Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhanbkvn 2024

Chia Sẽ Không Giới Hạn
 
Trang ChínhTrang Chính  Sự kiệnSự kiện  Latest imagesLatest images  PublicationsPublications  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh   Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeSat Jun 03, 2017 6:32 pm

Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Xom_nh10

Chương 1


Ngày gia đình tôi phải rời bỏ căn nhà cũ là một ngày thật buồn. Không buồn sao được khi nơi đó còn biết bao kỷ niệm buồn vui, nơi đó anh em tôi đã sinh ra đời, đã lớn khôn, đã đùa nghịch, đã phá phách, bố mẹ tôi đã sửa sang, đã bồi đắp. Cho đến bây giờ, tôi không còn nhớ rõ được rằng đầu tiên, căn nhà của gia đình tôi ra sao? Nhưng tôi biết chắc là nó được sửa sang rất nhiều, nghĩa là bố mẹ tôi đã phải tốn vào đấy bao mồ hôi, công khó.

Thế mà bố mẹ tôi phải treo bảng bán. Buổi tối hôm ấy, bố tôi lấy đâu ra một miếng các-tông khá vuông vức đặt lên bàn học của anh em tôi rồi sai cái Trâm đi mua đồng bạc phấn. Tôi đang ngồi tập viết cho cái Loan, thấy thế mới hỏi:

- Mua phấn làm gì vậy bố?

Bố tôi nhếch mép cười- nụ cười thật lạ lùng, trông như mếu - Bố không trả lời câu hỏi của tôi mà hỏi ngược lại:

- Mầy có viết hộ bố mấy chữ lên đây (Bố vừa chỉ lên tấm các-tông) có được không?

- Có cần viết đẹp không hở Bố?

- Đẹp hở... ờ ... đẹp càng hay...

- Nhưng viết gì cơ?

Lại một lần nữa bố tôi nhếch mép cười như mếu. Sau đó , bố thở dài và nói:

- Bố nhờ mày viết hộ bố mấy chữ như thế này... Hai chữ thôi... Mà không ... Năm chữ tất cả... Hàng trên mày viết : Nhà bán, hàng dưới viết: Hỏi tại đây...

Tôi mở tròn đôi mắt, cái miệng hơi chu ra. Bán nhà? Bố tôi bán nhà? Gia đình tôi sa sút đến độ phải bán nhà sao? Sao bấy lâu nay, tôi chả nghe bố mẹ tôi đá động gì đến chuyện làm ăn thua lỗ? Căn nhà này rồi sẽ về tay người khác? Thật thế sao?

Như đọc được ý nghĩ của tôi, bố tôi trầm giọng kể:

- Mấy tháng nay bố mẹ làm ăn thua lỗ quá, thầu chuyến nào là y như rằng lỗ vốn chuyến ấy. Bố mẹ không dám cho các con biết vì bố mẹ không muốn các con bận tâm về việc tiền bạc trong gia đình, bố mẹ định thầu thêm vài chuyến nữa may ra có vớt vát được gì không? Chả ngờ... Đến nay thì tình thế bắt buộc, không cho các con biết không được. Bố định bán nhà rồi xoay sang nghề khác...

Tôi hỏi chận:

- Bố đổi nghề thì cứ đổi, sao lại phải bán nhà?

- Cái nghề mới của bố, bố thấy không cần đến ngôi nhà này. Vả lại, bố cần một số tiền để trang trải nợ nần...

Cái Trâm mua phấn về. Bố tôi trao cho tôi một viên, khẽ nói:

- Viết cho Bố đi, hàng trên hai chữ “Nhà bán”, hàng dưới chữ “hỏi tại đây”, nhớ viết cho đèm đẹp...

Tôi ngước nhìn Bố. Tôi thấy bố tôi cười mà đôi mắt long lanh ngấn lệ. Bố tôi vẫn hay bảo: đàn ông con trai mà khóc thì yếu lắm . Thế mà...

Tôi cúi xuống và bắt đầu viết lên tấm các-tông hàng chữ như bố tôi vừa dặn. Cái Trâm đứng tựa bàn chăm chú theo dõi. Cái Loan cười toe toét khen:

- Anh Tấn viết đẹp ghê!

Tôi viết xong, ngước nhìn bố tôi lần nữa. Lần này, tôi không còn thấy ông cười nữa.

Tấm bảng rao bán nhà được treo trước cửa nhà tôi độ bốn năm hôm thì có người đến hỏi. Lúc khách đến, bố tôi không có nhà, mẹ tôi thay mặt dẫn họ đi xem xét khắp nơi trong nhà. Khách có vẻ bằng lòng lắm, ông ta hẹn gặp bố tôi vào sáng hôm sau. Và rồi giá cả xong xuôi, dễ dàng một cách không ngờ.

Bố tôi bảo cái Trâm ra hạ tấm bảng bán nhà xuống. Nhà tôi đã bán mất rồi.

Phải mất ba chuyến xe lam đầy, đồ đạc của gia đình tôi mới di chuyển hết. Tôi chưa từng sống những phút giây biệt ly giữa người và người. Nhưng tôi chắc rằng buổi chiều hôm ấy, buổi chiều ly biệt giữa tôi và căn nhà cũ, dù là giữa người và một vật vô tri, cũng chẳng kém thâm tình thân thiết.

Từng món đồ được khiêng ra xe, từng phút giây căn nhà trở nên trống trãi hơn. Bao kỷ niệm buồn vui trong căn nhà này từ nay sẽ rời xa tôi mãi mãi rồi. Hết còn ngày một buổi, tôi, cái Trâm, cái Loan, đứa nọ đùn cho đứa kia múc nước lau nhà, rồi cãi nhau chí chóe, rồi chê nhau lau nhà không sạch, chê nhau lau nhà lâu, chê nhau làm không kỹ... hết rồi những buổi tối bố con tôi nằm lăn trên nền gạch vừa chuyện trò, vừa đùa nghịch. Hết rồi...

Lúc món đồ cuối cùng được đem ra xe, người chủ mới cũng vừa đến. Mẹ tôi, cái Trâm, cái Loan đã về nhà mới trong hai chuyến xe trước. Chuyến thứ ba này chỉ còn bố con tôi. Bố tôi bắt tay người chủ mới từ giã. Tôi lí nhí chào ông ta. Ông ta cười thật tươi, lấy tay xoa đầu tôi và nói:

- Cháu đi mạnh giỏi nhé. Hôm nào rảnh về đây chơi.

Bố tôi ngồi ghé trên hộp đồ nghề của chiếc xe lam gắn cạnh tài xế. Tôi ngồi đằng sau xem chừng đồ. Chiếc xe lam như sắp hỏng máy, tiếng máy nổ bùng bục không đều, thỉnh thoảng bị tắc nghẹn như ông cụ khục khặc ho. Tôi ước chi nó hỏng máy để tôi được thêm ít phút nữa mà nhìn ngắm căn nhà lần cuối cho thỏa. Thế nhưng cái xe kỳ khôi vừa ho lục bục, lại vừa lăn bánh đều!

Người chủ mới của căn nhà chúng tôi đứng trước cửa, đưa tay vẫy. Bố tôi ngoái lại vẫy trả. Tôi cũng bắt chước bố tôi. Nhưng khơng phải vẫy chào người đã tước đoạt của tôi bao kỷ niệm nơi căn nhà cũ, mà vẫy chào căn nhà thân yêu, vẫy chào bốn bức tường gạch quét vôi vàng, cánh cửa ra vào màu xanh lá cây, mái ngói chỗ mới thay đỏ au, chỗ cũ xì mốc thếch.

Vĩnh biệt nhau rồi, căn nhà cũ thân yêu của tôi ơi!

Vào lúc chúng tôi dọn nhà thì lũ bạn cùng xóm của tôi, của cái Trâm bận đi học, không có đứa nào đến tiễn anh em tôi cả. Nhưng nơi căn nhà mới, tôi thấy thật nhiều trẻ đứng sẵn như đón chào. Đâu mười mấy đứa. Tôi nghĩ, trước sau gì thì tôi với chúng cũng quen nhau, thành bạn bè nhau, nên vừa nhảy ra khỏi xe, tôi đã quay về phía chúng, cười duyên một nụ. Thế mà có hiệu quả ngay. Một đứa cười đáp lại, nó hỏi tôi:

- Hết chưa mày?

Tôi đáp :

- Hết rồi.

Nó:

- Nhà mày nhiều đồ ghê!

Nhà tôi quả nhiều đồ đạc thật. Và đó chính là đầu mối gây ra sự rắc rối tối hôm ấy. Ba chuyến xe lam đồ đạc thu gọn vào một căn nhà ba thước rưỡi bề ngang, sáu thước hơn bề dài hỏi làm sao không chật chội. Bố tôi kê đi, mẹ tôi sửa lại, tôi bàn vào, cái Trâm tản ra... Đống đồ đạc suốt tối hôm ấy được dịp chạy lăng quăng khắp nơi trong nhà. Cuối cùng, chỉ có vài món được yên thân yên chỗ. Đó là cái giường lớn của mẹ tôi, cái Trâm, cái Loan; cái giường con của bố con tôi; cái tủ đứng và bộ bàn ghế! Kỳ dư, bao nhiêu đồ đạc khác, nằm la liệt chỗ này một món, chỗ kia một món, hôm sau tính.

Thời gian đi thật nhanh khi người ta làm việc. Thu dọn đồ đạc chỉ mới được chừng đó mà đồng hồ đã chỉ tám giờ hơn. Bấy giờ mẹ tôi và cái Trâm mới đi sửa soạn thổi cơm. Cái Trâm, em gái tôi thật ngoan và đảm đang. Mới mười tuổi đầu mà nó đã biết thổi nồi cơm, làm vài món ăn thông thường. Khi còn ở nhà cũ trên tỉnh, gia đình bề thế, mẹ tôi dạy nó làm bếp chỉ để có dịp khoe con gái mình với khách khứa; giờ đây, buổi tối đầu tiên nơi căn nhà mới chật hẹp, và rồi còn nhiều ngày nối tiếp nữa, em gái tôi có phải làm bếp thì thực sự là làm bữa cho gia đình no lòng, chứ không còn tính cách là để làm dáng như trước nữa. Với cái Trâm, tôi chỉ thương nó nhất ở điểm này: nó rất chăm chỉ nhưng lại kém thông minh, kém vô cùng. Tôi nhớ có một lần tôi cho nó làm toán. Bài toán chẳng có gì là khó hiểu, tôi chỉ giảng sơ qua và tưởng thế là đủ. Ngờ đâu em gái tôi lắc đầu mà rằng:

- Em chả hiểu gì cả!

Tôi giận quá , suýt chút nữa buột miệng mắng em nếu không kịp nghĩ rằng có lẽ tại tôi giảng chưa kỹ nên nó chưa hiểu. Tôi giảng lại từ đầu và giảng thật chậm. Để chắc ý, sau mỗi câu, tôi đều hỏi nó:

- Có hiểu không?

Em gái tôi gật đầu nói “hiểu”, để rồi sau đó, khi giảng hết bài toán, nó lại lắc đầu:

- Em chả nhớ gì hết!

Tôi hết dằn được, giơ tay cốc vào đầu nó một cái, miệng mắng:

- Sao mày ngu thế?

Em gái tôi không khóc ngay khi ấy. Nó lấy tay che mặt sợ tôi đánh nữa, mắt lấm la lấm lét. Tôi thấy hối hận, định mở lời xin lỗi. Đúng lúc ấy, bố tôi đi làm về. Cái Trâm không mách bố tôi, và lúc này nó vẫn chưa khóc. Nhưng rồi sau đó, tôi bắt gặp nó ôm mặt nức nở trước cuốn tập toán trong một góc nhà. Tôi biết rõ lắm, em gái tôi tủi thân.

Chín giờ tối hôm dọn nhà, mẹ tôi và cái Trâm dọn cơm ra. Bữa cơm thật đạm bạc nhưng vì suốt buổi chiều quần quật với công việc, bụng ai nấy đã đói meo, cả nhà cùng ăn thật ngon lành. Nồi cơm hôm ấy hết sạch. Cái nồi sạch nhẵn, một hình ảnh kỷ niệm mà không bao giờ tôi quên được trong bữa cơm đầu tiên của những ngày cơ cực.



Ngày hôm sau, rồi nhiều ngày sau nữa, gia đình tôi mới thu xếp chỗ để các vật dụng trong nhà được gọn gàng. Hẳn là chật như nêm. Và có nhiều thay đổi nữa. Ở nhà cũ, chúng tôi có một bộ sa-lông, một cái bàn ăn học cho anh em tôi, một cái bàn ăn dưới bếp. Lên đây, bộ sa-lông về tay người khác, đổi cho bố mẹ tôi một món tiền. Chiếc bàn học của anh em tôi bây giờ kiêm luôn ba việc: để tiếp khách, để ngồi học, và ... để ăn cơm. Còn chiếc bàn ăn cũ? Nó phải nằm sát góc nhà giơ mặt ra chịu đựng nào hai cái bếp dầu hôi, nào chai, lọ, đèn, đóm cùng những vật dụng linh tinh khác của một cái bếp.

Đấy! cứ nhìn đấy thì đủ thấy cảnh sa sút của gia đình tôi. Sa sút một cách thình lình không ngờ. Mười mấy năm trời nay, tuy không khá giả lắm, nhưng chúng tôi sống sung túc nơi tỉnh thành, tiện nghi đầy đủ. Nơi căn nhà mới, một xa cách rõ rệt với căn nhà cũ, bố mẹ tôi hẳn buồn lắm. Cứ nhìn vào đôi mắt sâu thẳm của mẹ thì rõ. Đôi khi tôi đã thấy mẹ tôi khóc. Tôi hiều sự xót thương của những giọt nước mắt đó. Không phải để tiếc nuối những ngày sun sướng đã qua, mà vì lo cho anh em tôi, ba đứa con đã quen sống trong nếp sống đầy đủ, nay phải chịu đựng cảnh bần hàn. Nỗi lo lắng của mẹ tôi không phải là không có lý đâu, mà thật có lý. Vì cho đến tôi, tuy đã hiểu được phần nào hoàn cảnh gia đình, đã tự nhủ là sẽ cố chịu đựng những ngày thiếu thốn, mà còn thấy bực bội nữa là hai em tôi, chúng đã biết suy nghĩ gì?

Bố tôi thật đúng là một người bình tĩnh rất mực. Và còn khéo thích nghi với hoàn cảnh mới nữa. Nét mặt của ông bình lặng vô cùng. Một đêm, vừa thiu thiu ngủ, tôi giật mình vì tiếng trò chuyện của bố mẹ. Mẹ tôi than van và tỏ ý lo ngại cho anh em tôi. Bố tôi để mẹ tôi nói hết rồi mới ôn tồn rằng:

- Mẹ nó cứ để mặc tôi. Rồi tôi sẽ tìm cách nói cho con hiểu mà vui vẻ chấp nhận cuộc sống này. Tôi vẫn hy vọng trời thương , giúp mình đủ tiền lên tỉnh, tìm được căn nhà kha khá và làm cái nghề gì có danh giá một tí... Hy vọng rằng mình sẽ ở đây không lâu...

Vâng, con cũng hy vọng như thế đó bố. Hy vọng rằng gia đình mình sẽ trở lên tỉnh một ngày gần đây...
Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh   Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeSat Jun 03, 2017 6:33 pm

Chương 2


Dù đã nhủ mình phải cố hòa đồng vào nếp sống mới của gia đình, tôi cũng thấy rằng tôi khó mà thích hợp, mà chịu đựng được.

Trước tiên là những tiện nghi vật chất. Căn nhà mới của gia đình tôi, như tôi đã kể, chỉ là một căn nhà với ba thước rưỡi bề ngang, hơn sáu thước bề dài, nằm trong môt xóm nhỏ khoảng trăm nóc gia. Chừng đó gia đình, chừng đó căn nhà lúp xúp, nghèo nàn, chen lấn nhau trong một khoảng đất biệt lập.

Thật ra , gọi là biệt lập thì không đúng lắm. Vì tuy xóm tôi trơ vơ thật đấy- phía trái và sau lưng là ruộng, phía mặt là một khu rừng, nhưng đằng trước , cách một con đường, là một ấp nhỏ, tuy chẳng mấy gì sang trọng nhưng cũng danh giá hơn xóm tôi ở nhiều. Ruộng lúa và rừng thưa đã ôm trọn xóm tôi như một ông chủ đứng giữa bồ lúa, trong khi thật sự không một gia đình vào trong xóm đứng ra canh tác một thước ruộng.

Theo lời bố tôi kể, cái xóm nhỏ này được thành lập trong một trường hợp thật đặc biệt. Hồi đó, dân trong xóm đều là những người chạy giặc.Chính phủ định giúp đỡ bằng cách định cư họ trong vùng đất cuối khu rừng- tức là cách địa điểm hiện tại chừng hai cây số. Hẳn nhiên chính phủ cho xe ủi đất, trợ cấp vật dụng để dân xóm dựng nhà cửa. Nhưng sống như vậy có khác gì tự bó chân một chỗ. Từ nơi định cư đến căn nhà đầu tiên của khu ấp phía bên kia đường cũng cả cây số, nói gì đến chợ búa nằm giữa ấp. Làm sao dân trong xóm buôn bán, sinh hoạt được? Bàn ra, tán vào, cuối cùng mọi người đồng ý với nhau cùng chọn một chỗ đất khác tiện lợi cho sinh hoạt hàng ngày hơn, rồi tự ý chia lô, dựng nhà.

Khu đất được chọn là nơi tọa lạc của xóm tôi hiện nay. Đây là mảnh đất ruộng có chủ nằm sát đầu khu rừng, đối diện với trung tâm ấp bên kia đường. Chủ ruộng phản đối, chính phủ không bằng lòng. Nhưng cả trăm gia đình đoàn kết, nắm tay nhau nhất định ở lì, cuối cùng, chính phủ phải nhượng bộ, đứng ra mua đất và hợp thức hóa khu xóm.

Thế là nhà cửa được sửa sang lại cho ra hồn một tí. Khổ một nỗi, lúc chiếm đất, chưa ai tin là mình sẽ được ở nơi này vĩnh viễn, nên chỉ chiếm vừa đủ khoảng đất cho gia đình ở tạm. Được hợp thức hóa rồi, nhà nào nhà nấy mới kêu than là chật chội. Trừ vài gia đình ở phía mặt đường chiếm được nhiều đất, còn phần đông chỉ vừa đủ dựng một căn nhà khiêm nhượng!

Căn nhà mới của gia đình tôi là một trong những căn nhà khiêm nhượng ấy.

Nó nằm cách trục giao thông chính của xóm đến ba mươi mấy thước. Và phải quẹo hai con hẻm mới đến. Nói đến những con hẻm trong xóm thì..., chỉ nghĩ đến không thôi, tôi cũng phải lắc đầu le lưỡi. Không con hẻm nào ra hồn cả. Vừa vặn khít khao một chiếc xe lam đi vào. Rồi rác rưởi, rồi ruồi nhặng, rồi ổ gà... Thế đã hết đâu; nhà cửa chật chội, người này nhích ra chút đất, người kia xé ra một hàng hiên... con hẻm hết còn ngay thẳng mà thỉnh thoảng lại có chỗ nhô ra hàng thước( Có lẽ những nhà đó nghĩ rằng đã lấn đất thì cũng phải lấn cả thước mới bõ). Tính đến lúc gia đình tôi đến xóm này, vẫn theo bố tôi, có hai con hẻm bị bít lại hoàn toàn, nhà nào may mắn ở ngoài thì còn sửa cửa về phía con hẻm khác, như bằng ở giữa, xoay đủ bốn phía, phía nào cũng là nhà hàng xóm, chỉ còn cách đi nhờ hoặc chung nhau chừa một lối mòn nhỏ ra hẻm! Thật rõ là có đường đi đàng hoàng lại hóa ra không! Ấy thế mà đó vẫn chưa là cái gương để những người khác trong xóm tránh, các ngõ hẻm vẫn bị lấn thêm hoài...

Đường sá thì thế đó, những tiện nghi khác cũng chẳng hơn gì. Cả xóm mới có một cái giếng, người này chờ, người kia đợi... Mẹ tôi từ ngày về đây, chỉ một bận ra giếng đó lấy nước, mất cả buổi mới được hai thùng, khiếp vía, đành ruổi gánh qua xin nước giếng hoặc mua nước máy ở ấp bên kia.

Việc đèn đóm nữa, trong lúc ở bên kia đường mỗi đêm đèn thắp sáng choang, ở xóm tôi chì lèo tèo vài nhà câu điện nhờ là có chút ánh sáng coi được. Còn lại bao nhiêu là đèn dầu vàng vọt, tối mù. Mới dọn đến, bố tôi đã nghĩ ngay đến việc xin câu điện nhờ và tự lấy làm lạ không hiểu sao cả xóm lại chỉ có vài nhà câu điện? Sự thật đã trả lời thắc mắc của bố tôi. Điều kiện để được câu điện nhờ của những nhà có công-tơ bên kia đường như sau: hai mươi ngàn đồng thế chân, người câu điện phải chịu mọi phí tổn về cột điện, dây điện, đồng hồ, luôn cả tiền sửa chữa nữa. Đấy là chưa kể mỗi khi có nhân viên nhà đèn đi kiểm soát, phải góp tiền nhau đút lót hầu họ không làm khó dễ người có công-tơ cho câu nhờ. Bố tôi nghe qua đã phải lắc đầu quầy quậy mà rằng:

- Hèn gì chỉ có vài nhà dám câu điện.

Từ những tiện nghi đầy đủ thuở còn ở nhà cũ đến những thiếu thốn nơi đây, gia đình tôi gặp thật nhiều phiền phức. Cái Trâm, cái Loan thì hẳn rồi, luôn miệng than van. Tôi cũng chẳng hơn gì, càng cố bảo mình gắng chịu đựng, càng bực mình. Mẹ tôi cũng thế, tuy rằng mẹ chỉ cằn nhằn vào lúc không có mặt chúng tôi. Chỉ có bố tôi là lúc nào cũng cười được. Tự nhiên, từ sau ngày bán nhà, bố tôi hay cười. Mà không phải nụ cười lạ lùng méo xệch đâu nhé, nụ cười thật đúng nghĩa nụ cười! Phải chăng bố tôi đã tìm được một triết lý (!) sống hay ho lắm?

Tuy nhiên, nếu chỉ có những thiếu thốn về vật chất thì có lẽ tôi cũng quen dần được. Đằng này, còn một chuyện đã khiến tôi bận tâm không ngơi. Tự nhiên, viết đến đây, tôi sực nhớ đến lời bố tôi ngày nào

- Cái nghề mới của Bố , bố thấy không cần đến căn nhà như thế này

Và tôi muốn khóc.

Có ai ngờ được không, khi từ một ông thầu khoán, bố tôi trở thành ông bán phở!

Lúc bố tôi đẩy chiếc xe phở (chiếc xe không) về nhà, tôi cười rộ:

- Bố định mở tiệm bán sinh tố phải không bố? Hoan hô bố!

Cái Trâm ao ước:

- Mỗi ngày bố quay cho chúng con mỗi đứa một ly sinh tố nghe bố.

Cái Loan:

- Con thích uống mãng cầu, mà phải thêm nhiều sữa con mới chịu đấy.

Không phải là chiếc xe sinh tố như anh em tôi tưởng. Mà vài hôm sau đó, với sự sửa sanh của bố tôi, chiếc xe phở thành hình. Một bên là thùng nước dùng luôn sôi sùng sục nhờ hơi nóng của lò than hừng hực đỏ phía dưới. Bên kia là tủ chén bát, đũa tre cắm trong ống bơ ghi-gô. Và thịt, bánh phở, nước mắm, xì dầu, tương, ớt, dấm, chanh, rau...

Bố tôi đi bán phở! Tôi muốn khóc. Tôi không muốn tin đó là sự thật chút nào. Cái Loan hỏi bố:

- Bố biết làm phở từ bao giờ vậy bố?

Bố tôi đáp:

- Bố biết lâu lắm rồi, từ ngày con còn bé tí cơ.

Cái Loan tin lời bố tôi, nhưng tôi , tôi biết, để học được cái nghề này, bố tôi đã mất ba bốn hôm đến nhà một người bạn có cửa tiệm trên tỉnh để tập tành.

Rồi tiếng rao của bố tôi hàng sáng, hàng đêm vang vọng trong xóm, ngoài đường cái, tít tận đằng chợ, đằng trụ sở ấp. Những tiếng rao “phở” lơ lớ thành “phớ” như những mũi kim xuyên thấu hồn tôi, một đứa trẻ mười hai bất lực chứng kiến cảnh sa sút của gia đình và nỗi khổ của người cha.

Khi mới dọn đến xóm này, bố tôi đã bỏ mấy tối để đi khắp xóm làm quen. rồi khi sửa soạn xong chiếc xe phở, bố lại bỏ một đêm đi mời khách. Bố tin tưởng ngay ngày mở hàng sẽ được phát tài to. Sáng sớm hôm ấy, ngày khai trương của xe phở bố tôi, bố tôi đãi chúng tôi, bốn người còn lại trong gia đình, mỗi người một bát phở tái nạm. Mẹ tôi bảo:

- Ông chỉ khéo vẽ trò.

Bố tôi cười không đáp, ngồi nhấp trà nhìn bốn mẹ con tôi ăn phở, cái Trâm húp nước dùng xùm xụp, khen béo quá. Cái Loan chê ít thịt. Mẹ tôi khen vừa vặn lắm.

Cái Trâm, cái Loan, hai em tôi còn chưa biết gì, chúng ăn phở của bố tôi rất tự nhiên. Nhưng mẹ tôi, tôi hiểu, mẹ tôi ăn phở mà trong dạ đầy nỗi xót xa. Không xót xa sao được khi ngày nào còn ở trên tỉnh, mỗi lần đi ăn phở ở nhà hàng, mẹ tôi vẫn bảo chúng tôi:”Muốn ăm thêm gì cứ gọi nhà hàng, người ta đem ra cho”. Và anh em chúng tôi rất thích đước sai bảo người khác, hạch sách nhà hàng đủ điều. Lấy thêm miếng chanh, cho thêm tí ớt, đổi chai nước mắm đi, lấy rau coi nào... Những người bán hàng chừng như chẳng chút khó chịu vì những lời đòi hỏi đó. Nhưng liệu bố tôi có chịu được như thế không?

Nghĩ đến bố, tự dưng tôi mắc nghẹn, nuốt không trôi miếng phở.

Hôm ấy, đúng như đã dự đoán, xe phở của bố tôi được chiếu cố đặc biệt. Bố tôi không nói, nhưng mẹ tôi hỏi bố có cần đứa nào đi theo giúp một tay không? Bố tôi đáp không, để con nó ở nhà chơi, một mình tôi bán được rồi. Mẹ tôi không chịu, hỏi anh em tôi có đứa nào muốn theo bố không? Tôi ngần ngừ, cái Trâm ngần ngừ, có lẽ nó cũng như tôi, hơi thấy xấu hổ. Nhưng cái Loan thì không, nó nói:

- Con đi theo bố, bố nhé!

Bố tôi:

- Con còn nhỏ quá, theo chả ích gì. Thôi, cứ ở nhà...

- Con trông xe lúc bố bê phở cho người ta, chứ không ăn cắp nó lấy trộm phở thì sao?

Tội nghiệp em gái tôi, nó còn thơ ngây quá.

Xe phở với bố tôi và cái Loan đi vòng trong xóm, đã bán được đến phần ba. Ra ngoài đường cái, chỉ được quãng non cây số, nghĩa là vừa tới trụ sở ấp, xe phở cạn hàng.

Chuyến tối, bố tôi lấy thêm bánh và cũng thu hoạch rất khá. Bố tôi nói:

- Cả khu không có một tiệm phở thành ra lạ miệng, họ mới ăn nhiều như thế. Đấy rồi xem, chỉ vài hôm là hàng bán kém ngay, không chừng lại ế rạc ế dài ra nữa.

Tôi thì tôi nghĩ rằng xe phở của bố tôi sẽ bán chạy mãi mãi. Lạ chưa? Tại sao tôi lại mong bố tôi bán chạy trong khi tôi còn thấy xấu hổ vì cái nghề mới của bố?

Nụ cười vẫn còn trên môi bố tôi. Chừng như bố muốn dùng nụ cười của mình để khuyến khích, để đưa đẩy nên những nụ cười an phận của bốn mẹ con tôi...

Nhưng tôi biết chắc, ngày nào hình ảnh cuộc sống dư giả ngày trước còn lẩn khuất trong trí mẹ con tôi, ngày ấy chúng tôi còn chưa cười trọn nụ.



Rồi một buổi sáng nọ, cái Trâm đã thấy rõ nỗi xót xa như mẹ nó, anh nó đã thấy.

Sáng hôm ấy, một lũ bạn nó từ trên tỉnh kéo xuống chơi. Tìm đến xóm tôi là một diều dễ, nhưng tìm được nhà tôi thì khó lắm. Thật ra, muốn tìm nhà tôi, cứ việc hỏi thăm người cùng xóm câu này:

- Nhà ông bán phở ở đâu?

Tất họ chỉ đến nơi. Nhất định đúng, vì trong xóm, bố tôi là ông bán phở duy nhất. Nhưng lũ bạn của em tôi đâu đã biết rằng hiện giờ bố tôi bán phở, chúng nó hỏi:

- Nhà ông thầu khoán mới dọn đến ở đâu?

- Cái nhà có ba anh em, một trai, hai gái ở đâu?

Cho nên loanh quanh một lúc lâu, cả bọn mới tìm được.

Vào giờ ấy, bố tôi đi bán phở chưa về, mẹ tôi lại đi chợ, nhà chỉ còn ba anh em tôi. Cái Trâm gặp bạn bè, chạy ra mừng rỡ, hỏi han tíu tít từng đứa một. Lũ bạn nó chia nhau ra, đứa ngồi ghế, đứa tựa bàn, đứa ngồi giường, đứa thơ thẩn. Chúng nó thầm thì với nhau:

- Sao bây giờ nhà cái Trâm nghèo quá nhỉ?

- Cái nhà gì bé tí ti, thấp chùn chụt...

Tôi nghe hết, có lẽ cái Trâm cũng nghe, nhưng chúng tôi giả vờ không biết. Cái Loan líu lo như chim:

- Anh Hiến còn gấp tàu bay giấy không? Chị Hường đi xe đạp được chưa? Cu Ngan-em hết ốm rồi chứ?

Cái Trâm cũng hỏi thăm:

- Cô giáo có nhắc tớ không?

Cái Hường đáp:

- Sao không! Cô bảo đằng ấy dọn nhà, lớp mất một người học trò chăm chỉ...

Em tôi pha trò:

- ... Nhưng bớt được một đứa ngu... phải không?

Tôi hỏi thăm một đứa về căn nhà cũ:

- Này Tố, mày thấy nhà cũ của tao có còn như xưa không?

Tố:

- Ông chủ nhà sửa lại đằng trước hiên rồi. Nhà ông ấy bán tạp hóa đấy. Lũ con có đến chín đứa nghịch như quỷ...

Tôi thấy bồi hồi lạ. Thương quá đi thôi, căn nhà cũ của tôi ơi! Lũ con chín đứa của người chủ mới phá phách lắm, hẳn căn nhà phải “buồn” nhiều? Tội nghiệp...

Bỗng có tiếng ra “phở” từ xa vọng lại, cái Hường chép miệng:

- Eo ơi! Ở cái xóm bé tí tèo này mà cũng có hàng phở nữa à?

Cái Trâm hé miệng định cho bạn biết ông bán phở kia chính là bố tôi, nhưng nó chưa kịp nói, cái Hường đã thêm:

- Giá giờ này mỗi đứa có một tô phở ăn thì tuyệt nhất đi rồi.

Bố tôi đẩy chiếc xe phở đến trước hiên nhà. Lũ bạn của em tôi bấy giờ trố mắt ra nhìn. Tôi thấy rõ sự ngạc nhiên của chúng. Thằng Hiển ghé tai cái Hường nói nhỏ:

- Bố cái Trâm lại đi bán phở, đằng ấy à.

Có lẽ em gái tôi cũng nghe thấy, tôi thấy nó cúi đầu buồn bã.

Bố tôi bước vào, lớn tiếng hỏi thăm bọn trẻ. Cả lũ khoanh tay, cúi đầu chào. Bố tôi vui vẻ:

- Xuống chơi với cái Trâm phải không? Sao ? Đã ăn sáng chưa?

Cái Hường khoanh tay lễ phép:

- Thưa bác, chúng cháu ăn rồi ạ.

- Các cháu đi xe gì xuống đây?

- Dạ thưa bác xe lam.

- Mấy đồng một đứa?

- Dạ mười đồng.

Bố tôi lẩm nhẩm tính:

- Mười đồng bận đi, mười đồng bận về, vị chi là hai chục. Thế bây giờ bác hỏi thật cac cháu điều này nhé, các cháu còn bụng để ăn nữa không? Bác đãi! Ờ ! bác đãi mỗi đứa một bát phở thật đầy. Các cháu chịu không nào? Đền hai chục tiền xe cho các cháu đấy...

Lũ bạn cái Trâm nhìn nhau. Bố tôi nói:

- Các cháu e gì? Ngày trước nhà bác khá, các cháu sang sang chơi với cái Trâm, bác đãi nho, táo, kem, ... bây giờ bác nghèo, bác đãi các cháu bát phở không được sao?

Lũ trẻ ấp úng:

- Dạ... dạ...

Bố tôi đẩy xe phở vào nhà. Rồi vừa hỏi thăm bọn trẻ về tình hình xóm giềng trên tỉnh, bố tôi vừa làm phở.

Mẹ tôi đi chợ về đang khi chúg tôi xì xà xì xụp ăn phở. Lũ bạn cái Trâm hơi ngượng. Mẹ tôi vui vẻ:

- Tiệc thịnh soạn quá nhỉ?

Bọn chúng đua nhau buông đũa, thưa:

- Chào bác ạ.

- Mời bác ăn phở ạ.

Bố tôi:

- Mẹ nó ăn không? Tôi đãi

- Thôi , cám ơn ông, tôi ăn bún riêu ngoài chợ rồi.

Nghe mẹ nói, tôi mới sực nhớ đến một điều, tôi hỏi bố:

- Bố đã ăn sáng chưa?

Bố tôi cười:

- Chưa... nhưng mà tao đang ăn đấy, mầy không thấy sao... Bố nhìn chúng mầy ăn, bố no lắm rồi...

Rồi bố tôi đổi giọng hỏi:

- Sao, phở ăn được chứ các cháu?

Thằng Hiển vừa xuýt xoa vì ớt cay, vừa đáp:

- Ngon lắm bác ạ, bác nấu phở thật tuyệt...

Bố tôi cười khoái trá. Cái Trâm ngước lên nhìn được nụ cười đó, nhưng nó không cười theo mà nhăn mặt. Đó, em tôi đã thấy rồi đó, thấy một cái gì đó, khó gọi tên nhưng hiện diện thật rõ trong hồn. Cái gì đó là nỗi xót xa thân phận...

Phải không em Trâm?

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh   Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeSat Jun 03, 2017 6:33 pm

Chương 3


Khi trời bắt đầu đổ những trận mưa như trút nước, ấy cũng là lúc anh em tôi đi học lại.

Cả ba anh em tôi cùng xin chuyển về trường tiểu học Chuyên Cần ở ấp bên kia đường. Những cơ sở, nhà cửa quan trọng trong ấp bên ấy đều tập trung ở một khu có tên là Khu Trụ Sở. Trường Tiểu học Chuyên Cần nằm đối diện với văn phòng ấp và về phía trái của ngôi nhà thờ nhỏ. Từ nhà tôi đến trường, trừ quãng đường từ trong xóm ra đến đường cái, còn đi dài non cây số. Đường có xe lam nhưng chúng tôi phải đi bộ (còn đâu thuở xưa một bước là đi xe, hai bước cũng đi xe). Cái Trâm, cái Loan học sáng, mẹ tôi lại dẫn hai chị em nó đến trường rồi quay lại đi chợ (chợ ấp gần nhà tôi hơn, khoảng non nửa cây số). Trưa đến, hai chị em về với nhau, không có người đưa đón, được đặc biệt đi xe lam. Buổi sáng, nhà chỉ còn mình tôi. Chừng tám rưỡi, chín giờ bố tôi đi bán phở mới về, mẹ tôi đi chợ mới xong. Nhưng người lớn có việc của người lớn, đâu rãnh hơi chơi với trẻ con. Thành ra tôi trở nên cô đơn vô cùng. Sáng ở nhà buồn nản, chiều đi học một mình, chỉ có buổi trưa, khi cái Trâm, cái Loan đi học về là tôi thấy vui vui một chút. Tối đến, cái Loan hay theo bố đi bán phở lắm! Mà có lẽ nó cũng vui thật chứ, cứ căn cứ vào những lời nó kể lại những chuyện nó biết trong lúc đi với bố, tôi cũng thấy thinh thích rồi. Một đôi khi, tôi có ý định xin đi bán với bố để được biết những điều mới lạ như em gái tôi, nhưng liền sau đó, tôi thấy không thể được. Thẹn làm sao ấy!

Cái Trâm lên lớp ba, không còn học cô mà học thầy. Con bé cứ nhăn mặt mà than là thầy giáo khó quá, hay khẽ tay, hay bắt quỳ quá. Cái Loan vào lớp năm, học cô giáo hiền, và, nó đã được tôi kèm trước ở nhà, nên chẳng có gì phàn nàn cả.

Phần tôi, cô giáo lớp nhất của tôi thì khỏi nói, dữ thật là dữ. Ấy thế mà khi tôi vừa ngỏ lời với bố tôi rằng:

- Cô giáo của con dữ ghê bố à.

Bố tôi gạt phăng ngay:

- Phải vậy mới được. Không dữ thì còn lâu chúng mày mới chịu học. Mà không học thì đừng hòng vào đệ thất trường công được...

Một chiều, lớp chúng tôi gặp bài toán khó. Gần đến giờ về mà đa số còn phải cắn bút. Cô giáo ra hạn cuối cùng là khi chuông reo, cả lớp phải gộp bài. Nhưng đúng lúc cô vừa nói xong, trời bỗng sụp tối hẳn. Không ai bảo ai, cả lớp cùng nhìn ra ngoài trời.

Mây đen không biết từ đâu kéo ập đến che kín bầu trời. Gió ào ào thổi. Quang cảnh trước sân trường- cũng là sân trụ sở ấp, sân nhà thờ- thật nhộn nhịp. Người đi qua, kẻ chạy lại, gọi nhau ơi ới. Gió mỗi lúc một mạnh, trời mỗi lúc mỗi tối. Lũ gà quang quác rủ nhau về chuồng. Mấy chú chó chạy lăng quăng, thỉnh thoảng sủa vang chừng như để đón mừng cơn mưa sắp đổ xuống.

Rồi những tiếng lộp độp vang lên. Sau đó là những tiếng rào rào liên tiếp. Nước mưa đan mành trắng xóa. Chiều gió thổi về phía lớp học chúng tôi, mưa hắt đến phần ba lớp làm chúng tôi dạt hẳn vào trong. Đến khi gió đổi chiều, mưa nhẹ đi, chuông về học cũng vừa reo vang. Cô giáo chúng tôi nói:

- Thôi, khỏi góp bài. Cô cho về nhà làm mai góp.

Chúng tôi reo ầm lên, thầm cảm ơn cơn mưa đã đến thật đúng lúc.

Nhưng rồi sau đó, tôi thấy hết còn cảm ơn cơn mưa được nữa. Vì nó kéo dài quá. Nửa tiếng đồng hồ mưa như trút nước mà vẫn chưa thấy giảm chút nào. Cơn mưa quái quỷ như trêu ghẹo, thỉnh thoảng cũng tạm ngớt đôi chút, nhưng liền sau đó lại ào ào, ầm ầm như cũ. Dù có đem theo áo mưa, nhưng như một số lớn bạn bè, tôi cũng không dám ra về. Mưa lớn quá mà...

Một tiếng đồng hồ sau, bầu trời mới được trả lại màu trong xanh ngát, tuy nhiên, màu xanh tươi mát này chỉ tồn tại được vài phút với nắng quái đỏ au, với vắng lặng không gian rồi trời bắt đầu hoàng hôn.

Bây giờ mới đúng là giờ tan học của trường tiểu học Chuyên Cần. Học sinh chúng tôi từ các hiên lớp cùng ào ra sân một lượt, phân tán vào các ngõ hẻm chung quanh hoặc hướng ra đường cái. Ở vùng này, chỉ có nền nhà thờ là cao nhất, nước lăng quăng chảy thành những dòng sông đan quấn lấy nhau từ phía nhà thờ đổ xuống đường. Nơi này cũng là đầu mộc con dốc dài đến tận xóm tôi, mà chỗ trũng nhất là cổng chợ ấp.

Chưa bao giờ tôi được chứng kiến một hoạt cảnh lạ như thế này. Nước chảy dồn từ đầu dốc về những chỗ trũng. Ở đoạn đường ngang cổng chợ, nước đến gần đầu gối. Nhà cửa quanh khu này không nhà nào không bị ngập. Tôi ngạc nhiên thấy mọi người có vẻ bình tĩnh lạ, không chịu tát nước gì cả. Sau này tôi mới hiểu: họ đợi nước rút về phía khu rừng thưa rồi mới tát, lau chùi đồ đạc.

Xe cộ nằm chết máy la liệt. Không một chiếc xe gắn máy, chiếc xe lam nào đi qua cổng chợ lại không bị chết máy. Nước đến đầu gối hỏi sao không lọt vào máy? Cho đến xe hơi, chỉ trừ những chiếc xe lớn, còn loại xe Nhật lùn, cố lắm thì được qua khỏi vùng nước này được mươi thước, là xuống đẩy.

Xe lam, xe gắn máy, xe hơi đậu nối đuôi nhau dọc theo đường cái để sửa chữa. Và cái đám xe cộ này dài từ cổng chợ đến tận xóm tôi!

Lội qua vùng cổng chợ, tôi len lỏi giữa những chiếc xe chết máy lần về nhà.Nơi này bác tài xe lam sau một lúc đạp máy mệt nhọc, vừa đứng thở hào hển vừa cưới lắc đầu. Chỗ kia, một ông loay hoay tháo bu-gi ra chùi. Anh nọ mím môi đạp lấy đạp để chiếc Honda, nước tuôn từ ống hãm thanh ra có vòi. Từng đám trẻ xúm nhau lại đẩy hộ chiếc xe hơi...

Dân chúng trong vùng hầu như ra cả ngoài đường, ít lắm cũng đứng nơi hàng hiên nhìn cảnh xe cộ chết máy, thăm dò mực nước, bàn tán hay trò chuyện. Tôi để ý và nghĩ rằng có lẽ cảnh này vẫn thường xảy ra hàng năm, mỗi khi mùa mưa đến, nên mọi người cũng như không mấy chút quan tâm, lo lắng.

Về đến đầu ngõ vào xóm tôi, thêm một sự ngạc nhiên và lẫn vào đó, một ý vui vui, khi tôi thấy xóm tôi đầy ứ nước. Mà không phải chỉ đến đầu gối như ở khu cổng chợ đâu, nước đến ngang bắp đùi tôi.

Tôi bước vào ngõ, nước ở nơi tiếp giáp với đường cái này đến mắt cá, sau đó, tăng lên dần theo chiều dốc của con ngõ với mặt đường. Bỗng có tiếng người gọi tôi:

- Này, thằng con ông bán phở đấy phải không?

Tôi quay lại, hướng về phía có tiếng hỏi. Ông Tâm xích lô đứng trước hiên nhà với đám con, chỉ tay về phía tôi, hỏi tiếp:

- Mày đi học về đấy phỏng?

Tôi đáp vâng. Ông Tâm:

- Vào đây đợi một tí cho nước rút rồi hẵng về...

Tôi ngần ngừ vì trời đã sập tối, giờ này, có lẽ bố mẹ và các em tôi đang mong tôi lắm. Ông Tâm:

- Nước ngập thế kia mà mầy định đi đâu? Vào đây!

Không hiểu sao tôi riu ríu nghe lời ông Tâm, lội dần về phía hiên nhà ông ấy. Nhìn vào trong nhà, thấy những món đồ lặt vặt trôi lềnh bềnh trên mặt nước, tôi kêu lên:

- Chết! nhà bác ngập hết rồi.

Ông Tâm cười hì hì:

- Nhà ai lại không ngập. Tí nữa về nhà mầy rồi mầy thấy. Chẳng kém gì nhà tao đâu...

Tôi tưởng ông Tâm nói đùa, ngơ ngác nhìn, chừng như đoán được ý tôi, ông Tâm nói:

- Nhà mầy mới dọn đến đây và trận mưa này mới là trận mưa lớn đầu mùa nên mầy không biết đấy , chứ ở đây, bị thế này là thường, chẳng năm nào tránh thoát...

Tôi hỏi:

- Thế cả xóm mình đều bị ngập hết sao bác?

- Ờ... hầu hết bị ngập... Chỉ trừ mấy nhà kha khá như nhà ông lang Nhiêu, nhà ông phán Cử, nhà ông giáo sư Phủ... Học có tiền, họ đổ nền cao nên mùa mưa đến, nhà ai ngập thì ngập, họ cứ bình chân như vại, chả phải lo lắng gì...

- Sao những nhà khác không đổ đất như họ?

Hỏi xong, tôi mới thấy mình đã hỏi một câu vô duyên quá chừng đi. Thì ra trong trí tôi, tôi vẫn còn mang nặng hình ảnh huy hoàng của cuộc sống trước kia, chuyện gì cũng có thể giải quyết được dễ dàng nhờ sẵn tiền, sẵn bạc. Than ôi! Tôi đã quên rằng hiện giờ tôi đang sống trong cái xóm nhỏ nghèo nàn...

Ông Tâm cười hô hố trả lời tôi:

- Đổ đất hở? Tiền đâu mà đổ? Tám chín trăm một xe đất chứ ít ỏi gì .Rồi còn tiền công gánh đất vào nhà nữa, nhà gần đường thì chẳng nói gì, nhưng nhà trong xóm thì biết bao nhiêu là tốn kém . Mà đã đổ nền cao lại phải sửa nhà, chứ không thì ra vào có mà đụng đầu.

Im lặng một chút, ông Tâm chép miệng:

- Nhưng đổ đất thì ích gì. Mưa lớn, mau bị ngập thật đấy nhưng nước nó rút cũng chẳng lâu gì. Chỉ tội cái mình phải lau nhà cửa... Mà có sao, cũng là dịp để mình chùi rửa lại đồ đạc trong nhà...

Đúng như lời ông Tâm, nước đã rút khá nhiều chỉ trong khoảng thời gian tôi đứng nói chuyện với ông ấy. Thấy có thể về được, tôi xin phép ông Tâm để về. Ông vui vẻ:

- Ừ, mầy về đi thôi. Tối nay cố mà thức để lau nhà nhé!

Tôi nói cám ơn rồi ôm cặp bước ra khỏi hiên nhà ông Tâm, lội lõm bõm về nhà. Nước chỉ còn ngập ngang ống chân tôi, chảy xiết về phía cuối xóm. Đường đi trơn, nước ngập, nên không biết chỗ nào có ổ gà nữa, tôi phải bước chầm chậm dò dẫm. Nhỡ lọt ổ gà thì nguy lắm!

Bố tôi đứng trước hiên nhà, thấy tôi về, bố hỏi:

- Áo mưa đâu không mặc?

Tôi đáp và kể chuyện nước ngập đằng cổng chợ, xe cộ chết máy ngoài đường. Mẹ tôi, cái Trâm, cái Loan nghe qua, đòi ra ngoài đường xem. Nhưng bố tôi gạt phăng đi:

- Xem với xét cái gì? Ở nhà lo tát nước, lau bàn ghế...

Mẹ và các em tôi tiu nghỉu. Bố tôi lấy cái áo khoác vào rồi xăm xăm định ra khỏi nhà. Mẹ tôi hỏi:

- Thế ông định đi đâu đấy?

Bố tôi đứng lại ngần ngừ một chút rồi bố cười, nụ cười rất buồn cười:

- Ồ... thì ... thì đi ra ngoài đường xem sao?

Mẹ tôi:

- Cho cái Trâm, cái Loan đi với! Tưởng không cho mẹ con người ta đi thì cũng ở nhà chứ, ai ngờ...

Bố tôi chỉ còn biết cười trừ, ngoắc gọi cái Trâm, cái Loan cùng đi.

Tôi lội lõm bõm trong nhà. Nước đã hạ nhiều nhưng ngấn nước còn đọng rõ quanh mấy bức tường gỗ. Mấy cái ghế đẩu đổ xiêu, đổ vẹo cho tôi hình dung được cảnh trôi nổi bềnh bồng của chúng lúc nước lớn. Dép, guốc, những vật dụng hàng ngày vẫn để dưới đất, cả chiếc xe bằng hai ống bơ sữa bò của cái Loan, vất cả trên giường mẹ tôi. Giường bố con tôi, chiếu quấn gọn, chất chồng nào bao gạo, nào bao than, ngấn nước đến gần sát dát giường. Mẹ tôi nói:

- Giá mưa thêm lúc nữa thì thật không biết phải chạy đồ chạy đạc đi đâu cho khỏi ướt...

Rồi mẹ chép miệng:

- Cớ sự này chắc phải kê giường tủ bàn ghế lên thật cao mới được...

Thốt nhiên, tôi ngước nhìn trần nhà. Mẹ tôi cũng nhìn theo, rồi mẹ lắc đầu ngao ngán:

- Mà cái trần thấp lè tè thế kia thì kê cao thế nào được. Khổ quá!

Tối đến, cả nhà tôi xúm lại, người một tay một chân lo tát nước, lo lau chùi bàn ghế, giường tủ cùng những đồ dùng khác. Như tôi đã có lần kể, nước nôi trong xóm tôi rất thiếu thốn. Cả xóm chỉ có một cái giếng dùng chung. Mẹ tôi phải một lần đi lấy nước giếng, đợi cả buổi, sợ khiếp rồi. Mẹ đành đi xin nước giếng,hoặc mua nước máy ở bên kia đường. Nhà tôi có hai cái phuy lớn, mẹ tôi lấy đầy hai phuy, cứ hết một lại lấy đầy, thường thì hai ngày mới hết một phuy. Thế mà để rửa nhà- tát nước xong, nền xi măng nhà tôi đầy rác, đất đỏ nhơn nhớt, hôi hám- một phuy nước hết sạch sành sanh!

Chín giờ tối , cả nhà mới ăn cơm. Bữa cơm thật ngon vì nhiều lẽ. Lẽ trước tiên là tất cả cùng đói quá. Lẽ kế đến là sự vui vẻ trong câu chuyện thời sự vừa xảy ra, cái Trâm, cái Loan tranh nhau kể cho mẹ tôi nghe cảnh xe cộ chết máy ngoài đường, bố tôi hỏi thăm tôi về mực nước ngập đằng cổng chợ... Và lẽ cuối cùng, tối nay bố tôi không đi bán phở được. Có bố tôi là có sự vui vẻ, tôi cảm thấy như vậy.



Trời mưa, nhất là những ngày mưa lớn vào buổi chiều, đã cản trở việc buôn bán của bố tôi. Tuy rằng xe phở mỗi sáng vẫn đắt khách, nhưng xe phở mỗi tối có vẻ ế ẩm hẳn. Trời mưa lại cứ nhè vào lúc bố tôi sửa soạn nấu nước dùng, sửa soạn đi lấy bánh mà đổ ập xuống. Có hôm, sắp nấu nước dùng thì trời chuyển mưa. Bố tôi nhìn trời mà đoán chắc thế nào cũng mưa, không nấu nước dùng nữa. Rồi tối hôm ấy, sau đám mây đen vần vũ dữ tợn, gió lớn đưa chúng đi đâu mất, chẳng một giọt mưa rơi! Cũng có hôm, khi ra đi thì trời bình lặng, mới bán được vài ba bát phở, cơn mưa ập xuống. Thế là phải chạy vội chạy vàng về nhà. Ế hoàn toàn một xe phở!

Bời thế bố tôi mới nghĩ đến một việc phụ. Bố bàn với mẹ rồi liên lạc xin mở một sạp báo. Nhờ khéo ngoại giao, mọi việc xong xuôi. Gia đình tôi có một sạp báo bày bán trước ngõ vào xóm, ngay bên đường cái. Ngoài báo chí hàng ngày, sạp báo của gia đình tôi cũng có bán các tuần báo, các nguyệt san và cả vé số nữa! Mẹ tôi đặt thêm một quầy hàng nhỏ bán thuốc lá , diêm quẹt, kẹo sinh-gôm.

Từ khi có thêm sạp báo, mọi người trong gia đình tôi đều có việc làm, nghĩa là ai cũng có phần trong việc gây quỹ cho gia đình cả. Sáng sớm , bố tôi đẩy xe phở đi bán, cái Trâm, cái Loan đi học, mẹ tôi ra sạp báo, tôi trông nhà. Vào giờ mẹ tôi phải đi chợ, tôi ra thay. Buổi chiều, trong lúc tôi đi học, bố tôi trông sạp báo từ trưa đến ba bốn giờ thì trở về lo sửa soạn xe phở. Sau đó, sạp báo giao cho mẹ tôi, có thêm cái Trâm hoặc cái Loan phụ giúp. Tối đến, nếu trời không mưa, cái Loan theo bố tôi đi bán phở.

Việc đi theo xe phở, dù đôi khi tôi muốn lắm, nhưng tôi thú thật là tôi không đủ can đảm để đi. Tôi biết, bán phở cũng là một nghề tốt đẹp, không gì mà xấu hổ. Nhưng thật khó hiểu, tôi vẫn chưa chấp nhận được rằng đó là một nghề của bố tôi!

Không theo xe phở, tôi không có quyền từ chối ngồi bán báo những lúc nhà neo người nữa. Dù rằng với tôi thì ngồi bán báo hay đi theo xe phở cũng thế, nó kỳ kỳ sao đâu ấy! Cứ nghĩ đến ngày xưa , khi còn ở trên tỉnh, và nhìn lại mình bây giờ, là tôi muốn khóc. Và hôm nọ, tôi đã khóc thật.

Tôi đang ngồi ở sạp báo thì một chiếc xe hơi trờ tới, dừng lại. Từ trên xe vọng xuống một giọng trẻ con:

-Cho tờ báo coi!

Tôi nhìn lên xe đúng lúc từ trên đó, giọng kia sửng sốt:

- Ý ! Tấn đó phải không mày?

Tôi muốn độn thổ khi cái đầu của thằng Nhiên, bạn tôi, thò ra khỏi cửa xe. Nó nói:

- Bây giờ mày ở đây sao? Người bán báo đâu rồi? Mày trông hộ người ta hở?

Tôi run run kỳ lạ:

- ...Không... tao không trông hộ ai cả... tao... tao bán...

Thằng Nhiên quay vào nói với bố nó đang lái xe:

- Thằng Tấn bán báo bố ạ.

Bố nó hỏi thăm tôi:

- Nhà cháu ở gần đây không? Bố mẹ cháu vẫn mạnh khỏe chứ?

Tôi vẫn còn run giọng:

- Dạ... nhà cháu ở trong xóm này... bố mẹ cháu mạnh khỏe cả...

- Hôm nay bác bận, hôm nào bác vào chơi đấy! Thôi, cho bác tờ báo đi...

Tôi lấy báo đưa cho thằng Nhiên. Nó trả tiền trăm. Tôi mở hộp tiền lấy tiền hoàn lại nhưng vừa đếm đủ số, xe của bố con thằng Nhiên đã bỏ chạy, tôi gọi với theo:

- Bác ơi! Còn tiền thừa này...

Thằng Nhiên thò đầu ra, vẫy tay lắc đầu. Tự nhiên tôi khóc, mắt tôi nhòa hẳn đi...

Lại một buổi chiều, trời chuyển mưa đúng lúc tôi tan học. May sao, tôi về đến sạp báo, mưa vẫn chưa đổ hột. Mẹ tôi và cái Loan đang lo thu dọn báo vào hai cái hộp sữa bằng giấy bồi. Công việc vừa xong thì mưa bắt đầu rơi. Mẹ tôi một bên ôm một hộp báo, bên kia ôm cái quầy gỗ thuốc lá , tôi ôm hộp báo còn lại,nắm tay cái Loan cùng chạy nhanh vào ngõ, hy vọng đến nhà trước khi mưa bắt đầu lớn hột. Nhưng vừa được một quãng, tôi mới nhớ ra rằng cái cặp, tôi đã bỏ quên ngoài sạp báo. Tôi vừa chạy đuổi theo mẹ, vừa thở vừa nói:

- Con để quên cái cặp ngoài ấy rồi mẹ ơi!

Mẹ tôi dừng lại, càu nhàu:

- Đoảng chưa! Có mỗi cái cặp mà cũng bỏ quên...

Cái Loan:

- Để con quay lại lấy cho.

Lúc ấy, trời mưa đã khá lớn. Tôi định nói với mẹ tôi cùng vào một nhà nào đó trú mưa rồi tôi trở ra ngoài đường lấy cái cặp. Nhưng chưa kịp nói gì thì cái Loan đã chạy ngược ra phía đường cái. Mẹ tôi dặn với theo:

- Này, mưa to thì vào nhà ông Phủ mà trọ nhé!

Không nghe tiếng tiếng cái Loan vâng dạ, hoặc nó có nói nhưng tiếng nó bị tiếng mưa rơi át đi.

Mẹ con tôi tạt vào nhà ông Vịnh thợ nề đứng núp mưa. Trong lúc mẹ tôi trò chuyện với vợ chồng ông Vịnh thì tôi ra trước cửa, nhìn về phía đường cái mà thầm lo cho em gái tôi. Mưa đã lớn, thế nào nó cũng bị kẹt ở ngoài ấy. Không biết vừa rồi nó có nghe mẹ tôi dặn mà vào nhà ông Phủ núp mưa không?

Có tiếng mẹ tôi:

- Bác xem, cái thằng hư đốn đến thế đấy. Có cái cặp cũng bỏ quên ngoài sạp báo để em nó phải chạy ra lấy về, bây giờ bị kẹt ở ngoài ấy...

Tôi nói:

- Để con chạy ra ngoài ấy xem sao nghe mẹ?

- Thôi, chạy ra cho ướt hết hở? Rồi lại cảm mạo, nóng sốt. Tiền đâu tao lo cho mày?

Tôi đành đứng im, cầu mong cho cơn mưa đừng lớn quá và chóng tạnh.

Nhưng dù tôi có ước mong cách mấy, cơn mưa lớn vẫn lớn. Nướt trút xuống, gào thét như điên. Sấm chớp giăng bủa khắp nơi. Tôi lo lắng cho cái Loan quá. Giờ này nó ở đâu?

Nhà cửa trong xóm bắt đầu bị ngập. Mực nước bắt đầu dâng lên từ từ. Tôi bỗng bồn chồn trong dạ không yên.

Ngay lúc ấy, tôi thấy ông giáo sư Phủ khoác áo mưa đi ngoài ngõ. Rất ít khi ông giáo sư vào trong xóm, thế mà trời mưa gió thế này, ông vào đây, chắc phải có chuyện gì quan trọng. Tôi gọi:

- Ông Phủ! Ông Phủ! Có việc gì thế ông?

Nhận ra tôi, ông Phủ mừng rỡ tiến lại. Ông hỏi tôi:

- Mẹ mày đâu rồi, gọi ra đây mau lên...

Mẹ tôi chạy ra cùng lúc với vợ chồng ông Vịnh:

- Cái gì thế bác Phủ?

- Cái Loan nhà bác uống nước đến phình bụng ở ngoài kia kìa...

Tôi giật nẩy mình, mẹ tôi biến sắc:

- Cái ... Cái Loan ... nhà tôi hở bác?

- Ừ, người ta đang cứu chữa cho nó ngoài ấy đấy... Bác ra nhanh đi...

Bà Vịnh cho mẹ tôi mượn cái áo mưa, mẹ tôi chỉ kịp trùm lên đầu rồi tất tả đi theo ông Phủ. Ông Vịnh tìm áo mưa mặc vào đi theo. Tôi đội mưa mà chạy. Tim tôi đập thình thịch trong ngực, nỗi sợ xâm chiếm trọn hồn tôi. Vài người cùng xóm thấy chúng tôi, gọi hỏi chuyện, biết chuyện, họ cùng nhập bọn tiến ra ngoài đường cái. Mẹ tôi vừa đi vừa hỏi thăm ông Phủ. Ông kể tiếng nghe tiếng mất. Nhưng đủ cho tôi hiểu đầu đuôi câu chuyện. thì ra là cái Loan có nghe lời mẹ tôi dặn, thấy mưa to, nó ghé vào hiên nhà ông Phủ đứng trọ. Nhưng khi nước bắt đầu đổ vào xóm, mực nước bắt đầu dâng cao, không hiểu nghĩ sao- có lẽ sợ nước lên cao rồi không về được- nó rời chỗ trú, lấy cặp che đầu, lội về. Gia đình ông Phủ chỉ sơ ý một tí, em tôi đã đi được một quãng. Lúc mọi người phát giác ra sự vắng mặt của nó, nó đã bị nước dâng đến gần đầu gối. Rồi sơ xuất thế nào, nó trượt chân ngã. Nước vẫn dâng và chảy xiết làm con bé gượng đứng dậy mà không được. Người ta trông thấy, chạy vội ra cứu. Em tôi đã bị uống cả bụng nước và xỉu đi.

Mẹ tôi vẹt đám đông trước hiên nhà ông Phủ, ôm chầm lấy cái Loan được người ta đặt nằm trên hai chiếc ghế kê sát nhau. Những tiếng”Con ơi! Con ơi!” lẫn tiếng khóc của mẹ tôi làm nước mắt tôi lăn dài.

Em gái tôi nằm bất động, mặt mày xanh như tàu lá. Một anh lính- người đã cứu em gái tôi – đang xoa dầu cho nó, vừa thuật lại công việc cứu chữa cho mẹ tôi nghe. Anh nói:

- Bác cứ yên tâm đi, tí nữa em nó sẽ tỉnh lại ngay mà.

Mẹ tôi vừa sụt sùi vừa hỏi:

- Thật vậy hả cậu? Con tôi không sao cả à?

- Tôi bảo đảm với bác mà.

- Sao nó chả biết gì hết thế này?

- Em nó đang mệt. Tí nữa... mà kìa, nó đã tỉnh lại rồi đó...

Cái Loan hé mắt nhìn mọi người. Gương mặt nó đã bớt xanh. Vừa tỉnh dậy, con bé đã hỏi ngay:

- Cái cặp của anh Tấn đâu rồi?

Tôi nghe mà thương em vô hạn. Cổ tôi bỗng thấy nghèn nghẹn, tôi muốn nói gì đó, tôi muốn làm một cử chỉ gì đó để em gái tôi hiểu rằng tôi thương nó vô cùng mà không biết phải nói gì, phải làm gì...

Anh lính lấy cái cặp ướt sũng nước của tôi ra đưa cho cái Loan:

- Đây, cặp của em đây. Phơi nắng độ một buổi là khô ngay ấy mà.

Cái Loan nhìn anh lính ngạc nhiên (nó chưa biết đó là người đã cứu mình). Anh lính chìa cái cặp:

- Này, cặp đây em...

Cái Loan hỏi mẹ tôi:

- Anh Tấn đâu rồi mẹ?

Mẹ tôi quay về phía sau. Tôi bước đến bên em gái, ngồi xuống cạnh nó, lí nhí nói:

- Anh đây...

Cái Loan:

- Cặp của anh ướt hết rồi... anh đừng mắng em nghen...

Không hiểu vì sao, nước mắt tôi lăn dài. Qua màn lệ mờ, tôi thấy gương mặt em tôi phóng lớn , thật lớn, úp chụp lên muôn vạn hình ảnh phía trước. Tình máu mủ quả là một thứ tình thương cao cả vô biên. Tôi nắm tay em gái tôi, nấc lên rồi khóc hu hu một cách ngon lành, quên cả rằng chung quanh mình có bao nhiêu người dòm ngó. Bên tai tôi, giọng mẹ tôi kể lể:

- Ấy, thằng Tấn bỏ quên cái cặp ngoài sạp báo, cái Loan chạy ra lấy hộ anh. Khổ thân nó, trời mưa to quá cho nên...

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh   Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeSat Jun 03, 2017 6:34 pm

Chương 4


Anh lính đã cứu cái Loan thoát chết trở thành một người bạn thân của gia đình tôi. Anh không phải là người trong xóm, cũng không quen biết ai trong xóm cả. Hôm xảy ra câu chuyện, anh đang trên đường đến Khu Trụ sở thăm một người quen, trời mưa, anh vào hiên nhà ông Phủ trú và cứu được em gái tôi.

Anh Ngọc- tên anh lính là Ngọc- mới ghé lại chơi nhà tôi tối qua. Bố tôi nghỉ bán phở, sai cái Trâm đi mua lít rượu đế, gói tôm khô, vài con mực, ít gói lạc da cá cùng anh Ngọc nhâm nhi trò chuyện . Chuyện người lớn, nhất là chuyện bán phở của bố tôi và chuyện đánh nhau của anh Ngọc thật khó mà hấp dẫn được anh em tôi. Chúng tôi đã bắt đầu thấy sợ mùi phở, ngay cả mùi của câu chuyện về phở cũng thế, cũng chả đứa nào thích nghe chuyện đánh nhau, chết người cả. Thế mà lạ thật, cả ba đứa cùng sáp lại gần hai người lớn.

Lạ! Hẳn có người nghĩ đến sự hấp dẫn của mấy con mực, của mấy gói lạc, mấy con tôm khô đối với anh em chúng tôi. Tôi xin thưa là những món ấy, anh em chúng tôi cũng không ham đâu. Vậy thì cái gì lạ? Cái lạ đó là cái tính nóng như lửa của anh Ngọc. Gương mặt anh xem lúc thường thì hiền ghê lắm, nhưng lúc anh giận thì phải biết, chẳng khác gì mặt ông ác ở đền chùa. Nóng tính, anh cũng “hạ hỏa” rất nhanh mới lạ nữa! Lúc bố tôi kể đến chuyện bên kia ấp có một tiệm mì mới mở:

- Tiệm mì của người Tàu nào đó thì phải... mới mở nên đắt khách lắm. Xe phở của tôi ế hẳn đi...

Anh Ngọc nổi giận liền. Anh nắm tay lại, đập thình thịch xuống mặt bàn:

- Bác nói sao? Ba Tàu hở? Mì ! Phải rồi, mì thì chỉ có Ba Tàu. Ba Tàu! Chỗ nào cũng Ba Tàu... Tôi như bác ấy à, tôi đến gây sự ngay...

Bố tôi:

- Cậu làm như chuyện đùa. Mình biết buôn bán thì người ta cũng biết buôn bán chứ, ai cấm được ai...

Thế là anh Ngọc hết giận. Mặt anh hơi nghệt ra một tí, rồi anh cười hì hì mà nói:

- Ừ nhỉ! Ai cấm được ai. Với lại, Ba Tàu thì cũng phải kiếm sống chứ. Bậy nhỉ? Tại sao lại đi trách họ, muốn gây sự với họ?

Rồi anh tự phạt mình bằng một ly đế đầy, ực trọn ngụm.

Mỗi lần ghé lại nhà tôi, sau một chầu nhậu nhẹt hay một bữa cơm, một bát phở, anh Ngọc đều nói với bố mẹ tôi một câu tương tự như thế này:

- Thật phiền hai bác quá, hai bác cho ăn ( hoặc cho uống) đến no bụng...

Và bố mẹ tôi luôn trả lời bằng câu:

- Có gì đâu, bữa mọn ấy mà... Làm sao sánh được cái công cậu đã cứu con cháu bé...

Hôm qua, khi từ giã ra về, cũng những câu trao đổi tương tự thế. Sau đó, anh gọi cái Loan ra, bế nó lên , hôn khẽ lên trán nó và bảo:

- Nhớ trời mưa thì đừng lội nước nữa nghe.

Bố tôi cười:

- Cậu chả phải dặn, bây giờ có cho kẹo nó cũng chả dám nữa...

Anh Ngọc:

- Trời mưa, chắc xóm vẫn còn bị ngập hoài?

- Làm sao tránh được...

- Tại sao dân trong xóm không họp nhau lại để tìm cách chống lụt bác nhỉ? Cứ để thế này thì không khéo nay mai lại có chuyện, mà biết đâu lại là tai nạn nguy hiểm gấp bội lần tai nạn của em Loan nữa...

Bố tôi chép miệng:

- Ai cũng bận làm ăn cả, thì giờ đâu mà nghĩ đến việc chống lụt...

Chẳng ngờ lời anh Ngọc hôm trước lại là một lời tiên tri. Vừa rồi xóm tôi lại xảy ra một tai nạn mà nguyên nhân chính cũng là sự ngập lụt trong xóm lúc trời mưa.

Vẫn là cơn mưa vào buổi chiều như trút nước. Lúc mực nước bắt đầu dâng cao, nước từ bên kia đường tràn sang xóm tôi, tôi khoác áo mưa đi học vừa về đến đầu ngõ. Tai nạn của em tôi là một cái gương rõ ràng nhất để tôi hiểu rằng: không nên lội nước về nhà khi trời mưa lớn, nhất là lúc mực nước đang dâng cao. Tôi vào trú mưa nơi nhà ông giáo sư Phủ. Ông Phủ thấy tôi hỏi đùa:

- Sao? Liệu chừng tí nữa có lén lội về nhà không đấy?

Tôi cười. Mấy người cùng xóm đứng trú cùng với tôi cũng cười. Xóm nhỏ, không một chuyện gì lại không lan truyền khắp nơi. Nhất nữa là một tai nạn, lại là tai nạn của em gái tôi, con ông bán phở, con bà bán báo mà trong xóm, không ai không biết. Sự có mặt của tôi khiến câu chuyện vãn của mấy người lớn nơi này chuyển đề tài. Họ bàn tán và kể nhau nghe những mẩu chuyện vui sau khi tát nước, nỗi mệt nhọc khi lau nhà, lau giường tủ bàn ghế...

Mưa lúc một nặng hột hơn. Một đám trẻ tắm mưa không biết tìm đâu được chiếc ruột bánh xe hơi, bơm căng làm phao, một đứa khoác vào người dẫn đầu cả bọn chạy về phía con nước đang chảy xiết vào xóm.

Thằng bé ném chiếc phao xuống nước rồi ngồi gọn lên trên. Dòng nước cuốn nó đi phăng phăng trước tiếng reo hò của đám bạn đứng trên mặt đường cái. Một quãng khá xa, nó mới chống chân cho chiếc phao dừng lại rồi ôm phao lội ngược ra đường cái, trao cho một đứa khác. Thằng này lại tiếp tục trời chơi đi phao đầy vui vẻ đó.

Mấy người lớn đứng trú mưa nơi hiên nhà ông Phủ, lúc đầu còn la bọn trẻ, sợ nguy hiểm, sau không thấy gì đáng ngại, lại nữa, vui mắt, cùng hướng về phía chúng.

Người lớn, trẻ con thỉnh thoảng lại reo lên trong cơn mưa ào ạt.

Bỗng lũ trẻ chỉ trỏ với nhau rồi cùng đứng vẹt sang một phía. Tôi đưa mắt nhìn vào trong ngõ. Một cảnh kỳ khôi hiện ra trước mắt tôi. giữa dòng nước cuồn cuộn trôi về phía trong xóm, một chiếc xích lô che kín mít chỉ nhô lên nửa bánh xe được một đám đến năm sáu người hì hục đẩy ra ngoài đường cái. Theo sau là một đám đông khác.

Chiếc xích lô tiến dần đến đầu ngõ, ngang chỗ tôi đứng trú mưa. Tôi nhận ra ông Tám xích lô, ông Phát thầu chợ, ông Hiền công chức, ông Long xe lam và bố tôi, người một tay chung sức đẩy chiếc xích lô, có lẽ chở ai ốm đau gì đó.

Ông Phủ hỏi với ra:

- Chuyện gì thế các bác?

Ông Hiền hất đầu về phía ông Phát đáp:

- Bác Phát gái chuyển bụng, chúng tôi chở lên nhà bảo sinh đấy mà.

Thì ra người ngồi trong xích lô là bà Phát thầu chợ. Bà mang bụng lần thứ bảy rồi đấy. Hôm nọ, bà có đến nhà tôi chơi, nghe lỏm chuyện của bà với mẹ tôi, tôi nghe đâu cuối tháng này bà mới sinh, chẳng ngờ bây giờ lại là lúc bà chuyển bụng. Ác một cái, đúng lúc trời đang mưa tầm tã.

Chiếc xích lô thoát lên khỏi mặt đường cái với những tiếng thở phào nhẹ nhõm của mọi người. Nước tràn ứ nơi mặt đường chỉ độ hai đốt tay, không ảnh hưởng gì đến việc di chuyển của chiếc xích lô cả. Ông Tâm leo lên xe, gọi ông Phát, lúc ấy đang cám ơn mấy người đã giúp sức mình:

- Bác leo lên ngồi sau boọc-ba-ga đi, tôi còn đạp cho kịp...

Ông Phát nói:

- Thôi bác ạ, để tôi cuốc bộ vừa đẩy phụ với bác một tay được rồi.

Nói đoạn, ông bá tay vào đẩy chiếc xích lô ngay. Chiếc xe với người đạp, người đẩy rẻ nước hướng về tỉnh lỵ.

Những người còn lại đổ dồn vào hiên nhà ông Phủ. Nơi đây trở thành chỗ hàn huyên ấm cúng. Bố tôi kể:

- Tôi đang ngồi thở dài với xe phở ế thì bác Phát hớt ha hớt hải đến nhờ giúp bác ấy một tay. Tội nghiệp bác ấy quá, lo quá đâm cuống ra. Tôi phải chạy ngay sang bác Long định nhờ bác lấy xe lam chở bác Phát gái nhưng khổ nỗi, nước ngập quá, xe lam chạy không được. Rốt cuộc, chúng tôi phải nhờ đến bác Tâm. Thêm bác Hiền nữa, chúng tôi năm người đẩy chiếc xe muốn hụt hơi luôn...

Ông Long xòe hai bàn tay tỏ ý chán nản cùng cái lắc đầu:

- Chiếc xe lam của tôi tự nhiên trở thành vô dụng, có muốn giúp bác Phát cũng không được. Chỗ bà con lối xóm với nhau cả mà... Rõ chán mớ đời cho nước với nôi ở cái xóm này...

Ông Hiền:

- Không biết rồi họ có đến nhà bảo sinh kịp không nữa? Nhỡ bác Phát gái bác ấy sinh ở dọc đường thì khổ, trời mưa to gió lớn thế này...

Tự nhiên, mọi người cùng đưa mắt nhìn về phía cuối đường cái. Quang cảnh ngoài đường vẫn như bao lần mưa trước, xe cộ nằm la liệt, trẻ con chạy giỡn nghịch nước trong khi mưa cứ tiếp tục đổ.

Tôi đến bên bố tôi:

- Bố

Nhận ra tôi, bố tôi a lên một tiếng mừng rỡ:

- Mày trú ở đây hở? Bố tưởng mày còn ở trường chứ.

- Con về đây lúc trời mưa to, nước đang dâng cao. Con sợ không dám về kẻo lại bị như cái Loan hôm nào...

- Được, mầy xem thế mà được.

Rồi bố chép miệng:

- Mày có thấy bác Phát không? Rõ khổ!

Ngay lúc ấy, một đứa trẻ từ phía cuối đường xồng xộc chạy lại, bi bô kể :

- Bà Phát sinh rồi ông bà ơi!

Bố tôi hỏi:

- Cái gì? Bà Phát sinh rồi hở? Ở đâu?

Ông Hiền:

- Này, đừng có bày chuyện đấy nghe!

- Cháu nói thật mà. Bà ấy sinh rồi. Người ta đem bà ấy vào nhà ông Mộc lo chạy chữa, lối xóm đông nghẹt cả nhà ông ấy...

Ông Long:

- Khổ thân!

Ông Phủ:

- Mình lại đằng bác Mộc xem sự tình ra sao đi các bác!

Mọi người cùng tán đồng ý kiến của ông Phủ, ai có áo mưa thì trùm, ai không thì đội nhờ người khác hoặc để đầu trần mà đi, cùng hướng về nhà ông Mộc. Bố tôi hỏi tôi:

- Mày đi không?

Gì chứ đi thì tôi thích hẳn rồi. Tôi gật đầu ngay.

Chúng tôi đến quá trễ. Đám đông trước nhà ông Mộc đã tản mác ra, bàn tán xôn xao. Chúng tôi hỏi thăm ông Mộc và được ông kể rằng bà Phát sinh ngay trên xe xích lô. Đem được vào nhà ông ấy thì bà đã ngất đi vì không đủ sức chịu đựng. Mọi người cố chữa nhưng không được đành phải đưa bà đi nhà thương tỉnh . Khổ nỗi không có chiếc xe lam nào chạy được, ông Tâm lại đành gò lưng mà đạp.

Kể xong, ông Mộc kết luận:

- Tội nghiệp quá, tôi chỉ sợ bác ấy không qua khỏi... Người bác ấy xanh như không còn giọt máu, lả hẳn đi... Mưa gió thế này mà...

Bố tôi, ông Hiền , ông Long, ông Phủ và mấy người lớn khác chỉ còn biết nhìn nhau mà lắc đầu.

Mưa vẫn rơi đều. Gió chợt mạnh hơn. tiếng sấm ầm ầm từ xa vọng lại. Ngoài đường cái, nước vẫn từ phía bên kia đổ ập sang xóm tôi. Những bác tài xe lam, những anh học sinh, những anh lính... đua nhau đạp máy xe, mặc cho người ướt như chuột lột. Tít xa đằng phía Khu Trụ Sở, nơi đầu dốc, xe cộ đậu nghẹt cứng. Quãng đường nơi cổng chợ có vài người lội qua. Nước đến đầu gối.

Tôi nghe được tiếng thở dài của bố tôi. Đôi mắt của bố tôi lúc ấy mơ màng, mông lung vẻ buồn lạ.

Sau cơn mưa dữ dội, xóm tôi chịu một cái tang. Bà Phát thầu chợ sinh giữa đường trong cơn mưa, được đem đến nhà thương tỉnh thì không còn sức nữa, tắt nghỉ. May mà con bà, đứa bé bị đẻ rơi, không việc gì. Nó vẫn lành mạnh như thường. Gọi là may để rồi tội nghiệp thằng bé, xem nó cũng khá kháu khỉnh mà phải mồ côi mẹ ngay từ lúc lọt lòng.

Người chết đã yên phần, chỉ khổ những người còn lại. Sáu đứa con nheo nhóc mà đứa lớn nhất mới mười ba, đứa thứ sáu đang bập bẹ tập nói, lại thêm thằng con trai mới sinh, ông Phát chạy ngược chạy xuôi, bấn cả người. Đấy là còn có láng giềng người giúp việc này, kẻ hộ chuyện kia, chứ để mình ông, không biết ông phải làm sao nữa?

Đám tang của bà Phát, tuy là đám tang trong xóm nghèo, nhưng rất trọng thể. Ấy cũng nhờ ông bà hiền lành, lại lo việc làm ăn, quen biết nhiều người. Hầu hết mọi người trong xóm đều đến chia buồn, phúng điếu. Trời mưa đã hại một mạng người, lúc người sống tiễn kẻ bạc phận đến chốn yên nghỉ cuối cùng, trời vẫn chưa tha, đang sáng mà lại mưa lâm râm.

Dù thế, đám tang vẫn đông nghịt người. Phải nói là chưa bao giờ tôi được chứng kiến một đám tang đông như thế. Lúc bắt đầu đưa đám, tôi đang ngồi trông sạp báo cho mẹ tôi đi chợ. Sạp báo lúc ấy đã được tôi kéo vải ni-lông che kín cho khỏi ướt vì nước mưa tạt vào. Tôi chẳng có gì làm, ngồi không mà chứng kiến.

Bà Phát đi lương, nhưng nhờ giao thiệp rộng, quen biết với cả cha xứ, đằng nhà thờ cho cả đoàn trống về đàn hát âm đến giúp không công. Đoàn trống đi trước tiên, nối đuôi một đứa trẻ cầm cờ. Kế là bàn vong do bốn người khiêng. Một đoàn thể Phật giáo mà bà Phát có hội, gồm toàn các bà có tuổi, những bốn năm chục bà, xếp hàng hai, tay cầm phướn, tay lăn tràng hạt vừa đi vừa tụng niệm. Sau nữa là các ông các bà trong hội đoàn của nhà thờ, các ông chức sắc trong ấp. Xe tang là loại xe rồng, sơn son thếp vàng chạy chầm chậm. Một người ngồi trên xe thả rơi từng tờ giấy vàng xuống đường cái - mẹ tôi nói đó là tiền gửi cho người chết xuống âm phủ có mà tiêu - Theo sau xe tang là ông Phát và các con. Thằng Tài, con trai cả, mặc áo tang, bê ảnh mẹ vừa đi vừa thút thít khóc. Sau nó là cái Hồng, thằng Danh, thằng Tứ, mắt cũng đỏ hoe. Hai đứa bé nhất là cái Thảo, thằng Hồ, còn chưa biết gì, líu ríu theo cha, theo anh chị , mắt mở thao láo ngơ ngác. Cuối cùng là láng giềng cùng xóm, có đến mấy mươi người nữa, đi lộn xộn chẳng hàng ngũ gì cả.

Dàn hát âm của nhà thờ tiễn đưa linh hồn người chết bằng những tiếng sáo, tiếng nhị, tiếng phách thật buồn.

Mưa cứ lất phất rơi. Gió tạt về một phía. Vài giọt mưa hắt trúng mặt tôi. Tôi thấy mắt mình ươn ướt. Không hiểu nước mưa hay nước mắt nữa? Mà kìa! Tôi mới vô duyên chứ! Gì mà khóc! Bà Phát thì liên hệ gì đến tôi...

Tối đến, sau một ngày bận rộn giúp tay với ông Phát lo ma chay cho bà ấy xong, bố tôi như trút được gánh nặng, nằm lăn ra giường mà nghỉ ngơi. Mẹ tôi ngồi vá áo, anh em tôi ngồi nơi bàn, quang ngọn đèn dầu học bài, làm toán.

Mẹ tôi bỗng ngừng tay, nói với bố tôi:

- Rồi thằng bé mới sinh, ông Phát ông ấy định thế nào?

Bố tôi đáp:

- Thì phải thuê người nuôi vú chứ biết làm sao nữa...

- Tội nghiệp thằng bé...

- Tội nghiệp... đáng lẽ mẹ nó phải nói là tội nghiệp cả xóm này mới đúng...

- ...

- Mới có một người chết thôi đấy... Không biết rồi đến phiên ai nữa...

- Cái ông này chỉ nói gở...

- Gở hay không rồi biết... cứ cái điệu ngập lụt này mãi tôi đoán chẳng chóng thì chầy, dân xóm cũng bỏ đây mà đi hết...

Cái Loan ngừng tập viết, hỏi bố tôi:

- Nhà mình có dọn đi không hở bố?

Bố tôi đáp bằng một giọng chán nản vô cùng:

- Có lẽ rồi cũng đến nước phải dọn đi thôi con ạ... ở đây khổ sở đủ điều...

Tôi nhìn bố ngạc nhiên quá sức. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày dọn đến xóm này, tôi nghe bố tôi mở tiếng than thở. Có lẽ tai nạn xảy ra cho cái Loan, rồi cái chết của bà Phát đã khiến bố tôi không còn lạc quan như trước nữa. Vẫn với giọng chán nản, bố tôi tiếp :

- Phải chi mình có tiền ngay bây giờ để dọn nhà thì thật hay. Kỳ nào mình cũng thừa vé số bán không hết mà chả trúng được gì, rõ chán...

Cái Trâm mơ ước:

- Nếu nhà mình trúng số, bố dọn nhà lên tỉnh nghe bố.

- Ừ... (Giọng bố tôi trở nên mơ màng)... nếu trúng số kha khá, nhất định bố sẽ bán căn nhà này để lên tỉnh... Bố sẽ mua lại căn nhà nào đó, be bé thôi, nhưng chắc chắn là có điện, có nước, đầy đủ tiện nghi cho chúng mày khỏi cực khổ như bây giờ... Biết bao giờ trời mới thương mà đoái hoài đến mình...



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh   Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeSat Jun 03, 2017 6:34 pm

Chương 5


- Mưa đêm đông lạnh lòng người cô lữ và buồn làm sao tâm sự kẻ không... ư... ừ... nhà...

Anh bán sách vừa xuống xong câu vọng cổ, tiếng vỗ tay rào rào của đám trẻ chúng tôi vây quanh vang lên.

Sáng chủ nhật, anh em tôi được đi chơi tự do. Xóm nhỏ chả có gì cả, quanh đi quẩn lại cũng từng ấy ngõ, từng ấy hẻm, từng ấy nhà, từng ấy bạn bè- lũ trẻ lau nhau, chơi ú tim, chơi hình, chơi đáo... Sự xuất hiện của anh bán sách trong xóm tôi sáng chủ nhật này là một thình lình đầy thích thú.

Lúc tôi dẫn cái Trâm, cái Loan ra ngoài đường cái chơi với đám con của ông giáo sư Phủ, chúng tôi thấy một thanh niên lạ mặt đi xe mô-bi-lét chạy vào xóm. Phía sau chiếc xe gắn máy có đến hai ba cái thùng sữa (loại bằng giấy bồi như của mẹ tôi dùng để đựng báo). Cái Loan đoán:

- Ông ấy đi bán sữa thì phải? Ai mà mua sữa nhiều thế nhỉ?

Cái Trâm:

- Hộp nào cũng căng phồng thì không phải là sữa đâu. Không chừng ông ấy bán báo. Muốn tranh mối với mẹ mình chắc

Tôi:

- Không đúng đâu, bán báo thì phải ở ngoài đường chứ vào trong xóm, ma nào mua cho.

- Nhỡ ông ấy tưởng trong xóm bán chạy hơn...

- Ừ nhỉ, biết đâu chừng... Vậy mình chạy theo coi... nhé!

Ba anh em tôi chạy theo hướng chiêc xe gắn máy, lúc đó đã khuất ở một con hẻm nhỏ. Chúng tôi đến đầu hẻm, thanh niên lạ lại rẽ một hẻm khác mất dạng. Chúng tôi phải mất một lúc, quanh đi quẩn lại mấy ngõ hẻm, mới tìm lại được.

Lúc này, người lạ đang đứng giữa một đám trẻ. Anh ta trải hai chiếc áo mưa nhà binh ra khỏang đất trống gần cái giếng chung của xóm, xong xuôi, mới lại xe gắn máy bê ba cái hộp sữa lại gỡ dây.

Nỗi thắc mắc của ba anh em tôi được trả lời: anh ta bán sách. Thôi thì “trăm hoa đua nở”, màu mè, đủ loại, đủ cỡ: sách học, sách truyện, bài ca, nhạc... được bày có hàng trên hai tấm áo mưa. Xong xuôi đâu đấy, anh còn đợi cho đám đông đông hơn, nghĩa là có mặt cả người lớn trong xóm nữa, anh mới lấy giọng, xoa hai tay vào nhau trịnh trọng thưa:

- Thưa quý bà con cô bác, cùng các em học sanh, thật là vạn hạnh cho chúng tôi hôm nay được gặp bà con và các em ở đây. Trước hết, chúng tôi xin có lời chào tất cả...

Giọng nói của anh , tuy đã cố ra vẻ trang nghiêm, vẫn đầy tính chất diễu cợt sao đâu ấy, lũ trẻ chúng tôi tự nhiên có cảm tình, vỗ tay rào rào...

Anh bán sách mỉm cười, lại xoa tay nói tiếp:

- Hôm nay, chúng tôi về dây với mục đích giúp ích cho bà con và các em một món ăn tinh thần quý báu. Với bà con và các em dư giả, chúng tôi có sẵn những cuốn sách mới xuất bản, cam đoan đẹp và quý. Phần bà con và các em ít tiền bạc, chúng tôi có những cuốn sách loại bán ”son”, giá rất rẻ. Chúng tôi cũng không quên quý bà con ghiền vọng cổ ở xóm này, có đem một lô sách bài ca, các cô các cậu ưa tân nhạc thì có cả một rừng nhạc đây, tha hồ mà lựa. Về đây, chúng tôi tin tưởng sẽ được bà con và các em chiếu cố nồng hậu. Chúng tôi xin được cảm ơn trước về sự chiếu cố này... Và bây giờ, để làm quà cho buổi gặp gỡ này, chúng tôi xin được cống hiến quý bà con và các em một bài vọng cổ ... Bà con và các em có chịu không?

Lũ trẻ chúng tôi vỗ tay đôm đốp, vừa reo:

- Chịu!

- Ca cho mùi nghe anh!

- Vọng cổ sáu câu hay xàng xê đó?

- Im lặng đi, để anh ấy ca cho nghe!

Anh bán sách lấy một cuốn bài ca, ự ự lấy giọng rồi bắt đầu hát. Và anh đã được tán thưởng khi vừa xuống xong câu vọng cổ. Dân trong xóm có đến hơn nửa là người miền bắc, nhưng đó không phải là nguyên nhân khiến cho bộ môn cải lương, vọng cổ kém phổ biến. Mà còn trái lại là khác. Dân di cư xem ra cũng thích cải lương lắm , cứ đến giờ đài phát thanh có chương trình cổ nhạc Nam phần y như rằng mấy nhà mở máy trước và mở to hơn cả là mấy nhà dân Bắc ! Có hơi khó hiểu thật đấy, nhưng đã ai giải thích được tại sao nhiều người di cư ăn phở bỏ giá, nhiều người Nam khen”thịt cầy số dách” đâu nào. Và đã ai phân tích được tâm trạng “sợ phở” của mẹ con tôi, ngay cả bố tôi nữa!

Anh bán sách vẫn tiếp tục hát:

- ... năm tháng lang thang với manh áo bạc màu... thế nhân ôi cả đô thành rộn rịp có ai còn nhớ đến em đâu, đêm từng đêm thức trắng canh thâu, vai áo rách nước mưa thấm lạnh, đời của em là chuỗi ngày u ám cạn tâm tình sao chẳng cạn dòng châu... ơ... ơ...

Nghệ thuật câu khách của anh bán sách xem ra cũng khá. Sau bài vọng cổ làm quà, anh được chiếu cố tận tình. Người mở hàng là ông Bảy, một tay lục huyền cầm nổi danh trong xóm. Ông mua năm cuốn bài ca vọng cổ, nói để dạy con cháu hát chơi. Ông khen anh bán sách:

- Giọng của anh nghe cũng khá đó, sao không đi làm kép hát?

Anh bán sách cười:

- Làm kép hát rồi ai đi xuống đây ca cho bà con nghe?

Sau ông Bảy là ông Tâm, ông mua cho thằng Thiện cuốn tập đọc lớp năm, loại sách bán “son”, có hai chục. Bọn trẻ chúng tôi không tiền, vài đứa ưng ý cuốn sách, bản nhạc nào đó, chạy về nhà xin tiền ra mua. Những đứa không mua cũng được cho lật xem. Anh em tôi xúm lại bên chồng Thế giới tự do màu sắc thật hấp dẫn.

Bỗng nhiên, chúng tôi cùng giật nẩy mình vì tiếng quát:

- Này! Khôn hồn thì bỏ cuốn sách xuống!

Mọi người, kể cả anh bán sách cùng hướng về tiếng quát. Tôi thấy anh Ngọc với vẻ mặt hầm hầm đang chỉ tay vào một đứa trẻ lạ, có lẽ thằng bé ở ấp bên kia sang chơi.

- Thấy người ta bày bán hàng không để ý rồi định cuỗm không đấy hở? Trả lại cho người ta mau!

Thằng bé riu ríu nghe lời, trả cuốn sách về chỗ cũ, mắt lấm la lấm lét. Tôi lo thầm cho nó, chỉ sợ anh Ngọc nổi nóng tát cho một cái hoặc đạp cho một đạp thì khốn! Nhưng may cho nó, anh Ngọc hôm nay hiền. Anh nói:

- Từ giờ trở đi thì chừa cái thói ăn cắp ấy đi nghe! Tao mà bắt được lần nữa thì nhừ đòn...

Thằng bé được tha, liếc chừng anh Ngọc, anh bán sách và mọi người rồi lẩn mất. Bấy giờ anh bán sách mới đến bên anh Ngọc bắt tay cảm ơn:

- Cảm ơn anh nhiều lắm, không có anh tôi bị mất cuốn sách rồi. Thú thật là tôi không ngờ lại có đứa dám trộm sách...

Vừa nói, anh vừa liếc qua một lượt bọn trẻ chúng tôi. Anh Ngọc đã nhận ra anh em tôi, anh nói với anh bán sách:

- Thằng bé vừa rồi không phải ở xóm này đâu anh bạn à... Trẻ xóm này tôi bảo đảm, hiền lắm...

Anh bán sách:

- Không dám, nào anh cho tôi cái hân hạnh được biết tên?

- Ngọc, tôi tên Ngọc, tùng sự ở Tiểu Khu...

- A... anh ở mãi dưới Tiểu Khu cơ à... anh xuống tận đây chắc để thăm bà con? Hay nhà anh trong xóm?

- À, tôi đến đây thăm một người quen...

Rồi anh vẫy anh em tôi:

- Tấn,Trâm, Loan à, theo anh về bố bảo...

Anh bán sách nhìn chúng tôi:

- Thì ra đây là các em của anh?

Anh Ngọc:

- Vâng, chúng nó là em tôi đấy...

Anh bán sách chạy ngay lại chỗ chúng tôi. Anh ngồi xuống hỏi cái Trâm:

- Anh thấy em thích mấy cuốn Thế giới tự do này lắm, phải không? Đây này... (Anh vừa nói vừa quơ tay chọn ba cuốn)... anh tặng ba anh em mỗi em một cuốn về coi chơi nhé... Coi chán thì lấy bao tập, hách lắm đo nghen...

Cái Trâm không dám nhận. Anh bán sách giơ trước mặt tôi, tôi cũng không dám nhận, đưa mắt dò ý anh Ngọc Anh Ngọc nói:

- Anh ấy cho thì cầm lấy đi...

Bấy giờ cái Trâm mới đưa tay ra nhận, nó lí nhí:

- Cám ơn anh...

Tôi cũng nói:

- Cám ơn anh...

Anh Ngọc nói với anh bán sách:

- Thôi, xin kiếu anh nhé. Giúp anh được tí việc thì anh lại cho mấy đứa em tôi sách vở, phiền anh quá...

Anh bán sách vui vẻ:

- Có chi mà anh bận tâm... mấy cuốn Thế giới tự do có là bao...

- Anh còn ở đây lâu không?

- Cũng gần trưa rồi, có lẽ tôi cũng sắp sửa về...

- Thế chúc anh bán chạy nhé!

Anh Ngọc và anh bán sách bắt tay từ giã nhau. Chúng tôi đợi họ xã giao xong, theo anh Ngọc về nhà. Anh bán sách trở lại chỗ bán, giọng anh vang lên:

- Thưa quý bà con, bây giờ đã sắp đến lúc tôi xin phép giã từ bà con. Chúng tôi xin gửi lời thành thật biết ơn quý bà con đã mua giúp chúng tôi những cuốn sách, những tập bài ca, những bản nhạc. trước khi chia tay, tôi xin được cống hiến bà con một bản tân nhạc: đó là bản “Những đồi hoa sim”...

Tiếng vỗ tay của mọi người vang dội.

Anh em tôi theo anh Ngọc đi về mà tiêng tiếc sao ấy. Cái Loan hỏi anh Ngọc:

- Anh Ngọc mới xuống phải không?

- Ừ, anh mới xuống. Anh đố các em biết tại sao anh lại xuống vào hôm nay và lại đi gọi các em về không?

- Anh xuống chơi chứ gì?

Anh Ngọc cười hì :

- Ai chả biết xuống chơi... nhưng xuống còn việc gì nữa cơ?

- ...

Anh Ngọc chợt dừng bước, chỉ tay lên cánh tay áo trái. Tôi kêu lên:

- Anh Ngọc lên Trung sĩ rồi à?

Cái Trâm:

- Cái lon mới quá!

Anh Ngọc:

- Anh xuống khao cả nhà em đấy... Anh mua hai con gà, tha hồ mà ăn nhé.

Tôi nuốt nước bọt đánh ực một cái. Chao ơi! Lâu lắm rồi đấy nhé, tôi mới được ăn thịt gà. Tôi lại nhớ đến ngày xưa, những ngày thức ăn ê hề, ăn đến chán ớn...



Hai con gà anh Ngọc đem xuống thật béo. Mẹ tôi với cái Trâm, cái Loan xúm lại làm. Cái Loan còn bé quá, chưa làm món được , chỉ đứng đợi sai vặt. Cái Trâm đã giúp mẹ tôi được khá nhiều việc.

Phần tôi, bố tôi sai tôi lau chùi lại bộ bàn ghế cho thật sạch. Sau đó, tôi còn nhiệm vụ đi ra đề-bô mua bia cam, nước đá về nữa. Anh Ngọc ngồi nói chuyện với bố tôi thật vui vẻ.

Anh khoe chuyện giúp anh bán sách:

- ... không biết thằng bé con cái ai mà hư đốn thế... rình rình người ta không để ý là cuỗm cuốn sách ngay...

- Người bán sách không biết à?

- Làm sao mà biết được, mãi bán hàng... May mà tôi vừa đến và trông thấy... Anh chàng bán sách xem ra cũng biết điều, đã cám ơn rồi còn tặng ba đứa em nhà đây ba cuốn Thế giới tự do nữa...

- Chắc là dân trên tỉnh! Tôi thấy mấy người bán sách dạo vẫn hay bán ở chợ, phải vào trong xóm,chắc là bán cũng ế...

- Tôi thấy anh ta bán được lắm bác à...

- Lạ mà! Rồi cậu coi, xuống vài bận là chán ngay ... cái xóm này ấy mà, cứ xem gương xe phở của tôi thì biết, mấy hôm đầu bán chạy như tôm tươi, sau đó ế rạc ế dài, may mà dân ở bên ấp kia họ chưa chán đấy...

Có tiếng động cơ xe gắn máy chạy ngang của nhà tôi. Tự nhiên cả ba người - bố tôi, anh Ngọc và tôi- cùng nhìn ra ngoài ngõ. Tôi chỉ người chạy xe gắn máy nói với bố tôi:

- Anh bán sách đấy bố!

Anh bán sách có lẽ cũng nhận ra tôi và anh Ngọc, quay nhìn vào cười. Bỗng tôi thấy anh chạy xe chậm lại, nét mặt đầy ngạc nhiên. Và bố tôi chợt đứng bật dậy, chạy ra trước cửa:

- Ơ kìa! Thằng Phúc đấy phải không?

Anh bán sách đậu xe lại:

- Bác Khang, bác ở đây à?

Bố tôi:

- Tưởng ai đâu xa lạ, té ra mầy... Sao? Có gấp không? Vào nhà tao chơi nhé!

Anh bán sách tên Phúc dạ rồi dắt xe vào nhà tôi. Bố tôi giới thiệu anh Phúc với anh Ngọc:

- Thằng Phúc, trước kia, dạo tôi còn đi thầu, nó vẫn xin làm nhân công cho tôi đấy...

Anh Phúc vào nhà, thấy mẹ tôi đang lúi húi làm gà, anh đưa mắt hỏi bố tôi. Hiểu ý,bố tôi gọi mẹ tôi:

- Mẹ nó này, có thằng Phúc đến chơi...

Với anh Phúc, dù anh đã từng làm việc dưới tay bố tôi, nhưng anh chưa đến nhà lần nào, mẹ con tôi hoàn toàn xa lạ. Anh lên tiếng chào, mẹ tôi chào đáp lại, rồi lại cắm cúi vào việc bếp nước. Bố tôi kéo ghế cho anh Phúc, vừa rót nước trà, vừa hỏi thăm:

- Sao? Mày bây giờ phải đi bán sách à? Sao không đi theo những chủ thầu khác? Vợ con thế nào? Làm ăn khá chứ?

- Cám ơn bác, gia đình cháu vẫn như thường. Chỉ phải cái từ khi bác thôi đi thầu, cháu xoay sang làm cho mấy chủ thầu khác, họ khó quá, bắt bẻ đủ điều chứ không như bác, bởi vậy cháu nghỉ, đổi nghề... Nhờ trời, hàng cháu bán chẳng đến nỗi gì... Còn bác? Bác về đây làm ăn được chứ?

Bố tôi lắc đầu:

- Tao cũng đổi nghề, nhưng nghề của tao cực hơn của mầy nhiều. Tao đi bán phở...

Anh Phúc tròn mắt:

- Bác đi bán phở?

- Chứ gì nữa! Mày ngạc nhiên lắm phải không? Ở đời mà, lên voi xuống chó là thường... Nhưng bán phở thì đã sao?

- Trời mưa thế này chắc hàng không khá?

- Khá thế nào được mà khá. May mà cón có sạp báo nữa đấy, không thì đến ngáp dài uống nước lã với nhau cả nhà...

- Bác nói thế chứ...

- Mầy tưởng tao nói đùa đấy ? Tao đang định xoay nghề nữa đấy... Mà lần này có lẽ tao lại lên tỉnh, lên trên ấy may ra mới khá được, phố xá, bán buôn chạy hơn đây nhiều... Mầy xem trên ấy có cái nhà nào vừa vừa một tí, giới thiệu với tao, tao mua đấy...

Cái Trâm chõ lên một câu:

- Bố chưa trúng số mà!

Bố tôi:

- Cha mầy chứ! Đợi đến lúc trúng số thì đói rã họng ra rồi...

Bố tôi đã đổi lập trường rõ rệt. Trước kia bố tôi cố vui vẻ để thích nghi với nếp sống mới nơi xóm nhỏ này bao nhiêu, bây giờ bố chê bai bấy nhiêu. Thật phúc đức cho gia đình tôi, thế là chúng tôi có nhiều hy vọng rời khỏi nơi đây rồi.

Anh Phúc:

- Bác xem căn nhà của cháu trên ấy thế nào hả bác?

- Thế nào là thế nào?

- Nghĩa là bác xem chừng ... gia đình bác ở có vừa không ấy mà?

Bô tôi cười:

- Mày định bán cho tao đấy phải không?

Giọng anh Phúc trịnh trọng:

- Thú thật với bác, cháu lại thích ở vùng ngoại ô thế này hơn. Cháu định bán nhà từ ngày thôi việc cho mấy nhà thầu kia, nhưng chả ma nào mua cả... Phải chi bán được, cháu sẽ tìm mua căn nhà nào đó re rẻ một chút ở ngoại ô để lấy số tiền dư làm vốn buôn bán...

- Căn nhà của mày ở xóm 25 đấy phải không?

- Dạ...

- Căn nhà ấy thì ... (bố tôi gật gù)... tao xem cũng được...

- Cháu mới xin công-tơ điện đó bác...

- Thế à?

- Có mấy lá tôn dột, cháu cũng vừa thay...

Bố tôi cười mỉm:

- Mầy quảng cáo với tao đấy phải không? Quen giọng lưỡi bán buôn rồi chứ gì... Được ... để tao nghĩ lại... À, mà mày đã định giá cả chưa? Cho tao biết để tao còn lo chạy tiền chứ...

- Người ta có trả cháu bốn trăm ngàn...

- Bốn trăm ngàn cơ à?

- Dạ...

- Như vậy thì có lẽ tao phải đi vay mất... Nhưng mà thôi, chuyện nhà cửa để đó rồi mình sẽ tính sau, mày còn về đây bán sách nhiều bận nữa mà, phải không? Ờ , rồi mình sẽ tính với nhau... Bây giờ, tao hỏi thật điều này nhé? Trưa nay ở lại đây ăn cơm được không?

Anh Phúc ngần ngừ, bố tôi chỉ anh Ngọc:

- Tao mời thay cậu Ngọc đấy. Cậu ấy ăn khao mới lên lon bằng hai con gà, béo lắm...

Anh Ngọc vồn vã:

- Mời anh ở lại dùng bữa với tôi và gia đình bác đây luôn thể cho vui. Vừa ăn khao tôi lên lon, vừa ăn mừng buổi gặp gỡ của chúng mình hôm nay, anh bằng lòng nhé?

Anh Phúc từ chối không được, đành nhận lời. Bố tôi lấy tiền ra, sai tôi:

- Thằng Tấn đi ra ngoài đề bô mua sau chai băm ba, mỗi người chúng tao hai chai, mẹ con mày thì mỗi người một chai nước cam, nhớ mua kha khá vào một tí nhé...

Tôi cầm tiền chạy đi mua bia cam ngay. Những bước chân sáo của tôi thật vui. Vui hẳn đi rồi, sắp được ăn thịt gà này, và nay mai, sắp được lên tỉnh ở nữa. Xóm nhỏ ơi, tao sắp từ giã mày rồi...

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh   Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeSat Jun 03, 2017 6:35 pm

Chương 6


Chúng tôi tiếp tục sống những ngày chờ đợi hy vọng trong cái xóm nhỏ nghèo nàn, thiếu thốn mọi tiện nghi này. Buổi gặp gỡ giữa anh Phúc và bố tôi quả là một tốt đẹp, một an bài của trời đất. Hai bên giá cả xem như tạm xong, chỉ chờ anh ấy tìm mua được nhà mới nữa là chúng tôi chồng tiền nhận nhà. Để lo lắng cho vụ này, bố tôi đã phải bỏ mất một buổi đi hỏi vay tiền nơi mấy người bạn quen ở Sài Gòn. Mẹ tôi vui hẳn ra, anh em tôi cũng thế, tươi tỉnh hơn bao giờ hết. Bố tôi cười bảo mẹ con tôi:

- Bây giờ hết oán tôi rồi nhé! Lên trên ấy có điện, có nước, lại gần chợ, gần trường, gần nhà cũ nữa. Thằng Tấn, cái Trâm, cái Loan có muốn gặp bạn bè cũng dễ. Mẹ nó muốn đóng hụi, đóng hè cũng tiện...

Mẹ tôi hỏi:

- Thế còn ông, ông nhất định mở tiệm sinh tố đấy à? Biết có làm được không?

- Tiệm sinh tố chỉ là phụ thôi, tôi phải tìm việc khác chứ. Nhưng lo gì chuyện ấy, cứ lên trên ấy được là đủ mừng rồi...

Vâng, cứ lên trên tỉnh được là mừng rồi. Tôi khỏi phải thèn thẹn mỗi khi nghe người ngoài gọi mình là con ông bán phở, con bà bán báo – Lên tỉnh, nhất định bố tôi chả sao đi bán phở được rồi, trên ấy thiếu gì tiệm to. Mẹ tôi nữa, mấy nhà sách đầy báo, mở sạp báo thì bán cho ai? – Ôi! Cứ nghĩ đến ngày dọn nhà, tôi lại nao nao trong dạ.

Sáng nay, ông Phát vừa sai con sang mời bố tôi trưa sang nhà ông ấy dùng bữa, ông ấy đãi mấy người láng giềng đã giúp đỡ trong cơn hoạn nạn. Dĩ nhiên, anh em tôi cũng được mời.

Và bây giờ, chúng tôi đã chễm chệ quanh bàn ăn với lũ con ông Phát, cái bàn tròn chẳng rộng là bao, bảy đứa chúng tôi ngồi chen nhau. Đấy là chưa kể hai đứa bé nhất, ông Phát cho ngồi cạnh ở bàn người lớn. thức ăn ê hề, gà, vịt, canh miến, mướp xào, nộm, nem, bún, ... Chúng tôi tha hồ gắp. Tôi, thằng Tài, cái Trâm, cái Hồng, thấy người lớn vừa ăn vừa trò chuyện, cũng bắt chước họ chuyện trò với nhau. Cái Trâm kể chuyện nhà tôi sắp dọn lên tỉnh. Cái Hồng:

- Nhà mày dọn đi thật hở? Mới đến đây có mấy tháng mà...

Tôi :

- Ở đây khổ quá, chả bằng một góc trên tỉnh...

- Chúng mầy đi, chúng tao ở lại buồn lắm...

- Thế lúc nhà tao chưa dọn đến, chúng mầy chơi với ai?

- Thì với bọn quanh đây này...

- Nhà tao đi, chúng mầy cũng có bạn rồi, còn kêu buồn gì nữa...

- Không phải! Chúng tao buồn là tại chúng tao phải xa chúng mày... Nhà mầy sao kỳ, mới dọn đến ở được mấy tháng lại dọn đi... Chắc tại trời mưa ngập lụt nên nhà mày sợ chớ gì?

Bên bàn người lớn, mấy người lớn cũng đang bàn chuyện trời mưa ngập lụt. Ông Hiền công chức nói:

- Theo tôi nghĩ, mình phải họp nhau lại mà bàn cách tránh lụt mới được, cứ để thế này thì thật khổ...

Ông giáo sư Phủ:

- Tôi cũng nghĩ thế, nhưng biết các bác khác có cho là phải không đã !

Bố tôi:

- Phải hẳn đi rồi! Tôi thì tôi còn cho rằng đáng lẽ chuyện này, các bác phải bàn với nhau từ lâu rồi kìa... Bây giờ mới bàn thì có hơi muộn tí...

Ông Tâm:

- Nào ai có thời giờ rỗi mà bàn với tán... Với lại, trước kia thấy chả có gì, mưa ngập thì tát nước ra, thì lau chùi, rửa ráy... Ai ngờ đâu mùa mưa năm nay lại có lắm chuyện, hết chuyện cái Loan ngã suýt nguy đến chuyện bác Phát gái qua đời... Tôi ấy hở? Có họp bàn gì cứ gọi tôi...

Ông Phát:

- Nhưng các bác, có bác nào đã nghĩ đến cách gì để tránh lụt chưa chứ?

Ông Phủ :

- Tôi cho rằng tại khu đất của xóm mình thấp quá, vậy chỉ có cách đổ nền cao lên là tránh được...

- Nào phải ai cũng như nhà bác mà đổ đất được...

- Tôi không nghĩ thế... Nếu tất cả xóm cùng bằng lòng, việc đổ đất chẳng có gì là khó đâu... Này nhé, mình góp tiền lại, chung mua đất mà lại mua nhiều, chắc chắn phải được rẻ rồi. Về công thì cứ bỏ một ngày, nhà này giúp nhà kia một tay, thế nào lại chẳng xong...

- Vâng, thì cứ cho là đổ đất không có gì khó đi... Nhưng đổ đất rồi lại phải nâng nhà lên nữa... Bác tính sao?

- Ờ... ờ nhỉ! vụ này mới khó tính đây chứ... Chả lẽ cả xóm cùng rủ nhau nghỉ việc cả tuần lễ mà nâng nhà...

- Nâng nhà xong lại phải sửa sang cửa giả, nhà nghèo thì tiền đâu mà sửa sang... Thôi bác ơi, đề nghị của bác xem không ổn rồi...

- Thế các bác nghĩ sao?

Ông Tâm :

- Không biết mình đề nghị ấp bên kia họ đặt ống dẫn nước ven đường ấp họ có được không? Tôi thấy phần lớn nước lụt trong xóm mình là nước ở phía bên kia đường tràn sang...

Ông Hiền lắc đầu:

- Đặt ống cống thì có thể được, nhưng tôi nghĩ rằng dù có ống cống, nước chảy cũng không xuể đâu. Phí của mà chẳng ích gì...

Ông Long :

- Thế thì còn biết làm sao nữa?

Bố tôi pha trò :

- Tôi thấy rằng mình nên ... gắp món ăn thì hơn... các bác à...

Mọi người cùng cười, đưa đũa gắp món. Ông Hiền vừa nhai, vừa hỏi bố tôi:

- À, tôi nghe nói bác Khang sắp dọn nhà đi, tin ấy có đúng không bác?

- Đúng đấy bác ạ. Chúng tôi sắp lên tỉnh...

- Chắc là bác chê cái xóm này rồi phải không?

- Tôi đâu dám chê, chẳng qua mẹ con nhà nó đòi quá, tôi phải chiều...

Ông Phủ :

- Bác đi thì xóm mất .. ăn phở!

Mọi người cười ồ, ông Phủ tiếp:

- Nhưng chắc cũng ít lâu nữa mới dọn nhà phải không bác?

- Vâng, chúng tôi còn đợi chủ nhà trên ấy mua được nhà khác...

Ông Tâm:

- Tôi nói điều này bác Khang đừng giận nhé...

- Bác cứ nói...

- Tôi đang cầu nguyện đấy bác à...

- Bác cầu nguyện gì?

- Tôi cầu cho người chủ căn nhà trên tỉnh của bác ấy, họ không sao mua được căn nhà nào cả...

Bố tôi cười. Ông Tâm tiếp:

- Nghiện phở của bác rồi đấy!

Ông Phát:

- Thôi , bây giờ mình trở lại chuyện lụt lội đi chứ...

Ông Hiền:

- Tôi vẫn giữ ý định tổ chức một buổi họp mắt đông đủ dân xóm để bàn về vụ này... Định nhờ nhà bác Phủ đấy, bác đồng ý chứ?

Ông Phủ :

- Được, tôi rất sẵn lòng... Bác Khang, bác tham dự chứ?

Bố tôi :

- Có chứ bác! Còn ở đây ngày nào, tôi còn là dân xóm này ngày ấy, các bác họp thì phải cho tôi tham dự chứ... Thế nào tôi chả giúp các bác được vài ý kiến...

- Thế thì hoan nghinh bác Khang quá. Vậy là đây mình có sơ sơ đã mấy bác rồi nhỉ? Bác Phát, bác Long, bác Tâm, bác Hiền, bác Khang và tôi, sáu người rồi... Mình mời chừng hai chục người nữa, nhà tôi có thể ngồi được đến ba chục người mà... Các bác nghĩ sao?

- Thế là tốt lắm rồi. Giờ đến ngày giờ... mình chọn một buổi sáng chủ nhật nào đi...



Buổi sáng chủ nhật được chọn, nhà ông Phủ tấp nập người ra kẻ vào. Ông Hiền lãnh nhiệm vụ đi mời khách, và ông đã mời được hơn hai mươi người, mỗi người đại diện cho mấy người lân cận, tất cả cùng đến họp mặt trong nhà ông Phủ.

Người lớn chỉ có từng ấy, nhưng trẻ con chúng tôi thì đông vô kể. Cái tin dân xóm họp ở nhà ông Phủ được loan truyền khắp mọi xó xỉnh, chả đứa nào lại không biết. Chủ nhật, không có việc gì làm, đùa nghịch thì cũng chán, cả bọn kéo nhau đến trước nhà ông Phủ xem. Lúc đầu chỉ chừng mươi đứa, sau kéo thêm dần, tôi ước chừng đên mấy chục. Xôn xao, ồn ào cả một khu chỉ do những cái miệng láu táu của lũ chúng tôi. Người đi đường ai cũng ngoái nhìn, tưởng đâu nhà ông Phủ có đám xá gì đó.

Cuộc họp khai diễn sau vài lời trình bày lý do của ông Phủ. Ông Hiền lên đưa ý kiến trước hết. Sau đó, ông kêu gọi mọi người có mặt góp thêm những ý kiến mới lạ hầu có thể đúc kết được một quyết định. Hai mươi mấy, gần ba mươi người lớn, đàn ông, đàn bà ngồi bên dưới bàn tán xôn xao. Rồi ông Lãng bước lên hỏi:

- Trước khi góp ý kiến, tôi có một thắc mắc muốn hỏi các bác đã chủ trương cuộc họp mặt này. Thắc mắc của tôi như sau : giả dụ như hôm nay, ở đây, mình đi đến quyết định chung của toàn xóm, thì rồi sau đó, mình sẽ thực hiện ra sao?

Ông Hiền như chỉ chờ câu này, bèn đáp:

- Xin cám ơn bác Lãng đã hỏi một câu rất thực tế. Về việc này, chúng tôi vẫn chưa có ý định rõ rệt, cách giải quyết sẽ tùy thuộc vào buổi họp hôm nay. Nếu toàn xóm quyết định một công việc cần đến sự góp công, góp của của mọi người, chúng tôi sẽ xin đi hô hào, còn như quyết định vượt khỏi khả năng của dân xóm, ta sẽ làm một lá đơn, cùng nhau ký tên và chuyển lên chính quyền xin giải quyết...

Mọi người xầm xì:

- Làm đơn thì cũng như không, chính phủ có bao giờ thèm đoái hoài tới đâu, họ còn phải lo bao nhiêu chuyện khác...

- Ý hẳn ông Hiền muốn phát động một cuộc tranh đấu như cuộc tranh đấu của dân xóm lúc mới chiếm đất?

Sau khi ông Hiền nói xong, ông Lãng lên góp ý. Rồi thêm nhiều người nữa. Ai nói cũng đúng, ai góp ý cũng phải, mà ai cũng còn thiếu sót để bị chỉ trích. Cuộc họp chưa đi đến đâu cả...

.... thì bọn trẻ chúng tôi nhốn nháo lên. Từ cuối đường cái, về phía tỉnh, một chiếc xe díp xanh trắng của cảnh sát chạy đến. Người cảnh sát tài xế đậu xe sát lề đường, một người cảnh sát dáng bệ vệ, ôm một cuốn sổ to bước xuống trước, theo sau là hai người khác, có lẽ là nhân viên dưới quyền ông ta. Cả ba người tiến lại phía nhà ông Phủ.

Bọn trẻ chúng tôi đứng dạt hẳn sang một bên, chừa lối đi cho ba người cảnh sát. Chúng tôi bảo nhau:

- Ông nào cũng đeo súng lục hết, khiếp quá...

- Không biết mấy ông ấy đến làm gì?

- Không khéo họ đến bắt bố mẹ chúng mình thì khổ...

Cảnh sát không bắt những người hội họp, họ chỉ đến lập biên bản buổi họp gần ba mươi người không có giấy phép. Ông Phủ, ông Hiền và bố tôi đứng ra điều đình, xin thông cảm. Viên cảnh sát chỉ huy lắc đầu nói :

- Thông cảm thế nào được. Các ông các bà hội họp không phép tắc gì cả, làm náo động cả một khu phố, các ông các bà tưởng ở đây không có luật pháp sao?

Bố tôi :

- Nhưng đây là một cuộc họp mặt thân mật của dân xóm để bàn về một ích lợi chung cho xóm chúng tôi...

- Tình là tình ... lý là lý... Chúng tôi chỉ biết làm phận sự...

Nói rồi, viên cảnh sát bảo bố tôi :

- Xin phiền ông cho chúng tôi lấy căn cước để làm biên bản trình cấp trên...

Bố tôi năn nỉ, nhưng viên cảnh sát một mực không chịu. Bố tôi đành móc ví lấy căn cước ra cho ông ta ghi tên tuổi. Kế đến là ông Phủ, ông Hiền, ông Phát... và tất cả những người có mặt trong nhà ông Phủ.

Lấy lý lịch xong xuôi, ba người cảnh sát bảo đám đông giải tán rồi lên xe ra về. Mọi người tản mác khỏi nhà ông Phủ nhưng ngay sau khi chiếc xe cảnh sát mất hút nơi cuối đường, tất cả lại tụ tập đầy đủ.

Mẹ tôi chứng kiến đầy đủ từ đầu tới cuối, chừng như lo lắng lắm, gọi cái Trâm, cái Loan ra xem sạp báo, rồi chạy ù lại bên bố tôi hỏi thăm :

- Giời ơi! Khổ chưa! họ lấy tên ông đầu tiên hở?

Bố tôi bình tĩnh :

- Không sao đâu, đầu tiên hay cuối cùng gì cũng thế thôi...

- Nhỡ họ cho là ông cầm đầu...

- Cầm đầu với cầm đuôi gì ! Mẹ nó về coi sạp báo đi, để mặc tôi...

Mẹ tôi đành trở lại sạp báo.

Ông Giáo sư Phủ ra vẻ hiểu biết, cho mọi người rõ :

- Xin các bác giữ bình tĩnh cho. Theo tôi biết, chuyện này chẳng có gì đâu. Bất quá họ gọi mình ra tòa, phạt mỗi người mấy trăm bạc là cùng. Các bác tưởng bỏ tù người khác dễ lắm sao?

Bà Hiển lo lắng :

- Ra tòa mà bác bảo là chẳng có gì à...

Ông Phùng :

- Biết thế chả đến họp với hành gì mà yên...

Kháo nhau một lúc, mọi người chia tay, ai về nhà nấy. Trong nhà ông Phủ còn lại bốn người: ông Phủ, ông Hiền, ông Phát và bố tôi. Bố tôi lắc đầu nói:

- Thế là thất bại hoàn toàn rồi!

Ông Phủ :

- Mình cũng sơ ý thật, giá mình báo cho Trưởng ấp biết một tiếng thì đỡ biết bao lôi thôi...

Ông Phát :

- Xem chừng nhiều người sợ lắm đấy.

Ông Hiền :

- Chắc rồi tôi lại phải một phen đi từng nhà các bác ấy giải thích cho họ hiểu, chứ không để họ sợ, còn làm ăn gì được... Thôi, mình chia tay chứ các bác...

Bố tôi bắt tay từ giã ông Phủ, ông Hiền, ông Phát. Thấy tôi đứng trước cửa, bố tôi vẫy:

- Về với bố!

Tôi nắm tay bố, bố tôi hỏi :

- Lúc nãy mày có thấy không?

- Con trông thấy hết...

- Mày có sợ không?

- Con chỉ sợ mấy ông cảnh sát bắt bố đi ...

Bố tôi cười. Tôi nói :

- Bố à...

- Gì?

- Nhà mình sắp dọn lên tỉnh rồi...

- Ừ, thì sắp dọn lên trên ấy rồi... Sao?

- Bố à...

- Mày định nói gì với bố thế?

- ... hay là ... hay là bố đừng thèm họp với họ nữa, nhỡ... thì sao?

Bố tôi chép miệng:

- Mày lo cũng phải... nhưng khốn nỗi, hàng xóm láng giềng với nhau... chẳng lẽ họ họp mình không tham dự... với lại, mày quên rồi sao, bố vẫn còn là dân trong xóm này mà...

Tôi ngước nhìn bố tôi. Đôi mắt bố tôi chợt ngời lên, miệng bố lẩm bẩm:

- Ừ... mình còn ở đây ngày nào là còn phải góp sức với dân xóm ngày ấy mới phải chứ... ai lại điềm nhiên tọa thị cho được...

Cái xóm nhỏ! Tao ghét mày lắm rồi đấy! Và nhất định tao sẽ thù mày đến tận xương tận tủy nếu chẳng may, bố tao vì mày mà phải khổ. Mày có biết không? Xóm nhỏ ơi!

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh   Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeSat Jun 03, 2017 6:35 pm

Chương 7


Mẹ con tôi mong anh Phúc như mong mẹ về chợ, vậy mà anh ấy biền biệt chẳng thấy đâu. Chúng tôi chỉ cầu mong có tiếng xe mô-bi-lét trước cửa , rồi anh ấy bước xuống, nói một câu:

- Cháu đã mua được nhà rồi bác à!

Là sau đó, nhất định càng nhanh càng tốt, mẹ con tôi thúc hối bố tôi lo chồng tiền, làm giấy tờ cho xong để còn nhận nhà, dọn khỏi xóm này. Vậy mà...

Bố tôi, dù đã nhất định dọn lên tỉnh, vẫn khăng khăng, đòi giúp tay với dân xóm họp bàn cách cải thiện tình hình nơi này. Mới rồi, bố tôi lại gặp ông Hiền. Ông Hiền kể cho bố tôi biết:

- Sau cái hôm cảnh sát về lập biên bản buổi họp đằng nhà bác Phủ, tôi đã đi giải thích cho những người hôm ấy bị lấy lý lịch hiểu rõ luật lệ, họ đã bớt lo nhiều. Sau đó, tôi ngỏ ý với họ xem có nên tổ chức một cuộc họp nữa không? Dĩ nhiên lần này mình xin phép đàng hoàng, nhưng ai cũng thế, lắc đầu quầy quậy mà rằng: “Chả dám nữa” . Thật khổ, sao trước kia, khi chiếm đất, họ hung hăng thế. Bây giờ, mới chạm mặt với cảnh sát có một lần, họ đã sợ bở vía...

Bố tôi :

- Tôi nghĩ rằng nguyên nhân không phải chi do sự sợ sệt đâu, mà còn do cái tính an phận của dân xóm nữa...

- An phận! Gì chứ tình trạng này mà an phận mãi thì có ngày đến mà ... như bác Phát gái mất...

Bố tôi:

- Bây giơ chỉ có cách nào cho mọi người thấy rõ sự tai hại của cảnh lụt lội, may ra họ mới chịu tham gia việc họp bàn...

- Cách gì? (ông Hiền chép miệng) Tôi thấy chả có cách gì ngoài... một tai nạn như tai nạn của cái Loan nhà bác hay tai nạn của bác Phát gái cả...

- Đâu phải muốn có tai nạn là có được ngay...

Bố tôi thở dài, trầm ngâm. Bỗng bố đập tay xuống mặt bàn đánh bốp một cái, thở phào nhẹ nhõm:

- Tôi nghĩ ra rồi. Tại sao mình lại không cố ý tạo ra một tai nạn, bác thấy thế nào?

Tôi thấy ông Hiền cười mỉm, vỗ vai bố tôi:

- Bác thật nhanh trí... Cầu giời cho mình thành công....

Cách hôm bố tôi và ông Hiền gặp nhau một ngày, chiều hôm ấy, trời mưa to. Tôi đang khoác áo mưa đứng đợi nơi hiên lớp thì thấy bố tôi đạp xe đến, dáo dác tìm kiếm. Tôi gọi:

- Con đây này bố!

Bố tôi lái xe đạp về chổ tôi đứng trú mưa, vẫy tay bảo tôi:

- Lên đây bố chở về... Thắt dây lưng áo mưa lại cho cẩn thận cái đã...

Tôi làm theo lời bố, sau đó, leo lên yên sau chiếc xe đạp, tay ôm cái cặp luồn trong áo mưa, tay ôm bụng bố. Cái áo mưa nhà binh bố tôi mặc rộng thùng thình ướt đẫm mà tôi ôm choàng, một tí thấy ấm áp lạ. Chừng như trong cái ấm áp đó có cả hơi ấm tình thương. Tôi hỏi bố:

- Sao hôm nay bố lại đi đón con?

- Bố có việc lên gần đây, thấy trời mưa bố ghé lại đón mày về luôn thể...

Nói đoạn, bố tôi gò lưng đạp xe. Chiếc xe thoạt chạy, hơi lảo đảo một tí rồi lao vun vút. Thoáng chốc đã ra khỏi sân nhà thờ, xuống đường cái. Bố tôi chạy xe đạp xem thế mà cừ. Tay lái vững vàng như bàn thạch!

Đường phố đã bắt đầu ngập nước, nơi cổng chợ, mực nước dâng đến phần ba bánh xe đạp, chắc lối vào xóm tôi, nước cũng đã lên đến đầu gối tôi. Xe cộ đã bắt đầu bị chết máy khi đi qua khu cổng chợ. Bố tôi đạp xe rẽ nước, tôi co chân lên để khỏi bị ướt , thế mà vẫn không tránh được. Xe chạy phăng phăng, tiếng nước rèn rẹt dưới bánh xe nghe vui tai quá. Tôi mỉm cười ao ước , giá buổi trời mưa nào bố tôi cũng dí dỏm thì thật là thú!

Ngõ vào xóm tôi, nước đã đến đầu gối trẻ con thật. Tôi hỏi bố:

- Mình dừng trú mưa đằng ông Phủ không bố?

Bố tôi lắc đầu:

- Có xe đạp đây mà phải trú cái gì. Bố đạp về dư sức...

Bố tôi đạp dư sức thật. Nước ngập nửa bánh xe, hẳn nhiên bi-đan khi đạp xuống, đập xuống nước rồi. Mỗi lần một chân đạp bi-đan của bố tôi đập xuống nước, tôi lại nghe bộp một tiếng. Bố tôi đạp có vẻ nặng nhọc thật đấy, nhưng chiếc xe đạp vẫn chạy ngon lành.

Đột nhiên , khi đi ngang nhà ông Hiền, chiếc xe lảo đảo. Tôi hoảng hốt ôm chặt lấy bụng bố. Có lẽ cái áo mưa rộng thùng thình làm bố tôi vướng chân, bố tôi líu quíu thế nào để chiếc xe đạp ngã xiêu vẹo, đâm sầm vào hàng rào kẽm gai nhà ông Hiền. Tôi ngã vật xuống ngõ, nơi dòng nước cuồn cuộn chảy. May mà không ngã vào hàng rào kẽm gai. Bố tôi xui xẻo, cả thân mình đổ vào cái hàng rào ấy. Tôi nghe tiếng bố tôi kêu lên:

- Chết tôi rồi!

Tôi hoảng quá, chạy lại bên bố. Từ trong nhà, ông bà Hiền nghe tiếng kêu chạy ra, rồi mấy ông bà nhà phía bên kia cũng đội mưa đến. Tất cả xúm lại, người giữ hàng rào- cái hàng rào đổ xiên vì sức mạnh của bố tôi- người gỡ bố tôi ra khỏi kẽm gai. Cái áo mưa làm vướng víu , phải một lúc, người ta mới đỡ bố tôi vào nhà ông Hiền được. Tôi vừa thút thít khóc vừa bước theo. Tôi hỏi:

- Bố có sao không bố?

Bố tôi không đáp mà nhăn mặt. Ông Hiền cởi áo bố tôi ra xem xét. Lưng bố tôi bị tám chín vết kẽm gai đâm, máu rịn chảy. Tôi sợ quá, khóc òa lên. Bấy giờ bố tôi mới gượng nhịn đau, bảo tôi:

- Nín đi con, bố không sao đâu. Chạy về cho mẹ với em mày biết... Mà thôi... ở đây với bố... Mưa gió thế này, mày đi thế nào được...

Ông Hiền:

- để nhà tôi đi cho bác gái biết cho. Bác ngồi yên đây nhé, tôi vào lấy an-côn rửa vết thương cho... Khổ thân,, đi đâu giữa lúc mưa gió thế này...?

Bố tôi kể:

- Ấy, tôi đi lên chợ mua ít rau, nhân tiện ghé trường đón thằng cháu về học... Hôm nay thật xui xẻo, đạp xe vừa đến đây thì sa ổ gà, loạng quạng đến ngã...

Một người buột miệng:

- Lụt lội thế này thì còn tai nạn...

Bố tôi vừa rên rỉ khi ông Hiền thoa an-côn lên vết thương, vừa nói:

- Bác nói phải đấy... lụt lội thế này thì chẳng sao tránh được tai nạn.

Tôi thấy mắt ông Hiền lóe ngời, chừng như ông vừa nghĩ ra điều gì. Ông tiếp lời bố tôi:

- Khổ quá, tình trạng xóm mình thì thế đấy mà tôi đi hô hào họp nhau bàn cách chống lụt , chẳng ai chịu tham gia cả...

Tôi sực nhớ đến lời bố tôi hôm trước: ”Tại sao mình lại không cố ý tạo ra một tai nạn?”... Tôi nhớ rõ vừa rồi, bố tôi bảo tại sa ổ gà, bố tôi mới bị ngã. Nhưng... làm gì bố tôi có sa ổ gà... nếu có thì tôi đã biết rồi chứ... Ít ra tôi cũng bị nẩy người lên, đằng này chả thấy gì hết...

Nhưng tai nạn ngã xe có phải do bố tôi cố ý tạo ra hay không thì chỉ có bố tôi mới rõ, có điều, sau đó tôi đâm nóng sốt. Mẹ tôi lo cuống lên, bảo là tôi bị nhiễm mưa - lúc bị ngã, người tôi ướt hết nhưng vì mãi lo cho bố tôi, mọi người quên bẳn tôi, tôi đứng đợi đến lúc bố tôi được rịt băng xong xuôi, quần áo mới chỉ khô được chút ít, có lẽ tôi đâm nóng sốt vì nhiễm mưa thật - Bố tôi cũng lo không kém, chạy đi gọi y tá đến tiêm cho tôi ngay khi tôi lên cơn sốt. Nhờ thế, hai ngày sau, bệnh tôi đã thuyên giảm nhiều.

Lại một sáng chủ nhật, bố tôi nghỉ bán phở. Mẹ tôi hỏi:

- Hôm nay ông khó chịu à?

Bố tôi lắc đầu:

- Khó chịu gì đâu, tôi nghỉ để đi họp...

Mẹ tôi rối lên:

- Không được đâu... tôi xin ông... Chả họp với hành gì nữa, rồi lại cò bót lôi thôi... Ông thương mẹ con tôi mà...

Bố tôi gắt:

- Ở nhà để người ta khinh cho ấy à? Tôi nhận lời rồi...

- Thế ông nhất định đi đấy hở?

- Chờ tôi nói chơi đấy?

Mẹ tôi thở dài thườn thượt:

- Khổ thân tôi... Ông mà có bề gì thì tôi biết lo liệu làm sao đây...

Ngừng một chút, mẹ tôi nói tiếp:

- Mà lần này họp ở đâu? Ai chủ trương? Ai cầm đầu?

Bố tôi bật cười :

- Bà lo là tôi cầm đầu phải không? Cứ yên trí đi, tôi lại họp với người ta cho có mặt thế thôi... Chuyện này là do bác Hiền chủ xướng... và lần này họp ở nhà bác ấy, có xin phép Trưởng ấp rồi...

- Ừ, như thế tôi cũng bớt lo một tí...

- Ấy cũng nhờ cái vụ ngã xe của tôi mà bác Hiền đi cổ động dân xóm, họ bằng lòng đấy...

Nói rồi, bố tôi mỉm cười ra vẻ hài lòng lắm.

Lần họp này, tôi không đi chứng kiến được. Mẹ tôi đã ra trông sạp báo, cái Trâm, cái Loan bỏ đi xem, tôi ốm chưa khỏi, đành ở nhà trông nhà. Tôi dặn cái Trâm, cái Loan:

- Chúng mày xem một tí rồi một đứa chạy về kể cho tao nghe nhé!

Cả nhà đi khỏi còn một mình, nóng bụng như có lửa đốt. Đến gần mười giờ, cái Trâm chạy về. Nhìn vẻ mặt hớt ha hớt hải của nó, tôi đoán chừng có chuyện gì lôi thôi rồi; quả nhiên, cái Trâm vừa thở vừa kể cho tôi biết:

- Dân xóm họp ở nhà ông Hiền đông lắm. Họ đứng cả ra ngoài ngõ nữa. Em thấy ông Hiền kể chuyện cái Loan bị ngã, chuyện bà Phát bị chết, cả chuyện bố bị ngã xe nữa. Ông ấy dẫn bố ra, cởi áo ngoài của bố chỉ những vết thương cho mọi người xem. Ông ấy cũng nhắc đến anh nữa, ông ấy bảo chỉ vì bị nhiễm nước mưa, anh ốm nặng. ông ấy gắn hết tôi tình cho trời mưa và nước lụt. Anh biết sao không? Sau khi ông ấy nói xong không biết ai hô lên: “Đả đảo nước lụt” . Rồi mọi người nắm tay lại, giơ lên trời cùng hô theo: ”Đả đảo! Đả đảo!”, xem buồn cười ghê vậy đó...

- Nước lụt mà đả đảo cái gì?

- Ông Hiền cũng nói như anh vậy. Ông ấy bảo trách trời là một lẽ, dân xóm phải tự trách mình nữa. Rồi sau đấy, ông ấy nói về cách chống lụt, mọi người lên cho ý kiến như hôm trước vậy...

- Thế bây giờ họ còn họp không?

- Hết họp rồi...

- Sao bố chưa về?

- Bố theo người ta đi sang ấp bên kia...

- Sang bên ấy làm gì vậy?

- Em nghe ông Hiền nói: để đưa thỉnh nguyện lên chính quyền! Mà thỉnh nguyện là gì vậy anh?

- Ơ... thì là... là xin cái gì đó... Nhưng sao lại phải đi nhiều người? Mày có biết không?

- Để em kể cho anh nghe. Một lúc, ông Hền nói :”Chúng tôi sẽ đưa tờ thỉnh nguyện này lên trụ sở ấp nhờ họ chuyển giao tới cấp trên”. Một người nói :”Đưa như thế vô ích, họ sẽ dìm đi ngay”. Một người khác :”Muốn có kết quả, mình phải gây một tiếng vang mới được”. Người khác nữa :”Mình phải kéo hết đến trụ sở ấp để làm áp lực”... Thế rồi mọi người ùn ùn kéo đi... Em định chạy theo thì nhớ lời anh dặn, chạy về kể cho anh biết... Bây giờ, anh biết rồi nhé, em ra ngoài ấy được không?

- Ừ , mày ra ngay đi, coi chừng họ đi mất thì nguy. Có gì lạ chạy về cho tao biết nữa nghe... Mà này, cái Loan đâu?

- Nó đi theo mọi người rồi...

Cái Trâm chạy vụt đi. Tôi càng nóng bụng hơn. Bực thật, chuyện sôi động như thế mà tôi phải ở nhà! Không ngờ chuyện lại diễn tiến như thế, chắc thế nào cũng có rắc rối... Cầu mong cho bố tôi đừng bị lôi thôi gì...

Một lúc sau, cái Trâm lại chạy về. Nó kể;
- Người ta đến trụ sở ấp rồi, đông lắm anh ơi! Mấy anh lính ở đằng ấp cầm súng đứng canh xem dễ sợ lắm. Vậy mà dân xóm mình chẳng e gì, hễ khi một người lính nào lên tiếng dọa, họ lại ồn ồn lên đả đảo...

- Mẹ vẫn còn ở sạp báo đấy chứ?

- Cái Loan cũng ở đấy luôn, mẹ không cho đi... Anh biết không, đến bố, mẹ cũng cản nữa, nhưng bố nhất định đi theo mọi người...

- Mày chạy ra ngoài sạp báo nói với mẹ cho cái Loan về trông nhà để tao đi ra đấy xem một tí xem mẹ có chịu không?

Cái Trâm chạy đi, lát sau, nó trở lại, lắc đầu nói:

- Mẹ không cho, mẹ bảo anh còn ốm, không đi được...

Tôi buồn ra mặt, cái Trâm an ủi:

- Anh chịu khó ở nhà vậy,để em đi xem, về em kể cho anh nghe...

Tôi buông thõng:

- Ừ, thì mày đi đi...

Cái Trâm ngần ngừ:

- Anh ở nhà đừng buồn nhé...

Rồi mới chịu đi.

Tôi đi ra đi vào, nôn nao khó chịu. Người tôi vẫn còn hơi hâm hấp nóng, sợ gió nữa, thế mà tôi chẳng dừng một chỗ được, ra ngoài cửa, măc gió máy, nắng nôi, mắt ngóng em tôi về để nghe chuyện.

Khá lâu, cái Trâm mới chạy về. Nhưng lần này, cả mẹ tôi nữa. Mẹ tôi ôm hai hộp báo, cái Trâm ôm hộp thuốc lá , sing-gôm, cái Loan le te theo sau. Đến nhà, mẹ tôi bảo tôi:

- Mau mau, mặc quần áo và đi xuống đằng ấp xem bố mày ra sao... Khổ quá, lại cảnh sát họ đến...

Tôi riu ríu nghe lời mẹ, cái Trâm kể:

- Có đến hai xe cảnh sát hú còi ghê lắm anh à...

Mẹ tôi đóng cửa rồi hối hả dắt chúng tôi đi.

Mẹ con tôi đến Khu Trụ Sở đúng lúc bố tôi đang bị một người cảnh sát hỏi gì đó. Mẹ tôi vẹt đám đông tiến lên hàng đầu nghe ngóng. Người cảnh sát hỏi bố tôi:

- Ông là Nguyễn Văn Khang, người đứng đầu trong danh sách những người hội họp hôm nọ ở nhà ông Đặn Huy Phủ phải không?

Bố tôi:

- Vâng, tôi là Nguyễn Văn Khang

- Chúng tôi được lệnh mời ông, ông Đặng Huy Phủ và người cầm đầu cuộc họp gây náo loạn hôm nay về ty. Xin lỗi ông, vụ hôm nay ai là người tổ chức?

Ông Hiền bước ra:

- Thưa ông, hôm nay, tôi có tổ chức một cuộc họp ở nhà riêng và tôi đã xin phép Trưởng ấp. Việc kéo đến đây là do ý kiến chung của dân xóm chợ không ai cầm đầu cả...

Người cảnh sát:

- Vậy chúng tôi xin mời ông về Ty luôn...

Lúc ấy, một người cảnh sát khác đang cầm loa phóng thanh nói với đám đông:

- Chúng tôi xin loan báo cho bà con được biết: cuộc họp của bà con hôm nay là bất hợp pháp, chúng tôi đã được lệnh tạm giữ những người cầm đầu, riêng phần bà con, chúng tôi yêu cầu bà con giải tán trong vòng trật tự. Nếu không, buộc lòng chúng tôi phải đưa bà con về ty...

Có vài tiếng la ó phản đối trong đám đông. Một người nói:

- Chúng tôi đến đây để đưa thỉnh nguyện chứ đâu có làm loạn...

- Chúng tôi yêu cầu bà con giữ im lặng và giải tán...

Đằng này, ông Phủ, ông Hiền và bố tôi đang phân bày với người cảnh sát chỉ huy. Không biết ba người lớn nói gì mà người cảnh sát chỉ lắc đầu. Cái Loan gọi:

- Bố ơi!

Bô tôi quay lại:

- Cái Loan đấy hở? Mẹ mày đâu rồi?

Mẹ tôi rươm rướm nước mắt:

- Tôi đây... ông có sao không?

- Họ cho đòi tôi và bác Phủ, bác Hiền về ty...

- Khổ thân tôi...

- Đã ngả ngũ ra sao đâu

Mẹ tôi tấm tức khóc:

- Tôi đã bảo mà ông không chịu nghe...

- Nghe với không nghe cái gì... Đàn bà... có nín đi không thì bảo?

Giọng bố tôi hơi gắt. Mẹ tôi rất kính nể chồng, thấy ông gắt, mẹ vội lau nước mắt, đứng im.

Người cảnh sát nói với ông Phủ, ông Hiền và bố tôi:

- Xin mời các ông theo tôi...

Ông Phủ, ông Hiền và bố tôi nhìn nhau rồi lặng lẽ bước theo người cảnh sát ra xe. Mẹ tôi bật khóc:

- Ông ơi! Ông bỏ mẹ con tôi rồi!

Đám đông cũng xôn xao hẳn lên khi thấy ba người bị đưa lên xe cảnh sát. Những tiếng “đả đảo” vang lên át hẳn tiếng loa phóng thanh yêu cầu giải tán.

Tôi bấu chặt lấy tay mẹ tôi, môi run run vì lo, vì sợ. Cái Loan khóc theo mẹ tôi, cái Trâm mới đỏ đôi mắt nhìn đăm đăm về phía bố tôi. Bố tôi chợt quay sang người cảnh sát nói gì đó, và ông ta gật đầu. Sau đó, ông ta dẫn bố tôi tiến về phía người cảnh sát đang cầm loa phóng thanh. Ông ta bảo người cảnh sát kia trao loa phóng thanh cho bố tôi. Bố tôi hướng về phía dân xóm nói:

- Thưa các bác, cuộc họp của chúng ta với mục đích tạo một tiếng vang tuy gặp rắc rối, nhưng tôi nghĩ rằng đã thành công . Nghĩa là tiếng nói của chúng ta đã được chính quyền lưu tâm. Bác Phủ, bác Hiền và tôi được lệnh lên trình diện ở Ty cảnh sát tỉnh. Chúng tôi xin hứa với các bác, xin hứa với dân xóm là chúng tôi sẽ trình bày hết những nỗi khốn khó của xóm chúng ta được giải quyết mau lẹ. Bây giờ, tôi xin các bác một điều: các bác hãy giải tán, ai về nhà nấy lo làm ăn bình thường... Mong các bác vị tình tôi...

Sau lời kêu gọi của bố tôi, dân xóm mới chịu giải tán. Thấy đám đông đã phân tán, người cảnh sát ngỏ lời cám ơn bố tôi rồi lại mời bố tôi lên xe, bố tôi xin phép được nhắn với mẹ con tôi ít điều. Bố tôi nói với mẹ tôi:

- Ở nhà cứ đi lấy báo về bán như thường, cho mấy đứa trẻ nghỉ học...

Dặn tôi:

- Thằng Tấn còn ốm, đừng đi đâu chơi nghe không, ở trong nhà cho chóng khỏi...

Dặn cái Trâm, cái Loan:

- Mẹ chúng mày có sai gì thì phải nghe lời, không được cãi, nghe chưa? Bố về, bố nghe mẹ mách chúng mầy hỗn thì có mà no đòn đấy...

Mẹ tôi hỏi:

- Rồi .. rồi liệu bao giờ ông về được?

- ... không chừng chiều nay tôi về được rồi... À này, thằng Phúc xuống thì dặn nó đợi tôi ít hôm...

Bố tôi quay đi, leo lên xe cảnh sát ngồi cạnh ông Phủ, ông Hiền. Hai ông này cũng vừa dặn dò vợ con xong xuôi. Người cảnh sát tài xế cho xe chạy. Tiếng còi hú lên thật to rồi nhỏ dần theo bóng chiếc xe mất hút về cuối đường.

Tôi quay nhìn lại mẹ tôi. Mẹ tôi òa lên khóc. Cái Trâm, cái Loan khóc theo. Tôi cũng hu hu bưng mặt... Tiếng cái Loan:

- Mẹ ơi! bố đi bao giờ mới về?
Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh   Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeSat Jun 03, 2017 6:36 pm

Chương 8


Chiều chủ nhật, tối chủ nhật, sáng thứ hai, chiều thứ hai, tối thứ hai, rồi sáng thứ ba, bố tôi vẫn chưa về. Ông HIền, ông Phủ cũng thế, bặt tin.

Có xa vắng, mẹ con tôi mới thấy rõ rằng sự có mặt của bố tôi trong gia đình là cần thiết. Bình thường, thật khó nhận ra vai trò quan trọng của người trưởng gia đình, nếu có, tôi nghĩ cũng chỉ rất lờ mờ. Thiếu bố tôi, muốn giải quyết một việc gì, mẹ tôi không quyết định dứt khoát được. Cái Trâm bảo để con trông sạp báo, mẹ lên tỉnh nghe ngóng tin tức bố xem sao? Mẹ tôi nói phải, song lắc đầu ngay mà rằng mày còn bé lắm, phải để thằng Tấn ngồi trông, mày trông nhà, mà cũng không được nữa, mày mà trông nhà thì tao chẳng yên tâm được, thôi, chả đi đâu hết, bác Phát bác ấy đi hộ rồi. Tao tính thế có phải không Tấn?

Vai trò của tôi bây giờ được đôn lên hàng quan trọng. Nhưng tôi không thấy hãnh diện chút nào, mà còn lo ngay ngáy nữa. Chả biết việc tôi giải quyết cách đó có đúng ý bố tôi không? Chả hiểu việc kia tôi làm thế nọ bố tôi về có bằng lòng không? Tôi còn bé quá mà, mới mười hai gần mười ba tuổi đầu.

Ông Phát chạy đi , chạy lại liên lạc trên tỉnh để dò hỏi tin tức của ba người bị bắt, nhưng chỗ này chỉ chỗ kia, chỗ kia đẩy sang chỗ nọ, loanh quanh mà không được trò gì. Chúng tôi chỉ được một tin duy nhất từ sau khi bố tôi bị bắt là tin ba người vẫn bình yên, người nhà đừng lo lắng gì hết.

Đừng lo lắng gì hết! Làm sao không lo lắng được. Hết sáng thứ ba này là đúng ba ngày rồi, gia đình tôi vắng người lèo lái mọi sinh hoạt. Mẹ tôi có lên tỉnh hai lần vào tối chủ nhật và tối thứ hai để nhờ người quen trên ấy chạy chọt hộ bố tôi nếu chẳng may bố tôi bị gặp rắc rối. Mẹ tôi cũng đã tìm anh Ngọc và nhờ anh. Anh tiếp tin với sự ngạc nhiên khôn tả, sau đó, anh hứa sẽ liên lạc hỏi thăm hộ, dù gì, anh cũng ở Tiểu Khu, có thể nhờ vả được.

Về phần cái xóm nhỏ này, bây giờ tôi đã hết biết tâm trạng của tôi đối với nó thế nào nữa? Oán hận nó ư? Oán hận trời mưa ngập lụt, oán hận những con hẻm chật chội bẩn thỉu? Dân xóm nữa. Mẹ tôi bận liên miên,, người này hỏi thăm một câu, người kia an ủi một câu... Có một điều đã làm tôi thấy vui vui trong nỗi buồn lo mấy ngày nay là tôi được nghe rất nhiều người bàn tán phê bình đẹp về bố tôi. Họ nói bố tôi là một người rất tốt , dù sắp dọn nhà lên tỉnh cũng tham gia tranh đấu với dân xóm để đến nỗi bị vạ lây.

Tôi lại nghĩ đến việc gia đình tôi sắp dọn nhà lên tỉnh... Và tôi bỗng thấy hiện diện thật rõ sự xa lạ của gia đình tôi nơi căn nhà mới trên ấy, đồng thời, sự thân mật quen thuộc của chúng tôi với cái xóm nhỏ này...

Dù bồn chồn lo lắng về tình trạng của bố tôi, nơi sạp báo vào buổi trưa thứ ba, mẹ tôi và cái Trâm vẫn phải làm công việc thường lệ là mở máy phát thanh nghe xổ số, ghi kết quả lên giấy cứng, treo nơi sạp báo cho khách hàng dò số trúng.

Tôi đem tiền ra cho mẹ tôi để xem có ai trúng số, đem đổi không? Lúc ấy, cái Trâm đang loay hoay treo tấm bảng kết quả. Cái bảng vừa treo xong, hai ba người đi đường đã ghé lại, móc vé số trong túi ra dò, và cả mấy người đó cùng lắc đầu thở dài than

- Thế là toi mấy chục bạc!

Kỳ này, vé số mẹ tôi bán còn thừa rất ít. Ấy cũng nhờ những người láng giềng cùng xóm lúc ghé lại hỏi thăm bố tôi, thấy có vé số, mua một hai tấm. Ấy, lúc mình hoạn nạn thì láng giềng đâm ra rộng rãi, chẳng như ngày thường, mời mọc mãi cũng chẳng mua một tấm vé, còn hỏi trêu: ”Vé số có trúng không mà mời tôi mua?”

Cái Trâm lấy mấy cái vé còn thừa ra dò, tôi cười nói:

- Trúng mỗi vé bốn chục rồi...

Mẹ tôi:

- Này, có về trông nhà không? Để nhà trống thế đấy hở?

- Có cái Loan ở nhà rồi, mẹ cho con ở đây chơi một tí đã...

Bỗng có tiếng cái Trâm kêu lên:

- Trúng rồi!

Rất nhiều lần cả nhà tôi bị nó lừa, giả vờ kêu trúng để mọi người châu đầu vào xem, bấy giờ mới bật ngửa ra rằng... chả trúng gì hết! Em gái tôi tuy kém thông minh, kém trí nhớ nhưng nếu xét về phương diện này, nó cũng láu lắm đó chứ! Mẹ tôi dí tay vào trán nó mắng:

- Mày lại định lừa tao đấy phải không?

Cái Trâm ấp úng:

- Con không lừa mẹ đâu... trúng thật mà...

Gương mặt ngẩn ngơ của nó, thêm bàn tay cầm cái vé số run run khiến mẹ con tôi cũng có linh cảm nó đã nói thật. Mẹ tôi cúi xuống tấm vé số:

- Tấm này hở? Trúng bao nhiêu?

Tôi liếc qua hai số cuối của tấm vé số rồi tìm trên bảng kết quả. Hai con số cuối đó không có ở lô trúng bốn trăm , cũng không ở lô hai ngàn, không nốt ở lô bốn ngàn, nó nằm ở một lô đến sáu con số...

- Trúng hai trăm ngàn!

Tiếng em gái tôi vang lên làm tim tôi đập mạnh. Mẹ tôi cầm tờ vé số đưa cho tôi:

- Đâu mày xem lại xem có phải không Tấn?

Giọng mẹ tôi run run. Tôi cầm tờ vé số , lẩm nhẩm đọc sáu con số trên đó rồi nhìn lên tấm bảng kết quả... Trúng thật rồi... Tôi đang cầm trên tay tờ vé số trúng hai trăm ngàn. Gia đình tôi giàu rồi... Đến lượt tôi run giọng

- Trúng... trúng thật rồi... mẹ à...

Mẹ tôi đưa hai tay ôm ngực:

- Cảm ơn trời phật đã giúp đỡ chúng tôi...

Tôi đưa trả tờ vé số cho mẹ. Mẹ tôi bỏ vào túi áo, lấy kim băng gài túi lại cẩn thận. Lúc này, chúng tôi mới để ý đến những người khách đứng dò số nơi sạp báo. Có lẽ họ đã chứng kiến mọi việc. Một người cười nói:

- Thế là bà hàng có quyền mở tiệc ăn khao rồi đấy nhé!

Một người khác kể lể:

- Chả bù với tôi, quanh năm chẳng trúng lấy một cắc...

Cái Trâm:

- Để con chạy về cho cái Loan biết mẹ nhé!

Mẹ tôi:

- Này đừng có khoe ai đấy nhé, cái mồm mày thì khiếp lắm đấy...

Cái Trâm cười toe toét:

- Con chả khoe ai đâu...

Nó đi rồi, tôi nói với mẹ:

- Con cũng về mẹ nhé!

Mẹ tôi:

- Không, mày ở đây trông sạp báo hộ mẹ, tao sang nhà bác Phát gửi bác ấy tấm vé số mới được... Bác ấy giữ, mình yên tâm hơn...

- Mẹ hỏi thăm tin tức của bố luôn nghe mẹ!

- Ừ... mày tưởng tao quên đấy hở?

Lòng tôi rộn lên một niềm vui. Tự nhiên tôi có ý nghĩ thật tốt lành về trời đất. Tôi tin thế nào bố tôi cũng được về. Về dể cùng mừng với mẹ con tôi chứ... trúng đến hai trăm ngàn cơ mà...

Mẹ con tôi đang ngồi bàn bạc về số tiền trúng được thì bố tôi về. Tôi chạy lại ôm chầm lấy bố:

- Bố về!

Bố tôi bế cái Trâm, cái Loan, mỗi đứa một bên tay xem nhẹ hẫng. Bố ghé sát má hai đứa hôn lấy hôn để. Mẹ tôi mừng đến phát run:

- Ông... ông được họ tha rồi à?

Bố tôi:

- Ừ... tôi được tha rồi... À mà không, tha cái gì, mình có tội đâu mà tha...

- Họ không bắt tội ông à?

Bố tôi đặt cái Trâm, cái Loan xuống, kéo ghế ngồi:

- Thong thả rồi tôi kể cho nghe... Tôi mới về, không cho tôi uống nước uống nôi gì cả sao? Giàu rồi quên tôi phải không?

Tôi hỏi:

- Thế ra bố biết nhà mình trúng số rồi à?

- Chứ sao không biết. Vừa về đến đầu ngõ đã nghe người ta kể chuyện mẹ con nó trúng hai trăm ngàn rồi... Sao mà khéo quảng cáo thế?

Mẹ tôi, lâu lắm rồi, mới được dịp tiêu tiền rộng rãi:

- Thằng Tấn đi ra đề-bô mua cho bố mày chai bia...

Bố tôi:

- Mẹ con mày mỗi người một chai cô-ca nữa... Mình ăn mừng...

- Mừng gì bố?

- Thì mừng bố được về, mừng mẹ con mày trúng số chứ gì!

Đến hai nỗi mừng cơ. Mừng quá... mừng quá...

Thế là nguyện vọng của dân xóm đã được giải quyết phần nào. Ba người bị bắt : ông Hiền, ông Phủ và bố tôi, đã thành công khi trình bày tất cả những khốn khó của khu xóm cho ông Trưởng Ty biết. Nội vụ được đệ trình lên cấp có thẩm quyền cao hơn. Chiều thứ ba thì ông Hiền, ông Phủ và bố tôi được đưa lên gặp ông Chủ tịch hội đồng tỉnh. Ông Chủ tịch thì không biết ông Hiền, ông Phủ, nhưng với bố tôi thì trước kia , khi bố tôi còn đi thầu, đã gặp ông nhiều lần. Chỗ quen biết, mọi việc trôi xuôi dễ dàng. Ba người đại diện khu xóm đưa lên ông Chủ tịch nhiều đề nghị, nhưng cuối cùng, sau khi bàn thảo kỹ lưỡng, việc chống lụt vẫn chưa đi đến đâu, vì không ai tìm ra cách giải quyết toàn vẹn cả. Ông Chủ tịch hứa sẽ xin với ông Tỉnh cấp ngân khoản cho việc ấp để đặt một dãy cống làm hệ thống thoát nước, tuy không tránh được sự ngập lụt trong xóm tôi, nhưng cũng đỡ phần nào. Riêng xóm tôi, tỉnh sẽ cho mắc công-tơ điện để ban đêm có ánh sáng, những ngày mưa ngập, tối có lau chùi nhà cửa, có ánh sáng nó vui hơn.

Sau hai cuộc họp mà lần nào, cảnh sát cũng đến hỏi giấy phép. Lần này, cuộc họp thứ ba được tổ chức ở sân trụ sở ấp, có lính gác bảo đảm an ninh đàng hoàng. Dân xóm tôi tụ tập nơi đó thật đông để nghe ông Hiền, ông Phủ và bố tôi trình bày tự sự. Từng tràng pháo tay vang dội, từng loạt hoan hô ầm ĩ làm mẹ con tôi đứng dưới chứng kiến thấy hãnh diện quá. Ông Hiền, ông Phủ và bố tôi đã trở thành những anh hùng của khu xóm rồi.

Ông Hiền đưa thêm một đề nghị với dân xóm :

- Chúng ta sẽ đóng góp nhau để mua vật liệu xây hai bên các đường hẻm những bức tường thấp chừng ba bốn tấc. Nếu hệ thống cống được hoàn thành, chắc chắn mực nước ngập sẽ hạ xuống. Có cá bức tường ngăn, chúng ta sẽ tránh được tình trạng nước tràn vào nhà, tôi thấy như vậy, đỡ được rất nhiều việc, chẳng hạn chúng ta sẽ khỏi lau nhà, tát nước... mỗi lần mưa lớn nữa. Các bác nghĩ thế nào?

Mọi người cùng tán đồng ý kiến đó và cử ông Hiền phụ trách việc quyên tiền.

Lúc cuộc họp chấm dứt, mẹ tôi về trước lo cơm nước. Anh em tôi ở lại về cùng bố. Ông Hiền, ông Phủ cùng đến bắt tay bố tôi:

- Chúng mình đã thành công rồi!

Ông Hiền:

- Hôm nay là ngày tôi cảm thấy sung sướng nhất...

Ông Phủ:

- Bác có thấy không, dân xóm cùng như rất bằng lòng tư cách đại diện của ba anh em ta... Bao giờ cống thoát nước đặt xong, tường ngăn quanh xóm này xong, có lẽ tôi sẽ mở một buổi tiện ăn mừng. Nhất định phải có mặt các bác đấy nhé! À , mà bác Khang... chắc lúc ấy thì bác đã ở tên tỉnh rồi còn gì...

Bố tôi lắc đầu nói:

- Không đâu bác ạ, tôi sẽ ở lại... Tôi đã nghĩ kỹ rồi, tôi sẽ không dọn nhà đi đâu cả...

Ông Hiền vỗ vai bố tôi:

- Bác nói thật thế hở? Giời ơi! Thật vạn hạnh cho khu xóm chúng tôi...

Bố tôi:

- Khu xóm của tôi nữa chứ...

Rồi bố quay sang hỏi anh em tôi:

- Sao? Tấn, Trâm , Loan? Chúng mày thấy thế nào? Chúng mày thích ở đây hay thích lên tỉnh?

Ba người lớn cùng nhìn đăm đăm vào ba anh em tôi. Tôi nói:

- Con thích ở đây hơn...

Cái Trâm:

- Con cũng vậy...

Cái Loan:

- Con sẽ không sợ bị ngã đến nỗi uống nước phình bụng nữa, bố nhỉ?

Ông Hiền, ông Phủ và bố tôi cùng cười. Tôi thấy ba nụ cười đó cùng tươi như ba đóa hoa, ba đóa hoa thật đẹp...


ĐOẠN KẾT

Bây giờ là mùa mưa thứ hai kể từ ngày gia đình tôi dọn lên ở xóm này. Dù đã được đặt hệ thống cống thoát nước, dù đã xây tường quanh các đường hẻm, thỉnh thoảng, khi trời mưa thật lớn, nước mưa vẫn tràn ứ qua những bức tường ngăn, ào vào nhà chúng tôi. Những lần như thế, chúng tôi lại phải tát nước , lau nhà như trước. Nhưng không phải chúng tôi làm việc dưới ánh đèn dầu lờ mờ nữa, mà dưới ánh đèn điện sáng choang.

Những buổi chiều mưa, nước đằng cổng chợ vẫn ngập ứ, xe cộ vẫn chết máy la liệt. Có khác năm trước một điều là tôi đã vào được đệ thất trường công trên tỉnh, không còn cái thú về học, lội nước ngang vùng ấy nữa. Nhưng bù lại, với chiếc xe đạp cũ của bố tôi, bố tôi đem sơn lại cho tôi đi học, một lúc nào hứng chí, tôi chở cái Trâm hay cái Loan chạy ngoài đường, len lỏi giữa những chiếc xe lam, những chiếc xe hơi chết máy. Để nhớ lại một hôm xa xưa, bố tôi chở tôi về học. Để co chân thật cao mỗi khi xe đảo vào chỗ nước ngập. Để nghe tiếng nước rẽ rèn rẹt dưới bánh xe...

Gia đình tôi không một ai còn tỏ ý than thở về những tiện nghi thiếu thốn trong khu xóm nữa. Cũng không ai hối hận chút nàovề quyết định ở lại đây. Chúng tôi đã tham gia vào sinh hoạt của khu xóm, đã thực sự trở thành dân xóm.

Bố tôi vẫn đi bán phở, mẹ tôi vẫn trông sạp báo và vé số. Tối đến, hôm nào không có bài vở phải soạn hay học, tôi theo bố tôi đi bán phở. Không còn một chút mặc cảm trong tôi. Tôi vui vẻ và hãnh diện khi bưng phở vào nhà khách. Dĩ nhiên, càng bán phở lâu, tôi càng sợ mùi phở, nhưng tôi yêu cái tên quen thuộc của tôi mà người trong xóm đã gọi “thằng con ông bán phở”

Vâng, tôi yêu những tiếng thương mến đó. Như yêu căn nhà chật hẹp của gia đình tôi. Như yêu những con ngõ rác rưới, ổ gà, nhô ra, thụt vào. Như yêu những chiều mưa ngập lụt.

Tôi yêu xóm nhỏ của tôi vô cùng.


Phúc Hải, mùa mưa 1971

NGUYỄN THÁI HẢI

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Sponsored content





Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh   Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Xóm Nhỏ - Loại Hoa Xanh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhanbkvn 2024 :: THƯ VIỆN SÁCH TUỔI HOA :: Tủ Sách Hoa Xanh-
Chuyển đến