gì nó sẽ cho bác biết mà không sợ Sáu Lung nghi ngờ gì được, vì hắn không biết bác là ai. Bác tính như vậy có được không ?

Dũng mừng rỡ :

- Được quá. Cám ơn bác lắm !

Yên lòng, Dũng ngủ thẳng giấc. Sáng hôm sau, hai bác cháu trở dậy thật sớm. Dũng đưa ông Hai qua Khánh Hội, chỉ cho ông cái ngõ hẹp dẫn vào xóm Nga ở.

Trước khi chia tay, ông Hai bảo :

- Được rồi, cháu trở về đi, để mặc bác ở đây.

Dũng đứng nhìn bóng ông đi sâu vào trong ngõ. Tiếng tiêu của ông Hai trỗi lên xa dần. Dũng quay trở về lấy xe phóng đến Bưu điện, rồi đạp lòng vòng xem có thấy Nga không. Nhưng suốt sáng hôm ấy Nga vẫn biệt tích. Tới trưa, sóng người từ các nha sở tan giờ làm, đổ ra đường nườm nượp. Lợi dụng lúc ấy Dũng len lỏi qua Khánh Hội lần nữa, thầm bảo :

- Trưa nay, mình và ông Hai đã hẹn không về nhà. Mình thử tìm chỗ nào kín đáo trên đường đi của Nga, họa may có gặp chăng.

Nghĩ thế, Dũng mua một ổ bánh mì để ăn trưa, lần ra mé bờ sông và gặp một chiếc xe vận tải đậu trên khoảng đất trống. Chiếc xe của một tư nhân nào đó, chắc hẳn đậu nhờ ở đây để chờ cất hàng. Người lái xe không có ở đó, nhưng đã cẩn thận khóa tay lái lại. Dũng mở cửa leo lên ngồi, giở bánh ra ăn, thầm nhủ :

- Ngồi đây vừa kín đáo, lại có thể nhìn lên cầu được. Nếu Nga qua cầu mình sẽ thấy ngay.

Ngồi yên chỗ, Dũng vững tâm chờ đợi. Anh ôn lại hôm đưa Nga về tới cầu Quay, nhớ những linh cảm mà cô bé lo sợ, và cố tưởng tượng xem lúc này Nga đang làm gì ở nhà Sáu Lung. Trời về trưa nóng bức, nhất lại ngồi ở trong xe, làm Dũng buồn ngủ. Anh chúm môi huýt khẽ một điệu sáo, và cố giương to mắt nhìn lên cầu. Nắng chói chang càng làm Dũng mỏi mắt và điệu sáo vui tươi của tuổi trẻ không xua đuổi được cơn buồn ngủ trĩu nặng mí mắt. Dũng ngoẹo đầu rồi thiếp ngủ.

Khi Dũng tỉnh dậy, mồ hôi ướt đẫm áo, anh hốt hoảng nhảy vội ra ngoài xe, chạy đi xem giờ ở cửa tiệm gần đấy thì thấy kim đồng hồ đã chỉ bốn giờ !

Giờ này nếu Nga có ra Bưu điện thì cô cũng đã đi rồi. Dũng đấm vào đầu, thầm trách đã ngủ một giấc li bì như con rắn mối dưới ánh nắng. Anh giận dữ nhảy lên xe đạp phóng trở về Sài gòn. Giờ này cũng là giờ Dũng phải lãnh báo đi phân phát. Xong việc Dũng đến nhà Bưu điện thì càng thất vọng hơn nữa, Nga vẫn vắng bóng.

Buồn bực Dũng quăng xấp báo xuống thềm nhà Bưu điện, đưa tay quệt ngang mồ hôi trán, thở dài :

- Chỉ tại cái xe vận tải làm mình ngủ thiếp đi ! Bác Hai đã hẹn sẽ tới đây gặp mình. Không biết bác đã tới chưa ?

Dũng kiên nhẫn đợi thêm vài giờ nữa. Để khỏi sốt ruột anh cất tiếng rao :

- Nhật báo... Chính Luận… Tự Do đây !

Xấp báo còn lại vừa bán hết thì trời cũng đã tối. Dũng phóng vội về nhà. Ông Hai Hòa không có ở nhà. Tuy nhiên trên bàn còn một ly nước uống dở, và dưới đất có vương vãi vài mẩu tàn thuốc lá. Trái với lời hẹn, hẳn ông Hai đã về nhà tìm Dũng.

Anh giậm chân phàn nàn :

- Lỗi tại mình ngủ quên ! Đáng lý mình phải về nhà sớm xem ông Hai đã về chưa thì lại cứ đứng chờ ở cửa nhà Bưu điện. Bây giờ không biết ông Hai đi đâu ?

Vắng ông Hai, Dũng đâm ra phân vân lo lắng, sợ nhỡ ông gặp tai nạn dọc đường, hoặc sự vắng mặt của ông vào giờ này có liên hệ tới cuộc gặp gỡ của Nga chăng ? Dũng đặt nhiều giả thuyết, cố tìm xem những chuyện gì có thể xảy ra, nhưng chịu không đoán nổi. Anh ngồi thừ trên ghế không biết phải làm gì hơn là kiên tâm chờ đợi.

Đêm đã khuya, Dũng mỏi mệt ngả lưng xuống giường, thì vừa nghe có tiếng chân đi ngoài ngõ. Ông Hai về !... Dũng vùng dậy mở cửa rồi đứng sững người. Ông Hai mệt nhọc đi vào, đầu quấn băng trắng như mới ở nhà thương ra. Dũng hoảng hốt kêu :

- Bác Hai ! Bác làm sao thế ?

Ông Hai buông mình trên ghế :

- Xui, thật là xui !

- Bác bị thương à ?

- Ờ, nhưng không sao. Bị trầy da đầu chút đỉnh thôi.

Dũng ngồi xuống cạnh ông :

- Đầu đuôi làm sao bác nói cháu nghe !

- À, sáng nay bác vào trong xóm nhà Sáu Lung, đứng một lúc khá lâu ở chợ thì Nga nó tới. Nó bí mật trao cho bác một phong thư dặn đưa cho cháu rồi đi ngay. Bác liền trở về nhà chờ cháu. Đến ba giờ không thấy cháu về, bác ra cửa Bưu điện tìm. Chẳng may bác trượt chân ngã vập đầu xuống đường. Vài ba người thấy bác già nua liền vực lên xe đưa vào nhà thương. Ở nhà thương bác được băng bó rồi buộc phải nằm nghỉ. Bác phải năn nỉ mãi họ mới cho về. Thật là xui !

- Bác có đau lắm không ?

- Chỉ choáng váng một chút thôi.

Ông Hai liền cho tay vào trong áo lôi mảnh giấy của Nga đưa cho Dũng, bảo :

- Thư của Nga đây, cháu đọc xem nó viết những gì.

Dũng đưa tay đón lấy mảnh giấy. Nét chữ nhỏ nhắn của Nga ngoáy vội mấy giòng :

"Hai hôm nay Sáu Lung sửa soạn muốn đi nơi khác. Nga có cảm tưởng sắp phải rời Sàigòn mà chẳng biết đi đâu ? Hỏi thử Sáu Lung thì hắn chỉ nói là ba giờ chiều nay sẽ ra bến xe đò. Hôm qua khi soạn chiếc áo của hắn mặc mỗi lần đi xa, Nga tìm được chiếc vé xe lửa Sài gòn Biên Hoà, còn sót trong túi áo. Không biết có phải đấy là nơi Sáu Lung đưa Nga đi chiều nay không ? Anh hãy ra ga với bác Hai, đứng nấp một chỗ vì Sáu Lung biết mặt anh, nhưng không biết bác Hai. Nga sẽ gởi bác Hai cho anh một thư nữa. Với lại, ở đó anh sẽ thấy Nga lên xe và biết Nga phải đi đâu. Nga rất buồn phải xa anh, anh Dũng ạ. Anh đã đem lại cho Nga nhiều hy vọng. Thế mà bây giờ, chưa biết số phận Nga sẽ ra sao ?

Em gái của anh

NGA

Đọc hết lá thư, Dũng bùi ngùi ngồi xuống cạnh ông Hai. Anh thất vọng thở dài :

- Muộn quá... Nga đi mất rồi !

Ông Hai cũng rầu rầu :

- Tội nghiệp con nhỏ.

Và để an ủi Dũng ông tiếp :

- Thôi, để mai bác cháu mình sang Khánh Hội hỏi thăm xem. Những bạn nhậu của Sáu Lung tất biết rõ hắn đi đâu.

Hôm sau, ông Hai và Dũng qua bên Khánh Hội. Hai người vào trong xóm hỏi thăm nhà Sáu Lung. Nhà đã trả cho chủ, cửa đóng im ỉm. Một bà già ở nhà kế cận cho hay.

- Thằng cha lưu manh đi khỏi xóm này thiệt là mừng. Hắn mới đi chiều qua, chẳng biết là đi đâu, cũng như tám năm về trước chẳng ai biết hắn ở đâu tới.

Hai bác cháu cám ơn bà già trở về. Dũng buồn rầu thầm nhủ :

- Tám năm... Sáu Lung tới đây tám năm rồi... hồi ấy Nga mới có năm tuổi, đúng vào năm Nga lạc mất cha mẹ...


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:18 am

Chương 6

Đã một tuần nay Dũng và ông Hai có mặt tại Biên Hoà. Theo lời Nga nói trong thơ, ông Hai bàn với Dũng nên đi Biên Hoà để dò la tung tích của Sáu Lung. Lý do thứ nhất là vì Sáu Lung thường mỗi năm vài lần tới đó và mỗi lần về lại có tiền tiêu rủng rỉnh. Hắn liên lạc với ai ở Biên Hoà ? Và sự lén lút của hắn có liên hệ gì đến số phận của Nga ? Đó là lý do thứ hai và cũng là điểm khả nghi mà ông Hai muốn biết. Từ khi được biết hoàn cảnh của Nga, ông Hai cũng bồn chồn không kém gì Dũng. Ông muốn cứu Nga khỏi nanh vuốt của Sáu Lung để trả cô về với gia đình. Hôm ông quyết định đi Biên Hoà theo dõi hành tung của Sáu Lung, thoạt tiên Dũng nhìn ông ngạc nhiên hỏi :

- Bác có chắc Sáu Lung đưa Nga về Biên Hoà không ?

- Bác linh cảm như vậy, chứ chưa chắc gì. Nhưng cứ thử đến đó xem.

- Nhưng hai bác cháu mình làm sao bỏ Sài gòn mà đi được ?

Ông Hai cười :

- Sao không được. Cháu hiện đang nghỉ hè. Khôi, Việt, Bạch Liên đều đi cắm trại cả. Cháu cũng nên đi chơi ít bữa cho khỏe. Việc đưa báo cháu có thể nhờ một người bạn đưa hộ. Chừng nào trở về cháu lại tiếp tục. Còn bác, ở Sài gòn hay ở đâu cũng vậy thôi. Nghề của bác ở đâu cũng sống được mà.

Dũng mừng rỡ :

- Nếu vậy, mình thu xếp đi ngay bác nhé.

Chiều hôm đó, nghĩa là sau hôm Nga đi một ngày, hai bác cháu dắt nhau ra bến xe đi Biên Hoà.

Trên xe Dũng hỏi ông Hai :

- Biên Hoà có xa không bác ?

- Gần thôi. Cháu chưa đi Biên Hoà lần nào à ? Hình như cháu có đi cắm trại với Bạch Liên một lần rồi mà ?

- Dạ chưa. Lần ấy chúng cháu đi Thủ Đức, tới chơi với anh chị Lê Vinh.

- Qua Thủ Đức thì tới Biên Hoà.

- Tỉnh có lớn không bác ?

- Không lớn lắm vì tỉnh nhỏ.

- Gần bờ biển ?

Ông Hai lắc đầu :

- Bên bờ sông Đồng Nai.

Dũng thở dài :

- Không biết có phải đấy là nơi Nga đã sinh trưởng và đã từng sung sướng bên cha mẹ ? !

- Chưa chắc, cháu à ! Với lại dù có phải thì cháu không hy vọng gặp Nga ở đây đâu. Sáu Lung nó dại gì mà đưa Nga về đây chớ !

- Ờ nhỉ.

- Theo bác thì Sáu Lung có tới đây chỉ là để nhận tiền như lời Nga đã nói với cháu, vì mỗi lần hắn về là có tiền ăn nhậu. Còn như hắn nhận tiền của ai ? Và vì sao ? Thì đó là điều bác cháu mình đang muốn biết.

- Rủi như mình không tìm ra dấu vết nào của hắn và Nga thì sao bác ?

Ông Hai khẽ nhún đôi vai :

- Cháu còn trẻ nên thiếu kiên nhẫn, và cũng còn thiếu kinh nghiệm nữa. Ở đời, có nhiều trường hợp thật lạ lùng, đôi khi tưởng là thất bại não nề mà rồi may mắn thành công. Điều cốt yếu là đừng bao giờ nản chí cả. Phải tin tưởng vào việc làm của mình mới được.

Dũng mỉm cười nắm lấy bàn tay xương xẩu của ông Hai Hòa bóp chặt.

- Cháu chưa mất hy vọng đâu.

Chiếc xe hàng bon bon lướt nhanh trên đường dài, giữa những ruộng lúa bát ngát, những nương đồi xanh ngát hoa màu.

Xe vượt qua một cây cầu dài rồi từ từ đỗ lại trước dãy quán dựng sơ sài bằng lá. Tiếng mời chào vồn vả nổi lên :

- Bưởi Biên Hòa ! Bưởi Biên Hòa !

Dũng ngó ra ngoài xe hỏi ông Hai :

- Tới nơi rồi hả bác ?

Người lơ xe mở cửa nhảy xuống, cao giọng nói :

- Biên Hòa ! Ai xuống đầu tỉnh, xin mời xuống !

Ông Hai kéo Dũng xuống xe.

- Mình xuống đây thôi.

- Sao không chờ vào thành phố, bác ?

Ông Hai ghé vào tai Dũng :

- Xuống trọ ở đây cho đỡ tốn tiền cháu ạ. Và không ai để ý đến mình. Từ đây đi bộ vào cũng không xa lắm đâu.

Hai bác cháu vào một quán lá bán bưởi. Người đàn bà chủ quán, đang cho con bú, niềm nở mời khách. Sau vài lời thăm hỏi, ông Hai ngỏ ý xin trọ. Người đàn bà gọi với vào sau hàng găng thưa :

- Ba nó ra có khách nè !

Trong vườn, một người đàn ông mình trần, ngồi trên hiên nhà đang đan những chiếc sọt tre, ngừng tay đi ra. Người đàn bà thản nhiên tiếp :

- Mình đưa ông khách vào nhà, ông ấy muốn tá túc ít ngày đó.

Người chồng gật đầu, lặng lẽ quay vào. Ông Hai và Dũng theo sau. Dũng kéo ông Hai đứng lại ngoài vườn :

- Cháu thấy ngại quá bác ạ.

Ông Hai cười :

- Ngại gì cháu ? Bác cháu mình kiếm ngày nào xài ngày nấy, có gì đâu mà sợ. Hơn nữa những người ở đây đều là dân làm vườn, họ chất phác và tốt bụng lắm. Rồi cháu sẽ có dịp thấy lòng tốt của họ.

Buổi sáng hôm ấy, sau khi thả bộ một lượt quanh tỉnh, Dũng ngồi nghỉ trên chiếc ghế đá trong góc công viên, lòng buồn rười rượi. Đã mấy hôm rồi Dũng lang thang khắp tỉnh Biên Hòa, không chừa một ngõ ngách nào, mà vẫn không tìm ra dấu vết của Nga với Sáu Lung.

Dũng chống tay lên cằm, suy nghĩ. Anh nhớ lại cuộc gặp gỡ đầu tiên với Nga, dáng điệu khổ sở của Nga khi thuật lại hoàn cảnh của mình, và buổi chiều chia tay trên cầu Quay.

Dũng giở lá thư của Nga đọc lại, rồi chán nản gấp bỏ vào túi. Thấy lang thang mãi chỉ thêm mỏi chân vô ích, Dũng đứng lên đi tìm ông Hai Hòa. Từ hôm tới đây, ông Hai vẫn ngày ngày cùng Dũng vào tỉnh. Trong lúc Dũng la cà tìm kiếm Sáu Lung, thì ông Hai đến một phố đông người bán ống tiêu và cắt hình. Nghề của ông quả là ở đâu cũng kiếm được tiền. Nhất là cái thuật cắt hình truyền thần. Nơi ông Hai và Dũng ở trọ, người ta hoan nghênh ông quá cỡ, chỉ mới vài hôm ông Hai đã gây được cảm tình với hết mọi người. Chiều đến những anh con trai lộc ngộc kéo nhau đến ngồi vây quanh ông Hai yêu cầu ông cho nghe vài điệu trúc. Tiếng tiêu của ông, vào buổi hoàng hôn, giữa khoảng vườn êm ả, trỗi lên trầm bổng như quyện vào không gian vắng lặng, làm ngây ngất người nghe. Người chủ vườn cho ông Hai và Dũng ở trọ còn hoan hỉ vì những người quen trong xóm được ông cắt cho một tấm hình kỷ niệm. Họ phá lên cười thích thú khi thấy những đặc điểm trên khuôn mặt của mình được cắt thành hình. Họ tranh nhau mời ông Hai ghé nhà họ chơi, và thường được tiếp đãi ân cần. Nếu không vì Nga, thì đây là một dịp vui chơi thú vị của hai bác cháu.

Qua cửa một ngôi nhà kiểu xưa, mái thấp trên đường vào phố chợ, chợt Dũng nghe có tiếng gọi :

- Này ! Cậu bé... vào đây !

Người gọi Dũng là một phụ nữ, mà tuổi tác khó lòng phân biệt được rõ ràng, vì cách trang điểm lòe loẹt của bà ta, thứ lòe loẹt của người có tính đồng bóng. Người ở đây và quanh vùng lân cận đều gọi người đàn bà ấy là bà thầy. Nhưng bà ta thì thích xưng mình là cô, và chuyên nghề xem tướng số. Bà thầy mỉm cười gật đầu khuyến khích Dũng :

- Vào đây em !

Dũng bỡ ngỡ bước vào. Người đàn bà chăm chú nhìn Dũng, nụ cười vẫn nở trên môi.

- Ngồi đó đi em ! Tại sao mặt mày em coi buồn hiu như vậy ?

Dũng cãi :

- Thưa... em có buồn gì đâu !

- Có… Đừng giấu cô. Em có muốn cô coi chỉ tay dùm cho không ? Cô không lấy tiền đâu.

Dũng lắc đầu từ chối, nhưng bà thầy đã giục :

- Em đưa tay cô xem, tay trái...

Tuy ngạc nhiên nhưng Dũng không khỏi cười thầm ; chỉ có những cô gái nhẹ dạ mới tin nghe những lời bói toán, chứ con trai như Dũng mà tin những lời phỏng đoán mơ hồ sao được !... Tuy nhiên Dũng cũng vẫn để mặc cho bà ta nắm lấy tay. Bà sờ nắn bàn tay Dũng, chăm chú nhìn những đường chỉ trong lòng tay, gật gù :

- Phải em đang buồn... rất buồn ?

- Ồ, thưa cô...

- Sáng nào cô cũng thấy em đi ngang qua đây với một ông già thổi ống tiêu. Buổi sáng ra đi nét mặt em rạng rỡ hy vọng, nhưng chiều về thì chĩu nặng ưu tư...

- Em không có gì buồn cả.

Bà thầy nhẹ nhàng tiếp :

- Cô không cần biết em đang tìm kiếm gì ở đất Biên Hòa này, và có đạt tới mục đích hay không... Cô chỉ muốn nói cho em biết đến ngày nào thì em gặp được điều em mong tìm.

Dũng bắt đầu bối rối. Người đàn bà này đọc được điều bí ẩn của anh chăng ? Hay bà ta có tài bắt nọn ? Từ ngày ông Hai Hòa và Dũng tới Biên Hòa, cả hai chưa hề thổ lộ ý định thầm kín của mình ra với ai. Anh miễn cưỡng cãi.

- Không, em không tìm kiếm gì ở đây cả.

- Thế tại sao tay em run lên thế này ? Thôi, đừng giấu nữa để cô xem tiếp cho...

Dũng cứng họng, ngồi im. Bà thầy cúi nhìn vào bàn tay Dũng tiếp :

- Phải, em sẽ gặp rất nhiều khó khăn mới đạt được mục đích, em chưa thể gặp ngay bây giờ, nhưng chẳng bao lâu nữa, em sẽ khám phá ra được một điều quan hệ giúp em thành công...

- Khám phá ra điều gì cô ?

- Cô chỉ nói được thế thôi.

Người đàn bà buông tay Dũng ra, nhìn anh mỉm cười. Dũng ngẩn người ngồi lặng một lát rồi đứng lên từ giã bà ta.

Trở về Dũng thuật lại chuyện ấy với ông Hai Hòa, và tuy tỏ ý không tin, nhưng trong thâm tâm anh vẫn thấy háo hức vô cùng. Buổi tối nằm ngủ Dũng không ngớt thầm nhủ :

- Chẳng bao lâu ta sẽ khám phá ra được ! Cầu trời cho lời của bà thầy tướng số ấy nói trúng !

Hôm sau Dũng trở dậy, lòng tràn trề hy vọng. Anh theo ông Hai vào thành phố, bày đồ nghề cho ông bán rồi tiếp tục cuộc lùng kiếm. Xế chiều, Dũng mỏi mệt bước vào một đường hẻm. Anh nhận ra con đường nhỏ này anh chưa đến lần nào. Chợt Dũng dừng lại, tim đập hồi hộp.

Một người đàn ông đang đi trước Dũng. Người ấy chính là Sáu Lung. Quá xúc động và sợ bị lộ diện, Dũng vội nấp vào một chỗ, chờ hắn đi khá xa mới nép mình theo sau.

Sáu Lung bước nghênh ngang, điếu thuốc lá vẫn ngậm lệch trên môi. Xem chừng hắn rất thông thạo đường sá trong tỉnh, vì mỗi ngả rẽ hắn không hề lúng túng chút nào.

Qua mấy con đường hẹp hắn tiến ra bờ sông. Ở đây có một dãy phố thưa thớt những ngôi nhà cũ kỹ. Đến căn thứ năm hắn dừng lại, đưa tay đập cửa, rồi đứng chờ. Không thấy có ai ra mở cửa, hắn đập lại. Căn nhà như không có người, vì không nghe động tĩnh gì. Nấp ở chỗ khuất nhìn sang, Dũng nghe hắn lẩm bẩm chửi thề rồi bỏ đi.

Hắn vào một quán ăn ngồi lì trong đó uống rượu. Dũng sốt ruột chờ đợi. Trời tối chạng vạng, Sáu Lung lúc ấy mới chuếnh choáng bước ra, lần đến ngôi nhà mà hắn gõ cửa lúc chiều. Hắn lại đập cửa nữa. Vẫn không có người thưa. Hắn giận dữ đập mạnh hơn. Một người đàn bà có tuổi ở nhà bên cạnh ló đầu ra bảo :

- Chú hỏi ông Thanh hả ? Ông ấy không có nhà !

Sáu Lung cáu kỉnh :

- Ông ta đi đâu ?

- Tôi không biết.

Hắn ném mạnh điếu thuốc xuống đất lấy chân dí nát :

- Nhờ bà nói dùm với ông Thanh là có Sáu Lung tới thăm, và sẽ trở lại ngày mai.

Dặn xong hắn quay đi, miệng không ngớt chửi thề. Dũng bám sát theo hắn, lúc này anh không sợ hắn nhận ra được vì trời đã tối. Qua mấy phố đông đúc, hắn vào một nhà trọ, ngoài có đề biển “phòng ngủ Đồng Nai”. Mọi lần trước có lẽ Sáu Lung vẫn quen trọ ở nhà này, nên hắn bước vào không chút ngại ngùng. Dũng biết có chờ mãi đây cũng vô ích, nên chạy về thông báo cho ông Hai Hòa hay :

- Bác Hai, cháu đã gặp Sáu Lung rồi.

Và anh kể rành mạch đầu đuôi. Ông Hai gật gù :

- Bác biết thế nào cũng có ngày hắn trở lại đây. Phải làm sao đừng để lạc mất hắn. Cháu có chắc ngày mai hắn trở lại nhà người nào đó tên là Thanh không ?

- Dạ, chắc ! Hắn có nói với người đàn bà ở kế bên.

- Nếu vậy, sáng sớm mai cháu dẫn bác tới đó. May ra bác nghe ngóng được điều gì chăng. Còn cháu, cháu nấp đâu gần đấy, và hễ Sáu Lung đi rồi thì cháu theo liền xem hắn đi đâu.

Hai bác cháu bàn tính hồi lâu, lòng đầy phấn khởi, nhất là Dũng, anh khấp khởi mừng thầm và nhớ lại lời tiên đoán của bà thầy coi tướng.

Bà ta đoán đúng chăng ? Hay đây chỉ là một ngẫu nhiên tình cờ…


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:19 am

Chương 7

Ông Hai Hòa đứng tựa lưng vào tường, trước mặt là cái giá cắt hình, chùm ống tiêu đeo lủng lẳng trên tay, giả bộ chờ khách trong lúc Dũng nấp ở gần đấy, chờ đợi. Cả hai đều hồi hộp bứt rứt vì người đàn ông tên Thanh hình như vẫn vắng nhà, cửa đóng im lìm. Hai bác cháu đã dặn nhau khi nào Sáu Lung tới, ông Hai sẽ thổi lên một điệu sáo ngắn. Nếu hai điệu liên tiếp thì Dũng phải rời chỗ nấp ra gặp ông rồi sẽ tùy cơ ứng biến.

Hai bác cháu đợi đã lâu lắm. Dũng vừa muốn thoái chí thì chợt nghe tiếng tiêu của ông Hai nổi lên. Sáu Lung đến ! Hắn đập cửa như hôm qua nhưng khi nhận ra trong nhà vẫn im tiếng người, hắn nổi khùng đạp vào cửa thình thình.

Nghe tiếng đập như phá cửa, người đàn bà kế bên ló đầu ra, sẵng giọng :

- Ông Thanh đi chưa về.

- Chưa về ! Sáu Lung càu nhàu, mà ông ta đi đâu chớ ?

- Tôi không biết.

- Ổng đi hồi nào ?

- Thấy nhà đóng cửa lâu rồi.

- Chừng nào ổng về, bà biết không ?

- Không biết.

Nói đoạn người đàn bà đóng sập cửa lại, Sáu Lung văng tục, qua lại bực dọc một hồi trước cửa rồi bỏ đi.

Tiếng tiêu của ông Hai liền nổi lên, từ điệu Bình Bán tiếp sang Lưu Thủy...

Dũng nhảy bổ sang, ông Hai dặn :

- Hắn vừa đi đó. Cháu theo xem hắn đi đâu rồi trở lại cho bác hay.

Sáu Lung lại vào quán nhậu. Lúc trở ra mặt hắn đỏ gay, khệnh khạng tới bến xe ngồi đợi. Điếu thuốc lá của hắn luôn luôn phì phèo trên miệng.

Lát sau có chiếc xe đò tới, Sáu Lung bước lên. Dũng muốn tới gần xem hắn mua vé đi đâu, nhưng chiếc xe từ Sài gòn xuống chỉ ghé bến nhặt thêm khách rồi chạy luôn.

Dũng trở lại tìm ông Hai Hòa :

- Hắn lên xe dông mất rồi, bác Hai à !

- Biết hắn đi đâu không ?

- Dạ không !

Ông Hai gắt nhẹ.

- Cháu dở quá ! Biên Hòa có hai đường : một đi thẳng lên Đà lạt, một rẽ qua Vũng Tàu. Sao cháu không hỏi thăm người ở bến, xem chuyến xe hắn vừa lên chạy ngả nào ?

Dũng dậm chân :

- Ờ nhỉ ! Cháu ngu quá ! Giờ lỡ rồi phải làm sao bác ? Hay mình đi Vũng Tàu ? Phải đấy là biển không bác Hai ?

- Ờ, biển !

- Xa không ?

- Độ một trăm cây.

Dũng hăm hở nắm lấy tay ông Hai :

- Nếu vậy, mình đi Vũng Tàu, bác Hai nhé.

Nhưng không thấy ông Hai tỏ vẻ tán thành, Dũng nhìn ông ngạc nhiên :

- Sao bác Hai ? Từ đây ra đó có trăm cây số, mình có đủ tiền xe mà.

Ông Hai nhún vai :

- Bác cháu mình muốn ra đó cũng được... nhưng ra làm gì chớ !

- Ủa, thế còn Nga ? Bác quên mục đích của mình rồi sao !

Ông Hai đặt tay lên vai Dũng, thở dài :

- Dĩ nhiên mục đích của mình là cứu thoát Nga khỏi tay Sáu Lung. Song dù cháu có gặp nó ở Vũng Tàu thì cháu làm gì được ? Nga nó cũng chẳng hiểu biết gì hơn cháu. Nó không thể cho cháu biết tại sao Sáu Lung vội vã đem nó đi khỏi Sài gòn, và cũng không hiểu tại sao thỉnh thoảng hắn tới Biên Hòa làm gì nữa.

Dũng sịu mặt nhìn ông Hai. Ông tiếp :

- Bác biết cháu nóng lòng lắm, Dũng à. Nhưng theo bác suy luận thì ta nên tìm đầu mối vụ này ngay ở đây...

- ? !

- Này nhé, khi còn ở Sài gòn thỉnh thoảng Sáu Lung vẫn tới Biên Hòa gặp người đàn ông tên Thanh. Và cả bây giờ nữa hắn cũng đã đến. Vậy ta phải tìm biết cái ông Thanh nào đó là ai ? Có đồng lõa gì với hắn và có liên hệ gì tới quá khứ của Nga không ? Bác chắc mai mốt gì Sáu Lung nó cũng còn trở lại nữa...

- Nếu hắn không trở lại ?

- Hắn trở lại chắc chắn mà... bác cháu mình còn phải dò la cho biết tông tích của ông Thanh nào đó nữa. Phải kiên nhẫn Dũng à. Từ mai bác sẽ bày hàng tại đây. Có lẽ ở phố này món hàng của bác không được hoan nghênh lắm, và lợi tức hàng ngày sẽ giảm sút đi. Nhưng bác nhất định chờ cho tới khi có kết quả.

Luôn hai ngày ông Hai kiên nhẫn đứng đợi. Chủ nhà vẫn chưa về, nhưng ông Hai đã có dịp làm quen với mọi người trong phố. Trong lúc trò chuyện ông khéo léo dò hỏi về người chủ căn nhà mà ông đang đứng trước cửa. Nói đến ông Thanh, nhiều người tỏ vẻ hoài nghi. Có người nói : "Ông ta lạ lắm, sống giam hãm trong nhà, ít khi ra ngoài giao dịch với ai". Kẻ bảo : "Ông ta như người lẩm cẩm, nhút nhát làm sao ấy". Có điều không ai biết rõ về quá khứ của ông ta, cũng như không ai hiểu ông ta đi đâu từ ít lâu nay.

Cho đến một buổi trưa, trời bỗng đổ cơn mưa lớn. Ông Hai lúng túng chưa biết ẩn vào chỗ nào cho khỏi ướt thì có tiếng gọi :

- Này ông, vào đây mà trú mưa !

Ông Hai nhận ra tiếng nói của người đàn bà bên cạnh. Bà mở cửa cho ông vào, ái ngại nói :

- Mưa lớn quá. Ông ngồi nghỉ đây một lúc cho khỏe.

Như mọi người đàn bà tốt bụng và dễ gợi chuyện lại gặp buổi trời mưa có ông Hai vào trú nhờ, nên sau vài lời xã giao bà vui miệng kể cho ông nghe đủ chuyện. Nào gia cảnh của bà hiện chỉ còn người con trai chưa vợ nhưng đã vào quân ngũ, người con gái lấy chồng ở xa nên bà hiện sống cô độc một mình... Luôn tiện bà nói đến những người hàng xóm nữa. Được dịp ông Hai hỏi thăm nhà bên sao không thấy bóng ai ra vào và cửa đóng kín im ỉm suốt ngày.

- À, ông Thanh. Bà ta đáp. Ông ấy đi vắng đã lâu. Tội nghiệp, ông ta hiền lành, ốm yếu và hình như luôn luôn có sự lo lắng. Theo tôi, ông ta chỉ khổ về một mụ đồng bóng.

- Sao vậy ?

- Ông hay đến nhà một người đàn bà mà người ở đây quen gọi là bà thầy để nhờ xem chỉ tay. Có trời hiểu mụ ta đã nói những gì. Riêng tôi thì tôi khuyên ông không nên đến nhà mụ đồng ấy mà nghe con mẹ ấy nói láo làm gì.

- Bà quen ông Thanh à ?

- Không quen lắm, chỉ là chỗ hàng xóm thôi, nên đôi khi ông có qua chơi. Hình như ông ta có điều gì ẩn ức muốn thố lộ mà không nói ra được.

- Bà biết ông đi đâu không ?

- Ông không nói với tôi. Trước khi ông đi ông đem đốt hết các giấy tờ. Tôi e rằng ông đang gặp tai họa gì đây.

Chợt có tiếng gọi bên ngoài.

- Bác Hai !... Bác Hai !

Dũng đến tìm, không thấy ông Hai, nên cất tiếng gọi.

Mưa đã lạnh, ông Hai cảm ơn và từ giã người đàn bà. Khi chỉ có hai bác cháu, ông bảo Dũng :

- Cháu đưa bác đến ngay nhà bà thầy hôm nọ xem chỉ tay cho cháu.

Dũng ngạc nhiên :

- Bác cũng muốn xem chỉ tay à ?

- Không, để hỏi thăm về tin tức ông Thanh.

Dũng dừng chân, nhìn ông Hai :

- Bà ấy biết ông ta hả bác ?

- Có lẽ.

Để Dũng biết rõ hơn về ý định của mình, ông Hai thuật lại cuộc hội kiến bất ngờ của ông với bà hàng xóm nhà ông Thanh.

Dũng băn khoăn :

- Việc ông Thanh này có liên hệ gì với quá khứ của Nga không bác nhỉ ?

- Có thể, cháu à. Và bác hy vọng nhờ biết rõ bí ẩn về ông Thanh mà ta sẽ cứu được Nga khỏi vòng lao lý.



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:19 am

Chương 8

Dũng dẫn ông Hai đến nhà bà Thầy. Thấy Dũng, bà mỉm cười nhìn Dũng như có ý hỏi xem anh đưa ông Hai đến có chuyện gì. Biết không có ai trong nhà Dũng mới nói :

- Thưa... cô, bác Hai em muốn thưa chuyện với cô.

Bà thầy mời ông Hai ngồi. Ông tiếp lời Dũng :

- Vâng, chúng tôi muốn hỏi thăm bà về ông Thanh nhà ở gần đường bờ sông trong thành phố này. Chắc bà có biết ông ta ?

- Tôi có biết ông ta như hầu hết mọi người ở Biên Hoà.

- Thưa có phải ông Thanh thường đến gặp bà luôn ?

Bà thày tướng ngập ngừng nhìn ông Hai rồi lại nhìn Dũng.

- Ông hỏi làm chi vậy ?

- Dạ, chúng tôi biết hỏi như thế này cũng có hơi đường đột nên xin bà thứ lỗi cho. Chúng tôi chỉ xin bà vui lòng cho biết có phải ông Thanh thỉnh thoảng vẫn đến đây nhờ bà xem hộ về hậu vận?

- Điều đó thì có.

Ông Hai liền giả bộ thở dài tiếp :

- Chúng tôi có một điều bí ẩn muốn nói với bà. Nếu bà vui lòng giữ kín cho, chúng tôi mới dám nói.

- Ông cứ nói đi. Tôi thề sẽ giữ kín.

Bằng một giọng cảm động ông Hai nói :

- Chúng tôi thành thật tin vào lời hứa của bà và hy vọng vào sự giúp đỡ của bà nữa. Nguyên chúng tôi đang đi tìm một đứa trẻ gái bị thất lạc cha mẹ cách đây tám hay chín năm. Đứa trẻ ấy hiện đang ở với một người đàn ông mà lâu lâu người ấy lại tới Biên Hòa để gặp ông Thanh. Tuần mới rồi hắn cũng có tới tìm, nhưng ông Thanh không có nhà, đã đi đâu biệt tích. Chúng tôi chắc chắn rằng sự liên lạc giữa người đàn ông kia với ông Thanh có liên quan tới vụ bắt cóc đứa cháu gái. Có khi nào ông Thanh thổ lộ với bà việc ấy không ạ ?

Bà thầy chăm chú lắng nghe vừa đưa mắt quan sát ông Hai và Dũng.

- Ông vừa nói một đứa trẻ gái phải không ?

- Thưa vâng, đứa trẻ đó không nhớ thất lạc cha mẹ trong trường hợp nào, và sinh trưởng ở đâu. Chỉ mang máng nhớ khi xưa đã ở một tỉnh thuộc miền duyên hải, nhà ở bên bờ biển...

- Nha Trang !

Cả ông Hai lẫn Dũng đều sửng sốt :

- Nha Trang ?… Vậy ra bà có biết ?

Bà thầy tướng số lẳng lặng đứng lên bước vào phía bàn trong, rót hai tách nước đem đặt trước mặt ông Hai và Dũng. Ông Hai khẩn khoản :

- Nha Trang, một thành phố đẹp nhất ở miền Trung Việt. Ồ ! Thưa bà, nếu bà biết gì hơn xin bà vui lòng cho chúng tôi rõ. Chắc ông Thanh đã có nói với bà ?

- Vâng. Bây giờ thì tôi có thể nói điều bí ẩn này ra được mà không sợ phản bội lòng tin của ông Thanh, vì... ông ta đã chết.

Hai bác cháu nhảy nhổm trên ghế :

- Chết ? Ông Thanh chết rồi ?

- Phải, mới được bốn hôm trong bệnh viện, chết một cách đột ngột, nên không kịp thú những điều lầm lỗi hằng đè nặng trên lương tâm ông. Cầu trời cho ông được siêu thoát...

Ngưng một lát tay chắp trên ngực như để cầu nguyện cho vong linh người quá cố, bà thầy ngậm ngùi tiếp :

- Ông Thanh lúc còn sống thường vẫn đến đây. Tội nghiệp, ông là người đáng tội với luật pháp, nhưng giá ông có can đảm thú tội ra để rồi vào tù đền tội, có lẽ còn đỡ khổ hơn là bị lương tâm dằn vặt. Tôi biết ông từ năm sáu năm nay. Lần đầu tới đây, ông nhờ tôi xem hộ coi định mệnh có dành cho ông một hậu vận dễ chịu không. Thuật tướng số của tôi, thú thật... chỉ mù mờ vậy thôi, nhưng với thiện chí làm dịu vợi nỗi đau buồn của kẻ khác tôi đã hứng khởi họ trong niềm hy vọng. Đối với ông Thanh cũng vậy. Cho nên, những lần trở lại sau, để vợi bớt những cắn rứt của lương tâm, ông đã kể cho tôi nghe một câu chuyện thật buồn.

Bà thầy tướng số thở dài, trầm giọng tiếp :

- Kẻ vừa quá cố xưa kia có một người em trai, một người em hoang tàng, có đủ mọi nết xấu, thường giao du với bọn lưu manh du đãng. Người em đó, vì thế mà cũng trở thành hạng đầu trộm đuôi cướp bị pháp luật kết án, luôn luôn bị cảnh sát lùng bắt. Để trốn tránh, hắn tính chuồn đi ngoại quốc. Nhưng trước khi vượt biên hắn mưu toan làm một vố lớn. Hắn liền bắt cóc một đứa trẻ gái ở Nha Trang để đòi tiền chuộc. Cha mẹ đứa nhỏ bằng lòng trả một số tiền lớn. Nhận tiền rồi, nhưng hắn không trả đứa bé, lúc ấy đã lên năm tuổi, vì sợ đứa bé nhớ mặt kẻ đã bắt cóc em, và có thể chỉ dẫn cho nhà chức trách lùng bắt thủ phạm.

Một đêm hắn đem đứa nhỏ, mà hắn không nỡ giết đi, tới trao cho anh hắn là ông Thanh rồi trốn biệt. Từ đấy tấn bi kịch mở màn. Ông Thanh có thể kín đáo thu xếp cho đứa nhỏ trở về với cha mẹ nó được. Nhưng ông sợ đổ bể, gia đình ông sẽ mang tai tiếng, nhơ nhớp vì hành động của đứa em mà ông vẫn phải che giấu. Ông lại còn một bà mẹ già. Bà cụ sẽ chết ngay nếu biết thanh danh của gia đình bà bị ô nhục. Bởi thế nên ông lần lữa mãi, và rồi không dám trả đứa nhỏ về cho cha mẹ nó nữa.

Trong tình thế nan giải đó, bỗng xuất hiện một tên lưu manh, có lẽ đồng bọn với người em của ông Thanh. Hắn đến đề nghị với ông lãnh đứa nhỏ đem giấu đi nơi khác, và hứa làm cho đứa nhỏ quên hẳn nguồn gốc của nó đi, dĩ nhiên với điều kiện là ông Thanh phải cung phụng cho hắn một số tiền. Nếu không hắn sẽ đi báo cảnh sát. Bị dồn vào thế tiến thoái lưỡng nan, ông Thanh đành nhận lời, trao đứa trẻ cho hắn.

Dũng thốt kêu :

- Sáu Lung !

Bà thầy tướng ngẩng nhìn Dũng :

- Em biết tên lưu manh đó à ?

Ông Hai gật đầu, đỡ lời :

- Thưa vâng, chúng tôi đang theo hắn. Và cũng vì thế mà chúng tôi có mặt tại đây. Xin bà cho biết nốt câu chuyện rồi sau ra sao nữa ?

- Thế rồi, suốt tám năm nay, ông Thanh sống trong lo âu hối hận lại luôn bị tên kia dọa nạt tống tiền, đến nỗi lâm vào cảnh túng quẫn. Tình cảnh ấy làm ông suy nhược, bệnh hoạn. Lần cuối cùng cách đây độ một tháng ông tới gặp tôi. Tôi biết chuỗi ngày tàn của ông sắp tới, nên khuyên ông nên vào tĩnh dưỡng trong bệnh viện của một hội thiện, và ông đã kết thúc cuộc đời ở đấy !

Bà thầy chấm dứt câu chuyện bằng một tiếng thở dài. Ông Hai và Dũng xúc động ngồi im một lát. Tấm thảm kịch xảy đến cho ông Thanh làm họ cảm thương. Bao nhiêu khinh ghét, bất mãn đều đổ vào Sáu Lung cả.

Ông Hai Hòa đứng lên :

- Chúng tôi xin cảm ơn bà. Nhờ bà mà chúng tôi được biết rằng con cháu Nga đích thực bị bắt cóc và bị tên Sáu Lung khốn nạn kia đầy ải ngót mười năm trời. Khi con bé gặp cháu Dũng đây, nó sợ hãi đến nỗi không dám nói thật và cũng không còn nhớ ra tông tích của nó nữa. Bà đã cho chúng tôi biết những điều ẩn ức của ông Thanh, bà còn có thể giúp chúng tôi được điều gì hơn nữa chăng ?

Bà thầy tướng số nhìn ông Hai, rồi mỉm cười với Dũng.

- Tôi rất sẵn lòng. Nhưng đáng tiếc là ông Thanh chỉ cho tôi biết có thế thôi. Điều chắc là khi xưa cha mẹ con nhỏ ở Nha Trang... còn con nhỏ thì bây giờ tôi mới biết tên nó là Nga đấy ! Mà nó không nhớ tên họ nó sao ?

- Thưa, không !

- Như vậy cũng chưa hy vọng gì lắm !

***


Ra khỏi nhà bà thầy tướng số, lòng Dũng nao lên khi nghĩ đến rồi đây, sẽ tìm thấy Nga, cứu Nga thoát khỏi tay Sáu Lung để trả Nga về với cha mẹ. Anh sung sướng nắm lấy tay ông Hai :

- Ồ, bác Hai, may mà cháu nghe lời bác ở lại Biên Hòa, nên được biết chuyện này, chứ không thì…

Ông Hai chỉ mỉm cười không nói. Dũng phấn khởi tiếp :

- Bây giờ, mình đã biết sự thực rằng Nga bị bắt cóc, và tên Sáu Lung khốn nạn kia là thủ phạm, cháu nghĩ bác cháu mình nên đi báo ngay với nhà chức trách.

Ông Hai lắc đầu :

- Bác cũng nghĩ thế, nhưng...

- Nhưng sao bác ?

- Ý kiến ấy không ổn.

- Mình sợ gì đâu bác ?

- Mình thì không ngại gì... nhưng còn Nga ? Cháu thừa biết Sáu Lung dám làm bậy lắm chớ ! Nếu hắn biết câu chuyện đổ bể hắn dám thủ tiêu con nhỏ…

- Nhưng chúng ta có bằng chứng ?

- Những bằng cớ... nghe người ta nói lại mà thôi. Nhân chứng quan trọng nhất là ông Thanh thì đã chết mất rồi. Mà trước khi rời khỏi nhà ông ta lại đốt hết cả giấy tờ không để lại vết tích gì.

- Vậy làm sao bây giờ bác ?

- Chúng ta đi Vũng Tàu thử xem. Nếu gặp Nga ta sẽ tìm cách đưa nó về Sài gòn... Rồi sẽ trình nhà chức trách. Như vậy bảo đảm hơn.

- Chừng nào mình đi ?

- Mai.

Dũng mừng rỡ ôm lấy ông Hai :

- Cám ơn bác !


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:20 am

Chương 9

Dũng lau vội cho xong chồng đĩa bát xếp thành hàng trên giá, rồi cởi tấm khăn buộc ngang trước bụng ném vào một xó, đoạn bước ra khỏi tiệm ăn.

Dũng lau vội cho xong chồng đĩa bát xếp thành hàng trên giá, rồi cởi tấm khăn buộc ngang trước bụng ném vào một xó, đoạn bước ra khỏi tiệm ăn.

Ngoài trời ánh nắng chan hòa trên bãi biển, chiếu lấp lánh trên mặt nước xanh lơ và nhuộm sáng những cánh buồm lấp ló ngoài khơi. Dũng kéo vành mũ xuống cho đỡ chói mắt, lững thững xuống bãi. Giờ này, vào buổi trưa, bãi biển Vũng Tàu chỉ có thưa thớt vài đứa trẻ ham nước đang rỡn sóng. Các du khách đều nằm nghỉ trên các ghế vải cạnh mấy quán giải khát. Phía dưới bãi mấy chiếc "ca nô" máy và "Peđalô" nằm châu mũi lên bờ. Dũng tiến về phía ấy, dừng lại trước chiếc ca nô có căng mui vải.

Một thiếu niên nằm dưới sàn gỗ, chiếc mũ vải rộng vành úp trên mặt, chân bỏ thõng ra ngoài.

- Ê Tâm !

Thiếu niên ngủ say không động cựa. Dũng nhặt một vỏ ốc ném vào người bạn. Tâm giật mình nhỏm dậy, đưa tay dụi mắt, và nhận ra Dũng liền vẫy tay gọi bạn. Dũng nhảy xuống chưa kịp ngồi, thiếu niên đã hỏi :

- Có gì lạ không Dũng ?

Dũng lắc đầu.

- Không !

- Thế còn gã đàn ông mà cậu thấy chiều hôm qua ở bãi trước ?

- Nhìn xa nên tớ nhận lầm. Sáng nay tớ có gặp lại người ấy nhưng không phải Sáu Lung.

- Trước sau gì rồi cũng tìm thấy. Cả thị xã Vũng Tàu này có lớn là bao đâu !

- Đành rồi, nhưng đã mấy ngày nay tớ kiếm khắp nơi vẫn chưa thấy bóng Nga ngồi bán vé số ở đâu cả.

- Ai bảo cậu rằng Nga còn bán vé số ? Ở đây muốn bán vé số phải bán rong. Mà như thế thì tụi mình đã gặp. Biết đâu Sáu Lung chẳng đưa Nga ra đây cốt giấu nhẹm cô ta một chỗ ?

- Ừ, tớ cũng đã nghĩ thế... song còn hắn tại sao hắn không ra mặt ? Hắn sợ gì chứ ?

Dũng thở dài :

- Phải chi có bác Hai ở đây !

Dũng nhắc đến ông Hai vì ông không cùng đi với Dũng. Ngay hôm gặp bà thầy tướng số, buổi tối ông lên cơn nóng lạnh vì hồi sáng bị nhiễm nước mưa. Thấy ông sốt li bì Dũng cuống cuồng lo lắng. Vợ chồng người chủ vườn vội lấy dầu nóng đánh cảm cho ông, và lo tìm lang y chữa trị. Vài ngày sau cơn sốt lui, nhưng ông Hai chưa khỏe hẳn, còn bải hoải choáng váng chưa ngồi trở dậy được. Ông bảo với Dũng :

- Dũng à, mình cháu đi Vũng Tàu thôi. Để bác ở lại đây tĩnh dưỡng ít ngày cho khỏe.

Dũng phản đối :

- Bác đang yếu mệt, để bác một mình sao được. Cháu ở lại với bác.

Nhưng ông Hai gắng nở nụ cười nhọc mệt.

- Cháu khỏi lo. Bác không sao nữa đâu. Nên nghĩ đến Nga đang mong mỏi sự giúp đỡ của cháu thì hơn. Ở đây toàn là những người có lòng tốt cả như cháu đã thấy đó nên cháu đừng lo cho bác, cứ yên tâm mà đi. Chờ ít bữa thật khỏe, bác sẽ theo ra tiếp tay với cháu.

Dũng yên tâm, hôm sau lên xe đi Vũng Tàu...

Và Dũng đã gặp Tâm, làm quen với Tâm trong một trường hợp khá kỳ ngộ. Hôm ấy, ở xe đò xuống, Dũng đã đi lang thang khắp tỉnh. Chiều đến Dũng mệt mỏi ra ngồi nghỉ ngoài bãi biển, vừa buồn vừa lo không biết tối đến sẽ ngủ vào đâu, thì chợt có chiếc xuồng neo cạn trên bãi. Anh liền dùng chiếc xuồng đó làm chỗ nằm ngủ. Dũng ngủ mệt đến đỗi sáng hôm sau mặt trời hắt nắng vào mặt mà anh vẫn chưa tỉnh giấc. Tới khi bị ai đá vào chân Dũng mới mở mắt. Một thiếu niên giận dữ lôi anh dậy, đuổi ra khỏi chiếc xuồng, và tống thêm một quả đấm vào vai. Định thần, Dũng chống đỡ, rồi tấn công trở lại. Cuộc ẩu đả diễn ra giữa một vòng người đứng xem. Dũng nhờ nhanh nhẹn nên vật ngã địch thủ xuống cát. Bọn đứng xem, phần đông là các trẻ phục dịch trên các quán nước gần đó reo hò :

- Ném xuống biển ! Ném nó xuống biển !

Việc đó hầu như là luật lệ của bọn trẻ trên bãi biển này, khi có cuộc xô xát kẻ nào thua sẽ bị ném xuống nước, chờ kẻ thắng vớt lên.

Nhưng Dũng không ham chiến thắng. Bị đánh nên Dũng phải tự vệ. Anh đứng lên, mặc những lời cổ võ của bọn đứng xem, lặng lẽ phủi quần áo rời đi nơi khác. Dũng đến ngồi dưới một gốc dừa, hai tay chống cằm, bâng khuâng nhìn ra biển. Có tiếng chân bước lại gần. Ngửng nhìn, anh thấy thiếu niên đã đánh lộn với anh hồi nãy bèn cau mặt.

- Anh còn muốn gì nữa ?

- Tại sao anh lén nằm trong xuồng của tôi ?

- Tôi mới ra Vũng Tàu chiều hôm qua, chưa có chỗ ngủ, lại thấy chiếc xuồng để không nên tôi nằm nhờ...

- Hồi nãy sao anh không ném tôi xuống biển?

- Tôi không thích đánh nhau... với lại tôi với anh chẳng có thù oán gì.

Thiếu niên đứng yên, không biết nói sao, rồi mỉm cười :

- Anh còn giận tôi không ?

Dũng lắc đầu :

- Không.

Tâm chìa tay ra, Dũng nắm lấy... và cả hai trở thành bạn. Tâm không phải là người xấu. Tính anh bồng bột nóng nảy, nhưng khi cơn giận qua đi, anh sẵn lòng giúp đỡ bạn. Tâm liền ngồi xuống cạnh hỏi Dũng từ đâu đến, và đến làm gì ở Vũng Tàu. Dĩ nhiên, mới thoạt quen nhau, Dũng chưa nói tất cả sự thật với Tâm, chỉ cho biết anh đi Vũng Tàu với ông Hai Hòa nhưng ông Hai rủi bị ốm ở dọc đường nên Dũng phải bơ vơ...

- Ở Sài gòn anh làm gì ?

- Tôi bán báo.

Tâm bĩu môi :

- Bán báo ở đây không sống được. Du khách đến đây chỉ cốt ăn chơi, tắm mát. Để tôi tìm cho anh một việc làm khác.

Hôm sau, Tâm kiếm được cho Dũng một chân hầu bàn ở tiệm ăn. Công việc khá nhọc mệt, nhưng ngoài giờ ăn Dũng được tự do.

Về sau thấy cần sự giúp đỡ của Tâm, Dũng mới nói rõ cuộc tìm kiếm của mình cho bạn rõ. Tâm hứa sẽ để ý ở ngoài bãi biển. Nếu thấy người đàn ông nào có thể nghi là Sáu Lung hoặc cô gái nào giống Nga, Tâm sẽ báo ngay với Dũng. Hôm ấy ra ngoài bãi biển tìm bạn, thấy Tâm chưa có tin gì, Dũng từ giã bạn trở vào lang thang hết phố này qua phố khác, hy vọng gặp Nga. Đi gần hết thành phố Dũng chán nản thầm nghĩ :

- Không chắc Nga có ở Vũng Tàu. Mình chỉ mất công toi thôi.

Mỗi lần chán nản, muốn thoái chí Dũng lại nhớ đến lời ông Hai khuyên bảo : "Phải kiên trì, Dũng à. Ở đời bất cứ việc gì cũng phải cố gắng đạt cho tới mục đích. Bác tin rằng cháu sẽ thành công và Nga sẽ được sung sướng".

Nhớ đến lời nói của ông Hai, Dũng thêm hăng hái. Anh lẩm bẩm :

- Biết đâu từ giờ tới chiều mình chẳng gặp may !

Quả nhiên Dũng gặp may thật.

Trên đường về tiệm làm, Dũng chợt nghe có tiếng gọi :

- Dũng !...

Anh giật mình quay lại, ngạc nhiên thấy bà thầy tướng số ở Biên Hòa.

- Ủa ! Cô ra đây làm gì ?

- Cô ra tìm em.

- Có chuyện gì thế cô ?

Bà thầy tướng ghé vào tai Dũng :

- Nga nó không có ngoài Vũng Tàu này đâu...

- Cô biết ở đâu không ?

- Khoan đã, thủng thỉnh rồi cô nói cho mà nghe.

Kéo Dũng vào bên lề đường bà thầy nói :

- Ông Hai nhờ cô đi tìm em, vì sau khi em đi rồi ông vẫn để tâm theo dõi Sáu Lung. Nhưng không thấy hắn trở lại.

- Bác Hai khỏe chưa cô ?

- Ông hãy còn mệt, nên cô tiếp tục. Cô nhớ em có cho hay là Sáu Lung khi tới Biên Hòa vẫn trọ ở quán Đồng Nai. Cô bèn đến đó dò tin. Trong số khách ăn nhậu ở tầng dưới có một gã biết Sáu Lung vì khi nghe cô hỏi thăm ông chủ quán, hắn nhìn cô với vẻ khả nghi.

- Rồi cô có hỏi hắn không ?

- Không, cô chẳng dại gì mà hỏi hắn vì có hỏi hắn cũng giấu nhẹm. Cô chỉ theo xem nhà hắn ở đâu, rồi rình lúc hắn vắng nhà, cô vào làm quen với vợ hắn...

Dũng mỉm cười :

- Chắc cô gạ vợ hắn xem chỉ tay !

- Ừ, cô xem cho vợ hắn và gợi cho vợ hắn nói. Rốt cuộc vợ hắn cho biết Sáu Lung có quen với chồng mụ, và một bữa nhậu nhẹt với nhau, hắn có nói là sẽ lên Đà lạt.

- Đà lạt ? Chắc xa lắm cô nhỉ ?

- Ừ, xa... Nhưng nếu cháu nhất quyết giúp Nga... Chính vì vậy mà cô ra đây tìm cháu. Ông Hai Hòa chưa thể cùng đi với cháu được. Từ nay cháu định liệu lấy thôi...

Dũng nhìn bà thầy với cặp mắt đầy vẻ biết ơn.

- Thành thử cô cũng nhọc công trong vụ này nữa.

Bà thầy mỉm cười dúi vào tay Dũng một tờ giấy bạc :

- Em cầm tạm làm tiền lộ phí. Thấy ông Hai và em có lòng hào hiệp cô rất cảm kích. Thôi cô chúc em gặp nhiều may mắn. Cô phải kiếm xe trở về kẻo lỡ chuyến.

Dũng muốn ngỏ lời cám ơn nữa, nhưng bà thầy tướng số đã quay đi, cũng đột ngột như lúc bà tới.

Dũng sững sờ đứng lặng hồi lâu, lẩm bẩm :

- Đà lạt, Nga ở Đà lạt... trên cao nguyên xa thẳm…

Nỗi mừng sắp tìm gặp lại Nga làm anh không khỏi băn khoăn nghĩ đến ông Hai. Chẳng biết lúc này ông đã thật bình phục chưa. Ông già rồi, chẳng thể đi được, nhưng lời khuyến khích của ông vẫn văng vẳng trong trí Dũng. Anh mỉm cười :

- Mình sẽ đi Đà lạt... sáng mai mình khởi hành...

Và miệng huýt sáo, Dũng khấp khởi chạy ra bãi biển báo tin cho Tâm biết.


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:20 am

Chương 10

Đã hai ngày Dũng ở Đà lạt. Hôm đầu khi chuyến xe hàng đổ hành khách xuống bến thì trời đã nhá nhem tối. Khí hậu miền cao nguyên giá lạnh nhất là về buổi chiều, sương mù dâng lên trắng xóa, và gió núi vi vút trên các ngọn thông. Dũng không ngờ Đà lạt lạnh đến thế, đang lúc ở Sài gòn nóng đổ mồ hôi, và ở Vũng Tàu nườm nượp người ra tắm mát.

Dũng co ro ngại ngùng chưa biết tính cách nào, thì anh lơ xe đã hất hàm giục :

- Xuống đi chứ, đến nơi rồi !

Thấy vẻ lúng túng của Dũng, anh lơ xe hỏi :

- Chưa lên đây bao giờ hả ?

- Dạ chưa !

Anh lơ nghi ngờ nhìn Dũng từ đầu đến chân, rồi ngồi xuống bên, rút thuốc ra hút :

- Học sinh, hả ?

- Dạ.

- Bộ trốn nhà phải không ?

Dũng lắc đầu :

- Em được nghỉ hè lên đây tìm người nhà.

- Ở phố nào ?

- Thưa, em không biết. Mai sáng em mới đi tìm.

Và bám lấy cơ hội, Dũng gạ :

- Cho em ngủ nhờ lại trên xe một tối được không anh ?

Ngẫm nghĩ một lát, anh lơ xe nói :

- Xe phải về hãng bây giờ. Ngủ trên xe lạnh chịu không nổi đâu. Đêm nay chú ngủ tạm ở hãng với anh vậy.

Đêm ấy, anh lơ xe nhường cho Dũng mảnh chăn dạ. Còn anh khoác thêm chiếc áo ấm nằm co quắp bên cạnh. Sau vài câu chuyện, chỉ tàn điếu thuốc lá, anh lơ đã ngáy pho pho. Riêng Dũng trằn trọc không ngủ được. Tấm chăn mỏng không đủ ngăn cái giá lạnh về đêm của miền cao nguyên. Tuy vậy, Dũng cố nằm yên, sợ làm kinh động giấc ngủ của anh lơ xe. Trên đường đời Dũng gặp được nhiều người thực tốt, như anh lơ xe này chẳng hạn, sẵn sàng giúp đỡ chia xẻ, không cần tính toán. Những người như ông Hai Hòa, bà thầy tướng số, Tâm và anh lơ này đều thuộc về hạng người áo vải, nhưng tâm địa là vàng. Họ không như nhiều người khác chỉ che đậy sự giả dối, ích kỷ bằng những hào nhoáng bên ngoài.

Dũng nhớ đến Tâm. Hôm chia tay, Tâm đưa Dũng ra tận bến xe, móc túi đưa cho Dũng năm chục bạc :

- Đằng ý đi xa cần tiền, cầm thêm chỗ này mà xài !

Dũng nhất định từ chối :

- Thôi cám ơn Tâm, tớ có đủ tiền đây rồi. Áo của đằng ý rách quá, để tiền mua cái áo mới mà mặc.

Nhưng Tâm bảo :

- Ở ngoài bãi biển, tớ suốt ngày cởi trần, áo mặc không cần lắm.

- Nhưng đằng ý còn đông anh em...

Tâm khăng khăng :

- Tiền lương mỗi tuần, tớ đều đem về cho má tớ đầy đủ. Số tiền này là tiền riêng của tớ ăn quà. Tớ nhịn bớt để dành cho đằng ý đấy, cứ cầm đi đừng lo.

Dũng cảm động vì lòng tốt của bạn, muốn từ chối, lại sợ bạn phật ý, đành nhận.

Những cử chỉ như vậy làm Dũng phấn khởi. Anh yên tâm nằm cạnh anh lơ xe thầm hy vọng vào ngày mai. Ngày mai Dũng sẽ khởi công tìm kiếm. Và nếu Nga ở Đà lạt như lời bà thầy tướng số đã cho biết, thế nào Dũng cũng tìm ra.

Sáng hôm sau, anh lơ xe trở dậy thật sớm. Dũng phụ với anh quét dọn, dầu mỡ cho chiếc xe rồi chờ bác tài đến.

Anh lơ bảo Dũng :

- Xe ra chợ đón khách. Hãy theo anh ra chợ ăn quà sáng rồi đi đâu hãy đi.

Dũng nhận lời ngay. Chợ Đà lạt buổi sáng sớm chỉ có những người buôn bán hoa quả và rau tươi cất hàng về Sài Gòn. Chiếc xe nhặt đầy khách quen rồi chuyển bánh khởi hành. Dũng nắm tay anh lơ xe ngỏ lời cám ơn. Anh cười nhảy lên bám sau xe dặn với :

- Chiều mai xe này lại lên. Nếu không tìm được người nhà, và có cần gì cứ ra bến tìm anh, nghe !

Tiếng anh lơ mất hút vào màn sương dày đặc. Trời chưa sáng hẳn. Mặt trời cao nguyên dậy muộn hơn nơi khác, nhưng khi đã ló dạng thì ánh nắng chan hòa, bừng sống trên cảnh vật.

Dũng đi vòng một lượt quanh chợ rồi kiếm chỗ khuất ngồi đợi. Anh hy vọng lát nữa khi nắng lên, Nga sẽ tới đây, hoặc đi chợ, hoặc đến bán vé số như cô đã bán ở Sài Gòn.

Không lâu, quang cảnh chợ Đà lạt trở nên tấp nập. Những chiếc xe du lịch đến đậu từng dãy ở bên ngoài. Các hàng quán quanh chợ nhộn nhịp đón những người từ xa lại. Bọn trẻ con ùa đến bao quanh chào mời các món hàng đặc biệt của Đà lạt : những túi mận, túi dâu tươi, những bông hồng thắm, hoặc những chiếc vòng đồng, những chiếc gùi nhỏ, chúng đeo lủng lẳng bên mình.

Dũng tò mò đứng nhìn quang cảnh tấp nập ấy. Anh chợt sững sốt kêu :

- Nga !

Mặc dầu đứng xa, và chỉ thấy phía sau lưng, Dũng tin chắc mình không thể nhầm được. Anh muốn chạy ngay lại với Nga, nhưng lại sợ làm Nga xúc động, hơn nữa giữa đám đông nhỡ chạm trán Sáu Lung, nên Dũng đành đứng nguyên tìm một chỗ khuất và cao để nhìn cho rõ. Bóng Nga thỉnh thoảng lại mất hút vào đám đông ở chợ.

Một chiếc xe ca chở đầy hành khách vừa từ Sài Gòn lên, quẹo vào bến. Đám trẻ dãn ra, xô tới chiếc xe mới đến. Những túi, những gói hoa quả tranh nhau đưa ra. Hành khách trên xe xuống bị vây kín, ồn ào những tiếng chào mời. Thừa lúc lộn xộn, Dũng tiến lại, chen lấn tìm Nga.

Anh thấy Nga mải bán những bông hồng tươi cho khách, giọng Nga vẫn trong trẻo :

- Hồng nhung Đà lạt... mời ông bà mua hồng nhung Đà lạt...

Nga chạy từ đám người này qua đám người khác, luôn tay chọn những bó hồng xếp trong chiếc lẵng bán cho khách. Cử chỉ nhẹ nhàng và lời chào mời ngọt ngào của Nga làm nhiều người không nỡ từ chối.

Dũng chăm chú dõi theo Nga. Nhưng chợt lại nhớ đến Sáu Lung, anh vội vã lui về chỗ cũ, định chờ khi nào Nga bán hết, sẽ theo gọi Nga ở chỗ vắng.

Giỏ hồng của Nga bán đến xế trưa thì hết, cô bé rời cửa chợ ra về. Dũng hồi hộp đuổi theo ; thấy Nga quẹo sang một đường mòn xuống chân đồi, xa xa có những ngôi nhà nằm phơi nắng giữa những thửa vườn xanh ngắt. Nương đồi Đà lạt trải rộng trước mắt Dũng như một bức tranh thủy mạc. Độ chừng trăm thước, Dũng chợt thấy có bóng người ngồi trên một mỏm đá, nhảy xuống đi lại phía Nga. Bóng đó không phải Sáu Lung, mà là một thiếu niên trạc tuổi Dũng. Hắn mắc chiếc áo kẻ ô sặc sỡ, quần ống hẹp, nhăn nhở cười và bước theo Nga.

Bao hăng hái của Dũng đột nhiên tan biến. Anh dừng chân, lặng người nhìn Nga rời xa với gã thiếu niên.

Dũng chán ngán ngồi bệt xuống cỏ. Hình như Nga đã quên Dũng, không cần đến Dũng. Té ra bao nhiêu công phu lặn lội tìm Nga chỉ là vô ích. Anh cắn môi thầm nghĩ :

- Ồ, Nga ! Có lẽ hiện giờ Nga đang vui trong hoàn cảnh mới... nếu biết như thế này mình chẳng tội gì theo đuổi lên đây...

Nhưng hình ảnh ông Hai thoáng hiện trong trí Dũng, giọng ông như khiển trách.

- Dũng, cháu đã hứa giúp Nga. Tại sao sắp đạt đến mục đích cháu lại nản lòng vì hờn ghen vô lý ? Cháu không muốn Nga sung sướng được gặp lại cha mẹ nó sao ?

Tiếng nói mơ hồ ấy thúc đẩy Dũng đứng lên, chậm chạp bước theo con đường mòn đầy hoa và cỏ dại ; qua một khúc quặt, anh bắt gặp hai người ngồi bên sườn đồi. Người kia đang ba hoa cười nói, trong lúc Nga yên lặng ngó mông về phía chân trời.

Dũng toan rình nghe xem hắn nói những gì nhưng anh tự xấu hổ với ý định ấy, nên đi thẳng. Được một quãng xa, Dũng lại ngồi xuống cạnh một bụi sim, đầu óc trống rỗng, không biết phải làm gì, thì chợt nghe có tiếng chân trước trên đường mòn. Nga hiện ra có một mình đang lững thững bước tới, đầu cúi nhìn xuống đất, chiếc lẵng mây đeo ở trên tay. Tim Dũng đập mạnh. Anh muốn chồm lên gọi :

- Nga, Dũng đây !....

Nhưng Dũng vẫn ngồi yên để Nga đi qua. Nga xuống chân đồi, bước lên chiếc cầu gỗ bắc ngang dòng suối nhỏ len lỏi dưới lòng thung lũng. Lên cầu, Nga dừng lại đứng im lặng ngó xuống. Dũng thấy vai cô run lên. Nga đang khóc, âm thầm, nức nở…

Dũng liền chạy bay xuống :

- Nga !

Ngạc nhiên, cô bé kêu lên một tiếng kinh hãi. Đôi mắt cô mở to nhìn Dũng, rồi mặt tái đi, run rẩy bám chặt lấy thành cầu như sợ đứng không vững.

Dũng đến gần nhẹ nhàng nhắc lại :

- Nga, Dũng đây. Dũng ở Sài Gòn lên tìm Nga !

Nga cố gắng trấn tĩnh xúc động :

- Anh Dũng !... Anh ở đây thật à.... Nga có mê không ?

- Không, Nga không mê đâu. Dũng theo Nga từ Biên Hòa đến Vũng Tàu rồi lên đây. Sáng nay Dũng thấy Nga ngoài chợ, nhưng sợ gặp Sáu Lung, nên phải rán chờ đến bây giờ. Nhưng... Nga có bằng lòng gặp lại Dũng không ?

Nga ngước cặp mắt dò hỏi nhìn Dũng. Anh cúi đầu ấp úng :

- Nghĩa là... Dũng tưởng bây giờ Nga vui sướng hơn hồi còn ở Sài Gòn... và không cần đến Dũng nữa...

Mắt Nga đẫm lệ :

- Sung sướng gì ? Nếu sung sướng thì mỗi lần qua đây, Nga đã chẳng đứng khóc một mình !

Dũng bối rối tiếp :

- Dũng từ Sài gòn lên đây chỉ cốt để tìm Nga thôi. Nga có nhớ hôm chúng mình đứng trên cầu Quay nhìn sang Khánh Hội, thấy những bóng nhà phản chiếu dưới sông, Nga đã nhớ đến ngôi nhà hồi còn thơ ấu ?

- Nga có nhớ.

- Hình ảnh những ngôi nhà mà Nga nhớ lại đó là ở Nha Trang.

- Nha Trang ? Ồ, anh Dũng, Nga chẳng hiểu anh muốn nói gì !

Dũng nắm lấy tay Nga :

- Nga ạ, sở dĩ Dũng lặn lội tìm Nga vì Dũng biết chắc gia đình Nga hãy còn. Hồi nhỏ, Nga bị người ta bắt cóc ở Nha Trang rồi trao cho Sáu Lung. Bởi vậy Nga phải trốn khỏi nơi đây để trở về với cha mẹ.

- Thật ư, anh Dũng ? Nga khó tin quá...

- Hãy tin Dũng đi. Rồi Nga sẽ sung sướng khi gặp lại cha mẹ.

Quá xúc động Nga gục đầu vào vai Dũng nức nở khóc. Dũng cố gắng thuật lại cho Nga nghe về cuộc tìm kiếm của Dũng và ông Hai ở Biên Hòa, câu chuyện về ông Thanh, bà thầy tướng số, và Tâm ở Vũng Tàu...

Vơi đi bởi những lời Dũng kể, Nga lau nước mắt hỏi :

- Thế còn ông Hai Hòa, bây giờ ông ở đâu rồi ?

- Ông bị đau phải nằm lại ở Biên Hòa.

- Tội nghiệp, ông thật có lòng tốt với Nga, và cả anh nữa, anh Dũng ạ.

Yên lặng một lát rồi Nga lại giật mình như hồi còn ở Sài gòn :

- Thôi, Nga phải về,... kẻo Sáu Lung đi tìm.

- Hắn ở đâu ?

- Bên kia đồi, cách đây chừng hai cây số.

- Ở đây đường lối khuất nẻo, không sợ Sáu Lung bắt gặp, Nga để Dũng đưa về nhé !

Nga không từ chối. Đôi trẻ mừng rỡ nắm tay nhau đi trên đường mòn, hàn huyên sau bao ngày xa cách. Nga cho Dũng biết cô vẫn chưa rõ lý do nào Sáu Lung đã đột ngột bỏ Sài gòn. Hắn bảo ở trên này có nhiều du khách, và Nga kiếm được nhiều tiền hơn. Ở Sài gòn hắn canh chừng Nga luôn, nhưng trên Ðà lạt hắn có vẻ yên tâm nên không khắc nghiệt với Nga mấy.

Dũng gật đầu :

- Phải. Nga được tự do hơn trước...

Và anh thở dài tiếp :

- Hồi nãy, Dũng thấy một thiếu niên cùng đi với Nga trên đường này ?

Nga mỉm cười nhìn Dũng :

- Anh có thấy hắn ?

- Dũng bắt gặp giữa lúc đuổi theo Nga. Hắn là ai vậy ?

- Hắn là con một chủ vườn, thường vẫn đón đường Nga để tán dóc. Tên hắn là Sửu, con nhà giàu nên chỉ lêu lổng chẳng học hành gì.

Dũng lẩm bẩm :

- Hắn là con nhà giàu, hừ...

Và lòng Dũng không được vui.



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:20 am

Chương 11

Hết ngày hôm ấy và sang ngày hôm sau Dũng tìm cách đưa Nga rời khỏi Đà lạt. Anh gặp lại anh lơ xe quen, hỏi thăm đường đất và giờ khởi hành của các chuyến xe. Được biết ở Đà lạt ngoài những chuyến xe xuống Sài gòn, còn có những chuyến xe đi Nha Trang. Dũng liền nảy ra ý kiến đưa thẳng Nga ra Nha Trang, với hy vọng Nga sẽ tìm lại được ngôi nhà hồi nhỏ.

Anh lơ giới thiệu Dũng với một ông tài già lái xe vận tải chở hàng hóa đi Nha Trang. Ông Tài hứa cho Dũng và em gái - Dũng nhận đại như thế để mọi người khỏi nghi ngờ - đi nhờ xe với điều kiện phải chờ sẵn ngoài đầu tỉnh vào chín giờ sáng hôm sau. Khi xe ông đi qua, ông sẽ ngừng lại cho lên, nhưng nếu quá hẹn ông không chờ được.

Dũng mừng rỡ chạy về, lảng vảng quanh nhà Sáu Lung để chờ báo tin cho Nga hay. Gặp Nga đang kiếm những cành cây khô về làm củi đun, Dũng chạy lại nói :

- Nga, mai sáng chúng ta đi Nha Trang.

Nga bối rối :

- Ngày mai à !... Đi thật sao anh ?

- Một xe chở hàng đi Nha Trang nhận cho chúng mình đáp nhờ. Ông tài hẹn chúng mình chờ ở đầu tỉnh đúng chín giờ sáng.

Dũng kéo Nga ngồi khuất sau bụi cây để khỏi có người trông thấy, hăm hở tiếp :

- Tối nay Nga sửa soạn đi, rồi mai sáng, Nga cứ vờ đi bán hàng như thường lệ. Để khỏi có ai nghi ngờ, Dũng sẽ không đến đón Nga. Chúng mình hẹn nhau ở đầu tỉnh. Nga đứng nấp vào một chỗ, chừng nào xe đến, Dũng sẽ ra hiệu. Xe chạy rồi là Nga khỏi lo gì nữa. Hết phải làm tôi mọi cho Sáu Lung, và sẽ sung sướng được trở về với cha mẹ.

Thấy Nga lộ vẻ bối rối lo ngại, Dũng hỏi :

- Tại sao Nga cứ sợ sệt thế ? Nga run vì sợ Sáu Lung ? Hay là...

Dũng thở dài :

- Hay... Nga nghĩ đến thằng Sửu ?

Nga xoay hẳn người nhìn thẳng vào mặt Dũng :

- Ồ, anh Dũng, anh đừng nghĩ bậy ! Thằng Sửu là một học sinh mất nết cậy mình con nhà giàu nên cứ chạy theo trêu chọc Nga. Anh đừng tưởng vì hắn mà Nga không nhớ đến cha mẹ, không sốt sắng muốn tìm lại gia đình đâu.

Cô bé mỉm cười nhẹ nhàng :

- Mai chúng mình sẽ đi anh Dũng ạ. Nga nhất quyết rồi.

Và Nga bàn tính với Dũng phải làm sao cho Sáu Lung khỏi nghi ngờ.

Ngồi khuất sau bụi sim, đôi trẻ yên tâm bàn bạc. Chung quanh chúng những con chim sẻ chuyền cành ríu rít. Một đàn chim đậu trên bụi cây gần đó bỗng nhiên hoảng hốt bay vụt lên. Dũng nghi ngờ nhổm dậy, nhìn quanh, thoáng nghe như có tiếng động sột soạt.

Nga trấn tĩnh Dũng :

- Chắc lại một con chó hoang nào đấy. Ở đây chó hoang nhiều lắm, nhưng hễ thấy bóng người là chúng lủi mất.

Dũng yên tâm ngồi xuống. Dưới vòm trời xanh, bát ngát của cảnh sắc Đà lạt, Dũng quên hết mọi chuyện lo lắng. Anh chỉ muốn giây phút êm đềm này kéo dài tới chiều tối, tới mãi sáng ngày mai, rồi đưa Nga đi luôn khỏi hoàn cảnh hiện tại.

Nhưng Nga đã đứng lên :

- Thôi, sáng mai anh Dũng nhé. Nga sẽ đúng hẹn.


*****


Sáng hôm sau, Dũng dậy thật sớm ra chực sẵn ngoài đầu tỉnh. Bình minh bừng sáng rọi những tia nắng ấm xuyên qua màn sương ướt lạnh. Hơi sương tan dần, tản mát như những làn khói trắng. Một giờ đồng hồ qua. Ngoài chợ có lẽ người họp đã đông. Nga vẫn chưa tới. Dũng mong ngóng từng giây, sốt ruột đứng không yên bên vệ đường. Anh nhớn nhác nhìn quanh thầm mong Nga đừng gặp điều gì trắc trở. Mặt trời đã lên cao, ánh nắng ngả bóng những cây thông trên mặt đường. Chiếc xe vận tải từ trong tỉnh ra, tiếng động cơ nổ ròn tiến lại nhấn còi giục cấp bách. Dũng bấn loạn chạy ra đường. Ông tài già ló đầu hỏi :

- Đi chứ ? Còn em cậu đâu ?

Dũng giơ hai tay lên trời, dáng điệu thất vọng.

- Nó chưa tới kịp. Ông tài làm ơn chờ chúng cháu một lát được không ?

Ông tài lắc đầu :

- Trễ rồi ! Chủ xe là người Huê Kiều khắt khe lắm. Thôi cậu liệu cách khác vậy.

Chiếc xe đò rồ máy chạy. Dũng nhìn theo, lòng băn khoăn khổ sở. Rồi như điên cuồng Dũng cắm cổ chạy bay về phía nhà Sáu Lung. Anh nấp vào bụi sim hôm trước, thở dốc, và nhìn quanh chờ đợi. Lâu lắm vẫn không thấy bóng Nga. Hay Nga đã đi rồi, và cô bé ở ngoài chợ ?

Dũng trở lại con đường mòn. Được một quãng anh chợt thấy bóng thằng Sửu thấp thoáng sau đám cỏ lau. Dũng cúi mình bò tới. Anh bỗng cắn chặt môi cho khỏi bật tiếng kêu:

- Ồ !

Nga đang đứng trước mặt Sửu, dáng điệu căm giận.

Giọng cô bé như lạc hẳn đi :

- Anh Sửu, tại sao anh khốn nạn thế ?

- Tôi không muốn cho Nga đi.

- Ai bảo với anh là tôi có ý định bỏ trốn ? Tại sao anh biết ? À, thôi tôi hiểu rồi, chiều qua anh đã theo rình chúng tôi, anh nấp sau bụi cây làm đàn chim bay lên. Lúc ấy Dũng đã nghi ngờ, nhưng tôi không dè lại là anh !

Quá giận cô bé cười nhạt :

- Anh đã nghe trộm được câu chuyện của chúng tôi. Anh lại tưởng tôi là con gái Sáu Lung, nên đã hèn nhát lén đến báo cho hắn biết để hắn giam giữ tôi lại. Nhưng tôi nói thật cho anh biết : tôi không phải là con hắn, tôi còn cha mẹ và tôi sẽ đi tìm.

Thằng Sửu nhăn nhở :

- Nga không đi đâu được, phải ở lại đây với tôi !

- Anh là đồ đểu. Đi hay ở là quyền của tôi, việc gì đến anh. Anh tưởng giữ được tôi à. Tôi sẽ đi, anh hiểu chưa, cả anh lẫn Sáu Lung không làm cóc gì tôi được.

Thằng Sửu nãy giờ vẫn nhơn nhơn nét mặt đứng nhìn Nga, bỗng tiến lại nắm lấy tay cô :

- Nga phải ở lại, nghe chưa !

Nga hét :

- Bỏ tay tôi ra !

Dũng theo dõi màn kịch, tim khua rộn như trống đập. Thấy Sửu nắm chặt tay Nga, anh vùng đứng lên. Nga hoảng hốt kêu, Sửu quay lại.

Dũng cố trấn tĩnh nói :

- Nga đừng sợ, có Dũng đây !

Và nhìn Sửu, Dũng gằn giọng :

- Bỏ tay ra.

Thằng Sửu không thèm đáp lại. Hắn lừ lừ nhìn Dũng, nghiến mạnh quai hàm, rồi bất thình lình vung mạnh một quả đấm vào mặt Dũng. Như hôm ở Vũng Tàu đánh nhau với Tâm, Dũng ngã xuống đất.

- Anh Sửu !

Nga khẩn khoản ngăn Sửu lại. Nhưng hắn không nghe, phóng người đè lên Dũng, trong lúc anh đang lồm cồm bò dậy, và cuộc vật lộn tiếp diễn.

Nga hoảng sợ mếu máo :

- Anh Dũng ! Chạy đi, anh Dũng !

Dũng không đời nào bỏ cuộc, dù Sửu vạm vở hơn. Mỗi lần bị đánh ngã, Dũng lại bật dậy như chiếc lò xo và đánh trả lại. Sửu điên cuồng đấm đá. Nhưng trước sự lanh lẹ của Dũng hắn thở dốc lên. Rồi thừa lúc hắn sơ hở, Dũng quật hắn ngã sóng soài. Nóng lòng hạ địch thủ Dũng xông lại toan đè lên người hắn. Nhưng Nga vội hét :

- Anh Dũng... coi chừng ! Hắn có dao !

Dũng kịp nhìn thấy lưỡi dao Sửu vừa bật ra. Một cú đá làm lưỡi dao văng đi xa.

- Đồ khốn !

Thu hết can đảm, và tin chắc vào sự lanh lẹ của mình, lại nóng lòng muốn cứu Nga, Dũng cảm thấy mạnh dạn, nắm thế chủ động. Sửu bị Dũng cho liên tiếp đo đất hai lần. Đến lần thứ ba, hắn ngã vào một mỏm đá, đau quá dậy hết nổi. Dũng cởi dây lưng trói hắn lại, lôi hắn bỏ bên vệ đường.

Rồi Dũng gạt mồ hôi quay lại tìm Nga, gặp Nga ôm mặt khóc sau bụi cây. Lúc thấy lưỡi dao lóe sáng trong tay Sửu, sợ quá Nga chạy đi kêu cứu, nhưng chỉ chạy được đến đó thì Nga muốn ngất xỉu. Khi thấy Dũng, cô bé bàng hoàng.

- Anh Dũng !

Dũng đỡ Nga đứng lên :

- Nga đừng sợ nữa. Thằng Sửu không làm gì được chúng mình nữa đâu.

Nga run rẩy :

- Nga sợ quá.... tưởng hắn đâm chết anh mất. Hắn đâu rồi ?

- Hắn nằm trên đường mòn. Lát nữa Sáu Lung có đi qua sẽ cởi trói cho hắn. Bây giờ chúng ta phải đi ngay, phải chạy cho mau mới thoát, Nga ạ.


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:21 am

Chương 12

Sau một cuộc chạy bộ qua mấy đồi cỏ, Dũng và Nga tiến vào khu rừng thông.

Vừa mệt, vừa quá xúc động cả hai dừng chân ngồi nghỉ. Nga ứa nước mắt mếu máo :

- Nga lo quá anh Dũng ơi ! Giờ này chắc Sáu Lung đang lùng kiếm tụi mình. Nếu hắn tóm được thì nguy.

- Ở đây đồi núi chập chùng, hắn biết mình đi lối nào mà tìm ? Với lại chắc hắn chỉ ra kiếm ngoài chợ thôi.

- Nhỡ hắn báo cảnh sát ?

- Hắn không dám đâu.

- Cả hai đứa đều không có lấy đồng xu nhỏ, biết làm sao bây giờ ?

Dũng thở dài :

- Dũng chưa biết tính sao cả. Chỉ biết là Dũng muốn cứu Nga thôi.

Cô bé quay lại nhìn Dũng với ánh mắt tin tưởng.

- Nga phục anh lắm. Anh giỏi và gan dạ như một người lớn vậy.

Dũng lặng lẽ mỉm cười. Trong thâm tâm, Dũng bỗng cảm thấy kiêu hãnh. Phải rồi, Dũng đâu có hèn yếu. Bao lận đận của cuộc đời với những thử thách gay go đã luyện cho Dũng nên người. Ồ, chưa đủ dày dạn như một người lớn, nhưng kinh nghiệm về lời khuyên của ông Hai Hòa anh thấy ông thật có lý khi bảo muốn đạt tới mục đích phải có nhiều nghị lực. Mục đích cứu thoát Nga nhất định Dũng phải đạt được.

Anh vùng nói :

- Nhất định Nga sẽ tìm được cha mẹ.

Nhưng hiện tại cả hai đang lạc lõng trên miền cao nguyên xa lạ này, đang lo sợ Sáu Lung, con người không chùn tay trước tội ác. Hai đứa có thể lẩn trốn, nhưng biết lẩn trốn được bao lâu sẽ lại sa vào tay của tên lưu manh ác độc kia ?

Dũng suy nghĩ miên man, trong lúc Nga mỏi mệt ngả đầu trên vai Dũng.

- Phải đi... phải đi gấp !

Dũng thầm nhủ như thế và anh đưa mắt nhìn về phía chân mây. Sương chiều đã tụ trắng từng đám, bảng lảng dưới chân đồi. Anh bảo Nga :

- Phải rời khỏi đây đêm nay. Qua ngày mai, Sáu Lung được thằng Sửu phụ giúp, có thể tìm ra bọn mình.

Và Dũng hỏi tiếp :

- Nga có sợ đi trong đêm tối không ?

- Có anh bảo vệ, Nga không sợ gì cả.

Dũng nắm lấy tay Nga, như để trấn tĩnh thêm.

- Vậy ta đi thôi !

Cả hai tiến sâu vào rừng thông, hướng theo phía mặt trời lặn. Lên cao rồi xuống dốc, hai đứa bỗng gặp một đường xe lửa xuyên thẳng giữa hai triền núi.

Dũng reo lên :

- Đường hoả xa ! Chúng mình không sợ lạc nữa. Cứ theo đường này mà đi, thế nào cũng tới một nhà ga.

Sau ngót hai giờ đi bộ, bắp vế mỏi rời, bàn chân sây sát vì vấp phải đá nhọn và gai, Dũng và Nga lả người trước một sân ga xép. Trên sân ga lố nhố ít chục hành khách đang đợi tầu. Họ tụm nhau từng đám dăm ba người nói chuyện rì rầm, hoặc ngồi bó gối dưới hiên ga cho đỡ lạnh. Ngôi ga xép nằm hẻo lánh giữa miền cao nguyên, chìm trong màn sương đêm lạnh lẽo nom thật buồn. Tiếng côn trùng đua nhau rỉ rả hai bên đường sắt càng tăng vẻ hoang liêu.

Dũng lắng tai nghe những lời trò chuyện của đám người hành khách. Họ là những người buôn rau, buôn trà, chờ chuyến tàu ra Nha Trang để chuyển hàng lên. Nghe nói, Dũng mừng thầm trong lòng. Không ngờ mà Dũng gặp may đến thế. Chuyến tàu đêm nay là cứu tinh của Dũng và Nga.

Một hồi còi từ xa vẳng lại, đường sắt trên sân ga rung chuyển báo hiệu đoàn tàu sắp tới.

Dũng bóp chặt tay Nga thì thầm :

- Tàu tới rồi Nga ạ.

- Chúng mình lên tàu này à ?

- Ừ, may quá, đây là chuyến tàu đêm đi Nha Trang.

- Nhưng tiền đâu lấy vé ?

- Cứ lên đại đi, rồi đến đâu hay đến đó.

- Nhỡ họ đuổi mình xuống ?

- Thì mình sẽ năn nỉ và thú thật là không có tiền mà muốn về thăm cha mẹ. Giữa đêm khuya chắc không ai nỡ đuổi mình dọc đường…

Đoàn tàu rầm rộ vào ga. Thừa lúc lộn xộn, Dũng kéo Nga leo lên ngồi ẩn sau mấy sọt hàng. Một hồi còi rú lên. Đoàn tàu lại từ từ chuyển bánh, rồi lao mình vào đêm tối. Tiếng bánh xe xiết nhanh trên đường sắt, toa tàu rung chuyển đều đều như ru mọi người vào giấc ngủ bình yên. Nga cảm thấy thơ thới. Cô bé thở hắt ra.

- Thế là thoát anh Dũng nhỉ ! Nga thật không ngờ…

Và nhắm mắt lại, Nga nghĩ đến sáng hôm sau đặt chân lên thành phố Nha Trang, đến ngôi nhà có những cây dừa phía trước vườn mà cô hy vọng sẽ tìm nhận ra được. Rồi tưởng tượng đến lúc gặp lại cha mẹ, mà Nga không còn hình dung nổi dáng người.

Cô ghé vào tai Dũng thì thầm :

- Anh Dũng nhỉ, không biết ba má thật của Nga ra sao ?

- Rồi Nga sẽ biết mà !... Có điều Dũng tin ba má Nga là người tử tế chứ không như Sáu Lung....

- Anh chắc không ?

- Tuy chưa biết, nhưng Dũng đoán thế.

Nga ngước mắt nhìn Dũng như chờ đợi anh giải thích, Dũng mỉm cười tiếp :

- Nga còn nhớ hôm đầu gặp Dũng, Nga đã nói gì không ?

- Nga nói gì với anh nhỉ ?

- Nga bảo Nga là con nhà giàu, có nhiều quần áo đẹp, và Nga chỉ đi bán vé số cho vui vậy thôi.

Nga mỉm cười :

- Nga nói dối anh vì dạo ấy Nga không muốn anh tọc mạch theo Nga.

- Dĩ nhiên... Nhưng Nga không che mắt Dũng được. Tuy lam lũ vì bị Sáu Lung đày ải, Nga vẫn có vẻ là con nhà tử tế. Điều ấy cả ông Hai Hòa cũng nhận thấy...


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:22 am

Chương 13

Nha Trang !

Ra khỏi nhà ga, Dũng và Nga khấp khởi nửa mừng, nửa lo. Mừng vì cuộc hành trình vừa qua không có gì trắc trở. Chuyến tàu đêm, mọi người đều say ngủ, hàng hóa chất đầy, nên không ai để ý đến hai đứa trẻ ngồi khuất một chỗ. Nhưng bước chân vào thành phố thì nỗi lo ngại làm cho lòng họ không yên.

Dũng tự hỏi : liệu Nga có nhận ra được ngôi nhà thuở nhỏ giữa bao nhiêu ngôi nhà trong thành phố này không ?

Anh liếc nhìn Nga, và hiểu ngay Nga cũng đang trong tình trạng lo ngại ấy. Cả hai im lặng đi, nhớn nhác hết phố này qua phố khác… Chiều đến họ lần ra phía bờ biển.

- Anh Dũng coi kìa !

Phía trước mặt một dãy nhà kiểu biệt thự nằm dài trên bãi biển. Đứng xa nhìn lại bóng những ngôi nhà đó in hình trên mặt biển xanh lơ, đang nhuốm hồng dưới ánh nắng hoàng hôn.

Nga mừng rỡ :

- Đúng đây rồi ! Hồi nhỏ Nga đã ở đây.

Cô bé hăm hở kéo Dũng về phía ấy, tim đập rộn ràng. Qua mỗi biệt thự thấy có cây dừa nào trong vườn Dũng cũng chỉ cho Nga. Cô bé hồi hộp đến gần nhìn qua hàng rào rồi lại lắc đầu :

- Không, không phải nhà này.

Hy vọng tìm lại được căn nhà hồi thơ ấu mong manh, và cũng thực vất vả. Tuy vậy Nga như quên cả mệt nhọc, hễ nhác thấy bóng dừa thấp thoáng sau một hàng rào là cô bé lại kéo Dũng đi tới. Nắng chiều dần tắt. Dũng nghĩ đến chỗ trú nhờ qua đêm. Anh bảo Nga :

- Trời gần tối rồi. Chúng ta phải lo chỗ nghỉ đêm nay đã.

Nga cố nài :

- Ráng tìm thêm một đường phố này nữa, anh Dũng ạ.

Rồi Nga lại kéo Dũng đi, cho đến khi mệt nhoài, Nga choáng váng phải bám lấy Dũng. Anh phải can :

- Thôi để sáng mai, khỏe khoắn, Dũng sẽ đưa Nga rảo khắp thành phố. Thế nào Nga cũng tìm thấy.

Mệt quá, Nga đành theo Dũng, rầu rĩ quặt sang một đại lộ có hai hàng cây thẳng tắp chạy vào thành phố. Chợt Nga dừng lại, thốt gọi :

- Anh Dũng !....

Nga chỉ vào một ngôi nhà khuất sau hàng dừa cao lớn.

- Đây rồi. Chính ngôi nhà này đây. Ồ, anh Dũng ơi, chắc Nga không nhầm đâu.

Dũng hấp tấp theo Nga đến gần. Ngôi nhà không có tường ngăn, không có giậu sắt, chỉ có ít cây cảnh trồng thành hàng làm giới hạn phân chia ranh giới. Dũng lưỡng lự không dám xâm nhập vào vườn, nhưng Nga đã hối hả kéo anh tới thềm cửa. Dũng phân vân tự hỏi : phải chăng đây chính là nhà của cha mẹ Nga ? Dù sao thì hai đứa cũng đã đứng ở trước cửa rồi. Dũng rụt rè đưa tay lên bấm chuông, rồi lo lắng đứng đợi. Có tiếng vặn khóa và cánh cửa hé mở. Một đầu người ló ra nhìn rồi cau mặt gắt :

- Muốn xin tiền hả. Vậy mà cũng bấm chuông nữa !

Dũng cãi :

- Chúng tôi không phải là kẻ hành khất.

- Thế muốn gì chớ ?

Dũng cố tìm lời giải thích. Anh ấp úng nói :

- Trong nhà này... có một em gái tên là Nga... bị thất lạc từ hồi còn nhỏ...

Nhưng người đàn ông đã ngắt ngang :

- Tụi bây lộn xộn gì đó, ông bà chủ đây không có con và nhà này cũng không có ai tên Nga cả ! Thôi cút đi không tao thả chó ra cắn què bây giờ.

Cánh cửa đóng sập lại. Nga bật khóc nức nở. Dũng dìu Nga trở ra, nhưng tới lề đường, Nga nhất định không chịu đi đâu nữa. Cô bé ngồi bệt xuống vệ hè ôm mặt khóc tấm tức. Dũng cố an ủi Nga, cho rằng Nga có thể lầm. Nga càng nức nở hơn, và nhất định không chịu :

- Không, Nga nhất quyết đây là nhà Nga. Nga nhận ra mấy cây dừa, mấy bực thềm cửa mà có lần chơi lò cò Nga đã bị té.

Cô bé vén mái tóc xòa trên trán chỉ một vết sẹo nhỏ gần thái dương :

- Anh coi này, vết sẹo hồi Nga bị té hãy còn đây. Nga đâu có nhầm...

Dũng không muốn làm Nga buồn thêm nữa. Nga đã khăng khăng ngồi lại, nên Dũng cũng đành ngồi xuống bên cạnh. Trời đã sẫm tối. Gió biển thổi vào lành lạnh. Nhưng Nga không hay biết gì, cứ lẩm bẩm như trong cơn mê sảng.

- Nhà của Nga... nhà của cha mẹ Nga...

Một người đàn bà từ bên kia đường sang, rảo bước vào trong vườn. Nga vùng đứng lên, đuổi theo bà ta đến thềm cửa.

- Bà ơi !

Người đàn bà có tuổi giật mình quay lại.

- Gì đó em ?

Nga nước mắt ròng ròng :

- Bà ơi, hồi xưa em ở nhà này... em bị lạc lâu lắm rồi... nhưng em vẫn còn nhận được. Tên em là Nga...

Người đàn bà chăm chú nhìn Nga rồi thốt kêu :

- Nga... em vừa nói tên em là Nga ?

Bà dìu Nga vào trong nhà, bật sáng ngọn đèn, chăm chú nhìn vào mặt cô bé :

- Nga, trời ơi, có phải thật là bé Nga của vú đây không ?

Đôi tay run rẩy, bà nâng mặt Nga lên ngắm nghía vuốt ve :

- Phải, vú nhận ra em rồi, khuôn mặt này, cái cằm này, mái tóc óng mượt này, đúng là Nga của vú rồi. Trời đất thánh thần ơi, tôi mê hay tỉnh đây ? Nga !... Em đi đâu bây giờ mới về !

Bà ôm Nga vào lòng, nghẹn ngào :

- Nga, em không nhận ra vú sao ?... Vú nuôi em từ hồi mới lọt lòng... vú Tám của em đây mà cưng !

Nga lẩm bẩm :

- Vú Tám... vú Tám, vâng em nhớ ra rồi.

- Nga ơi, hồi em bị lạc cả nhà đều khóc hết nước mắt. Em lạc đi đâu ?... và sao nay lại trở về được... nói cho vú nghe đi...

Xúc động dâng nghẹn nơi cổ, Nga chỉ yên lặng khóc. Dũng kể đầu đuôi cho vú Tám nghe.

Nga hỏi :

- Ba má em đâu rồi vú ? Sao không cho em gặp ba má em đi ?

Bà vú vừa khóc, vừa hôn lên mặt Nga.

- Tội nghiệp, ba em chết rồi. Ông là một sĩ quan hải quân, thường xuống tàu đi luôn. Cách đây hai năm, sau một chuyến đi, ông trở về bị đau rồi mất. Ông thương nhớ em lắm, trên giường bệnh ông gọi tên em hoài.

Nga bưng mặt, nói không ra hơi :

- Còn má ?

- Khi ba em mất, má em không muốn ở lại Nha Trang nữa. Bao đau buồn xảy ra nơi đây, nên bà đã đi nơi khác.

- Thế ngôi nhà này ?

- Bà bán cho vợ chồng một người bạn, hiện nay đương nghỉ trên Đà lạt. Vú muốn theo bà, nhưng vú già rồi, lại quê vú ở đây nên vú nhận làm công cho ông bà chủ mới.

- Hiện giờ má em ở đâu ?

- Bán nhà này rồi, bà mua một nhà khác ở Sài Gòn...

- Sàigòn ?

- Phải, ở đường Duy Tân, gần nhà thờ Đức Bà.

Nga và Dũng nhìn nhau. Họ bỗng hiểu tại sao Sáu Lung lại vội vã đem Nga đi nơi khác.

- Má ở Sài gòn ! Em sẽ về Sài gòn gặp má.

Cơn xúc động quá mạnh vẫn còn làm cho mặt Nga tái xanh và không ngớt run rẩy. Vú Tám nói :

- Em không thể đi ngay Sài gòn vào giờ này được cưng ạ. Để vú dọn chỗ ngủ, và để hai em ăn uống cho khỏe đã. Ông bà chủ đi vắng nhưng ở đây vú là quản gia. Với lại nếu có nhà chắc ông bà chủ cũng mừng lắm vì ông bà là bạn thân với ba má em khi xưa.

Nửa giờ sau, Nga thiếp ngủ trong căn phòng xinh xắn của cô thủa trước. Còn Dũng nằm bên ngoài có cửa sổ nhìn ra đại lộ. Anh nhìn mảnh trời sao hiện ngoài khuôn cửa và thấy lòng lâng lâng khoan khoái. Mục đích của anh thế là đã thực hiện. Ngày mai anh sẽ đưa Nga về Sài gòn, đến đường Duy Tân gặp mẹ. Hôm đầu gặp Dũng, Nga đã nói láo với anh rằng nhà cô ở đường Tự Do, một phố lớn ở Sàigòn. Phải chăng đây là một linh cảm ? Chỉ còn một quãng hành trình nữa, Nga sẽ sung sướng hoàn toàn, sẽ trở về sống trong một ngôi nhà tráng lệ, sẽ mặc những quần áo đẹp làm tăng thêm vẻ xinh xắn của cô. Từ nay Nga chẳng bao giờ đặt chân vào những ngõ hẻm lầy lội như bên Khánh Hội nữa, và biết đâu khi Nga gặp Dũng đứng bán báo trước nhà Bưu điện, cô bé lại chẳng nở một nụ cười thương hại...

Ý nghĩ ấy làm Dũng buồn se thắt. Anh ra đóng cửa sổ lại, quay về giường rồi cũng chợp ngủ luôn.


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitimeMon Jun 05, 2017 7:23 am

Chương 14 (hết)

Chuyến xe hoả tốc hành Nha Trang Sài gòn phóng mình trên đường sắt giữa cảnh thơ mộng của miền Trung. Nga và Dũng ngồi im lặng nhìn những ruộng vườn, cây cối, loáng ánh nắng chạy trở lui hai bên đường tàu. Thỉnh thoảng Nga lại quay nhìn Dũng, mỉm cười :

- Mừng quá, anh Dũng ạ. Thật nhờ có anh mà Nga được sung sướng như thế này !

Dũng cũng mỉm cười đáp lại.

Cuộc hành trình lần này đầy lạc quan và hứng khởi. Sáng nay vú Tám đã gọi điện cho bà chủ cũ báo tin mừng. Bà mẹ Nga muốn thân hành ra ngay Nha Trang đón con nhưng vì Nga và Dũng sẵn sàng lên tàu trở về Sài gòn nên bà đành nóng lòng đứng chờ ở sân ga.

Mỗi phút trôi qua là mỗi phút đưa Nga tới gần mẹ. Cô sắp được sà vào lòng người mẹ đã chín năm trời xa cách, nên cô nhắc luôn miệng :

- Anh Dũng ơi, Nga sướng quá !...

Dũng cũng rộn ràng không kém, mong chóng được chứng kiến cảnh đoàn tụ của mẹ con Nga.

Đoàn tàu vượt ngang giòng sông Đồng Nai đang lững lờ uốn khúc giữa những ruộng vườn xanh ngắt. Xa xa những tòa nhà cao của Sài gòn đã thấp thoáng hiện ra, đoàn tàu hãm bớt tốc lực đi vào thành phố. Nga, Dũng tựa bên cửa tàu chăm chú nhìn ra. Tàu ngừng lại ở ga. Trên sân người đứng đợi đông đảo. Một thiếu phụ dáng người lịch sự bận y phục màu đen đứng riêng một nơi, vẻ ngơ ngác bối rối. Dũng chỉ cho Nga thấy, Nga thốt reo :

- Má Nga đó rồi.

Và cuống cuồng cô bé nhảy vội xuống tàu :

- Má !... Má !

Hai mẹ con ôm chặt lấy nhau thổn thức.

- Trời ! con của má... Ngọc Nga của má !

Dũng không ngăn nổi xúc động, quẹt ngang nước mắt.

Nga chợt quay lại, bảo mẹ :

- Đây là anh Dũng đó má ạ. Nhờ anh mà con tìm ra được má.

Bà thiếu tá Long buông Nga, đến nắm chặt tay Dũng :

- Vú Tám có cho má biết trong điện tín.

Nga tiếp :

- Má chưa rõ hết chuyện đâu. Để rồi anh Dũng sẽ kể hết đầu đuôi cho má nghe.

Dũng lúng túng trước vẻ sang trọng quý phái của thiếu phụ, đỏ mặt ấp úng :

- Dạ... thưa... cháu cũng mừng lắm...

Chiếc xe hơi đợi ngoài ga đưa bà thiếu tá và đôi trẻ về đường Duy Tân. Xe quẹo vào cổng một ngôi biệt thự.

Giữa lúc xe đỗ lại trước thềm nhà, Dũng ngần ngại như thấy sứ mạng của mình đã chấm dứt. Anh đã đưa Nga về với mẹ cô, hai mẹ con lúc này còn quấn quít lấy nhau, còn cần thủ thỉ với nhau biết bao nhiêu chuyện.

Thấy Dũng ngập ngừng lui lại, Nga nắm tay Dũng lôi đi :

- Ồ, anh Dũng, vô nhà với Nga chứ.

Cửa mở vào một phòng khách rộng, thông sang một phòng ăn bày biện rất đẹp. Trên tường có hai khung ảnh lớn, một bức có hình một sĩ quan hải quân y phục đại trào ; còn bức kia có hình cô gái nhỏ trạc bốn năm tuổi đang ôm con búp bê trong tay.

Nga dừng lại rất lâu trước chân dung của cha. Hai giọt lệ lăn dài trên má.

Bà thiếu tá Long ghì chặt con vào lòng nghẹn ngào :

- Ba con đã thương nhớ con vô cùng...

Hai mẹ con đứng lặng rất lâu trước chân dung người quá cố. Dũng ý tứ rút lui sang một phòng kế cận. Đây là căn phòng nhỏ dùng làm chỗ nghỉ ngơi đọc sách, trang hoàng đẹp đẽ không kém gì phòng khách bên ngoài.

Đứng một mình trong căn phòng lộng lẫy Dũng cảm thấy áy náy, lạc lõng. Anh chợt nhìn qua cửa sổ, và bắt gặp một anh bán báo đi dưới đường. Anh nhận ra hình ảnh của anh trước kia và rồi đây hình ảnh đó sẽ còn tiếp tục. Hoàn cảnh nghèo nàn tự lập ấy Dũng đã vui lòng chấp nhận từ lâu. Dũng không hổ thẹn với hoàn cảnh, trái lại anh còn tự hào nữa. Nga chẳng đã phục anh như một "người lớn" là gì ! Và ông Hai Hòa, khi biết anh đã đem được Nga về với gia đình hẳn ông bằng lòng lắm. Nhưng Dũng không khỏi thở dài giữa khung cảnh sang trọng của nhà Nga. Anh thấy anh và Nga đã có một sự cách biệt. Dũng thầm nhủ :

- Mình nghèo quá… Dù sao cũng rất mừng cho Nga... Từ nay Nga sẽ sung sướng…

Nhớ đến ông Hai Hòa, Dũng thấy nóng lòng muốn trở về nhà. Ở phòng ngoài không nghe tiếng trò chuyện của mẹ con Nga nữa, hai mẹ con vừa dắt nhau lên lầu. Dũng trở ra phòng ăn, thấy trên bàn có bày sẵn đĩa bát cho ba người.

Anh mỉm cười :

- Bữa cơm đoàn tụ của mẹ con Nga. Mình sẽ dự phần với Nga.

Nhưng một ý nghĩ thoáng qua, Dũng xé mảnh giấy trong cuốn sổ tay, viết mấy chữ :

"Mừng ngày đoàn tụ của Nga, và cầu chúc Nga muôn vàn hạnh phúc."

DŨNG

Rồi đặt tấm giấy giữa bàn, anh rời phòng ăn, qua phòng khách, len lén bước ra khỏi cổng. Tới hè phố, Dũng chạy một mạch về với ông Hai.

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
1964

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Sponsored content





Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ   Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Phiêu Bạt - Loại Hoa Đỏ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhanbkvn 2024 :: THƯ VIỆN SÁCH TUỔI HOA :: Tủ Sách Hoa Đỏ-
Chuyển đến