Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Chào Mừng Các Bạn Tham Gia Và Chia Sẽ Tại Diễn Đàn Nhanbkvn
Nhanbkvn 2024
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhanbkvn 2024

Chia Sẽ Không Giới Hạn
 
Trang ChínhTrang Chính  Sự kiệnSự kiện  Latest imagesLatest images  PublicationsPublications  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh   Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeFri Jun 02, 2017 8:57 pm

Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Mot_cu10

Chương 01

MỘT THẰNG CHÁU

Bộ sa-lông lộng lẫy kiểu mới nhất và dĩ nhiên cũng đắt giá nhất trưng bầy mấy tháng nay tại một nhà sản xuất đồ gỗ danh tiếng ở Saigon, đường Hồng Thập Tự, vừa được trịnh trọng đưa về trang trí ngôi nhà tỉnh lẻ của ông Trưởng ty Trương đức Thúc.

Căn phòng khách được kê dọn lại có một bộ mặt hớn hở tả đúng tâm trạng của vợ chồng vị chủ nhân đang hân hoan tột đô.

Không khí phẳng lặng của một tỉnh nhỏ được dịp xao động. Và người dân xúc động trước "biến cố".

Bạn bè thân thiết tới thăm không ngớt lời trầm trồ khen ngợi, thán phục. Họa hoằn mới có một đôi người mỉm miệng trầm ngâm, đứng lắng nghe tiếng cười thầm lặng của bốn bức tường vôi cũ như nhạo báng nét hợm hĩnh của những chiếc nệm gấm mới tinh.

Chúng kiêu căng là phải vì cả tỉnh, kể cả tư dinh của ông tỉnh trưởng, có bộ nào bén gót chúng đâu.

Khi phân tách từng điểm những cái đẹp, cái hay của bộ đồ gỗ mới sắm, cũng như khi khoe khoang giá cả, ông Thúc hân hoan như một vị công chức có lương tâm vừa hoàn thành xong một công tác lợi dân ích nước.

Bà Thúc hãnh diện tột bực tưởng chừng như do cuộc mua sắm này bà đã làm đẹp mặt cho bà con toàn tỉnh bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của vợ chồng bà mà bà đã có công thu vén.

Bà vui và dễ dãi với tất cả mọi người.

Nhưng ngày vui thường ngắn, nhất là đối với những người ít có ngày vui. Như thằng Di, cháu gọi ông Thúc bằng chú chẳng hạn. Chú ruột. Nó không ngờ cái ngày phòng khách nhà chú nó được rạng rỡ hơn lại là ngày bắt đầu của quãng đời ấu thơ đen tối của nó.

Là vì bà Thúc, một con người luôn luôn biết lo xa, đã vội nghĩ đến ngày mai khi niềm vui ngày hôm nay vừa lắng xuống.

Trước khi đi ngủ, bà đã nghiêm khắc truyền lệnh :

- Tao giao bộ sa lông này cho thằng Di đó liệu mà giữ như giữ cái linh hồn nhỏ xíu của mày. Bất cứ lúc nào, tao không muốn trông thấy một hạt bụi trên mặt bàn, trên tay ghế. Tao không chịu nổi cái riềm đăng ten trên lưng ghế bị cong queo dăn dúm cũng như tao chúa ghét cái chân ghế bằng đồng nào không bóng lộn như vàng. Bình bông luôn luôn phải có hoa tươi. Cái gạt tàn bằng pha lê cũng phải luôn luôn trong suốt. Đó, liệu làm sao thì làm..

Quay nhìn hai người giúp việc nhà khoanh tay đứng gần đó, bà tiếp :

- Thằng Bộc, tao không khiến mày sớ rớ đến bộ sa lông quý giá này, nghe chưa ? Tay chân mày kệch cỡm quá, đụng vào đâu chỉ có làm hư, làm bẩn đồ đạc của người ta thôi. Còn vú già, công việc của vú là ở dưới sân, dưới bếp, tôi không mượn vú lên nhà trên táy ma táy máy...

Rồi bà hướng về thằng Di, kết luận :

- Nói tóm lại, trừ những khi nhà có khách, tao muốn mày lúc nào cũng có mặt bên cạnh bộ sa lông với một cái phất trần và một cái khăn lau thật sạch... Hiểu rõ chưa nào ?...

Thằng nhỏ ngập ngừng thưa :

- Thưa thím, cháu hiểu. Bắt đầu từ sáng mai, ở trường về cháu sẽ lo công việc lau chùi trước khi lo học bài, làm bài.

Người thím, giọng cong cớn, dè bỉu, dằn từng tiếng:

- Vậy mà mày la hiểu! Quân ngu có khác! Lúc nào cũng học, học ! Không có học gì hết! Từ giờ trở đi, không có bầy đặt đến trường làm gì cho tốn công, mất thì giờ. Biết đọc, biết viết, vậy đủ rồi. Học lắm chỉ tổ dở ông, dở thằng, chứ báu gì? Ở nhà mà học làm học lụng cho quen, nữa lớn chú mày kiếm việc nào tôn tốt cho mà làm, cũng đủ ấm cái thân...

Biết tính sắt đá của bà chủ nhà, cả hai người làm, cả thằng Di đều không dám hé răng cãi lại.

*

Thằng Tề nó đùa ở ngoài đường với bạn đã đời rồi mới trở về mách mẹ:

- Má có bảo anh Di anh ấy ở nhà không chịu làm bài cho con đó. Bài ngày mai phải trả, con cũng chưa thuộc nữa.

Bà Thúc quát vang:

- Di! Sao mày bướng bỉnh và làm biếng vậy ? Bài của em, sao mày không lo làm cho nó?

- Thưa thím, cháu có được đi học đâu mà hiểu được bài thầy! Ở nhà, cháu cũng không được phép mở sách ra coi thì làm sao cháu giảng lại cho em được.

Bà Thúc cong cớn :

- Á à! Thằng này lý sự! Những đứa ngu bao giờ cũng hay lý sự cùn. Tao chúa ghét cái thói...

Ông Thúc đi chơi về, mặt đỏ gay vì rượu dừng chân ở cửa. Nghe hai thím cháu đối đáp, ông mạnh dạn bước vào và can đảm lên tiếng can thiệp :

- Thằng Di nói có lý đó, mình. Ngày mai, mình cho nó đi học lại đi. Rồi buộc nó phải lo cho thằng Tề hết mình. Hễ thằng Tề không thuộc bài, phải ăn hột vịt thì mình cứ đánh tuốt xác thằng Di ra cho tôi.

Bà Thúc lườm chồng không đáp. Bà là người bắc bực kiêu kỳ thích người ta quy lụy van xin chứ không ưa những lời can khéo.

Tuy nhiên, dù không nhượng bộ ông chồng, bà vẫn phải lùi một bước nhỏ đối với thằng cháu:

- Thôi được, bà nói, cho mày vào lấy sách ra coi rồi làm bài lẹ lẹ lên cho nó.

Thằng Di vội vào phòng học lôi sách vở của đứa em ra cắm cúi đọc trong khi thằng Tề đi tắm rửa một cách thật an nhàn. Tắm xong, nó nhẩn nha mở tủ lạnh lấy trái cây ăn. Nếu anh nó không lên tiếng gọi, nó dám đứng đó ăn cho thích khẩu rồi đi ngủ luôn.

- Vào đây anh giảng cho Tề! Lẹ lên, còn làm bài nữa chứ. Muộn rồi.

Nó giẫy nẩy lên, không chịu :

- Anh cứ làm bài giùm cho em thôi, khỏi giảng mất công. Còn bài học, cứ để đó từ từ em học, thuộc chừng nào hay chừng nấy.

Anh nó ôn tồn giải thích :

- Anh làm giùm em cũng được, nhưng như vậy chẳng ích lợi gì cho em hết. Em không hiểu bài, học sẽ lâu thuộc. Và nếu thầy bắt em lên bảng sửa, em làm sao sửa ?

- Mặc kệ !

Thằng Tề nói rồi vùng vằng chạy ra mách mẹ :

- Má có bảo anh Di không, anh ấy không chịu làm bài cho con đó. Cứ đòi giảng lại bài hoài. Ở trong lớp đã nghe thầy giảng đầy hai lỗ tai, về nhà lại còn hăm tống thêm vào một mớ nữa, ai mà chịu cho nổi !

Nuông con một cách mù quáng, bà Thúc quát thằng cháu:

- Sao, sao, thằng kia? Sao mày cứng đầu, cứng cổ vậy ?

Di lễ phép trình bầy :

- Thưa thím, em con ở trường không chịu nghe lời thầy giảng nên học bài khó thuộc, nhất là bài chép vào vở lại chép sai.

- Sao mày biết là sai ? Bà Thục hỏi vặn.

- Tại vì câu văn trúc trắc, không ra đầu ra đuôi gì hết.

- Thì mày phải dò cho ra rồi sửa lại cho nó chứ!

- Vâng, cháu đã dò ra và sửa lại cho em rồi. Nhưng cái quan trọng là em phải học. Học thuộc rồi, em phải tự mình làm lấy bài. Như vậy mới có ích cho bản thân em.

Bà Thúc chưa kịp quyết định thì ông Thúc đã một lần nữa lè nhè can thiệp :

- Nó nói phải đó, mình. Bây giờ bắt thẳng Di lấy sách của thằng Tề ra mà học. Thuộc rồi, phải giảng kỹ lại cho em. Còn thằng Tề phải cố hiểu, học cho thuộc rồi tự mình làm lấy bài tập. Chỗ nào không rành phải nói với anh để anh giảng lại cho.

Bà Thúc gắt:

- Thôi, ông im đi cho tôi nhờ. Đi chơi cho đã đời, về lại còn bày đặt lên giọng thầy đời !

Và bà quát hai đứa nhỏ :

- Thôi đã khuya rồi đó! Thẳng Tề vào học đi một lúc. Thuộc hay không thuộc, cũng chỉ học một lúc thôi, còn phải đi ngủ cho lại sức. Còn thằng Di thì xem có những bài tập nào phải làm thì làm ngay cho em đi...

*

Buổi chiều, bà Thúc thường đi đến các nhà tai mắt quen trong tỉnh chơi. Đủ chân thì đánh bài. Không thì lê la nói ba điều bốn chuyện. Nhà đã có hai đứa, thằng con và thằng cháu, vừa học vừa trông chừng.

Hôm ấy, thằng Tề đang làm dở một bài toán thì hai thằng bạn cùng lớp thân nhất của nó sồng sộc chạy vào.

- Tề, đi đá banh, mày, thằng Lực rủ.

Thẳng Trí giục thêm :

- Mau lên mày ! Chúng nó đang đợi kia kia !

Liếc nhìn anh, thẳng Tề đáp ậm ờ :

- Đợi tao tí! Tao chưa làm xong bài toán.

Thằng Lực sốt ruột đến sát bàn học, nắm tay thằng Tề, lôi ra :

- Kệ ! Học làm gì! Hãy chơi cho sướng đã. Đi lẹ lên cho được việc, mày!

Thẳng Tề từ nãy đã nhấp nhổm muốn di, liền theo đà đứng phắt dậy. Nó nói:

- Anh trông nhà, em đi chơi. Sáu rưỡi em về.

Vẫn ngồi ở ghế, Di trả lời, giọng cứng rắn:

- Không! Ở nhà! Chú thím dặn phải học đến đúng sáu giờ mà !

Thẳng Lực buông tay bạn, quay phắt lại, quắc mắt, hỏi gay gắt :

- Mày là cái thá gì mà cấm cản chúng tao ?

Thằng Trí đứng cạnh, buông lời cay độc :

- Cái thứ thằng nhỏ ở không công mà cũng bày đặt...

Câu nói chưa dứt, hai đứa đã hoảng kinh thấy thằng Di đứng sừng sững trước mặt, hai tay túm chặt ngực áo hai thằng, mạnh đến nghẹt thở.

Mặt hầm hầm, thằng Di hất hàm hỏi:

- Chúng mày vừa nói gì ? Nhắc lại nghe coi!...

Sợ quá, thằng Tề năn nỉ:

- Thôi, anh Di, buông chúng nó ra. Thẳng Trí là con ông...

Điên tiết, thằng Di ngắt lời, tay soắn mạnh hơn cổ áo hai thằng :

- Con ông gì hỗn, tao cũng đánh !

Ngán sức lực của thẳng Di cao và to lớn hơn hai đứa, đồng thời sực nhớ lại để ngán luôn cái tài và cái gan đánh lộn của nó, hai đứa đành xuống nước :

- Thôi, cho xin lỗi đi bồ!

Khẽ đẩy hai đứa ra đàng sau làm cho chúng sửng vửng suýt té, Di mỉm cười khinh bỉ:

- Cút đi! Ai thèm bồ bịch với chúng mày. Từ giờ liệu hồn. Hỗn nữa là ăn đòn đó !

Bà Thúc vừa về tới, đã nghe thấy hết.

Bà vội quát thằng Di:

- Di! Không được hỗn !

Và bả lả với hai đứa kia :

- Dì xin lỗi hai cháu nghe! Hai cháu bỏ qua đi...

Được thể, hai đứa vừa rút lui chẳng thèm chào hỏi ai cả, vừa lầm bầm hăm he :

- Được rồi! Rồi cho biết tay !

Bà vợ sắp chu chéo lên thì ông chồng về tới. Kể khổ xong, bà than thở :

- Thế có chết không cơ chứ! Con ông tỉnh trưởng, nó cũng không tha. Tôi sợ phen này ông mệt lắm đa !

Ông Thúc cười, trấn an vợ :

- Khỏi lo. Chuyện này là chuyện trẻ con mà. Vía thằng Trí bảo, nó cũng không dám mách ba nó đâu, vì mách là ăn đòn. Ông tỉnh trưởng được cái không có nuông con làm bậy, nói bậy... Tôi biết ông ấy quá mà ! Nhưng có sợ là sợ vụ khác kìa :

Bà Thúc giật mình hỏi :

- Vụ gì ?

Ông Thúc thở dài đáp :

- Bộ sa-lông này này. Thiên hạ đồn ầm lên, thêm mắm dặm muối, đến tai ông tỉnh trưởng. Nghe như lão ta sắp sửa cho điều tra kín đáo lợi tức của vợ chồng mình. Và của nhiều người khác nữa...

Người vợ tái mặt, khẽ la lên :

- Chết! To chuyện đến thế cơ à ?

Người chồng vẫn bình tĩnh đáp :

- Chứ sao ! Vào lúc khác thì mệt lắm đó. Đối với công chức có đôi chút quyền hành thì một cái tóc là một cái tội. Đố ai có tài làm vừa lòng tất cả mọi người. Cho nên đã điều tra là dễ nẩy ra tội lắm... Nhưng đó là nói lúc khác, chứ bây giờ thì lại không sao.

- Chi lạ vậy ?

- Có gì là lạ đâu. Lão ta sắp sửa "bay" rồi! Anh Cảnh có tay ngai rất vững ở trung ương vừa cho biết như vậy đó.

Người vợ hớn hở hỏi dồn :

- Thế hả ? Có chắc không ? Bao giờ lão đi?

- Chắc chớ sao không chắc ! Họ khen lão ta giỏi, làm việc được. Phải có cái tội không biết ăn tiền và không biết nể nang ai. Mới về đây có mấy tháng mà đã đụng chạm lung tung. Gốc to, gốc nhỏ nào có sâu lão cũng định bứng đi hết. Vậy "bay" là cái chắc !

Bà Thúc hoàn hồn, cười tươi như hoa :

- Vậy là may hỉ ?

- May quá là may chứ còn gì nữa ! Lão mà vững ở đây lâu thì ngất ngư cả đám.


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh   Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeFri Jun 02, 2017 8:57 pm

Chương 02

MỘT ÔNG THẦY


Ông bà Thúc vừa tiễn một đám khách ra cửa, quay vào đã thấy thằng Tề bù lu bù loa mách :

- Ba má có bảo anh Di không chịu làm bài giùm cho con đó.

Chưa hiểu nếp tẻ ra sao, bà Thúc đã mắng tới tấp :

- Thẳng Di đâu ? Mày bận rộn cái gì mà không chịu làm bài cho em ? Tao đã để cho mày mỗi ngày mấy giờ ngồi mà nghỉ xả hơi, sao còn làm biếng vậy ? Muốn sống muốn tốt lấy tập vở làm ngay bài cho thằng Tề đi, không mày chết mấy tao bây giờ...

Người thím đứng mắng liền liền, mắng xối xả. Thằng bé kiên nhẫn đứng nghe, đợi lúc thím nó nghỉ lấy hơi mới dám rụt rè trình bầy lại.

- Thưa thím, từ chiều đến giờ cháu giảng đi giảng lại cho em nhiều lần rồi. Hỏi có hiểu không, em nói hiểu, vậy mà vẫn không chịu làm bài, và cứ đòi cháu làm hộ.

Thằng Tề cãi :

- Con nói hiểu để khỏi phải mắng đấy chứ. Thực tình, con chẳng hiểu gì hết.

Ông Thúc lấy làm lạ hỏi :

- Bài chi mà khó vậy ?

- Thưa ba, cả bài luận lẫn hai bài toán đố.

- Ở trường, thầy có giảng kỹ không?

Ngập ngừng giây lâu để suy nghĩ xem nên nói đối hay cứ nên nói thật, thằng Tề quyết định trả lời thẳng thắn :

- Thầy có giảng, nhưng con không hiểu.

- Sao không xin thầy giảng lại?

- Con không dám. Giảng xong, bao giờ thầy cũng hỏi ai không hiểu giơ tay lên, con không dám giơ tay.

- Vậy là ở trong lớp mày không chịu ngồi yên mà lắng tai nghe rồi. Tao biết, mày ham chơi, đánh đu vời tụi nhà lá, vào trong lớp chỉ lo phá chứ không lo học...

Bà Thúc bênh con :

- Sao ông biết nó ngồi với tụi nhà lá ? Sao ông biết nó chỉ lo phá, không lo học? Cái ông này, chỉ được mỗi một môn gán cái xấu cho con là không ai bằng!

Quay sang thằng Tề, bà hỏi:

- Thế ờ nhà, thẳng Di giảng lại, con có hiểu không?

- Hiểu. Nhưng quên ngay. Cũng như không hiểu vậy. Bài chi mà khó quá !

Không đắn đo, bà Thúc hạ một lời phán quyết:

- Vậy là thằng Di dở, không biết cách giảng, không chịu giảng đến nơi đến chốn, không làm đầy đủ bổn phận. Phải giảng làm sao cho nó thật hiểu mới được chứ! Thằng Di đã dở, cả thầy giáo cũng dở luôn...

Biết điều hơn, ông Thúc vội cản:

- Này, mình đừng có nói bậy. Đến tai ông giáo thì phiền lắm đó!

Bà vợ vẫn kênh kiệu như thường lệ:

- Phiền! Phiền cái gì! Dậy dỗ con tôi mà để con tôi dốt, tôi cứ nói!

Ồng chồng cười gằn đáp :

— Vâng, bà cứ nói. Còn thầy giáo nghe được, thầy cứ nổi giận, thầy cứ đuổi cổ nó ra. Lúc ấy, xin bà cứ ráng chịu!

- Sức mấy! Sức mấy đuổi được con tôi!

- Phải rồi, bà thần thế, sức mấy thầy dám đuổi con bà! Này, nói cho bà hay trước, ông giáo Thiết không biết nể nang ai đâu. Đến con ông tỉnh trưởng hỗn, ông ấy cũng đuổi thẳng cánh, huống hồ con trưởng ty quèn !

Giật mình, bà Thúc hỏi, giọng hơi lo ngại:

- Vậy hả ?

- Chứ sao! Năm ngoái, thằng Hạnh, con ông tỉnh trưởng cũ đó, láo lếu làm sao không biết, ông ấy cảnh cáo mấy lần không kết quả, ông ấy đuổi thẳng cánh. Học trò sợ xanh mặt. Ông hiệu trưởng cũng xanh mặt luôn...

- Rồi sau làm sao ?

- Ông tỉnh sai người nhà dẫn thằng Hạnh tới trường xin lỗi. Ông ấy đuổi về không tiếp. Ông tỉnh gọi dây nói làm áp lực với ông hiệu trưởng cũng thất công luôn. Rút cục ông tỉnh phải đích thân dắt thằng Hạnh đến lớp, lấy tư cách phụ huynh học sinh mà xin lỗi thầy, ổng mới chịu tha đấy. Bà liệu có "ngon" hơn ông tỉnh không ?

Bà Thúc ngạc nhiên hỏi:

- Một ông giáo viên quèn mà hách đến thế kia à ?

- Không phải là hách ! Người ta chỉ giữ đúng cương vị của một ông thầy. Một vị thầy nghiêm minh. Có vậy kỷ luật nhà trường mới được tôn trọng. Học trò sợ thầy một phép, không đứa nào dám cậy thần cậy thế của cha anh mà hỗn láo nữa. Tôi sợ cứ cái mửng này thằng Tề nhà mình thế nào cũng có ngày bị ông ấy tống cổ thì hết đường xin xỏ.

Thấy hai đứa vẫn đứng ngây người nghe chuyện, ông bảo :

- Thôi, hai anh em liệu vào bảo ban nhau học hành đi. Khuya rồi.

Thằng Tề phụng phịu :

- Đến giờ đi ngủ rồi, con buồn ngủ quá. Ngày hôm nay học nhiều thấy mồ, chắc con không thức học được nữa đâu.

Bà mẹ âu yếm vuốt ve con :

- Ừ, con trai tôi đã mệt đừ. Thôi xuống dưới nhà đánh răng, rồi đi ngủ cho khỏe đi con.

- Thế còn bài luận, còn hai bài toán ? Hay là ngày mai ba má cho con nghỉ ở nhà ?

Cả hai cùng giẫy nẩy và la :

- Không được đâu !

Bà Thúc quyết định rất nhanh :

- Thằng Di chịu khó thức khuya một chút làm bài cho em nghe.

Di rụt rè thưa :

- Vâng. Nhưng cháu sợ thầy biết không phải tuồng chữ của em Tề, thầy phạt.

Bà Thúc gạt phắt đi:

- Úi dào! Cả lớp năm sáu chục đứa, làm sao mà nhớ cho xiết được. Cứ làm cho em đi, có gì tao chịu ! Ráng làm sao cho hay, thẳng Tề được nhiều điểm thì tao có thưởng.

Ông Thúc nói buông xuôi :

- Mong ông ấy thông qua cho là phước rồi. Bắt đầu từ ngày mai, thằng Tề phải cố gắng học hành chứ không được bê bối như vậy nữa. Năm nay là năm đi thi. Giữ mãi cái điệu học hộ, làm bài hộ thì làm sao đậu được !

Bà Thúc đánh ngay một câu trắng trợn :

- Lại đến thi hộ là cùng chứ gì ! Thời buổi này, chỉ sợ không có tiền. Có tiên, việc khó đến đâu cũng xong tuốt luốt!...

*

Không biết thằng Di đêm ấy phải thức đến mấy giờ. Chỉ biết sáng ra, bài nào bài nấy xong xuôi, chữ viết gọn gàng, sạch sẽ. Thằng Tề mừng rỡ, xách cặp bước ra đường, cùng với các bạn "chân sáo chạy tung tăng", tâm hồn thanh thản như thể chính mình đã làm đầy đủ bổn phận của một người học trò.

Nhưng buổi sáng đi học nó hớn hở bao nhiêu thì buổi trưa, ở trường về, nó tiu nghỉu bấy nhiêu.

Má nó hỏi ngay :

- Thế nào, hai bài toán có trúng không, con ?

- Dạ, trúng, cả lớp chỉ có con làm trúng cả hai bài. Trúng hoàn toàn cả hai bài.

- Còn luận văn ?

- Cũng vậy nữa. Bài của con hay nhất lớp.

Bà mẹ mừng rỡ, hỏi tíu tít:

- Vậy hả? Thầy khen hả? Thầy cho nhiều điểm hả ? Thằng Di vậy mà được việc. Phải thưởng cho thằng Di như đã hứa. Mà sao má thấy con ỉu xìu như bánh mì mắc mưa vậy ?

Thẳng Tề cúi mặt, trả lời khe khẽ, mắt không rời mấy ngón chân của nó không ngớt ngọ nguậy ở mũi đôi dép đầy bụi đất.

- Không ỉu sao được má ? Mắc cỡ muốn chết!

- Ủa ! Thầy biết sao ?

- Dạ, thầy biết, và thầy đòi trừng trị...

Người mẹ thương con, thở dài thườn thượt:

- Chết con tôi rồi !...

Thằng Tề cải chính ngay :

- Không phải con. Thầy đòi trừng trị... anh Di cơ. Thầy bảo anh Di mới là chính phạm, con chỉ là tòng phạm.

Bà Thúc mừng rỡ ra mặt:

- Vậy hả ? Má cũng đỡ lo... Nào, đầu đuôi ra sao, kể rõ cho ba má nghe đi con.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Giờ toán. Sửa bài kỳ trước.

Tiếng thầy sang sảng cất lên giữa lúc các trò ngồi im phăng phắc, bút đặt hết xuống bàn :

- Hai bài toán kỳ rồi, thầy ra hơi khó, cốt để thử sức các trò. Có năm trò không làm được. Lát nữa thầy giảng lại cho. Một số lớn làm trúng được mỗi bài một nửa.

"Hai trò khá toán nhất — trò Cang và trò Lễ — làm được gần trúng hết. Trật mất một câu.

"Chỉ có một trò giải được hoàn toàn cả hai bài một cách đáng khen. Đó là... trò...

Thầy, giáo giơ bài đáng khâm phục đó lên cao, phất phất. Mấy chục cặp mắt ngây thơ nhìn như dán vào tờ giấy mong manh. Chúng đoán không ra đứa nào "kền" toán hơn cả thằng Cang, thằng Lễ. Và chúng ồ lên một tiếng ngạc nhiên khi nghe thầy tuyên bố:

- Đó là... trò... Tề. Trò Tề đâu ? Đứng lên coi !...

Tề đứng lên, khoanh tay, mặt cúi gầm, hai tai đỏ ửng.

Các bạn nó trố mắt nhìn, có đứa ngạc nhiên, có đứa bỗng dưng thấy sợ cái thằng bê bối ở xóm nhà lá này sao tiến bộ chóng thế.

Thầy giáo tiếp tục :

- Bài của trò Tề xứng đáng được mười trên mười. Nhưng trước khi thầy hạ bút phê điểm, trò hãy lên bảng giải lại cho các bạn cùng hiểu. Các trò không làm được tí nào phải chú ý nghe cho thật kỹ.

Sét đánh ngang tai cũng không làm cho nó choáng váng bằng những lời nói đầy ưu ái đó. Nó lẩm nhẩm:

- Chết cha rồi!

Và nó rời chỗ, thất thiểu đi lên bảng như một tên trọng phạm tiến tới đoạn đầu đài.

Nó đứng chết trân, mặt úp vào bảng, tay mân mê cục phấn, không vạch được một con số trắng nào trên nền xanh lá mạ.

Thầy cho nó đứng nép một bên và gọi trò Cang lên bảng.

Miệng nói, tay viết, Cang làm toán chạy vo vo. Nhưng đến câu hỏi chót, nó đứng sững lại.

Thầy cầm thước gõ vào bảng, nói :

- Trò Cang đã làm trúng được đến đây. Đó là một điều đáng khen. Câu hỏi chót chỉ có một mình trò Tề đáp trúng. Trò Tề giải tiếp đi coi.

Tề vẫn đứng ì ra đó như bị trời trồng.

Thầy từ từ đứng lên, làm tiếp cho trò Cang và giảng kỹ lại từ đầu cho cả lớp.

Đến bài toán đố thứ hai, cuốn phim quay lại giống y đoạn vừa quay, chỉ có một điều khác là vai thằng Cang được thằng Lễ đóng thay mà thôi.

Vai của thằng Tề là vai một tên chịu tội, mặc dầu thầy không đánh một roi hay mắng một câu nào.

Nó bụng bảo dạ:

- Biết thế nộp giấy trắng, sướng hơn ! Thà lãnh cặp hột vịt lộn và vài cú roi mây đau quắn còn nhẹ nhõm tấm thân hơn !

Phê điểm cho các trò xong đâu đấy, thầy mới hất hàm hỏi nó :

- Thế nào ? Trò tự làm lấy bài hay mướn ai làm giùm ?

Nước mắt chạy quanh, nó năn nỉ:

- Thưa thầy, bài khó quá. Anh con giảng lại cho con, con cũng vẫn không hiểu. Vì sợ thầy quở phạt nên con phải nói với anh con làm giùm. Thầy tha cho con lần này, lần sau con không dám thế nữa ạ.

- Anh trò là ai ? Làm gì ? Học đâu ?

- Thưa thầy, anh con là anh Di, anh em con chú con bác ruột với con. Năm ngoái, anh con cùng học với con ở lớp nhì. Năm nay, vì việc gia đình anh con phải nghỉ ở nhà.

- À à, thầy nhớ ra rồi. Phải trò Di đứng đầu danh sách các trò được lên lớp mà lại vắng mặt từ đầu niên khóa không ? Hừ! Thế trò Di đã đi làm rồi sao?

- Thưa thầy, không phải ạ. Anh con bằng tuổi con, còn nhỏ quá, đâu đã đi làm. Anh con chỉ giúp đỡ những công việc vặt trong gia đình mà thôi ạ.

- À ra thế! Thôi được. Bây giờ hãy nói đến tội của trò. Thầy phạt : hai con dê rô và một tuần đuổi tạm. Như vậy oan hay là ưng đây ?

Không riêng gì một mình thằng Tề sợ, mà cả lớp cũng sợ tản thần. Tề van vỉ :

- Lạy thầy, thầy tha cho con lần này là lần đầu và cũng là lần chót. Từ rày, con không dám tái phạm nữa.

Ngẫm nghĩ một lúc, thầy nói :

- Trò Di làm giùm bài cho trò Tề. Tội của trò Di nặng hơn, không thể không trừng trị. Thầy chỉ có thể khoan thứ cho trò Tề sau khi trò Di đến đây cho thầy hỏi tội.

Tề khôn ngoan hỏi lại thầy cho chắc ăn :

- Thưa thầy, thầy sẽ tha tội cho con sau khi anh Di con đến đây xin lỗi thầy ?

Thầy quắc mắt quát:

- Xin lỗi hả ? Mới nứt mắt ra đã giở trò gian dối ! Quân này phải trừng trị cho đích đáng mới được!

*
Đến giờ luận văn, thầy chỉ liếc sơ qua chồng bài vừa góp đã nhận ngay được tuồng chữ đặc biệt của thằng Di, đều đặn, rộng rãi và sáng sủa.

Lấy ra coi, quả nhiên trên góc trái đề tên Trương Đức Tề. Thầy hỏi :

- Trò Tề, đây có phải là bài trò tự làm lấy hay không ?

Tề ấp úng :

- Thưa thầy...

Đập thước kẻ xuống bàn, thầy quát :

- Phải bài tự trò làm lấy không ?

- Thưa thầy, không ạ.

- Ai làm giùm ?

- Thưa thầy, anh Di con.

Thầy cười nhạt nói :

- Vẫn trò Di! Trò này quá lắm, không trừng phạt không xong. Thôi, cho ngồi xuống. Tội trò Tề lớn lắm đó, nghe chưa ?

Trong khi thằng Tề xanh mặt ngồi xuống ghế, thầy lấy bài thằng Di làm hộ nó ra coi, chốc chốc lại gật đầu ra vẻ vừa ý lắm. Bài khá dài mà thầy chịu khó đọc đi đọc lại đến hai ba lần ...

*

Anh em thằng Di, thằng Tề cùng xếp hàng vào lớp. Khi thầy giơ tay ra hiệu cho tất cả học trò ngồi xuống thì hai đứa dắt nhau lên bàn thầy.

Tề lễ phép trình :

- Thưa thầy, sáng nay anh Di con đến đây cho thầy dậy bảo.

Di khoanh tay, cúi đầu, chào :

- Lạy thầy ạ !

Thầy nhìn nó từ đầu đến gót, rồi hỏi bằng một giọng hiền từ :

- Anh Di đây hả? Được. Cho trò Tề về chỗ. Còn anh Di, đến giờ ra chơi, tôi sẽ hỏi tội anh. Bây giờ anh muốn ra ngoài sân đứng chờ hay ngồi trong lớp đợi tôi ?

- Thưa thầy, thầy cho con ngồi trong lớp ạ.

- Tốt ! Vậy xuống dưới bàn chót kia ngồi chơi đi.

- Dạ.

Mấy hàng ghế chót tranh nhau dành một chỗ trống rộng rãi cho thằng Di. Chúng đều là bạn học với nhau ở lớp nhì, và đứa nào cũng thích được ngồi gần một bạn vừa giỏi giang vừa tử tế.

Giờ này là giờ toán làm ngay trong lớp. Thầy hay ra đề cho học trò tập tìm đáp số trong một thời gian kỷ lục.

Lệnh từ trên bàn thầy vang lên :

- Các trò gấp sách vở lại. Lấy giấy bút ra đi. Sẵn sàng chưa ? À, anh Di có muốn tham gia với các bạn cho vui không ? Có hả ? Có bút chưa ? Trò nào cho anh ấy một tờ giấy rời đi... Nào, nghe thầy đọc đầu đề...

Từ trên bục cao, thầy ngó xuống dặn :

- Trò nào làm xong trước cứ việc đem bài lên đây nghe.

Thầy mở sổ ghi chép, chốc chốc lại ngửng đầu lên coi có trò nào đã giải xong bài. Chưa, đứa nào cũng đang hí hoáy cộng cộng trừ trừ. Một vài đứa ngẩn ngơ, ngước mắt lên trần, cắn bút.

Nghển đầu nhìn xuống bàn chót, thầy ngạc nhiên thấy thằng Di ngồi không, mắt ngó lên bàn thằng Lễ, thằng Cang, chờ đợi.

Thầy nghiêm giọng hỏi :

- Anh Di, sao lại ngồi buông bút đó ?

- Thưa thầy, con đã làm xong rồi ạ.

- Đưa lên đây coi nào !

Mặt thầy tươi hẳn lên, nụ cười hiếm hoi hé nở trên đôi môi nghiêm khắc.

Giữ tờ giấy trên bàn, thầy truyền :

- Cho anh về chỗ.

Năm phút sau, thằng Cang, thằng Lễ mới đưa bài lên. Rồi từng tốp năm ba đứa nối tiếp nhau lên nộp bài.

Mười phút. Hết giờ. Gõ thước xuống bàn, thầy ra lệnh :

- Thôi, đặt cả bút xuống. Mới có phân nửa các trò giải trúng trong thời gian hạn định. Phần còn lại phải cố gắng thêm mới được... Trò Cang, lên bảng giải cho tất cả các bạn coi đi nào.

Đề thứ hai, thầy cố ý ra khó hơn đề thứ nhất. Và thầy yên trí ngồi làm việc trong mười phút không cần ngửng đầu lên.

Vừa gấp sổ lại, vừa đảo mắt nhìn khắp lớp, thầy ngạc nhiên bắt gặp tia mắt thằng Di đang hướng về phía thầy. Thầy hỏi :

- Ủa ! Anh Di tìm ra đáp số rồi sao ?

- Dạ.

- Xong rồi sao không nộp? Mang lên đây coi nào.

Năm phút nữa qua, vẫn chưa trò nào làm xong, Thầy cho ngừng bút,

- Bài toán này khó. Mới có một mình anh Di làm xong. Ác cái anh Di lại không phải là học trò lớp này !

Thầy đắn đo hỏi tiếp :

- Vậy các trò muốn thầy sửa bài cho, hay là ưng anh Di lên bảng làm bài giải ?

Chúng nó nhao nhao, không chút đố kỵ:

- Anh Di, anh Di!

- Thưa thầy, anh Di ạ!

Cả lớp, kể cả ông thầy, có vẻ quý thằng Di lắm. Thằng Tề vui mừng hơn cả anh nó. Buổi học sáng hôm nay dường như đã xóa sạch những vết lem nhem mà nó đã dại dột bôi vào mình suốt buổi sáng hôm qua.

Giờ ra chơi, thầy giữ thằng Di lại ở trong lớp đề thầy "hỏi tội" như lời thầy dọa.

- Di, con có phải là con ông Trương đức Bá không ?

- Thưa thầy, phải ạ.

- Bây giờ, ba con đâu ?

- Thưa thầy, ba con bỏ xứ đã được một năm rồi, con không biết ba con đi đâu.

- Hiện con ở với chú ruột là ông Trương đức Thúc ?

- Dạ, phải.

- Tại sao con không đi học nữa ?

- Thưa thầy, tại vì nhà neo người, thím con muốn có người tin cẩn ở nhà trông nhà, giúp đỡ những việc lặt vặt và luôn tiện kèm cho em Tề con học.

- Con làm thế nào kèm nó được trong khi chính con không đi học?

- Thưa thầy, mỗi ngày con xem vở của em con. Con học ké bài của em con trước khi con giảng lại bài cho nó.

- Ừ, con thông minh và có chí đấy. Nhưng không đi học thật uổng. Thầy có cách buộc chú thím con phải cho con đi học lại. Con nghĩ sao ?

- Thưa thầy, nếu con được đi học lại thì con mừng lắm. Nhưng con sợ làm buồn lòng chú thím con...

Sau khi nghe nó kể lại chuyện thằng Trí và lời lẽ của ông tỉnh trưởng, ông Thiết chép miệng nói:

- Kẹt cho con quá há ! Thôi, thầy có một giải pháp tạm này, ta cứ dùng đỡ một thời gian, rồi sẽ liệu sau ...

"Con vẫn cứ ở nhà, nhưng sẽ có nhiều thì giờ học hơn. Con vẫn kèm cho thằng Tề học. Con sẽ làm tất cả các bài tập và lại nhà thầy nộp cho thầy mỗi tuần một lần vào ngày chủ nhật. Sáng hay chiều cũng được. Thầy sẽ giảng thêm cho con ít giờ, và sẽ ra cho con những bài tập làm ngay tại chỗ. Có được không ?

Cảm động ứa nước mắt, nó cúi đầu thưa :

- Thầy thương con như vậy, con đội ơn thầy suốt đời. Nhưng con sợ thím con không bằng lòng,

ông Thiết gạt đi :

- Không lo. Thầy đã có cách...

Khi chuông reo báo hết giờ ra chơi, thầy vỗ vai thằng Di và bảo nó bằng một giọng thiết tha, thân mật :

- Ba con là bạn cũ của thầy. Thầy muốn làm sao cho con được đi học lại, và học đến nơi đến chốn...

"Bây giờ, hãy tạm như thế đã nhé. Sau này có điều gì khó khăn, con cứ lại cho thầy hay, thầy sẽ liệu giùm cho.



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh   Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeFri Jun 02, 2017 8:58 pm

Chương 03

MỘT TÊN Ở ĐỢ


Bà Thúc quả là một con người nhàn nhã. Bà chỉ có một việc là đánh bài. Công việc lớn nhỏ trong nhà đều giao cho vú già và chú Bộc.

Di có nhiệm vụ coi nhà, kèm cho Tề học và trông chừng bé Bình, em gái út của Tề, mới lên năm.

Các cụ thường nói, chẳng câu nào sai : "Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ". Bà Thúc đi chơi cho đã đời, tối về cứ việc tỉ tê hỏi chuyện bé Bình chắc biết ở nhà ai làm những gì, ai nói những gì, ai ngồi chơi, ai nô nghịch. Bà kiểm soát gián tiếp mọi người qua sự ngây thơ thật dễ thương của con nhỏ.

Hơn tất cả mọi người trong nhà, bé thương anh Di nhất, cũng như anh Di thương bé nhất.

Ngoài anh Di ra, đâu có ai cắt hình, đắp tượng cho em chơi, đâu có ai dắt em đi tha thẩn trong vườn kể chuyện đời xưa cho em nghe. Và nhất là đâu có ai cầm tay cho em viết, chỉ cho em học và nắn giọng cho em hát.

Chiều hôm ấy, ông Thúc bước ra khỏi cửa để đi làm thì vợ ông cũng phấn sáp qua loa rồi xách bóp đi nhập sòng như thường lệ.

Cũng nhự thường lệ, Di lo coi các tập vở của Tề, hướng dẫn cho Tề làm bài và chỉ cho bé Bình vừa chơi vừa học, không lý gì đến vú già và chú Bộc ở dưới bếp, giang sơn riêng biệt của họ.

Tiếng hàng quà rong rao ơi ới ngoài đường nghe thật hấp dẫn nhất là đối với trẻ con hễ học xong thì thấy ngót dạ. Thằng Tề và bé Bình đang muốn ăn một cái gì thì thấy chú Bộc từ nhà dưới bưng lên một dĩa lòng heo thật lớn, thật ngon.

- Ồ ! Cả ba đứa cùng reo lên, ngạc nhiên hết sức.

- Sao có mục đặc biệt thế này, chú Bộc? Di hỏi.

Bộc trả lời một cách trịnh trọng lạ thường:

- Hôm nay là ngày vui của tôi. Gọi là có đĩa lòng heo mời hai cậu và cô út ăn lấy thảo. Lòng vừa mới luộc xong ngon lắm.

Bé Bình hỏi lúc Bộc đã đi xuống bếp :

- Ngày vui của chú Bộc là ngày gì hả, anh Di?

- Anh đâu có biết. Hai đứa ăn đi, rồi anh xuống hỏi chú Bộc cho. Ờ, ờ,... anh cũng ăn chứ!

Từ ngày đến ở với chú thím, Di chưa từng thấy chú Bộc bỏ tiền ra mua quà bao giờ. Quả là một con người chí thú làm ăn. Vậy mà chú dám mua đĩa lòng lớn như vầy đãi mấy đứa! Đó là một biến cố, một biến cố quan trọng mà Di cần tìm hiểu.

Ăn vài miếng cho hai em vui lòng, Di tà tà đi xuống bếp thấy hai người đang đánh chén.

- Ái cha! Di reo lên. Vú già đỏ mặt rồi, vui quá ta!

Vú già vội cản :

- Ấy chết! Cậu đừng la lớn vậy, cô út nghe tiếng, tối mách bà, chúng tôi lại khổ... Tại cái chú Bộc này này, cứ ép tôi mãi. Mới nhấp có một tí đã thấy say say. Đắng đắng là!

- Hôm nay có cái gì vui mà chú Bộc yêu đời vậy chú? Di hỏi.

Bộc rượu đã ngà ngà đáp:

- Chả nói giấu gì cậu Hai, hôm nay là ngày vui nhất đời của tôi. Tôi phải ăn mừng. Như một người ốm mừng khỏi bệnh, một người tù mừng được trả tự do...

Ực một hơi hết nửa ly rượu, chú nói tiếp, giọng nhừa nhựa:

- Chả nói giấu gì cậu Hai, năm kia khi ông chủ làm việc ở Châu Đốc, tôi có làm giấy ở đợ hai năm cho ông bà, lấy trước một số tiền để lo việc gia đình. Tính đến hôm nay, tôi hầu hạ ông bà vừa được đúng hai năm chẵn chòi. Bắt đầu từ ngày mai, tôi có quyền xin thôi để về Châu Đốc làm ăn và trông nom cho mấy đứa con tôi. Vì thế mà tôi mừng đó, cậu Hai ạ.

- À ra thế ! Thật là điều đáng mừng. Tôi cũng mừng cho chú rất nhiều.

Có tiếng bé Bình gọi nheo nhéo :

- Anh Di lên chơi với bé đi!

- Ờ, anh lên đây.

Hai người giúp việc nhà đưa mắt nhìn theo Di hấp tấp bước lên nhà trên. Họ chép miệng cùng than :

- Tội cho thằng nhỏ dễ thương hết sức !

-Người đàn ông còn đơ đỡ, Bộc nói thêm, chứ mụ đàn bà, tôi thấy độc ác nhất hạng. Ngày mai, tôi nhất quyết xin thôi, không thèm ở lấy thêm một ngày nào nữa.

- Ờ, vú già nói, đó là việc ngày mai. Còn việc ngày hôm nay, lo làm cho xong đi kẻo bà ấy về nói nhai nhải không chịu được... Này thôi, đừng uống nữa, say rồi đấy. Khéo kẻo đổ vỡ cái gì lại ngửa cổ ra mà đền một gấp đôi!

- Tôi hơi say thật. Vú nhắc tôi mới nhớ. Còn phải lau lại nhà trên, tối nay có khách.

*

Lũ trẻ học xong kéo nhau ra vườn chơi, lấy chỗ cho chú Bộc lau nhà.

Ba đứa hát dứt một bài, bé Bình chưa quên được dư vị bữa quà đặc biệt, hỏi một câu thật bất ngờ :

- Gan ngon thiệt, phải không anh Tề ?

- Ừ, ngon, ăn đã quá.

- Gan ngon không, anh Di ? bé Bình hỏi.

- Hả ? Ngon, ngon...

Bỗng một tiếng xoảng vang lên, một tiếng đổ vỡ ghê rợn, cắt đứt câu chuyện bông lơn của lũ trẻ.

- Chết rồi!

Cả ba đứa cùng la hoảng, dắt tay nhau chạy lên nhà trên để chứng kiến một quang cảnh khủng khiếp.

Chú Bộc đứng chết sững bên cạnh cái chóe sứ cổ vỡ tan tành.

Mặt chú tái ngắt, cắt không còn hột máu, mặc dầu mới đây chú say rượu mặt đỏ bừng bừng.

Chú lắp bắp luôn miệng như người điên :

- Cái chóe ! Chết tôi rồi!... Cái chóe !...

Mắt chú cũng lạc thần như mắt một người mất trí, hay một người hấp hối.

Vú già ở dưới bếp lạch bạch chạy lên. Vú than như muốn khóc :

- Bà quý nhất cái chóe sứ này mà bà kêu là gia bảo. Khổ quá ! Tôi đã can uống in ít chứ mà chẳng chịu nghe. Bây giờ mới ra nông nỗi !

Bộc lùi lũi xuống nhà dưới, nằm phục xuống giường, khóc rưng rức, kể lễ như đàn bà :

- Tai họa đâu đưa đến bất thình lình. Tưởng không say mà hóa ra say. Tưởng đứng vững mà té xiêu té tó. Tưởng không tài nào vỡ được mà nó dám vỡ cái ình... Hu hu !... Khổ cho cái thân tôi biết là chừng nào !...

Vú già khuyên giải:

- Thôi đừng khóc nữa. Thử bàn xem có cách gì không nào. Chả biết bà ấy bắt đền bao nhiêu đây?

- Còn cách gì mà bàn được bây giờ ! Đồ gia bảo là đồ vô giá. Bà ấy muốn đánh giá bao nhiêu mà chả phải chịu. Cái điệu này chắc tôi phải làm mọi suốt đời trừ cũng chưa hết nợ!...

Nói đến đây, Bộc quá thất vọng, đâm liều :

- Sống mà phải ở đợ mãn đời thì sống làm gì cho thêm nhục. Chẳng thà chết phứt ngay bây giờ cho mát thân !

Di từ nãy đứng nghe hai người đối đáp, lên tiếng can ngăn :

- Chú Bộc đừng sợ ! Để tôi nói đỡ cho !

Nó gọi hai đứa em, dặn :

- Lát nữa, ba má về, hai đứa không được nói chú Bộc đánh vỡ đồ, nghe chưa?

Hai đứa cùng hỏi lại :

- Thế ba má hỏi, em phải nói sao?

- Thì bảo tại có con chuột định phá bộ sa-lông mới, anh đuổi đánh chẳng may trượt chân té nhào...

- Không được đâu ! Tất cả bốn người cùng la lên can. Không được đâu!

Di thuyết phục cả người lớn lẫn trẻ con :

- Sao lại không được ! Thím giận, thím đánh mấy cái là cùng. Không lẽ thím giết anh sao!... Thím tôi đánh mắng thế nào, tôi cũng chịu được. Rồi thím tôi cũng phải nguôi giận. Còn hơn là để cho chú Bộc phải ở đợ suốt đời, tội nghiệp !... Chú cứ yên tâm đi đừng sợ !

*

Bà Thúc chu lên như con heo bị chọc tiết:

- Nó giết tôi không bằng! Đồ gia bảo của tôi, nó cũng không từ ! Nó cố ý đập cho kỳ được mà ! ...

Vừa chu chéo, người đàn bà vừa thẳng cánh quất ngọn roi mày vào đầu, vào mình, vào chân tay thằng cháu.

Bạ đâu, bà quật đấy. Di rụt đầu thu mình chịu trận.

Nát chiếc roi mây, người đàn bà vớ lấy cái phất trần, đánh tới tấp không đếm xuể. Mỗi đòn giáng xuống, mụ lại rít lên và đèo thêm một lời nguyền rủa.

Tề và Bình sợ xanh mặt, không dám ho he trong khi hai người đầy tớ cuống lên như gà mắc đẻ.

Mãi chưa thấy ông chủ về!

Mãi không thấy hàng xóm chạy sang can !

A, phải rồi, họ không sang vì họ ghét cay ghét đắng cái thói hợm của kệch cỡm của mụ. Họa chăng chỉ có mỗi một mụ Đồng ở cuối xóm là hợp chuyện.

Mụ này từ đâu te te tái tái bước vào, chưa chi đã dài mồm ra mà chế thêm dầu vào lửa :

- Trời ơi ! Hoài của biết là bao nhiêu! Đồ cổ từ đời Khang Hy mà cũng đang tay đập vỡ thì còn trời đất nào nữa ! Thật là tai hại! Tai hại không để đâu cho hết!

Cơn giận của bà Thúc chưa dịu được chút nào lại được dịp bùng lên mãnh liệt. Bà giẫy đành đạch la hét như một mụ điên:

- Của ông bà cha mẹ tôi để lại cho tôi, chứ có phải của tổ tiên chúng nó đâu mà chúng nó không phá cho sướng tay ! Ối trời cao đất dầy ơi!... Ối thiên địa quỷ thần ơi!...

Mụ hàng xóm can khéo :

- Thôi, la hét mãi làm chi cho mệt xác. Đầu đuôi ra làm sao nào ?

- Còn đầu với đuôi gì nữa ! Thằng ông mãnh kia kìa! Nó ăn tàn phá hại của tôi. Không biết kiếp trước tôi mắc nợ mắc nần nhà nó bao nhiêu mà kiếp này tôi khổ thế !

- Thì việc đâu còn có đó. Rồi bắt ông ấy sắm đền cái khác mấy hồi!... Có điều, đồ xưa quý lắm, bạc vạn bây giờ cũng không mua nổi!...

Vốn được giáo dục từ nhỏ trong một bầu không khí kiểu cách, coi trọng cái vỏ hơn cái ruột, quý những món đồ trang trí vô tri hơn là tính mạng của người thân, bà Thúc được thể, lồng lên :

- Bà càng trông thấy thằng ranh con, bà càng lộn ruột ! Bà phải tống khứ thằng ôn vật này đi cho rảnh nợ !...

Nghiến răng, nghiến lợi, mụ lôi sềnh sệch thằng bé ra cửa, tống ra đường, rít lên :

- Mày có đường có nẻo thì xéo đi cho khuất mắt tao. Đừng có đứng đấy làm gan, tao điên lên tao chém cho một nhát chết tươi bây giờ. Đi đi, đi cho khỏi nhà tao, tao không chứa quân ăn hại ở nhà tao thêm một giờ một phút nào nữa. Đi đi...

Tề và Bình cũng chạy ra theo.

- Anh Di! Đừng đi! Ở lại với em, anh Di !

Bé Bình nắm tay anh nó ghì lại. Tề cũng rụt rè khuyên :

- Đừng đi, anh Di !

Điên tiết, bà Thúc giơ thẳng cánh táng cho thằng cháu một cái thật mạnh vào đầu và rít lên :

- Đi chết đâu thì đi đi cho bà rảnh nợ ! Đừng có đứng đó mà ăn vạ nữa. Đồ khốn kiếp! Sao mà nó giống cái thằng cha nó thế! ...

Rồi hai tay hai đứa, bà lôi tuột thằng Tề và con Bình vào trong nhà, đóng sập cửa lại.

Hàng phố đã lên đèn từ lâu. Vẫn chưa thấy chú nó về.

Thẫn thờ, Di cất bước, không biết mình phải đi đâu.

*

Di đi thui thủi một mình trên con đường vắng.

Đã lâu, cái tỉnh lỵ nhỏ bé này đối với nó chỉ có mỗi một con đường quen thuộc là con đường dẫn đến nhà thầy giáo Thiết.

Như một con ngựa mất chủ tự động trở về tàu, nó thất thểu đến nhà thầy lúc nào nó cũng không hay.

Bé Tiên Hương, con gái út ông bà giáo, đang đứng chơi ở cửa trông thấy, kêu lên thảng thốt:

- Ơ ! Anh Di này, ba ơi! Làm sao thâm tím cả mặt mũi thế kia !

Ông giáo đang bận ngồi tiếp khách. Bà giáo nghe tiếng vội chạy ra nắm tay nó, dắt vào nhà. Bà nói :

- Vào đây con. Vào đây với thầy con.

Ông giáo đứng dậy, vuốt ve nó, ôn tồn hỏi:

- Ở nhà có chuyện lộn xộn phải không?

Nó gật đầu, ứa nước mắt.

Sau khi nghe nó kể rõ đầu đuôi câu chuyện, ông giáo kết luận :

- Ở đời, trong cái rủi, thường có cái may. Con phải bỏ nhà đi là một điều đáng buồn. Nhưng đây cũng là một dịp cho con thoát cũi sổ lồng. Là vì nếu con cứ nấn ná mãi ở đó thì làm sao con tiếp tục ăn học được cho nên người ?

"Bây giờ thầy tính cho con thế này nhé.

"Thầy gửi con lên Saigon, ở nhà một người bạn thân của thầy đang làm hiệu trưởng một trường trung tiểu học tư nho nhỏ ở Đô thành.

"Con sẽ ăn học ở trường. Bù lại, trong những giờ nhàn rỗi, con sẽ làm việc giúp nhà trường. Bạn thầy sẽ tùy sức, tùy tài của con mà dùng con. Nói một cách khác, con sẽ sống nhờ vào mồ hôi nước mắt của con chứ con không phải là một gánh nặng của ai hết.

"Bạn của thầy sẽ vì thầy mà lo cho con được học đến nơi đến chốn. Cho đến ngày con gặp lại được ba con. Con nghĩ sao?

Câu nói sau cùng của vị thầy khả kính như một ngọn roi quất vào một con ngựa hay nhưng mỏi mệt khiến cho nó phải lồng lên mà phi cho tới đích.

Một nụ cười nở trên khuôn mặt sưng húp híp như một đóa hoa nở trên bãi sa mạc khô cằn. Nghĩ đến người cha thân yêu, Di thấy lòng tràn trề can đảm và hy vọng. Nó vui vẻ đáp:

- Thưa thầy, thầy lo cho con như vậy, con đội ơn thầy suốt đời.

Ông Thiết vui vẻ giới thiệu với ông bạn đang ngồi đối ẩm:

- Đây là thằng Di, con anh Bá tôi vừa nói chuyện với anh. Thôi, trăm sự nhờ anh đó. Anh làm sao thì làm miễn là sau này khi gặp lại anh Bá, anh em mình không phải hổ thẹn với người bạn cũ.

Ông vỗ vai thằng Di bảo:

- Ông hiệu trưởng thầy vừa nói ngồi trước mặt thầy đây này. Ông cũng là bạn của ba con đó.

Nó cúi đầu chào, lòng mừng khấp khởi.

Bà giáo đon đả mời :

- Hai ông cạn ly rồi sơi cơm. Di xuống nhà rửa mặt đi, rồi lên đây ăn cơm với thầy đi con.

*

Sáng hôm sau, khoảng mười một giờ, có một người đàn ông quần áo xuềnh xoàng, dáng điệu cục mịch, tìm đến nhà thầy giáo Thiết.

Ông giáo đi dậy chưa về. Các con đi học vắng, chỉ có một mình bà giáo ở nhà.

- Chú kiếm ai đó, chú ? Bà giáo ngạc nhiên hỏi.

- Thưa bà, bà cho con hỏi thăm. Đây có phải là nhà ông giáo Thiết không ạ ?

- Phải, nhà ông giáo Thiết ờ đây. Mà chú là ai ? Hỏi ổng có việc chi vậy ?

- Thưa bà, con là thằng Bộc ở nhà ông Trưởng ty Thúc. Con muốn gặp cậu Di, cháu ông Thúc

- Ủa ! Nhà tôi có họ hàng chi với ông Thúc đâu, sao chú lại nhè nhà tôi mà kiếm cháu ổng ?

- Thưa bà, cậu Di thường than thở rằng trên đời bây giờ chỉ có mỗi một mình thầy giáo Thiết là thật tình thương cậu ấy mà thôi. Cho nên con đành liều đến đây tìm cậu. Vả lại, ngoài chỗ này ra, con cũng chả biết đi đâu nữa.

- Thế hả ?... Bây giờ ông bà Thúc đã nghĩ lại, thương cậu ấy và muốn kêu cậu ấy về chứ gì ?

- Thưa bà, không phải thế đâu ạ. Chỉ có ông ấy thương thôi. Sáng hôm nay, ông ấy đi tìm khắp nơi mà không thấy. Còn con, con đã xin thôi không ở cho ông bà ấy nữa rồi.

Bá giáo ngạc nhiên hỏi :

- Ủa ! Vậy chú còn kiếm cậu Di làm chi nữa ?

Bộc vừa quệt nước mắt vừa đáp :

- Cậu Di nhân đức đã nhận tội giùm con, thành thử bị một trận đòn đau quá mạng. Con mang ơn cậu ấy mãn đời. Bây giờ con không thèm về Châu Đốc nữa. Con phải đi kiếm cậu ấy cho ra để con hầu hạ cậu ấy cho đến ngày... cậu ấy có vợ con...

Ái ngại cho người đầy tớ trung thành, bà chủ nhà khen :

- Chú nghĩ vậy cũng phải. Nhưng cậu Di có ở đâu đây mà kiếm !

Thấy Bộc cứ nấn ná không đi, bà thương tình nói tiếp :

- Chú Bộc ngồi chơi đó đi. Nhà tôi cũng sắp về tới nơi rồi. Có chi, nhờ ông ấy định liệu giùm cho.

- Dạ, dạ, bà để mặc con.

Bộc để khăn gói vào một xó nhà, bước ra cửa, đi lững thững trên lề đường như để đón chủ nhân mà chú chưa từng biết mặt.

Ồng giáo về nhà lúc nào Bộc không hay. Nghe vợ kể chuyện lại, ông khen y khá thông minh và có nghĩa nữa.

Trưa hôm ấy, đãi Bộc cơm nước xong xuôi, ông bảo :

- Chú Bộc suy nghĩ cho chín đi rồi hãy cho tôi biết quyết định. Theo tôi tưởng, có lẽ gia đình chú ở Châu Đốc cần chú hơn là thằng Di cần chú ở Saigon.

Bộc thành thực đáp :

- Thưa ông giáo, cậu Di đi Saigon chắc đã có nơi nương tựa chắc chắn. Con đi theo có khi chỉ làm bận chân của cậu thôi chứ không giúp ích được gì. Con biết vậy, nhưng trong bụng con cứ không nỡ để cho cậu không có người hầu hạ. Vì ý con muốn hầu hạ cậu một thời gian để báo đáp cái ơn cậu đã cứu vớt con...

Ông giáo gật đầu, hỏi sau một phút trầm ngâm :

- Chú biết đọc, biết viết không ?

- Thưa, con biết chút đỉnh.

- Tới Saigon, chú định làm nghề gì sinh sống ?

- Dạ, con cũng chưa tính nữa.

- Liệu làm gác dan được không ?

- Dạ, con có sức, lại quen thức khuya dậy sớm. Làm gác dan, chắc con làm được.

- Ừ, ông giáo nói, tôi cũng nghĩ vậy. Để tôi viết cho chú một bức thư giới thiệu, may ra ông bạn tôi dành cho chú một chân gác dan ở trường học của ông ta. Ở đấy, chú có thể gặp cậu Di.

- Vâng, trăm sự con nhờ ông dậy bảo.

Trước khi Bộc xách khăn gói ra bến xe, ông giáo còn căn dặn :

- Chú Bộc nhớ kỹ không được tiết lộ với bất cứ ai chỗ ở của cậu Di. Tôi sợ ông bà Thúc tìm nó về thì kẹt cho thằng bé lắm đó.

- Dạ, dạ, con hiểu. Con sẽ không làm hỏng chuyên của cậu con đâu.

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh   Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeFri Jun 02, 2017 8:58 pm

Chương 04

MỘT NGƯỜI EM


Từ ngày ăn nên làm ra, ông Thúc gạt không hết bạn. Bạn ăn chơi, bạn thù tạc, bạn "áp phe". Tất cả vồn vã quanh ông như những con "ruồi cánh gấm" lượn quanh một trái cây ủng nát.

Bởi vậy, chiều nào cũng như chiều nào, tan sở ra ông còn bận những chuyện xã giao ở trà đình tửu quán, tám chín giờ khuya mới dứt ra được mà về.

Bữa nào về đến nhà cũng say khướt.

Đêm nay về tới cửa thấy người ta xúm đông xúm đỏ, lại tưởng mình say rượu lầm nhà nếu không nghe thấy tiếng người vợ hiền nói léo nhéo.

- Ủa! Ông giật mình, tỉnh rượu được một phần, tự hỏi. Làm sao tan hoang thế này ?

Thấy mặt ông, người đàn bà bù lu bù loa :

- Thằng cháu trời vật của ông phá đấy ! Đã mát lòng mát dạ chưa?

Người đàn ông quát :

- Nó đâu rồi ? Di, ra đây tao bảo !

- Tôi đã tống cổ nó đi rồi. Tống đi cho khuất mắt, chứ láng cháng đứng đó trêu gan tôi, tôi dám chém cho mất mạng !

- Trời ơi !... Thằng Tề, con Bình đâu ?

Hai đứa riu ríu thưa sợ sệt:

- Dạ, ba đã về, con đây.

- Anh Di đâu ?

Bình khóc thúc thít đáp :

- Má con đánh đuổi anh con đi đâu mất tiêu rồi.

Ông Thúc bỗng tỉnh hẳn, hơi men bốc đi hết. Ông quát:

- Thằng Di nó tội tình gì mà bà nỡ đuổi nó đi ?

Quen thối lăng loàn, người vợ la lớn gấp đôi:

- Cái choé Khang Hy ông cha tôi để lại, nó đập vỡ tan tành kia kìa, ông chưa thấy sao ? Quân ăn tàn phá hại ấy còn chứa làm gì mà không tống khứ đi cho rảnh nợ !

Trước khi để cho cơn giận bùng nổ dữ dội, người đàn ông thường kiên nhẫn đến tột cùng, ông Thúc cố ôn tồn hỏi:

- Rồi bà đã cho đứa nào đi kiếm nó về chưa ? Vú già, chú Bộc, thằng Tề có thấy nó đâu không ?

Người đàn bà u mê càng được thể trả lời đỏng đảnh :

- Úi chà ! Đã tống được của nợ đi là phước bẩy mươi đời rồi, hơi sức đâu còn cho người đi rước cái đồ trời ơi đất hỡi về nữa ! Bộ phá thế không đủ hay sao mà còn muốn rước về để cho nó phá nốt cho nó tàn gia bại sản à ? Cái thứ ấy chết đâu chết phứt đi cho rồi. Sống chỉ tốn cơm trời nước giếng!...

Mụ nói chưa dứt, ông Thúc bỗng đứng phắt lên như vừa ngồi phải một đống kim, đôi mắt toé lửa nhìn thẳng vào mặt vợ, gằn giọng hỏi :

- Có phải bà coi mấy cái đồ nhơ bẩn này quý hơn sinh mạng của cháu tôi không ?

Để chấm câu, ông thẳng cánh tát vợ một cái nẩy đom đóm mắt.

Người vợ kinh ngạc trước phản ứng mãnh liệt của người chồng. Mụ run sợ nhìn cặp mắt xưa nay chua từng long lên sòng sọc như vậy bao giờ.

Ông chồng nói như quát, hàng xóm nghe rõ mồn một:

- Bà bảo nó ăn tàn phá hại của bà hả ? Bà muốn cho nó chết phứt di cho rảnh hả ? Cái tình của ba nó đối với tôi như thế nào, bà không biết cũng được đi. Nhưng cách đây mới có một năm, ba nó căn dặn thế nào, chắc bà còn nhớ chứ! Số tiền ba nó để lại đủ nuôi nó trong mười năm, bà cũng còn nhớ chứ! Hừ! Không nhớ sao được khi bà biết đem tiền ấy sinh lời! Cháu tôi đâu có ăn nhờ của bà, đâu có ăn mất phần của các con bà mà bà đau xót thế! Bà còn tham công tiếc việc đến cái mức không cho nó đi học nữa. Tôi càng nhu nhược thì bà càng quá quắt. Bây giờ bà còn coi mấy cái đồ dơ dáy kia hơn là đời sống của cháu tôi nữa là làm sao ? Đồ vỡ còn mua sắm lại được, chứ con người mất đi thì kiếm đâu ra? Nữa rồi ba nó về không thấy nó, liệu còn mặt mũi nào sống ở đời nữa không, hả đồ lăng loàn, đồ khốn nạn ?

Mỗi lời nói được chấm câu bằng một món đồ liệng mạnh vào tường, xuống đất, vỡ loảng xoảng.

- Tao đập hết! Ông thét. Tao đập hết! Đã tiếc cho mày tiếc nhân thể! Nào còn đồ gia bảo nào đưa ra đây nốt, tao đập cho coi!

Bất ngờ, hành động quvết liệt của người chồng lại là linh dược trị được thói lăng loàn của người vợ.

Mụ van vỉ:

- Thôi, mình bớt nóng, em biết tội rồi, mình tha thứ cho em.

"Bây giờ, mình chịu khó ra Ty Cảnh sát nhờ anh Trưởng ty cho người lùng mấy cái công viên hay nhà lồng chợ, thế nào cũng thấy. Nếu không thì sáng mai, thế nào cũng gặp nó quanh quẩn ở bến xe.

*

Đến đúng giờ giới nghiêm, ông Thúc mới thất thểu trở về nhà, mặt mũi phờ phạc.

Đã xơi một cái tát đến giờ tưởng như còn nóng bỏng, người vợ e phải xơi một cái thứ hai nên chỉ nhìn chồng bằng đôi mắt sợ sệt mà không dám lên tiếng hỏi.

Trái với lệ thường, bé Bình và anh nó còn thức. Nó đánh bạo lại gần hỏi:

- Ba không thấy anh Di, hả ba ?

Ông lắc đầu, uể oải.

- Không. Không thấy.

- Ba đi tìm ở những đâu?

- Ba nhờ xe cảnh sát chở đi cùng khắp tỉnh mà chẳng thấy anh con đâu.

Ông vuốt ve tóc con, thở dài :

- Anh con không có một xu dính túi, chắc đêm nay vừa đói, vừa lạnh. Khổ quá !

Rồi không biết nghĩ sao, ông bỗng nổi điên, vớ ngay tách nước trà để trên bàn vừa tầm tay, ném xuống đất vỡ tan tành, và nói như rên rỉ :

- Mẹ con là một con ác phụ ! ... Con người mặt mày sáng láng như vậy mà tâm địa chẳng ra gì!

Và ông bưng mặt khóc rưng rức như một người điên.

Hai đứa trẻ cũng khóc theo.

Ở dưới bếp, hai người đầy tớ vừa quệt nước mắt vừa thầm thì bàn định với nhau những gì không ai nghe rõ.

*

Trái với thói quen, ông Thúc trỗi dậy từ lúc trời mới tờ mờ sáng. Đánh răng, rửa mặt qua loa, ông mặc áo ra đi.

Tới bến xe, may quá, chưa có chiếc nào khởi hành. Như một cảnh sát viên tận tâm nhất, ông chạy đi chạy lại, hết ngó vào trong xe này lại chăm chú vào các hàng ghế trên xe khác. Từ các khách bộ hành đến những chiếc xe xích lô đều được ông để mắt tới.

Nể tình, ông Trưởng ty cảnh sát cũng tới giúp đỡ ông một tay. Thấy chiếc xe díp của xếp đỗ ờ đầu đường, các cảnh sát viên làm việc hăng hái hơn, lễ độ hơn và cũng hữu hiệu hơn.

Một dẫy xe đò, chiếc nào cũng đầy dần, đầy dần. Và xe nào sắp chạy, ông cũng leo lên, đi từ hàng ghế chót lên đến chỗ ngồi của tài xế, tìm người kỹ như kiếm một vật gì nhỏ bé.

Cứ như vậy cho đến khi ánh nắng chói chan chẩy chan hòa trên mặt bến xe đò vắng ngắt.

Ông Thúc buồn bã ra về dưới con mắt ngạc nhiên của những người sinh sống quanh quẩn ở khu vực này.

Đến nhà, ông chán nản nằm vật xuống giường, mặc kệ vợ và người đầy tớ trai đang nói léo nhéo ngoài sân. Vú già thấy vậy cũng chỉ lắc đầu nhìn, không dám lên tiếng hỏi.

Thấy chồng về, bà Thúc chạy lên nhà trên phân trần :

- Chú Bộc nhất định xin thôi đây này, mình. Tôi đã năn nỉ muốn gẫy lưỡi mà chú ấy cứ khăng khăng không chịu ở thêm lấy một ngày. Mình ngồi dậy giải quyết giùm em vụ này đi.

Ông chủ nhà trả lời lừng khừng :

- Thì có cái gì mà phải giải quyết với không giải quyết. Cứ mở tờ giấy cam đoan của chú ấy ra mà coi. Chưa hết hạn thì bắt chú ấy ở. Hết hạn rồi thì tháo cũi sổ lồng cho chú ấy ra. Có thế thôi !...

Trước đây một ngày mà ông dám nói với bà cái giọng ấy chắc đã ầm ĩ cửa nhà, điếc tai hàng xóm và kết cuộc bao giờ ông cũng chịu thua.

Nhưng hôm nay bà phải ngậm bồ hòn làm ngọt, lờ đi như không nghe thấy.

Bà cố nhẫn nại cho được việc :

- Ai chả biết vậy ! Chú ấy mãn hạn ngày hôm qua. Nhưng phải để thì giờ cho tôi kiếm người thay thế chứ. Nói thôi là thôi ngay sao được !

- Trước bà có mặc cả như vậy không ? Điều khoản ấy có ghi vào giấy cam đoan không ?

- Không.

- Không thì thôi. Ai bảo trước khi hết hạn bà không hỏi chú ấy xem sao. Đừng xử ép người ta, tội nghiệp !

Cơn tam bành bấy lâu cố nén xuống bỗng bùng lên. Giọng ngọt ngào của bà chủ vội nhường chỗ cho những lời riết róng, hàm hồ :

- Này tôi bảo cho mà biết, đừng có giở trò ma mọi ra với tôi, không xong đâu. Tôi là chủ hay mấy người là chủ, mà nay hô ở là ở, mai hô đi là đi ? Hai năm nay, đánh vỡ của tôi bao nhiêu bát đĩa, có nhớ không? Toàn là đồ sứ Giang Tây cả đấy. Phải đền cho tôi chứ ! Không có tiền thì phải ở trừ cho hết mới đi được.

Người đầy tớ đứng ngẩn người trong khi ông chủ ngồi nhổm dậy cười gằn :

- Phải rồi, bà liệu tính gộp cả mấy cái đồ gia bảo của bà mới vỡ hôm qua nữa vào. Chú ấy có mọc thêm mấy cái mồm cũng không cãi nổi và chắc ở đợ đến vài ba kiếp sau cũng chưa hết nợ.

Hết kiên nhẫn, bà Thúc phản công :

- Này ông đừng giở cái giọng ấy ra với tôi. Tôi không nhịn đâu.

Ông Thúc đứng phắt dậy, hai mắt chiếu thẳng vào mặt vợ :

- Bà không nhịn thì bà la lớn nữa lên, khó gì...

Bà Thúc vội lùi, hoảng sợ.

Ông Thúc hất hàm bảo chú Bộc vẫn đứng xớ rớ ở một xó nhà :

- Nếu bà ấy còn kiếm chuyện không cho chú ra, tôi cho phép chú tới Ty Cảnh Sát mà kêu với ông Trưởng Ty. Ông ấy sẽ xử giùm cho.

*

Từ bữa xẩy ra vụ thằng Di đi biệt tích, ít khi vợ chồng ông Thúc dàn mặt nhau.

Những đêm không đi chơi, ông thường tỉ tê kể chuyện đời xưa cho hai đứa con nghe. Ông có vẻ thương yêu chúng hơn trước.

- Ngày xưa, khi tao bằng trạc tuổi chúng bay bây giờ thì ông bà nội chúng bay mất. Cũng may, bác ruột chúng bay – bác Hai Bá đó – lúc bấy giờ đã trưởng thành và đã làm ra tiền, cả nhà chỉ có hai anh em. Bác Hai thương tao hết sức. Bác hy sinh đủ thứ để nuôi cho tao ăn học bằng người. Bác cũng không chịu lấy vợ vì sợ cảnh chị dâu ghét bỏ em chồng. Bác đợi mãi cho đến khi tao ra trường, có công ăn việc làm đàng hoàng, mới chịu lấy vợ. Cùng năm ấy, bác cũng chiều ý tao, gây dựng cho tao thành lập gia đình với người mà tao đã kén chọn lấy. Năm sau, thằng Di và thằng Tề cùng ra đời, đứa đầu năm, đứa cuối năm... Chúng bay có biết vì sao lại đặt tên cho hai đứa là thằng Di, thằng Tề không ?

- Thưa ba, Tề đáp, chắc là bác Hai và ba khoái truyện hai anh em ông Bá Di, Thúc Tề?

- Đúng rồi, hai anh em ông ấy được sử sách liệt vào bực đại hiền. Họ thương yêu nhau suốt đời, phú quý có nhau, và hoạn nạn cũng có nhau. Ba muốn chúng bay cũng thương yêu nhau như vậy.

- Nhưng rồi bác Hai ở đâu mà con không thấy hả ba? bé Bình hỏi.

- Ờ, con còn nhỏ nên con không biết. Bác Hai góa vợ sớm khi thằng Di còn bé tí xíu. Bác chán nản không thiết hoạt động gì nữa. Công cuộc kinh doanh của bác thất bại, phải bán dần bán mòn tất cả những gì bác đã tạo được. Sau rốt bác đã quyết định rời bỏ xứ sở một thời gian dài để quên đi nỗi buồn to lớn của bác.

"Trước khi đi, bác thu xếp đưa cho ba và má chúng bay một số tiền lớn để sinh lợi mà nuôi giùm thằng Di cho bác.

"Ba má hứa trông nom thằng Di tử tế.

"Anh Di của chúng mày cũng ngoan hết sức. Ấy vậy mà không hiểu tao u mê ám chướng tới mức nào để đến nỗi đồng ý cho thằng Di nghỉ học ở nhà lo ba cái việc lặt vặt khốn nạn !

Ngưng một lúc lâu, ông thở dài lẩm nhẩm như một người độc thoại:

- Chẳng qua là vì mình quá nhu nhược trong khi vợ mình là một hạng đàn bà đài các rởm, tham lam bần tiện. Việc lớn, việc nhỏ gì, mình cũng nhượng bộ hết, không dám to tiếng sợ hàng xóm láng giềng người ta chê cười. Vô phúc mình vớ phải con vợ không biết điều, hễ được đàng chân là lân ngay đàng đầu. Ngữ ấy chỉ ưa nặng. Giá mình phản ứng mạnh ngay từ khi mụ mới ló mòi thì mụ đã sợ mình một phép ! Y như hôm mụ xơi một cái tát xiếc ! Không dám hó hé nói càn nói rỡ thêm một tiếng !...

Như người sực tỉnh, ông tiếp tục than thở với hai con :

- Ba hối hận đã đối đãi với anh Di chúng bay quá tệ. Biết đâu mà tìm nó bây giờ ! Đã đành là thằng ấy nó tinh khôn chẳng đến nỗi chết đói đâu, nhưng một ngày kia bác Hai trở về hỏi đến nó, ba biết ăn nói làm sao đây ? Thật ba khổ tâm hết sức !

Thằng Tề thủ thỉ hỏi :

- Bác Hai có hẹn bao giờ trở về không, ba?

- Tao còn nhớ hôm bác đi là ngày 31 tháng 8. Bác hẹn bác đi lâu lắm là mười năm. Nếu còn sống, thế nào bác cũng về gầy dựng cho thằng Di. Đến bây giờ mới có hơn một năm mà hai biến cố đã dồn dập : thằng Di phải nghỉ học, rồi thằng Di đi biệt tích !

Hôm nào kết thúc câu chuyện, ông Thúc cũng dặn các con :

- Nếu một ngày kia trời thương cho anh em chúng mày gặp được Di thì nhớ phải thương quý anh như một người anh ruột. Anh em con chú con bác cũng thân như anh em ruột vậy.



Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh   Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeFri Jun 02, 2017 8:59 pm

Chương 05

HAI ANH EM


Buổi chiều, đường Lê Lai trở thành một cơ sở phát hành báo chí lộ thiên vĩ đại.

Trên lề đường, dưới mặt lộ, tràn ngập những tờ báo được trải rộng ra trước khi được gấp lại mỗi tờ theo một lối riêng.

Người lớn, trẻ con, đàn ông, đàn bà làm việc như máy.

Công việc của họ đáng lẽ phải là công việc của máy móc, công việc của nhà in.

Biết vậy, họ vẫn không một lời ta thán, luôn tay gấp đôi tờ giấy rộng, gạt cho thành nếp bằng một chiếc thẻ tre dài, rồi gấp lại một lần nữa theo chiều dọc hay chiều ngang tùy ý thích của chủ nhân tờ báo.

Chiều hôm nay, vì một biến cố gì đây, báo ra trễ. Mọi người, kẻ ăn quà, kẻ hút thuốc, nói chuyện khào.

Đứng tách riêng ra một chỗ thủ thỉ với nhau là một cậu trai trạc 17, 18 tuổi và một cô gái mới độ 13 tuổi, cả hai hãy còn dáng điệu học trò.

Cả hai đều có khuôn mặt trái soan, mắt sáng, miệng tươi, nhưng nước da sạm nắng. Áo quần cũ kỹ, họ có vẻ nghèo hơn tất cả những người cùng nghề nhưng đã thành thạo từ lâu. Nếu không để ý đến mái tóc chải gọn gàng và mười đầu móng tay sạch sẽ, đố ai có thể ngờ được rằng những thanh thiếu niên lam lũ ấy vẫn chưa rời khỏi ghế nhà trường.

- Út à ! Cậu trai hỏi. Tao đố mày những lúc anh em mình làm việc thế này, tao nghĩ đến ai nhiều nhất ?

- Em còn lạ! cô gái đáp. Anh nghĩ đến anh Di.

- Ủa I Sao mày đoán hay vậy ?

- Tại vì em cũng nghĩ đến anh ấy. Mình làm việc vui ghê. Nếu có anh Di, vừa làm việc vừa nói tía lia, còn vui biết bao nhiêu.

Mặt đứa con trai thoáng tươi được một giây lại tối sầm ngay lại. Nó nói:

- Đã lâu ớn rồi, sáu bẩy năm nay anh em mình đã ở qua mấy tỉnh, nay về đến tận đô thành mà cũng chẳng thấy anh đâu. Không biết anh còn sống hay đã chết ?

- Ảnh khỏe vậy, làm sao chết được? Ảnh cũng giỏi nữa.

- Ờ há ! Anh Di giỏi thiệt đó. Cứ xem ngày trước ảnh ở nhà mà làm toán, làm luận ăn đứt tất cả những thằng đầu lớp thì đủ biết. Nếu bây giờ ảnh cũng phải làm cái công việc đi đưa báo như anh em mình thì thật là hoài của.

- Em vái trời cho anh ấy được sung sướng hơn anh em mình.

Mấy chiếc xe hơi nối đuôi nhau sịch tới. Mọi người reo vui:

- A a, báo tới, báo tới!

Ai nấy xúm xít, làm việc rào rào như một đàn ong.

Thoáng một cái, những tờ báo có tôn chỉ khác nhau và nói lên những nguyện vọng cũng khác nhau đều ngoan ngoãn nằm im lìm kế bên nhau trong những chiếc cặp vắt ngửa ở đàng trước, ở đàng sau những chiếc xe gắn máy.

Họ phóng đi veo veo, mỗi người một ngả. Lơ thơ còn lại mấy người chậm chạp đang lúng túng với những chiếc xe đạp cũ kỹ.

Hai anh em sửa soạn vừa xong. Cậu trai chưa kịp nhẩy lên yên bỗng giật mình thấy có một người to lớn từ đâu tới ôm chặt lấy hai vai và cất tiếng ồm ồm :

- Trời đất quỷ thần ơi! Ai như là cậu Tề ! Đúng cậu Tề đây mà !

Y buông tay, ngó sang bên, reo :

- Cả cô Út nữa ! Trời ơi! Cô út! Gặp cô, tôi mừng quá. Cô cậu còn nhớ tôi không ?

Cả hai cùng nhíu mày, rồi cùng đồng thanh đáp :

- Nhớ ra rồi. Chú Bộc phải không ?

- Phải rồi, chú Bộc đây.

Tề cười tươi, khen:

- Hèn lâu không gập, bây giờ chú Bộc mập và trắng ra đó. Nếu chú không gọi, chúng cháu không nhận ra được chú đâu.

Bình hỏi:

- Chú Bộc làm gì ở đây? Cháu tưởng ngày ấy chú về Châu Đốc rồi chứ ?

- Chuyện dài lắm, cô cậu ơi! Gặp cô cậu, tôi mừng lắm, muốn nói chuyện thật nhiều.

- Nhưng bây giờ chúng cháu phải đi bỏ báo cho kịp giờ, kẻo người ta mong, Tề nói.

- Đến mấy giờ mới xong hả cậu?

- Bữa nay, báo ra trễ, dám đến sáu rưỡi, bẩy giờ bỏ mới hết.

- Thế bẩy giờ tôi có thể gặp cô cậu ở đâu cho tiện nào?

- Chắc không được đâu, chú Bộc. Bẩy giờ chúng cháu phải về nhà ngay kẻo ba má trông.

- Rầy nhỉ? Bộc suy nghĩ rồi tiếp. Lâu lắm tôi mới gặp lại được cô cậu, nhớ muốn chết! Chưa nói chuyện được tiếng nào. Không lẽ ...

- Thôi được, Tề cắt lời. Nếu chú muốn gặp thì mười hai giờ trưa mai, chú đón ở trước cửa trường Kiến Thiết, đường Phan Đình Phùng. Hai đứa chúng cháu đều học ở đấy.

Bộc hớn hở đáp :

- Vâng. Thế thì hay quá. Trưa mai, tôi tới đón cô cậu, rồi cô cậu dẫn tôi về nhà chào ông bà nhé.

- Được rồi. Chú về nhé. Chúng cháu đi đây. Hôm nay muộn quá !

Hai anh em trước khi đạp xe đi hai ngả còn nói với thêm một câu với nhau :

- Anh Hai à! Gặp chú Bộc, mình quên không hỏi thăm chú ấy có gặp anh Di ở đâu không.

- Bất tất phải hỏi cũng biết là chú ấy không gặp. Nếu có, chú ấy đã khoe ngay.

- Ờ há!

Bẩy giờ tối, hai anh em hấp tấp về nhà. Dựng xe vào một xó, mỗi người lại một công một việc lo bữa cơm tối đỡ cho mẹ chúng đi bán chưa về.

Ông Thúc tuổi mới bốn mươi ngoài, nằm bẹp bên cạnh bàn đèn thuốc phiện, hom hem hơn ông lão sáu mươi.

Những lúc nhà vắng hoe, vợ đi chợ, con đi học, ông nằm một mình suy gẫm đến cái giá ông phải trả cho những năm ông hái ra tiền, và cái giá ông được hưởng đối với những ngày lao đao lận đận.

Thằng Di rời khỏi nhà được mấy ngày thì ông đầu tỉnh nổi tiếng thanh liêm cũng đi khỏi tỉnh.

Chiếc xe tham nhũng mất bộ thắng tốt cứ lao đi, không kể sống chết. Tiền vô như nước giúp cho ông nguôi ngoai được những nỗi buồn riêng. Nhưng một khi đồng tiền kiếm được một cách quá dễ dàng, người ta không thể không ăn chơi cho phỉ chí. Người đàn ông cần men rượu và khói thuốc để làm ngơ với tiếng nói của lương tâm, cũng như người đàn bà phải có cây bài lá bạc mới chôn lấp hết những thì giờ trống rỗng.

Phong trào bài trừ tham nhũng nổi lên đúng lúc ông Thúc quỵ hẳn trước quyền phép của ả Phù Dung. Ông Trưởng ty hào hoa phong nhã đã một sớm một chiều trở thành một tên ghiền thực thụ.

Bà Trưởng ty cũng bệ rạc không kém. Người ta cờ bạc còn có canh đỏ canh đen, sao bà gỡ ra chẳng được, cứ một mực gỡ vào !

Tiền bạc cứ thế cạn dần, cạn dần...

Cả một tập đoàn tham nhũng bị điều tra.

Không có thì giờ tiêu hóa thong thả số tiền phi nghĩa còn giữ lại được ít nhiều, ông Trưởng ty mất chức đành ói hết ra để chạy tội.

Cái vòng lẩn quẩn "tham nhũng đang xuống nuôi tham nhũng mới lên" quay thật lẹ.

Cuộc điều tra kết thúc, vị Trưởng ty ở đồng bằng được đổi lên miền núi làm một công chức quèn để có thì giờ suy tư đến lẽ thịnh suy của con người và của đất nước.

Hại thay, ở đây ông lại có đủ cả ba điều kiện về thiên thời, địa lợi và nhân hòa để đi sâu vào con đường nghiện ngập.

Căn bệnh sẽ không còn thuốc chửa nếu ông không dứt khoát xin thôi việc để về thủ đô liệu kế làm ăn.

Nhưng ở chốn phồn hoa đô hội, mỗi mỗi cái gì cũng đắt như vàng, tất cả tiền nong vợ chồng ông còn dành dụm được đổ ra chỉ đủ sang lại một căn nhà ổ chuột.

Thằng Tề, con Bình phải đi đưa báo tháng cho người ta lấy tiền trả học phí trong khi mẹ chúng làm bánh đi bán kiếm kế sinh nhai.

Gia đình vất vả như vậy mà vui hơn những ngày hái ra tiền. Vợ chồng đã biết thương yêu nhau, cùng cắn răng chịu đựng, không ta thán, không tiếc nuối. Con cái hiếu thảo, lo học hành, lo làm việc, lo cho cha mẹ, lo cho tương lai.

Mãi cho đến khi cả nhà bốn người vui vẻ vây quanh mâm cơm đạm bạc, thằng Tề mới sực nhớ đến chuyện ban chiều. Nó hỏi :

- Ba má còn nhớ chú Bộc ở cho nhà mình ngày trước không ? Chúng con vừa gặp chú ấy chiều hôm nay ở chợ báo đường Lê Lai.

- Nhớ, thằng Bộc ở Châu Đốc chứ gì ! ông Thúc đáp. Nó vốn người làm ruộng, lên đây làm gì ?

- Chúng con vội quá cũng chưa kịp hỏi.

- Chú ấy hẹn ngày mai đón chúng con ở cổng trường đó, bé Bình khoe.

- Chi vậy ? Bà Thúc ngưng đũa hỏi.

- Để hỏi thăm chuyện nhà mình đó má. Chú ấy cũng muốn chúng con dẫn về nhà chào

má nữa.

- Thôi, khỏi! Bà Thúc sẵng giọng gạt đi.

Tề hơi sững sờ một chút, song hiểu ra ngay.

Nó giảng cho em nó hiểu :

- Má không muốn chú Bộc thấy cảnh nghèo của nhà mình, sợ chú ấy coi thường.

- À! Má không thích thì thôi,.

- Kệ nó, sợ gì! Ông Thúc chậm rãi nói. Ở cái đời loạn xà ngầu này, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông dễ như trở bàn tay, hơi sức đâu chấp nhất đến ba cái lặt vặt đó.

"Các con này, nếu nó hỏi cho có lệ thì liệu mà gạt đi. Bằng ngược lại, nó có vẻ thiết tha muốn tới thì cứ cho nó tới. Hẹp gì !...

- Cũng được, bà Thúc gật đầu đồng ý.

Ông buông đũa xuống, trầm ngâm:

- Xét cho cùng, gia đình mình vẫn chưa đến nỗi nào. Tôi còn đủ sức tìm sinh kế. Chỉ kẹt mỗi một "Cô Ba" thôi. Nhưng dù sao, sớm hay muộn, cũng phải chừa chứ không thể đa mang mãi thế này được. Trời thương, tôi mạnh khỏe lại, có công ăn việc làm, bà sẽ đỡ vất vả và các con cũng đỡ mất thì giờ lo kiếm sống thay cho bố mẹ.

- Thì tôi cũng chỉ mong có thế.

Hai mái đầu xanh đã chúi vào sách vở trong khi người mẹ lo thu dọn bát đĩa và người cha giương mục kỉnh lên coi tờ báo cũ mượn bên hàng xóm.


*

Gặp lại nhau, chủ tớ nhìn ra nhau ngay.

Bộc mừng rỡ thật tình.

- Chiều qua, con gặp cậu hai với cô ba, con mừng hết lớn đó, thưa ông bà.

Ông Thúc cười nói:

- Người ta bảo trái đất tròn mà! Nói vậy chứ, cái đất Saigon này, tìm người khó như lên trời nếu không biết địa chỉ đích xác.

- Dạ.

Bộc rón rén đặt cái gói vuông lên bàn, xoa hai bàn tay vào nhau, thưa:

- Con gọi là có tí quà biếu ông bà xơi nước.

- Chú Bộc khéo bầy vẽ chi cho tốn, bà Thúc nói. Chú lại chơi thăm chúng tôi là quý hóa lắm rồi.

Bà cười tiếp :

- Chú thấy chúng tôi thay đổi nhiều lắm không?

- Thưa, dạo này ông bà hơi gầy hơn trước, nhưng cậu Hai và cô Ba rắn rỏi hơn xưa nhiều. Nhất là cậu Hai bây giờ to lớn, trông hao hao giống cậu Di một cách lạ.

Ông Thúc thở dài :

- Từ ngày thằng Di nó đi khỏi, tôi nhớ và thương nó quá. Chả biết bây giờ còn sống hay đã chết.

- Thưa ông, con tin người ta ở hiền ắt gặp lành. Cậu ấy không chết đâu ! Vả lại, cậu ấy khôn lanh lắm, chắc chả đến nổi khổ sở.

Sau mấy phút ngập ngừng, chú Bộc đánh bạo thưa :

- Con có điều này muốn thưa với ông bà, mong ông bà nhận lời cho...

Ngạc nhiên, ông bà Thúc cùng hỏi:

- Chi vậy chú ?

Bộc thú thật :

- Ngày xưa, chính con đánh vỡ cái chóe quý của ông bà.

- Biết rồi! Bà Thúc đáp. Thằng Tề, con Bình về sau có nói. Tôi nghĩ lại càng tội nghiệp cho thằng Di.

- Con hối hận mãi. Vì thương con nên cậu Di mới ra nông nỗi. Bây giờ được biết từ ngày vỡ mất cái choé ông bà bị xui xẻo dồn dập, con lại càng hối hận.

Ông Thúc gạt đi:

- Việc qua rồi cho nó qua luôn, nhắc lại làm chi chú ! Đó là tại cái số, cái vận hạn của chúng tôi nó xui ra thế, chứ cái choé là một "thân ngoại chi vật", đâu có ăn nhằm gì !

- Thưa, dù sao con cũng có lỗi lớn với ông bà. Và con muốn chuộc cái tội ấy. Con tình nguyện ở hầu ông bà cho đến ngày... cậu hai có vợ.

Đến lượt bà Thúc gạt đi:

- Cảm ơn chú Bộc có lòng quý chúng tôi mà nói vậy. Bây giờ, nói chú đừng cười, chúng tôi nuôi thân còn chẳng xong, đâu dám nghĩ đến...

Bộc cướp lời:

- Không, không. Con ở không lấy tiền công đâu. Con ở để đỡ đần chân tay cho ông bà... để cậu hai và cô ba có thì giờ học hành.

Ông Thúc chậm rãi nói, giọng xúc động :

- Chú có lòng tốt như vậy, chúng tôi cảm kích lắm. Nhưng chúng tôi không dám nhận đâu... Thỉnh thoảng, có rảnh chú lại thăm chúng tôi là đủ. Như vậy cũng quý hóa lắm rồi...


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh   Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeFri Jun 02, 2017 8:59 pm

Chương 06

MỘT NÀNG TIÊN


Sau bữa cơm tối, ông Thúc mới mở tờ báo ra coi đã nghe có tiếng gọi cửa.

- Lạ nhỉ! bà Thúc nói nhỏ. Nhà mình xưa nay có ai lại chơi giờ này đâu cà. Tề, ra coi xem ai.

- A, chú Bộc ! Tề reo lên, nửa ngạc nhiên, nửa mừng rỡ.

Bộc bước vào, tay mang một gói quà lớn hơn kỳ trước.

Ông Thúc hơi lấy làm lạ, bảo :

- Chú Bộc nghĩ tình xưa nghĩa cũ thỉnh thoảng tới thăm chúng tôi là quý rồi. Sao cứ bầy vẽ quà bánh làm chi cho tốn kém. Chú xử như vậy làm chúng tôi thêm áy náy.

Bộc khúm núm trình bầy :

- Thưa ông bà, đây là cái lộc của con. Cái lộc tự nhiên trời cho, nhờ gặp cậu hai với cô ba mà được. Vì thế cọn mới dám mang lại để cùng hưởng với ông bà,

Mọi người đều ngạc nhiên. Ông Thúc hỏi lại:

- Chú nói thế nghĩa là thế nào?

- Thưa, đầu đuôi câu chuyện thế này. Con vốn làm gác dan cho trường Thành Nhân ở Phú thọ như hôm nọ con đã thưa với ông bà. Ở cái đất Saigon này, con không có họ hàng bà con nên cả mấy năm nay con không hề xin nghỉ một ngày nào để đi thăm viếng người thân. Chỉ có hôm nọ, lại đây thăm ông bà, con mới nghỉ một buổi chiều. Ông chủ lấy làm lạ có hỏi chuyện con. Con cũng cứ thực khoe vừa gặp gia đình chủ cũ. Vui miệng, con đọc cả tên cậu Tề, cô Bình. Ai ngờ con gái ông chủ có mặt ở đấy cứ phăng phăng hỏi tới... Nghe đến tên ông bà, cổ nói là có quen...

- Ủa! Quen chúng tôi? Bà Thúc hỏi. Ai vậy cà?

- Con cũng lấy làm lạ. Hỏi lại thì cô ấy nói chỉ mới biết tên thôi chứ chưa quen. Và cô ấy muốn tìm gặp ông bà.

- Ai thế chú Bộc? Ở Saigon, chúng tôi có quen biết ai đâu!

- Cô ấy là cô Tiên Hương, con gái út của ông bà chủ trường. Cổ nói ba cổ có một ông bạn già qua sinh sống ở bên Mên đã lâu vẫn biên thư nhờ cổ tìm giùm gia đình một người thân. Cổ không tìm ra được vì không có địa chỉ đích xác. Vừa nghe con nói đến tên cậu Tề, cô Bình, cổ mừng quá vì đó chính là tên những người trong cái gia đình cổ muốn kiếm.

Ông bà Thúc nhìn nhau, nửa mừng nửa lo.

- Thế cô ấy có nói tên cái ông già ở bên Mên là ai không? Ông Thúc hỏi.

- Thưa không, con có hỏi, nhưng cô ấy giấu.

- Lạ nhỉ! Má thằng Tề à, tôi nghi đó là anh Hai của chúng mình cũng chưa biết chừng.

- Tôi cũng nghĩ vậy.

Bộc nói tiếp:

- Cô Tiên Hương hỏi lại con một lượt nữa rồi vỗ tay reo :

- Thế thì đúng rồi! Trời xếp đặt hay thật! Lúc định kiếm thì kiếm mãi không ra, khi không tìm thì lại gặp. Chú Bộc hên lắm đó. Đây thưởng cho chú một ngàn uống cà phê chơi. Bữa nào rảnh, chú dẫn tôi lại thăm ông bà Thúc nhé...

Bộc chăm chú quan sát những nét biến đổi trên gương mặt hai người đối thoại trước khi tiếp tục:

- Vì thế con mới nói là con có cái lộc tự nhiên, cái lộc do ông bà mà có. Con không dám đường đột dẫn cô Tiên Hương đến đây. Con phải hỏi ý ông bà trước.

Bà Thúc hơi ngần ngại :

- Gia đình chúng tôi bây giờ không được như trước, bà nói. Thực tình chúng tôi chẳng muốn tiếp rước hay làm quen với ai.

- Con nghĩ, Bộc nói, cô Tiên Hương tuy là người lạ, nhưng biết đâu cổ lại chẳng là đại diện cho một người thân nào của ông bà. Vả lại, con xem ý cổ là người tử tế, chắc chỉ mang những điều tốt lành tới cho ông bà mà thôi.

- Tôi cũng mong vậy, ông Thúc nói. Tôi nghĩ chú cứ dẫn cô ấy lại đây chơi xem sao.

- Vâng. Ông bà cho cô ấy được gặp vào hôm nào ạ ?

Bà Thúc hỏi chồng :

- Có lẽ vào ngày nào mọi người trong gia đình mình có nhà cả thì hơn nhỉ ?

- Ờ! Ông Thúc đáp. Nhưng ngày nào má nó cũng đi bán cả sáng lẫn chiều. Chã lẽ để cô ấy lại tối.

- Thưa, chú Bộc vội xen vào, đàn bà con gái đi khuya e bất tiện.

- Thôi được, bà Thúc nói, chủ nhật tới, tôi nghỉ một bữa cũng chẳng sao.

Ông Thúc tươi cười kết luận :

- Phải đó, sáng chủ nhật tới, chú mời cô Tiên Hương lại đây chơi. Bữa ấy, nhà tôi nghỉ chợ và tụi trẻ cũng nghỉ học.


*


Sáng chủ nhật nắng ráo. Với suối tóc mun bao quanh khuôn mặt trái soan, với đôi mắt đen lay láy có tia nhìn thông minh và thành thực, với nụ cười nở hoa trên đôi môi hồng không thoa sáp, với tà áo trắng tinh khiết may bằng thứ vải tầm thường, nàng xuất hiện trong căn nhà tối tăm chật hẹp như những nàng tiên thường xuất hiện trong những chuyện truyền kỳ.

Tiên Hương được cảm tình ngay của những người đối thoại trước khi nàng cất tiếng :

- Thưa hai bác, bây giờ cháu mới tìm gặp hai bác thật là có lỗi. Nhưng nếu không có chú Bộc tình cờ gặp được cậu Tề thì không biết đến bao giờ cháu mới làm tròn được nhiệm vụ.

Ông Thúc hỏi:

- Cô có thể cho biết vị nào đã giao cho cô nhiệm vụ ấy không ?

- Thưa bác, cháu rất tiếc chưa thể tiết lộ danh tính vị ấy bây giờ được. Cháu đã hứa giữ kín, xin bác vui lòng thông cảm cho cháu.

- Nhưng chắc cô có thể cho biết đại khái nhiệm vụ ấy ra sao chứ ?

- Dạ được. Nhiệm vụ của cháu là tìm hiểu cận trạng của hai bác, liệu tìm cách giúp đỡ nếu cần, và báo cáo cho ông bạn mà cháu xin tạm gọi là ông X (ông Ích) để cho dễ xưng hô...

Nàng nói tiếp :

- Ông Ích cẩn thận và chu đáo lắm. Ổng không muốn làm phiền ba má cháu nên đã giao sẵn cho cháu một số tiền để cháu tùy tiện chi dùng khi cần thiết.

Ông Thúc hỏi gặng :

- Đã đành ông Ích chưa muốn để lộ tính danh. Nhưng chắc ông ấy cũng cho cô biết ít nhiều về mối liên hệ giữa ổng và gia đình chúng tôi ?

- Thưa không. Ổng chỉ nói bác là một người thân của ổng. Cháu không dám hỏi kỹ. Cháu cũng đoán có thể là có liên hệ gia đình mật thiết. Song cháu không dám tọc mạch tìm hiểu, và cháu tin chắc sẽ có một ngày ổng phải tự ý nói ra.

- À, thế cô có thấy ổng nói bao giờ về nước không ?

- Thưa có, Tiên Hương đáp, nhưng không rõ ràng đích xác lắm.

- Nghĩa là sao hả cô ?

- Nghĩa là ổng sẽ về nước một năm nào đó, vào ngày 31 tháng 8.

- 31 tháng 8 ? Ông Thúc kinh ngạc la lên và đưa mắt nhìn vợ cũng ngạc nhiên không kém.

- Vâng, ông có ghi rõ ràng ngày tháng ấy, nhưng không nói năm nào.

Ông Thúc lẩm nhẩm :

- Đúng rồi ! Đúng rồi ! Không thể nào sai được !...

Rồi ông lảng sang chuyện khác :

Cô Tiên Hương hiện giờ còn đi học hay đã đi làm ?

- Thưa, cháu còn đi học.

Bà Thúc hỏi :

- Cô học ở đâu, năm nay có đi thi không?

- Cháu mới học năm thứ nhứt Trường Thuốc. Mỗi năm mỗi thi đó bác. May quá, cháu vừa qua được năm dự bị.

Bà Thúc khen nức nở :

- Trời ơi ! Cô còn nhỏ tuổi quá mà học đã cao như vậy, chắc ông bà ở nhà sung sướng lắm nhỉ ?

Tiên Hương cười, trả lời khiêm tốn :

- Cháu có tài giỏi gì đâu, bác. Nhờ ba cháu có chỉ dậy thêm cho cháu nên cháu may mắn không bị chậm trễ năm nào.

Rồi nàng lựa lời nói :

- Thưa hai bác, ông Ích căn dặn trong thư phải chú ý đặc biệt đến việc học của cậu Tề và bé Bình. Vì thế cháu nghĩ việc phải lo trước nhất là tính sao cho các em có đủ thì giờ học hành...

Ông Thúc gật đầu, sốt sắng đỡ lời :

- Vâng, ông Ích nghĩ đúng. Đó là mối bận tâm chính của chúng tôi. Bây giờ cô cũng như người thân trong nhà, tôi nói chắc cô cũng chẳng nỡ chê cười. Đời chúng tôi vất vả khốn đốn đến thế nào, chúng tôi cũng ráng chịu được nhưng nếu việc học hành của chúng nó bị dở dang, lỡ cỡ thì chúng tôi ân hận vô cùng.

Tiên Hương mừng rỡ thốt :

- Vậy cháu có thể kết luận rằng ông bà đã chấp nhận ý kiến của ông Ích là phải ưu tiên tạo điều kiện cho các em được yên tâm học hành. Ông Ích có giao sẵn cho cháu một số tiền như cháu đã thưa lúc nãy. Tiền ấy, cháu có mang theo đây. Nay cháu xin nộp lại cho hai bác để đóng học phí dần cho hai em. Và từ nay trở đi, hai em cần để tất cả thì giờ vào việc học.

Năm chục ngàn đồng lúc này là một số tiền khá to tát. Nó có thể cứu vớt một gia đình kiệt quệ và làm đà cho mọi người tiến tới.

Hy vọng tóe sáng trong đầu óc người gia trưởng cùng lúc với những ý tưởng chua chát.

- Xưa kia, ông Thúc tự nhủ, hai vợ chồng đua nhau phá tán, coi đồng tiền như rơm như rác nên mới ra nông nỗi. Thật cũng đáng đời! Nay trời thương có người cứu giúp, nếu không biết tu tỉnh làm ăn thì đến kiếp nào mới thoát khỏi cảnh bệ rạc này !...

Vợ ông cũng vui sướng như mở cờ trong bụng.

Bà cầm gói tiền, rơm rớm nước mắt, lòng biết ơn pha trộn với niềm tủi nhục, và thẳng thắn nói:

- Dù cô chỉ là người trung gian như cô nói, chúng tôi cũng mang ơn cô không biết bao nhiêu mà kể. Chúng tôi ráng dùng số tiền này sao cho khỏi phụ lòng tốt của cô và của ông Ích.

Trước khi đứng dậy ra về, Tiên Hương kéo bé Bình lại gần, vuốt ve và bảo :

- Chị để chiếc xe gắn máy của chị lại cho em nghe.

- Em đã có xe đạp rồi chị, bé Bình vội đáp. Anh Tề em cũng có xe đạp nữa. Đi học như vậy đủ rồi, chị.

- Chị biết. Dùng xe đạp đi học rất tốt. Nhưng những lúc cần chở má đi chợ hay đi giao hàng, có cái xe gắn máy cũng đỡ tốn thì giờ và sức khoẻ...

Bà Thúc và bé Bình tiễn chân Tiên Hương ra tận đầu hẻm. Bộc dắt chiếc xe gắn máy của chú theo sau.

Bé Bình bỗng ôm lấy tay Tiên Hương hỏi :

- Chị Tiên Hương ơi! Em thấy chú Bộc kêu chị là cô Hương, chắc mọi người cũng kêu chị như vậy. Em muốn gọi khác đi một chút, được không chị ?

Tiên Hương cười tươi, cúi xuống vuốt tóc Bình hỏi :

- Em muốn đổi tên cho chị hả ? Được, muốn gọi chị là gì đây ?

- Em muốn gọi chị là chị Tiên. Chị đẹp như một nàng tiên. Chị cũng ban phép lạ như một nàng tiên nữa. Sáng nay, từ ngoài nắng bước vào, chị mang cả một trời ánh sáng vào căn nhà tối tăm của em. Chị hiện ra đúng như một nàng tiên đẹp tuyệt vời vậy đó!

Tiên Hương nói đùa để che giấu sự cảm động :

- May mà chị mặc áo trắng và đến lúc ban ngày. Nếu bận quần áo đen và tới vào lúc ban đêm, chắc em trông chị ra mụ phù thủy mũi khoằm rồi!

- Không bao giờ! Bé Bình cãi. Chị luôn luôn xinh đẹp và hiền từ như một nàng tiên. Chị chịu cho từ nay em kêu chị là chị Tiên nhé.

- Ờ, cũng được!... Phải rồi, tên Tiên nhắc lại cho chị nhớ những kỷ niệm đẹp thời còn ở Trung học. Lớp chị có ba đứa tên Hương. Mai Hương này, Thanh Hương này, và chị là Tiên Hương. Muốn cho gọn, các bạn chị lấy chữ đệm gọi thay tên. Thành thử bây giờ vẫn có nhiều bạn kêu chị bằng tên Tiên đó...

"Thôi, chị về nghe. Bữa nào rảnh, Bình xin phép ba má lại chị chơi nghe.

Quay sang bà Thúc, nàng chào :

- Thưa bác, cháu về. Mai mốt có thư của ông Ích, cháu sẽ tới thăm hai bác.


*


Cả gia đình ông Thúc mừng như trong lòng mở hội và linh cảm thấy những ngày cơ cực sắp chấm dứt.

Bà Thúc cười, mấy năm nay bà mới có nụ cười tươi thắm như sáng hôm nay :

- Ai ngờ vợ chồng mình cũng có số được quý nhân phù trợ nhỉ ?

- Tôi nghi quý nhân đây không ai khác hơn là anh Hai quá, ông Thúc vui vẻ nói.

- Tôi cũng nghi vậy. Đáng chú ý nhất là cái hẹn về nước vào ngày cuối tháng tám.

- Phải rồi. Cái hẹn ấy, ngoài vợ chồng con cái mình ra, chỉ có anh Hai và thằng Di biết mà thôi. Thẳng Di thì đã đi biệt tích mất rồi. Vậy chỉ còn có anh Hai. Cứ suy ra cũng đủ rõ ! Đích thị anh Hai rồi! Ở đời chỉ có anh Hai là thương vợ chồng mình hết lòng, chứ còn ai vào đó nữa !

Bà Thúc băn khoăn thực sự :

- Nhưng càng nghĩ, tôi lại càng lo. Lo ngày anh Hai về không thấy thằng Di, vợ chồng mình biết ăn nói làm sao cho ổn?

Ông chồng thở dài ảo não :

- Anh Hai đối với vợ chồng mình như bát nước đầy. Ngược lại, vợ chồng mình xử với anh quá tệ! Thật không còn mặt mũi nào trông thấy anh hai nữa !

Người vợ bỗng thấy loé lên một tia hy vọng :

- Tôi có cảm tưởng như thằng Di đã sang bên ấy gặp ba nó rồi. Hiện nó đang sống bên cạnh anh Hai cũng chưa biết chừng. Cho nên cô Tiên Hương không hề đá động đến thằng Di. Nếu không, chắc anh Hai phải thắc mắc xem thằng Di đang sinh sống học hành ra sao chứ ! Lý đâu trong thư chỉ hỏi thăm cháu mà không hỏi đến con !

- Ờ, bà nói có lý. Tôi cũng mong sự thật là như vậy. Vái trời cho nó được sống bình yên bên ba nó. Để một ngày kia, ba nó về đây, tội của vợ chồng mình được nhẹ bớt một phần nào.


*


Sáng chủ nhật hai tuần lễ sau, Tiên Hương lại tới. Nàng khoe từ ngoài cửa khoe vào :

- Hai bác ơi! Ông Ích khen ngợi cháu không để đâu cho hết. Vì cháu thi hành đúng ý ổng quá xá ! Giai đoạn một đã xong. Bây giờ phải lo đến giai đoạn hai là vừa.

- Giai đoạn hai là sao cô ? Bà Thúc hỏi.

- Thưa bác, giai đoạn hai là vấn đề sức khoẻ của bác trai, ông Ích dặn phải lo mọi cách giúp bác trai "cai" cho kỳ được.

- Đúng đó ! Ông Thúc vội nói, tay chỉ vào mấy cái đồ nghề của ổng. Cô Tiên à, tôi vẫn thường nói với nhà tôi đó, tâm nguyện của tôi là phải dứt khoát hẳn với cái của nợ này. Không gì bê tha, bệ rạc, mất tư cách bằng hút xách, nghiện ngập. Nếu có sức khoẻ đầy đủ và có phương tiện, tôi nhất quyết bỏ thuốc phiện cho kỳ được, dù có phải vì thế mà chết tôi cũng cam tâm.

- Thưa bác, cháu nghĩ bây giờ thời cơ đã tới. Một mặt, bác có thể yên tâm tĩnh dưỡng một thời gian cho có đủ sức chịu đựng. Mặt khác, anh hai cháu hiện đang làm sinh viên nội trú ở nhà thương Chợ Quán, có thể trông nom cho bác hết lòng về chuyện thuốc men.

- Ồ, thế thì quý hóa quá. Tôi chỉ sợ thuốc phiện nó vật, mình yếu sức không chịu nổi mà thôi. Nhưng nếu có cậu hai chiếu cố giùm cho thì khỏi lo về mặt ấy nữa.

Tiên Hương hớn hở tiếp lời :

- Vâng, bác khỏi lo về mặt thuốc men và săn sóc khi ở nhà thương. Ngoài anh hai cháu ra, cháu còn có thể sở cậy vào một anh bạn cùng lớp nữa. Ảnh đang thực tập ở đó. Ảnh sẽ luôn luôn túc trực để không có gì đáng tiếc xẩy ra cho bác.

Ông Thúc thở phào nhẹ nhõm, tưởng chừng như hiện đã thoát khỏi tay cô ả phù dung :

- Nếu phen này tôi "cai" được, có thể nói cô Tiên đã cải tử hoàn sinh cho tôi đó. Ơn của cô, gia đình tôi sẽ ghi nhớ suốt đời!

- Xin bác đừng dậy thế, cháu không dám nhận đâu. Vả lại, nói cho ngay, cháu chỉ làm theo lời chỉ dẫn của ông Ích mà thôi.

Lập tâm đưa ra một đòn đột ngột để may ra biết được một phần nào sự thật, ông Thúc hỏi một câu thật bất ngờ :

- Thằng cháu Di tôi vẫn được bình yên ở bên ấy với anh Hai tôi đấy chứ, cô ?

Tiên Hương trả lời tỉnh như thường :

- Chắc bác muốn nói đến ông Ích đấy phải không ạ ? Thưa bác, có một điều chắc chắn cháu có thể tiết lộ ngay với bác là trong thư của ông Ích, cháu không hề thấy đá động đến ai tên là Di cả.

- Thế ạ ! Ông Thúc thẫn thờ đáp. Anh Hai tôi tính rất kín đáo. Cách xử sự lại thường ra ngoài sự dự đoán của mọi người.

- Dạ. Bây giờ cháu tính thế này, hai bác nghĩ có được không. Từ ngày mai chú Bộc sẽ về đây giúp việc cho hai bác.

Bà Thúc vội ngắt lời:

- Không được đâu cô. Trước đây chú ấy đã có ý đó nhưng chúng tôi thấy không tiện chút nào.

Tiên Hương giảng giải cặn kẽ để trấn an :

- Hai bác đừng bận tâm điều đó. Chú Bộc vẫn được trả lương đàng hoàng y như khi giúp việc cho ba cháu. Cháu chỉ ứng tiền ra thôi vì ông Ích sẽ hoàn lại đầy đủ cho cháu. Ý của ông Ích là muốn có người tiếp tay cho bác gái chẳng những trong việc bếp núc mà còn cả trong việc nuôi người bệnh khi bác trai đi nằm nhà thương nữa. Nếu không, nhà neo người, làm sao bác yên tâm đi chữa trị lâu ngày cho được!


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh   Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeFri Jun 02, 2017 9:00 pm

Chương 07

MỘT NGƯỜI MẸ


Ông Thúc đã ra khỏi bệnh viện, hoàn toàn bình phục. Một người ghiền cai á phiện thành công chẳng khác chi một người đã chết thoát khỏi ngục a tỳ trở về dương thế.

Nguồn hy vọng lại rạt rào một khi người được đỏ da thắm thịt. Và nhất là khi cô Tiên đã bàn đến việc giúp đỡ qua giai đoạn thứ ba.

- Thưa bác, Tiên nói, ông Ích vui mừng hết sức khi được cháu báo tin cho biết bác đã mạnh khỏe và rất yêu đời.

- Tôi được như thế này, ông Thúc nói, một phần rất lớn là nhờ ơn cô. Gia đình tôi không biết lấy chi mà báo đáp.

Tiên vội đỡ lời :

- Cháu không dám nhận những lời khen tặng quá đáng của bác đâu. Cháu chỉ là người trung gian làm giùm mấy việc người ta giao phó. À, ông Ích dặn cháu khi nào bác muốn hoạt động trở lại, ổng sẽ giới thiệu cho bác một chỗ làm vừa ý.

"Giai đoạn thứ ba ổng vạch ra là bác phải có một việc làm chắc chắn và một căn nhà tương đối khang trang.

Ông Thúc ngạc nhiên hỏi :

- Ủa ! Cô nói vậy có nghĩa là ông Ích biết rõ khả năng của tôi, và ông biết cả những sở trường sở đoản của tôi nữa ?

- Thưa, cháu cũng không được biết đích xác, nhưng cháu tin là như vậy.

Ông Thúc tâm sự :

- Chả nói giấu gì cô Tiên, nguyện vọng tha thiết và thầm kín của tôi là làm sao trị được cái bệnh ghiền á phiện. Tôi đã được như ý sở cầu. Điều cần thiết kế tiếp là kiếm được một việc làm đàng hoàng. Điều này được như nguyện nữa, tôi xem là quá đủ. Tôi xin chỉ hưởng như vậy thôi. Nếu còn thọ ơn thêm nữa, tôi thấy là quá tham dù đối với một người ruột thịt.

Tiên ngạc nhiên hỏi lại :

- Nói vậy bác không ưng dọn tới một căn nhà khác sao ?

- Có chứ ! Nhưng tôi không muốn anh tôi phải tốn kém quá nhiều vì tôi nữa.

Suy nghĩ giây lâu, ông chậm rãi nói tiếp:

- Số là ngày trước anh Hai của tôi lưu lại cho chúng tôi một số tiền khá lớn để làm vốn sinh lời nuôi giùm một đứa con cho anh tôi. Chúng tôi không dùng đến số tiền ấy, định bụng sau này cho lại thằng cháu khi nó trưởng thành. Ai ngờ vì một sự hiểu lầm, cháu tôi bỏ nhà ra đi. Rồi gia đình chúng tôi sa sút. Số tiền ấy, chúng tôi vẫn không dám đụng tới, e rằng nó sẽ tan nát và tiêu tán mất ngay. Về sau, khi tôi phải nằm bẹp một chỗ, tiền kiếm không ra một đồng, đành phải lấy một nửa ra chi dụng, còn một nửa chúng tôi vẫn cố gắng giữ lại bằng công khố phiếu. Ngày nay, anh tôi đã khá giả, cháu tôi đã tìm được cha và chắc đã có một đời sống đầy đủ. Tôi nghĩ số tiền còn lại tôi vừa nói không còn cần thiết cho nó nữa. Có lẽ chúng tôi nên lấy ra mà sang nhà thay vì để cho anh tôi phải tốn kém thêm. Cô Tiên nghĩ sao ?

- Vâng, bác tính như vậy cũng tiện. Để cháu viết thư trình bầy cặn kẽ cho ông Ích mừng.


* * *

Ông Thúc không ngờ trong đời mình lại có một ngày vui tương tự như một ngày nào hai mươi năm về trước, khi ông thi đậu xong kiếm ngay được một việc làm trong công sở.

Đối với ông cũng như đối với mọi người cùng hoàn cảnh, tìm được một việc làm mới mẻ vào tuổi trung niên khó khăn hơn và do đó đáng mừng hơn là khi còn niên thiếu.

Bây giờ ông mới ý thức được tất cả cái hạnh phúc của một người có sức khỏe đầy đủ và một việc làm vững chắc.

Vợ con ông cũng có một tâm trạng y hệt. Họ không khác chi những người vừa thoát khỏi một bệnh đau mắt nặng. Mở băng ra nhìn thấy mọi vật chung quanh, soi gương thấy mình quả không bị mù, họ mới cảm thấy một con người sáng mắt đã là một con người có hạnh phúc. Trước kia, họ coi thường hạnh phúc của họ bao nhiêu thì nay, sau khi suýt mất nó họ quý hóa nó bấy nhiêu.

Hiện tại, họ mới có một căn nhà khang trang trong một cư xá đàng hoàng, đồ đạc tuy không lộng lẫy xa hoa nhưng đủ dùng. Bà chủ nhà đã có một căn bếp rộng cũng như các con bà đã có một phòng học ngăn nắp sáng sủa.

Mấy tháng sau, Tề thi Tú Tài I, đậu một cách không mấy khó khăn.

Bà Thúc sửa một tiệc mừng, tự tay làm những món đặc biệt học được từ ngày còn con gái, để thiết đãi một người khách duy nhất là cô Tiên.

Dĩ nhiên chú Bộc có công lớn trong việc phục hưng một cơ đồ suy sụp cũng được dự với tính cách một người trong thân thích.

Tiên Hương vừa đậu xe ở cửa, Tề và Bình đã vội chạy ra đón, ôm vào một gói đồ thật nặng.

Nàng cười nói :

- Được tin cậu Tề thi đậu, chị mừng quá. Và đây là quà của cậu.

Bé Bình láu táu mở ra.

- Sách không hà! Nó khẽ la lên, hơi tiu nghỉu. Toàn sách học lớp mười hai!

Tề mừng rỡ :

- Cảm ơn chị. Chị cho em đầy đủ quá. Cha! Cuốn Tự điển này, em ao ước mãi mà không dám xin tiền mua vì quá mắc. Chị thương em thế là nhất rồi.

Bé Bình nhắc:

- Còn cái hộp này nữa.

- À, đây là quà của ông Ích mới gửi về mừng cho anh của bé đấy,

Mở ra thấy cái đồng hồ mặt đen, Tề đeo ngay vào tay, khoan khoái:

- Cha! Cái đồng hồ đẹp quá! Trông nổi ghê ta!

Và Tề khoe với ba má :

- Đồng hồ kiểu mới nhất đó ba! Họ vẫn chụp hình đăng quảng cáo trên báo hoài đó má !

Ông Thúc tươi cười hỏi :

- Quà từ Kam Pu Chia gửi về, sao lẹ thế cô Tiên ?

Tiên vui vẻ đáp :

- Thưa bác, tại vì cháu nhờ coi điểm trước nên biết cậu Tề đậu ngót một tuần lễ trước khi có bảng chính thức. Và cháu đánh dây thép cho ông Ích ở xa mừng.

- Cô chu đáo quá!

Một lúc sau, ông Thúc nói tiếp :

- Cô Tiên giúp đỡ gia đình tôi rất nhiều. Chúng tôi mang ơn cô suốt đời đã đành. Bữa nào thuận tiện, cô phải cho chúng tôi lại nhà chào và cảm ơn ông bà đàng nhà mới phải.

- Cám ơn hai bác. Xin hai bác miễn thứ cho. Ba má cháu đều có tuổi. Ba cháu trông nom ngôi trường đã thấy thấm mệt nên không có lấy một chút xíu thì giờ nào dành cho việc xã giao. Má cháu đã về quê lo sửa sang vườn tược chờ ba cháu rút lui về di dưỡng tuổi già...

- Ủa ! Ông Thúc ngạc nhiên thốt. Vậy mà tôi cứ ngỡ ông bà đàng nhà cũng cỡ tuổi chúng tôi thôi...

Ông nói thêm :

- Vậy từ nay phải đổi lại cách xưng hô mới được. Chúng tôi nhỏ tuổi hơn hai cụ đàng nhà nhiều mà cô kêu chúng tôi bằng bác là bậy đó. Phải kêu là chú chứ!

Tiên Hương mỉm cười đáp :

- Dạ dạ. Nếu chú cho phép, cháu mới dám kêu như vậy.

Bộc cười toe toét, nói xen vô:

- Phải rồi! Phải kêu bằng chú, bằng thím mới... danh chính ngôn thuận chứ ! Hì hì...

Tiên Hương liếc xéo chú Bộc, đôi má hây hây bỗng ửng hồng đến tận mang tai.

Bữa tiệc kéo dài, chuyện vui như tết.

Bà Thúc và bé Bình không một phút nào rời mắt khỏi người khách quý.

Hai mẹ con dượng như "thèm" người nữ khách hơn là những món ăn mà họ tranh nhau gắp vào bát tiếp nàng.

Có lúc bé Bình nhõng nhẽo dụi đầu vào cổ nàng :

- Em ao ước, nó nói, em muốn chị là chị của em mãi mãi.

Tiên mỉm cười, vuốt ve nó, đáp :

- Thì lúc nào chị chả là chị của em!

Nó bỗng nhìn vào mắt nàng hỏi:

- Mà sao hai anh sinh viên ở nhà thương Chợ Quán không chịu lại đây chơi nhỉ ?

Ông Thúc sực nhớ ra, cũng lấy làm áy náy:

- Phải rồi! Tôi mang ơn hai cậu ấy rất nhiều. Từ bữa ra khỏi nhà thương, chỉ mong có dịp giáp mặt để nói mấy lời cảm tạ mà chả lúc nào cô cho gặp.

Tiên vội đáp :

- Chú đừng lo chuyện đó, chú ơi ! Thế nào cũng có ngày họ đến ăn mòn đũa mòn bát nhà chú cho coi! Trong hai người, người lớn tuổi là anh Hai của cháu đang bù đầu vừa lo công việc nhà thương, vừa lo sửa soạn luận án nên không có một phút nào rỗi rảnh. Người nhỏ tuổi là bạn cùng lớp với cháu, nhưng ảnh không học dốt như cháu đâu. Ảnh giỏi nhất lớp đó, và có rất nhiều tham vọng. Các giáo sư yêu anh ấy lắm. Dạo chú ở nhà thương, bác sĩ giám đốc biệt đãi chú là vì quý anh ấy hơn là vì cháu đó.

- Thế hả ! Nào chú có biết gì đâu. Thời gian ấy, chú mê nhiều hơn là tỉnh. Sau về nhà, thấy con nhãi út xí xọn, nói cậu ấy có tật gì đó, chả biết có phải vậy không ?

Tiên Hương làm bộ ngạc nhiên, quay sang hỏi bé Bình :

- Anh ấy có tật gì đó em ?

Bé Bình lúng túng, liếc nhìn chú Bộc, ấp úng :

- Dạ, tật... ít nói. Em tưởng ảnh... câm !

- Bậy nà ! Ông Thúc vội mắng át con nhỏ. Nói bậy nói bạ không hà ! Câm làm sao học đến Đại học Y khoa ?

Tiên Hương cười khanh khách, trấn an con nhỏ :

- Anh ấy chẳng câm mà cũng không ít nói đâu. Trái lại, anh ấy còn nói quá nhiều là đàng khác. Chị phải bắt anh ấy bịt miệng lại, nếu không cả nhà thương không ai chịu nổi đâu !

Bé Bình ngây thơ hỏi :

- Mà sao anh ấy đeo kính râm hoài vậy ? Trông cứ như ông thầy bói. Hay là anh đau mắt hay... toét mắt ?

Cả nhà rũ ra cười.

- Anh ấy không đau mắt. Tiên đáp. Cũng không toét mắt nữa. Anh ấy có tật hay xúc động vì có tánh rất thương người. Coi người bệnh như người thân. Thấy họ đau đớn, ảnh thường xót xa chảy nước mắt. Do đó, ảnh phải đeo kính râm thường xuyên để cho bệnh nhân khỏi trông thấy ảnh rơi nước mắt.

Bé Bình đánh luôn một câu :

- Nếu thấy ảnh rơi nước mắt chắc người ta cho là ảnh... khùng! Chị ơi! Có bữa em cũng tưởng là ảnh khùng thật đấy !

- Làm sao em có ý nghĩ lạ vậy? Tiên hỏi.

Bé Bình kể :

- Bữa ấy, anh Tề và em đi thăm nuôi ba em. Chúng em lặng lẽ bước vào, bắt gặp anh sinh viên ít nói đang nâng giấc ba em như săn sóc một người thân. Thái độ của ảnh khác với thái độ của ông bác sĩ giám đốc và của anh sinh viên nội trú. Một đàng là lòng ưu ái đối với bệnh nhân, còn một đàng dường như là tình thân của một người ruột thịt.

"Chúng em đang ngơ ngác vì cảm động hết sức thì ảnh ngửng đầu lên trông thấy. Ảnh đứng lên, bước lại gần chúng em, bắt tay và vỗ vai anh Tề, rồi vuốt tóc em, không nói một lời. Rồi ảnh quay ngoắt đi, bước ra khỏi phòng như người chạy trốn.

"Em có cảm tưởng ảnh muốn ôm em mà vuốt ve như một người anh lớn chìu mến một cô em gái út.

"Em cũng có cảm tưởng ảnh che giấu nước mắt trong cặp kính đen ngòm.

"Và sau chót, em có cảm tưởng ảnh hơi khùng khùng khi bỗng dưng ảnh đột ngột ra đi, chẳng thèm nói với ai nửa tiếng !...

Tiên Hương cười thật tươi bảo nó :

- Anh ấy không câm và cũng chẳng khùng đâu, em. Một ngày kia, em sẽ thấy ảnh nói quá nhiều và cũng khôn quá cỡ! Bây giờ chưa đến lúc đó thôi...

Nàng về rồi, bà Thúc ngồi ngẩn nhơ như vừa đánh mất một vật gì quý giá.

Bà tắc lưỡi khen :

- Con bé được cả người lẫn nết. Cậu nào tốt phúc lắm mới lấy được một người vợ xinh đẹp, đoan trang và giỏi giắn như con bé!

Rồi bà thở dài than :

- Chỉ tiếc nhà mình phúc bạc nên không thể có một nàng dâu hiền như vậy.

Tề nhăn mặt, cằn nhằn :

- Má hay có những ý nghĩ thật kỳ cục. Động thấy ai đẹp, ai ngoan là má muốn vơ về. Làm con ngượng thấy mồ!

- Ngượng cái gì mới được chứ! Bộ cô ấy không trạc tuổi mày sao ?

- Đồng tuổi là một chuyện, còn đồng đẳng lại là một chuyện khác, má ơi ! Không phải cứ bằng tuổi là xứng đôi vừa lứa đâu má. Không kể chị ấy học cao hơn con nhiều. Cũng không kể luôn cái việc con đã quen kêu chỉ bằng chị rồi. Chỉ kể một điều quan trọng là con có cảm tưởng chỉ là một bậc thần tiên mà một người tầm thường như con không thể nào với tới được... Con chỉ ao ước có một người chị hoàn toàn như thế thôi.

Ông Thúc đồng ý ngay với cậu con trai. Ông nói :

- Thằng Tề nói có lý. Bà không nên nghĩ quẩn, người ta biết người ta cười cho, thêm thẹn mặt. Bà có để ý cô ấy coi hai đứa con mình như hai đứa em ruột một cách thật hồn nhiên không ?

Bé Bình lại xí xọn :

- Chú Bộc à ! Hình như có lần chú bảo anh sinh viên câm là bồ của chị Tiên phải không ?

- Phải rồi, Bộc đáp. Hai người ý hợp tâm đầu lắm. Cả hai đều tử tế, cùng đẹp đẽ, cùng giỏi giang. Thật xứng đôi vừa lứa hết sức!

Chú nói đùa thêm :

- Hai người ấy làm anh chị của cô út được rồi. Còn than van nỗi gì nữa.

- Nhưng cháu muốn anh chị thực cơ!

- Bộ cô tưởng là anh chị giả sao ? Bộc hỏi vặn.

Bà Thúc cũng ngoan cố không kém gì cô con gái cưng:

- Tôi cũng nghĩ lẩm cẩm như con út đó. Phải chi tôi có một cặp dâu con thật sự như vậy! Thế mới thật là hạnh phúc gia đình đó chú!

Ông Thúc ngồi trầm ngâm không nói trong khi Bộc an ủi bằng mấy câu hơi tối nghĩa :

- Chả con thì cháu, thưa bà. Tử tế đàng hoàng thì cháu cũng như con. Rồi ông bà coi, cháu dâu với con dâu cũng chả khác nhau mấy nỗi...


Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 17784
Points : 24761
Reputation : 0
Join date : 16/10/2016

Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh   Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Icon_minitimeFri Jun 02, 2017 9:00 pm

Chương 08 (hết)

MỘT NGƯỜI CHA


Đối với họ, ngày 31 tháng 8 là một ngày cần ghi nhớ. Năm nay, ngày ấy lại còn là một ngày trọng đại. Họ mong nó tới. Nhưng họ cũng hồi hộp, lo âu, sợ hãi trong sự trông chờ. Là vì cách đây mười năm, giữa ngày 31 tháng 8, trước khi bỏ xứ ra đi, ông Bá giao đứa con một cho người em nuôi dậy, hẹn sẽ trở về đúng vào ngày ấy, một năm nào đó và trễ lắm là đúng mười năm sau.

Hôm nay là hạn chót. Nó tình cờ rơi đúng vào một ngày chủ nhật.

Vợ chồng Thúc tin rằng thế nào ông Bá cũng về, trừ phi... ông đã bỏ xác ở nước người.

Và ngày hôm nay họ chuẩn bị tinh thần để đón người từ xa tới, để chịu những búa rìu ghê gớm nếu chẳng may sự thật không giống như những gì bấy lâu nay họ thầm ức đoán.

Chuông đồng hồ treo tường vừa điểm dứt mười tiếng, họ giật mình thấy một người đúng tuổi gõ cửa rồi sồng sộc bước vào như một con gió lốc.

Đúng rồi ! vẫn con người quắc thước như xưa với đôi mắt sáng ngời và nước da sạm nắng.

- Lạy anh ạ! Hai vợ chồng cùng cất tiếng reo mừng. Anh đã về tới!

- Chú thím ! Cả nhà mạnh giỏi cả chứ ?

- Dạ dạ ! Thằng Tề, con Bình đâu, lên lạy chào bác đi.

Hai đứa chạy ù lên, khoanh tay, cúi đầu :

- Lạy bác ạ !

- Ờ, các cháu của bác đó hả? Vẫn có hai đứa thôi à ? Thằng Tề đã cao lớn, vạm vỡ hơn cha nó rồi đó. Cha ! Con Bình mới ngày nào bé tí teo bây giờ trông đã ra vẻ một cô thiếu nữ xinh như mộng rồi. Bác mừng cho các cháu.

Ông vuốt tóc chúng nó, quay sang nói với em:

- Chả trách anh em mình chóng già !... Còn thằng Di đâu không thấy hả chú ?

Nghe hỏi, vợ chồng con cái ông Thúc cùng thất kinh, nhìn nhau lấm lét. Ông Thúc đành liều hỏi lại :

- Em cũng vừa... định hỏi thăm anh điều đó.

Một con rắn mổ trúng bàn tay cũng không làm cho ông Bá giật mình và hốt hoảng hơn câu trả lời ngập ngừng ấy. Ông cố trấn tĩnh hỏi :

- Ủa! Chú nói thế nào, tôi không hiểu ?

- Thưa anh, mấy năm nay cháu không tìm sang bên ấy ở với anh sao ?

- Không. Tôi đi hết nơi này đến nơi khác, kỳ cho đến khi nào tạo được một chút cơ nghiệp mới thôi. Bất cứ ai ở nước nhà cũng khó lòng tìm ra tông tích của tôi ở bên ấy.

- Thưa, mười năm qua, anh sinh sống bên Kam Pu Chia ?

- Phải.

- Và anh có nhờ một người bạn chiếu cố giùm cho gia đình em?

- Không. Bạn nào đâu ?

- Ông Nguyễn thành Nhân, chủ trường Thành Nhân ở Phú Thọ.

- Không, ông này tôi có quen, nhưng tôi không có nhờ vả chi ông ấy hết. Ông này cũng là một người bạn tốt. Tôi còn hao hao nhớ mặt con người có cái tên tốt đẹp ấy.

Ông Thúc làm gan, cố gắng cười hì hì nói:

- Tên con gái ông ta còn tốt đẹp hơn tên ông ta nữa. Cô Tiên Hương. Chắc anh biết cô Tiên Hương ?

- Không ! Chả biết cô Tiên Hương, Tục Hương nào hết !

- Và anh cũng không nhờ ai tìm cách giúp em cai á phiện ?

Rơi từ ngạc nhiên này xuống ngạc nhiên khác, ông Bá la lên :

- Không ! Sao lại có chuyện kỳ cục như vậy được nhỉ ?

Ông Thúc vẫn kiên tâm hỏi tiếp :

- Anh cũng không ủy thác cho ai nâng đỡ giùm cho mấy đứa con em ?

- Không! Đã bảo không mà !

- Thế anh có biên thư giới thiệu cho em vào làm ở một công ty nào không ?

- Không ! Ông Bá lắc đầu đáp. Tuy mười năm bặt tin chú, không bao giờ tôi nghĩ rằng chú đã thôi làm công chức. Không lúc nào tôi quan niệm rằng chú có thể mất việc được. Tuy nhiên, khi về nước tôi định hễ lập xong cơ ngũ, sẽ nhờ chú trông nom giùm tôi về công việc hành chánh.

Tề tháo vội chiếc đồng hồ đang đeo ở tay ra, hỏi bác nó để cứu nguy cho ba nó :

- Thưa bác, ngày cháu mới thi đậu Tú tài, bác có gửi về thưởng cho cháu chiếc đồng hồ kiểu mới này.

Ông Bá lắc đầu quầy quậy :

- Không có ! Bác có biết cháu thi đậu hồi nào đâu mà thưởng! Đến địa chỉ của ba má cháu, bác cũng không biết nữa là !

- Ủa ! Ông Thúc vội hỏi, chắc mẩm phen này tóm trúng được chỗ sơ hở trong câu chuyện đùa dai của người anh. Vậy anh làm cách nào kiếm được ngay chỗ ở của chúng em ở đây ?

Ông Bá gượng cười mặc dầu trong lòng ông đang hoang mang tột độ :

- Có gì đâu! Vài tháng trước khi về nước, tôi có viết hai ba lá thư báo tin cho chú thím. Không thấy trả lời. Tôi sực nhớ ra anh giáo Thiết, bạn thân của tôi và ở cùng một tỉnh với chúng ta ngày trước. Tôi biên thư cho ảnh hỏi thăm gia đình chú. Cận trạng và địa chỉ mới của chú, tôi biết được là nhờ anh giáo Thiết đó.

Đã hoang mang, ông Thúc lại càng lúng túng :

- Sao lạ vậy cà ! Em có giao thiệp với ông giáo Thiết hồi nào đâu mà ông biết rõ chỗ ở của em và cả cận trạng của em nữa nhỉ ?

Suy nghĩ hồi lâu, ông quả quyết nói với người anh :

- Theo em nghĩ, đầu mối vụ này là ở cô Tiên Hương. Xin anh bình tâm, để em cho mời cô Tiên Hương đến đây hỏi cho ra manh mối.

Quay xuống nhà dưới, ông lớn tiếng gọi :

- Chú Bộc đâu ! Lên đây tôi nhờ tí việc !

Không có tiếng thưa. Bé Bình vội nói :

- Thưa ba, hình như chú ấy vừa đi khỏi.

- Đi đâu ?

- Con không biết. Khi ba kêu chúng con lên chào bác, con thấy chú ấy bước ra cửa, lấy xe đi có vẻ vội vã lắm.

Ông Thúc đứng tần ngần, miệng lẩm bẩm :

- Lại thêm một chuyện lạ nữa.

Ông Bá dường như hết kiên nhẫn nổi, hai tay lay hai vai ông Thúc, hỏi lạc giọng :

- Tôi hỏi chú. Thằng Di đâu ? Con tôi đâu ? Sao chú không nói ? Cứ nói loanh quanh những chuyện tầm phào không đầu không cuối, khó hiểu quá !

Vợ chồng ông Thúc đứng thiểu não, nước mắt chạy quanh.

- Em lạy anh ! Người em van vỉ. Xin anh bình tĩnh. Anh hãy ngồi xuống đi, rồi em sẽ trình anh rõ hết đầu đuôi câu chuyện.

Buông mình xuống chiếc ghế bành giữa phòng khách, ông Bá cố tự chủ nói :

- Được rồi! Đây, tôi đã ngồi xuống đây. Có gì, chú cứ nói đi. Tôi đủ can đảm tiếp nhận những tin... bi đát nhất.

Ông Thúc quỳ xuống ôm chân anh, nói trong tiếng khóc :

- Thằng Di đi biệt tích từ lâu rồi, anh ơi !

Ông Bá chết lặng người. Không để ý đến vợ con ông Thúc đã quỳ xuống sau lưng em ông và cùng khóc sụt sùi, ông ôm đầu rên rỉ:

- Thằng Di đi mất rồi ! Trời ơi! Con tôi đi mất rồi!

Rồi như người bừng tỉnh, ông mở choàng mắt hỏi dồn dập :

- Nó đi bao giờ ? Làm sao nó đi? Nó hư đốn đến thế cơ à? Sao chú không dậy bảo nó để cho ra nông nỗi?

Hết đường lẩn tránh, người em tội lỗi đành thú thực :

- Thưa anh, cháu đi tính đến nay được quá tám năm. Cháu không có làm điều chi sằng bậy. Sở dĩ cháu bỏ nhà ra đi là lỗi tại chúng em. Tội chúng em rất lớn...

Đoạn ông kể rành rọt chuyện đáng tiếc xẩy ra ngày trước.

Nước mắt ròng ròng, ông Bá ngồi nghe, đau đớn như đứt từng khúc ruột.

Ông Thúc chỉ biết van nài:

- Tội của chúng em quá lớn. Chúng em thật đã phụ lòng trông cậy của anh. Cơ sự đã như vậy rồi, anh thương chúng em phần nào, chúng em được nhờ phần nấy. Anh có giết chết, chúng em cũng cam tâm...

Vợ chồng con cái bốn người cứ quỳ miết ở dưới chân người cha đau khổ.

Ngồi chết điếng hồi lâu, con người dường như đã hóa đá bỗng bừng tỉnh, đứng dậy thốt với một giọng đầy nghị lực :

- Thôi chú thím và hai cháu đứng dậy cả đi. Tôi đã mất một thằng con, chẳng lẽ chú còn muốn tôi mất luôn cả mấy đứa em, mấy đứa cháu nữa hay sao? Tình ruột thịt không thể bỏ được, nhưng công chuyện làm ăn dứt ra cũng không sao. Ngay bây giờ, tôi dẹp hết mọi việc kinh doanh và tôi phải đi tìm thằng con tôi cho kỳ được.

Người em năn nỉ:

- Thưa anh, chuyện đâu còn có đó. Xin anh hãy nán lại một ngày chờ em hỏi lại cô Tiên Hương cho ra lẽ đã.

Ông Bá ngạc nhiên hỏi :

- Cô Tiên Hương là ai và đóng vai trò gì trong vụ này mà từ nãy tôi nghe chú thím nhắc đi nhắc lại hoài ?

- Thưa anh, bà Thúc đáp, Tiên Hương là một cô gái ít tuổi, rất đẹp, rất hiền đã giúp đỡ gia đình chúng em rất nhiều từ hơn một năm nay.

Ông Thúc đỡ lời cho vợ, kể lại từ đầu chí cuối câu chuyện lạ lùng và nhấn mạnh vào những lời lẽ úp mở của Tiên Hương.

Cả người nói lẫn người nghe cùng phân vân, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng tư. Bỗng cánh cửa từ từ hé mở. Một người lặng lẽ tiến vào. Sau lưng y, còn có hai người nữa bước theo, im lìm như hai cái bóng.

Cả nhà giật mình ngó ra. Vợ chồng ông Thúc cùng la lên, mừng rỡ :

- A ! Chú Bộc !

Tinh mắt nhận ra ngay cô gái đứng lấp ló sau lưng người tớ già, bé Bình reo lên sung sướng như vừa bắt được thoi vàng.

- Chị Tiên! Ba má ơi! Chị Tiên đã tới đây này!

Rồi nó khẽ la lên, tiếng la chỉ đủ lọt tai Tề đứng cạnh:

- Trời ơi! Anh sinh viên câm! Sao lại có cả anh sinh viên câm ở đây nữa vậy cà?

Không kịp mời cô gái bấy lâu ông vẫn coi là người ơn ngồi xuống ghế, ông Thúc vội vào đề đột ngột:

- A, cô Tiên! Cô đến thật đúng lúc. Cô đã làm ơn, xin cô làm ơn cho chót. Đến giờ phút này, cô có thế tiết lộ cho chúng tôi biết những điều cô giữ kín theo lời dặn của ông bạn già ở Mên không?

Tiên Hương mau mắn trả lời, với một nụ cười tươi tắn trên môi:

- Thưa chú, được ạ!

Chỉ vào ông Bá, ông Thúc hỏi:

- Ông bạn già của ba cô ở Kam Pu Chia có phải là ông này không?

- Thưa chú, không phải ạ.

- Vậy ông ấy là ai, cô có thể cho chúng tôi biết được chưa.

- Dạ, được. Vì đúng hôm nay là ngày 31 tháng 8 như ông ta đã ước hẹn.

Bao nhiêu con mắt của những người có mặt trong phòng đều đổ dồn vào miệng hai người đang đối đáp. Không ai để ý đến cậu sinh viên câm đứng khuất sau lưng chú Bộc, tay vịn vào vai chú và nước mắt chẩy ròng ròng dưới hai tròng mắt kính đen.

Tiên Hương nói xong, đứng tránh sang một bên và giơ tay mặt chỉ về phía chú Bộc. Người tớ già vội né qua mé phải, giơ bàn tay trái chỉ anh chàng sinh viên mang kính đen đang đứng câm lặng ở giữa phòng. Như trong một hoạt cảnh, chàng sinh viên câm đứng nổi bật giữa hai bàn tay giới thiệu của Tiên Hương và chú Bộc.

Lẳng lặng, chàng đưa tay lên gỡ cặp kính đen và bước tới...

Tinh mắt, Tề và Bình cùng nhận ngay ra người ấy và cùng cất tiếng reo, vui mừng cực độ :

- Anh Di ! Anh Di !

Ông Bá đứng bật dậy và hai cha con ôm chặt lấy nhau, nước mắt chan hòa :

- Ba !

- Con !

Như những người bị kết án tử hình vừa được nghe tin ân xá, ông bà Thúc lặng người đi trong một niềm cảm xúc mênh mông. Cả hai cùng ôm chặt lấy vai Di, cùng than thở :

- Ai ngờ người cứu chú thím lại chính là cháu Di tôi!

Bé Bình đã sà vào lòng Tiên Hương từ lúc nào. Nàng mỉm cười vuốt ve suối tóc con nhỏ ngây thơ chảy xuống quá bờ vai. Bộc khe khẽ nói chuyện với Tề :

- Cậu Tề coi! Cậu Di giống ông Hai như tạc.

- Vâng. Chẳng những giống người mà còn giống cả nết nữa, chú. Anh Di cũng có độ lượng cao cả như bác Hai cháu vậy.

Ông Thúc nghe tiếng, quay lại bảo :

- Anh con chính là hình ảnh của bác Hai con hai chục năm về trước đấy.

Ông Bá, hai bàn tay vẫn không rời đôi vai rộng của cậu con trai, đang say sưa nhìn tận mặt cho đã thèm cái hình ảnh của chính mình đã mười năm xa vắng. Ông ôm con vào lòng, vỗ về như người ta vỗ về một đứa trẻ thơ ngày :

- Con khá lắm. Ba bằng lòng con lắm. Ba còn hãnh diện về con nữa. Con thật là thằng con xứng đáng của ba.

Câu sau cùng vừa lọt tai bé Bình, nó khẽ la lên như một phản ứng tự nhiên :

- Còn chị Tiên...

Mới thốt xong ba tiếng đó, nó giật mình, nhìn Tiên Hương, le lưỡi rồi chạy vuột khỏi tay nàng đến bên ông Bá nhõng nhẽo :

- Bác Hai ơi ! Bác cúi xuống đây, con nói nhỏ cho bác nghe câu này hay lắm.

Ông Bá mỉm cười, chiều ý cô cháu gái, cúi xuống lắng tai nghe.

Nụ cười ranh mãnh nở trên đôi môi hồng con nít, bé Bình nói vào tai bác nó nhưng có ý để cho mọi người nghe tiếng :

- Chị Tiên cũng xứng đáng là con dâu của bác, sao bác chưa khen?

Tiên Hương nghe như vừa uống một ly rượu ngọt, đôi má nóng bừng. Di sung sướng ngắm cặp má hây hây của người yêu vừa thoa phơn phớt một lớp phấn hồng e thẹn.

Mọi người vừa ngồi xuống quanh bàn, bé Bình đã lí lắc :

- Má ơi! chú Bộc là dân "nằm vùng" đó, má !

Chưa ai hiểu con nhỏ muốn nói gì, nó đã bô bô giải thích:

- Sáng nay, lúc dọn sẵn bàn tiệc mừng bác Hai, con xếp sáu bộ bát đũa, chú ấy không chịu, nhất định đòi bầy thêm hai bộ nữa mới đủ. Thì ra chú ấy đã rắp tâm...

Tề bông lơn tiếp :

- Và khi bác Hai vừa tới, chú ấy đã lấy xe chuồn đi đón "ông già ở Kam Pu Chia" và cô cháu gái của ông ấy. Đúng là dân "nằm vùng" có hạng !

Bộc cười hề hề trong khi ông Thúc nghiêm trang bảo các con:

- Các con không được nói giỡn chú Bộc quá, chú buồn. Đúng ra, gia đình mình phải mang ơn chú Bộc nhiều mới phải. Vì nếu không có chú liên lạc với cô Tiên và anh Di các con thì nhà ta bây giờ đâu có được vui vẻ như thế này.

Quay sang người anh đáng kính lúc này đang sung sướng đến độ quên cả ăn uống, ông nói :

- Anh Hai à ! Từ nẫy em cứ thắc mắc không hiểu vì sao ông giáo Thiết lại biết rõ địa chỉ của chúng em mà chỉ cho anh. Cả chục năm nay, em không gặp ông ấy và cũng không hề có thư từ qua lại.

Ông Bá ngạc nhiên hỏi :

- Vậy hả ? Tôi đâu có biết! Mất liên lạc với chú, tôi suy nghĩ mãi mới nhớ ra anh giáo Thiết. Chả rõ ảnh còn ở tỉnh cũ không, đành cứ viết gửi cầu âu may ra thì trúng. Ai ngờ nhận được thư trả lời ngay. Trong thư, ảnh cho biết chú vừa dọn nhà và cho luôn địa chỉ mới.

"Còn làm sao ảnh biết địa chỉ thì khó gì, bữa nào về tỉnh cũ chơi thăm ảnh, hỏi là ra ngay.

Mọi người ngạc nhiên thấy Di, Tiên Hương và Bộc cười rúc rích. Di giải thích :

- Thưa ba, thưa chú thím, sở dĩ ông giáo rõ tất cả vì Tiên Hương là cô con gái út cưng của ổng chứ không phải là con gái ông chủ trường Thành Nhân.

Tề vỗ đùi đánh đét một cái, la to :

- Thảo nào ! Dạo nọ con trông anh sinh viên nội trú nhà thương Chợ Quán quen quen. Nghĩ mãi không ra đã gặp ảnh ở đâu mà không dám hỏi. Thì ra là anh Thạch, con đã gặp một lần khi đón ảnh ở cổng trường trung học để hỏi thăm tin tức anh Di. Chị Tiên, có phải anh Thạch là anh hai của chị không hả chị ?

- Phải rồi, Tiên đáp. Ảnh cũng nhận được Tề ngay, nhưng phải làm mặt lạ kẻo lộ bí mật hết trơn.

Được trớn, Bình truy anh lớn của nó :

- À, bây giờ em hỏi anh Di câu này. Hôm ở nhà thương, anh bầy trò chi mà kỳ cục vậy ? Ai may cho anh cái mũ mà rộng thế, che gần hết trán ? Anh vớ đâu được cặp kính đen kinh khủng vậy ? Còn bịt cả miệng nữa. Vậy còn chưa đủ sao mà anh còn phải giả câm ?

Dì cười cười, vỗ về em :

- Đâu có giả câm. Anh ít nói thôi đấy chứ.

- Ờ há ! Ít nói ! Mà chỉ nói với chị Tiên thôi. Em biết mà !

- Anh sợ nghe giọng nói, chú thím và các em có thể nhận ra ngay.

Ông Thúc cười dàn hòa :

- Phải rồi. Thằng Di có cái giọng nói giống ba nó một cách lạ.

Di hỏi cô em gái :

- Mà anh chả mấy lần vuốt tóc khen em út ngoan là gì ?

Bình cười sằng sặc nói :

- Em chả thấy anh khen hồi nào. Chỉ thấy ông sinh viên bịt mặt tiến lại gần, vuốt vuốt mái tóc em rồi quay mặt bước đi như người chạy trốn. Em sợ muốn chết, tưởng ổng đã câm lại còn khùng nữa chứ !

Mãi bây giờ bà Thúc mới lên tiếng :

- Cháu Di còn đi học, làm sao có tiền giúp đỡ chú thím nhiều vậy ?

- Dạ, cháu đi dậy thêm. Cháu có duyên dậy học nên trường Thành Nhân mở riêng cho cháu một lớp tối khá đông học trò.

Không biết nghĩ sao, một lúc sau bà lại thắc mắc hỏi :

- Dạo sang nhà, ngộ chú thím không có sẵn tiền của ba cháu cho khi trước thì cháu lấy đâu ra mà dám hứa lo được cho chú thím ?

- A, cái vụ đó chúng cháu đã bàn tính kỹ càng chứ đâu có dám bốc đồng hứa ẩu...

Thay vì nói tiếp, Di đặt câu hỏi:

- Chú thím có biết trong bọn ba người chúng cháu, ai giầu nhất không nào ? Đố cả các em nữa đó !

Thấy ai cũng đưa mắt nhìn Tiên Hương chàng lắc đầu, đưa tay chỉ chú Bộc và nói:

- Cái chú "nằm vùng" này mới thật là tay giầu sụ có tiền cho cả Chính Phủ vay dài dài. Thưa, thế này làm gì mà không giầu cho được. Lương tháng lãnh đều đều, cơm ăn chung với gia đình ông hiệu trưởng với tính cách miễn phí. Không rượu, không thuốc lá, không cải lương, không hát bóng, cái gì cũng không tuốt luốt. Chỉ biết cuối mỗi tháng đi Saigon mua một tấm công khố phiếu lận lưng. Cứ như vậy trong tám năm liền. Chỉ làm một con toán sơ sơ cũng đủ thấy chú giầu có đến mức nào. Ngót triệu chứ đâu có ít! Chúng cháu đã bàn vay tạm chú ấy và trả dần mỗi tháng. Chú ấy đã bằng lòng nên chúng cháu mới dám hứa đấy ạ !

Vợ chồng ông Thúc cùng xúc động :

- Không ngờ chú Bộc xử với chúng tôi cũng quý hóa đến như vậy. Nghĩ lại những việc đã qua, chúng tối thật rất lấy làm hổ thẹn.

Bộc chưa kịp nói mấy lời khiêm tốn ông Bá đã gạt đi :

- Thôi, những việc đã qua, ta hãy cho nó qua luôn. Giờ ta bàn đến những việc sắp tới. Cơm xong, ta đi đâu hay làm gì nào ?

Ông Thúc thua :

- Em tính việc trước nhất cần làm là anh em mình phải gặp ngay ông giáo Thiết để tạ ơn lớn của ông đã giúp đỡ cho thằng Di nên người. Không có ổng, chưa biết thằng Di sẽ ra sao, và cả gia đình em sẽ ra sao.

Ông Bá khen :

- Chú nói phải. Vậy sẵn xe đây, lát nữa cả gia đình ta làm một chuyến về tỉnh cũ thăm ông bạn cố tri "cổ quái" của tôi.

Tề đứng dậy nói :

- Con phải kiếm món quà nào đặc biệt tặng riêng anh Thạch mới được.

Bà Thúc, nói trêu hai người trẻ tuổi :

- Còn cô Tiên, chúng tôi mang ơn cô rất nhiều, chẳng biết lấy gì báo đáp. Thôi, chú thím nhờ cháu Di lo sao cho vẹn thì lo.

Ông Bá cười vang nhà, có lẽ cả mười năm nay bây giờ ông mới được cười một trận hả hê như vậy. Ông bảo cậu con trai :

- Vụ này để ba lo cho. Anh giáo với ba là đôi bạn cố tri. Nay nếu tình bằng hữu được thắt chặt thêm bằng nghĩa sui gia thì thân lại thêm thân. Đó là một chuyện rất tốt lành, phải không các con?

Ông quay lại nhìn đôi bạn trẻ đang âu yếm nắm tay nhau. Họ cùng trả lời lí nhí:

- Dạ.

Trong khi đó, gia đình ông Thúc lăng xăng sửa soạn cho chuyến du hành mà họ chắc chắn rằng sẽ rất thích thú.

Ông Bá ung dung phà khói thuốc lá thơm, khẽ bảo các con :

- Chiều nay, chắc chắn anh sui phải lôi bộ đồ trà quần ẩm trứ danh của ảnh ra mừng khách. Và tối, cơm nước xong, chắc ba phải hầu cờ ảnh đến đúng mười hai giờ khuya. Hà hà !...


CHÂN PHƯƠNG
30-5-1973

Về Đầu Trang Go down
https://nhanbkvn-2022.forumvi.com
Sponsored content





Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh   Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Một Cuộc Hồi Sinh - Loại Hoa Xanh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Nhanbkvn 2024 :: THƯ VIỆN SÁCH TUỔI HOA :: Tủ Sách Hoa Xanh-
Chuyển đến